1. Hôn Nhân & Gia Đình

NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH - TÒNG NGÔ

 

  •  
    Tong Ngo
     

    Coming Home

    30 | June | 2018

     

    In the parable of the prodigal son (Luke 15:11-32), there are two sons: the younger son, who runs away from home to an alien country, and the older son, who stays home to do his duty.

       The younger son dissipates himself with alcohol and sex; the older son alienates himself by working hard and dutifully fulfilling all his obligations. Both are lost. Their father grieves over both, because with neither of them does he experience the intimacy he desires.

     

    Both lust and cold obedience can prevent us from being true children of God. Whether we are like the younger son or the older son.

       We have to come home to the place where we can rest in the embrace of God’s unconditional love.

     

     

     

    --

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - THEO ĐẠO RỒI MỚI CƯỚI?

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     
    VẤN ĐỀ “THEO ĐẠO RỒI MỚI CHO CƯỚI”
    Câu hỏi:
    Con hay nghe các bạn không cùng tôn giáo than phiền bên Công Giáo: “Sao cứ phải bắt người ta theo đạo mới cho cưới”. Có phải người Công Giáo bắt buộc người bên lương phải theo đạo khi kết hôn?
    Trả lời:
    Nhiều người vẫn hay đặt đâu hỏi tại sao đạo Công Giáo cứ bắt người không có đạo phải theo đạo Công Giáo rồi mới cho cưới. Thật ra, Giáo Hội không bắt buộc ai phải theo đạo cả. Thuật ngữ “theo đạo” mà dân gian hay dùng là để ám chỉ đến việc lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy và trở thành thành viên của Giáo Hội.
    Nói chính xác hơn, nó là việc một người lãnh nhận hồng ân đức tin ngang qua các bí tích và được tháp nhập vào sự sống mới của Đức Kitô. Nhưng vì đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa, và đòi hỏi nơi người nhận lãnh một sự tự nguyện, nên sự cưỡng ép hay bắt buộc trở nên vô nghĩa và ấu trĩ.
    Người nào đó, dù đồng ý lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy, nhưng chỉ vì muốn lập gia đình, không hề có một chút ý thức và khao khát sống đức tin thì chỉ mang danh nghĩa là Kitô hữu trên giấy tờ chứ không phải là một Kitô hữu đích thực.
    Tại sao các bậc cha mẹ Công Giáo luôn muốn con cái mình lập gia đình với người Công Giáo?
    Cha mẹ nào cũng lo cho con cái. Vì xuất thân từ môi trường Công Giáo, cha mẹ sẽ có một sự tin tưởng dành cho những bạn trẻ nào cũng được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường đó. Họ sẽ yên tâm hơn khi gửi gắm con cái của mình cho một gia đình Công Giáo. Nếu hai bên thông gia đều Công Giáo thì sẽ dễ dàng có cùng quan điểm, lối sống, cách bảo ban, dạy dỗ con cháu.
    Ngoài ra, tuy tôn giáo không phải là yếu tố duy nhất quyết định hạnh phúc của lứa đôi, nhưng nếu họ cùng chia sẻ với nhau một niềm tin tôn giáo, đời sống chung cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Môi trường Công Giáo là một môi trường rất tốt để nâng đỡ họ. Nếu cả vợ và chồng đều sớm tối cầu nguyện, dâng những lời kinh lên Chúa, tham dự thánh lễ, các bí tích, tham gia các hoạt động của giáo xứ, tích cực sống theo những chỉ dẫn của Giáo Hội… họ sẽ không cảm thấy cô đơn trong cuộc hành trình hôn nhân của mình, con cái của họ cũng sẽ được giáo dục tốt không chỉ về kiến thức nhưng còn về đức tin, nhân bản. Mỗi khi gặp khó khăn, họ có nơi chạy đến để tìm sự nâng đỡ cả về thiêng liêng lẫn vật chất. Những điều này sẽ khó có thể có được khi vợ và chồng thực hành niềm tin của mình ở hai tôn giáo khác nhau.
    Ngược lại, cưới một người không Công Giáo sẽ có thể dẫn đến nguy cơ bên Công Giáo lơ là hoặc đánh mất đi đức tin của mình, đặc biệt là khi bên nữ Công Giáo phải về làm dâu bên chồng là người không Công Giáo. Nếu một bên lại theo tôn giáo khác, có những sinh hoạt tâm linh khác, bên Công Giáo có thể sẽ đánh mất điều kiện để thực thi bổn phận Kitô hữu của mình. Con cái sinh ra sẽ khó có điều kiện được giáo dục tốt trong một môi trường tâm linh thuần nhất.
    Nói tóm lại, việc các bậc cha mẹ thường đòi hỏi con cái mình phải lấy người cùng theo đạo Công Giáo chỉ là lo lắng cho đời sống đức tin của con cái mình. Nếu trong gia đình, tất cả mọi người đều thờ phượng Thiên Chúa, sớm tối đọc kinh quây quần bên nhau, con cái được giáo dục theo đường hướng đúng đắn, hẳn đó là một gia đình hạnh phúc. Trong khi đó, sự khác biệt trong tôn giáo đôi khi sẽ kéo theo những bất đồng khác trong quan điểm và lối sống, dẫn đến bất hoà, làm ảnh hưởng đến đời sống chung. Vì thế, Giáo Hội khuyến khích bên không có đạo Công Giáo tìm hiểu đạo Công Giáo, học giáo lý để có cùng tôn giáo với người phối ngẫu của mình: khuyến khích chứ không bắt buộc.
    Giáo Hội có quy định gì về những hôn nhân khác đạo?
    Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi. Ơn lành của Thiên Chúa được ban cho họ ngang qua Bí tích Hôn Phối mà chính cặp đôi là người cử hành, với việc chứng hôn của thừa tác viên Hội Thánh và hai người làm chứng (x.GL 1108 §1). Muốn vậy, cả hai phải là Kitô hữu, nghĩa là đã thuộc về gia đình Giáo Hội. Vì thế, hôn phối giữa một người đã rửa tội và một người chưa rửa tội thì vô hiệu đối với Giáo Hội.
    Điều 1086 §1 quy định rằng: “Hôn nhân giữa một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy và không rời bỏ Giáo Hội ấy bằng một hành vi dứt khoát với một người không được Rửa Tội, thì bất thành.” Người Kitô hữu nào cố tình thực hiện cuộc hôn phối này sẽ phải chịu hình phạt của Giáo Hội.
    Tuy nhiên, trong trường hợp bên kia vẫn nhất quyết không muốn gia nhập đạo Công Giáo vì lý do gì đó, để không cản trở tình yêu chính đáng của cả hai, không gây khó khăn cho bên Công Giáo đồng thời cũng để đảm bảo bên Công Giáo không mất đức tin do cuộc hôn nhân khác đạo này, Giáo Hội vẫn chấp nhận cho họ kết hôn với nhau, với phép của Đức Giám Mục giáo phận. Tuy nhiên, Đức Giám Mục chỉ có thể ban phép này khi họ đáp ứng các điều kiện quy định ở Giáo Luật, điều 1125:
    (1) Bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin và thành thật cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và được giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo.
    Trước hết là bổn phận phải lo cho đức tin của chính mình: bên Công Giáo phải tuyên bố mình sẵn sàng tránh mọi nguy cơ mất đức tin. Những nguy cơ làm mất đức tin có thể là bê trễ chuyện kinh hạt, tham dự thánh lễ, tham dự và lãnh nhận các bí tích… Họ phải tiếp tục chu toàn những bổn phận là người Kitô hữu của mình cách tích cực và xa tránh những điều làm cho họ bị nguội lạnh dẫn đến không còn tin và thực hành những gì đã được dạy liên quan đến Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngoài ra, người này còn phải nghĩ đến đức tin cho con cái mình bằng cách cam kết sẽ làm hết sức để tất cả con cái được Rửa Tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ở đây, ta chú ý đến cụm từ “làm hết sức”. Có thể có trường hợp là việc rửa tội cho con cái và giáo dục chúng trong Giáo Hội Công Giáo không thể thực hiện được vì sức ảnh hưởng quá lớn từ phía không Công Giáo hoặc vì nguy cơ đổ vỡ hôn nhân chỉ vì chuyện này. Cũng có thể không phải “tất cả con cái” nhưng chỉ một hoặc một vài đứa con được rửa tội. Nhưng bên Công Giáo phải ý thức và cam kết rằng sẽ cố gắng “làm hết sức”. Nghĩa là có cố gắng thuyết phục, tìm mọi cách trong khả năng… để hướng đến mục đích tuyệt vời ấy. Có thành công hay không lại là một chuyện khác.
    Thông thường, việc tuyên bố hay cam kết này phải được thực hiện trước mặt vị linh mục (hoặc phó tế được uỷ quyền) bằng văn bản hay lời nói. Nếu các vị này nhận thấy bên Công Giáo không hiểu hoặc không ý thức về những điều mình hứa hoặc nhận thấy người đó không muốn hứa thì có quyền từ chối viết thư giới thiệu để xin phép chuẩn của Đức Giám Mục.
    Ta thấy rõ quy định này của Giáo Hội là để nhắm đến việc bảo vệ đức tin của bên Công Giáo và của con cái họ. Giáo Hội không muốn mất đi người con nào của mình, nhưng Giáo Hội cũng không quá đòi buộc để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của các Kitô hữu.
    (2) Bên Công Giáo phải kịp thời thông báo cho bên không Công Giáo biết những điều bên Công Giáo phải cam kết để họ ý thức thật sự về lời cam kết và nghĩa vụ của bên Công Giáo.
    “Phải kịp thời thông báo” không xác định thời điểm rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, được hiểu là diễn ra trước cuộc hôn nhân để cho bên không Công Giáo biết về những gì mà bên Công Giáo phải cam kết và thực thi trong nghĩa vụ và bổn phận của mình. Mục đích nhắm tới là hai bên có thể hiểu và tạo điều kiện cho nhau, hoặc ít là để bên không Công Giáo không gây cản trở. Ở đây nói đến hành vi “thông báo”, dĩ nhiên là cố gắng đạt được sự ưng thuận của bên không Công Giáo, nhưng có vẻ như Giáo Hội chỉ cần yêu cầu việc “họ biết” là đủ rồi.
    (3) Cả hai bên phải được giáo huấn về những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân mà không bên nào được phép loại bỏ.
    Điều kiện này chắc hẳn có liên quan đến chương trình đào tạo mà giáo phận (hoặc giáo xứ) phải có đối với các cặp đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân. Ít là để bên Công Giáo có thể hiểu và chuẩn bị bản thân cho thật tốt để sống cuộc sống lứa đôi sao cho thật triển nở. Bên không Công Giáo cũng phải “được giáo huấn”, nghĩa là tham dự những buổi học này để hiểu về “mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân”. Người này không cần phải tin nhưng phải biết những đòi hỏi của bên Công Giáo để có thể tôn trọng và muốn kết hôn với người Công Giáo, và cũng với hy vọng là khi hiểu được rồi, họ sẽ giúp bên Công Giáo chu toàn bổn phận của mình, hoặc xa hơn, họ sẽ được cảm hoá và muốn được rửa tội sau đó để cùng người bạn đời và con cái đắp xây một gia đình theo văn hoá Kitô giáo.
    Như thế, khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.
    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    1Maria Le Yen
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON -

 

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Ngày 29/06: Thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông đồ (Mt 16,13-19)

    Tin mừng: Mt 16, 13-19

    13 Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: “Người ta bảo Con Người là ai ?”

    14 Các ông thưa: “Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó”.

    15 Chúa Giêsu nói với các ông: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai ?” 16 Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

    17 Chúa Giêsu trả lời rằng: “Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

    18 Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được.

    19 Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo Hội trên nền tảng là thánh Phêrô. Chúa cũng trao cho từng người Kitô hữu sứ mạng trở thành viên đá sống động xây nên tòa nhà Giáo Hội.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước khi trao trách nhiệm cho thánh Phêrô, Chúa đã muốn ngài khám phá ra Chúa là ai. Và Chúa rất hài lòng khi chính miệng ngài nói lên điều chất chứa trong tim: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Và Chúa đã tin tưởng giao trách nhiệm cho ngài.

    Chúa đã đặt nền móng Giáo Hội trên nền tảng thánh Phêrô. Con cũng được Chúa tin tưởng và giao cho sứ mạng xây dựng Giáo Hội. Chúa muốn con trở thành một viên đá sống động và kiên vững. Xin Chúa cho con lòng tin vững mạnh như đá.

    Nhưng Chúa ơi, viên đá tâm hồn cũng đang cần được trau chuốt mài dũa các góc cạnh sắc bén để có thể ăn khớp với những viên đá khác nằm cạnh. Tâm hồn con cần loại bỏ đi những phần thừa của tội lỗi và tật xấu. Tâm hồn con cần đục bỏ đi tính ích kỷ, khi chỉ nghĩ đến mình, để sẵn sàng hòa hợp với các tâm hồn khác. Khi đẽo gọt như thế chắc chắn sẽ đau đớn. Nhưng con sẵn sàng hy sinh chính mình để góp phần nhỏ bé trong việc xây dựng Giáo Hội. Tòa nhà Giáo Hội vẫn còn dang dở. Con có nhiệm vụ hoàn thành bằng đời sống đức tin, trang bị bằng ơn thánh Chúa và cần tô điểm thêm đẹp bằng đời sống bác ái yêu thương.

    Xin giúp con biết bắt chước thánh Phêrô luôn nhiệt tâm trong công trình xây dựng Giáo Hội, và luôn luôn biết liên kết với anh em con, để tất cả chúng con trở thành một tòa nhà kiên cố không gì phá đổ được. Amen.

    Ghi nhớ: “Con là Ðá, Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

 

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT - DILY BIBLE VERSE -EMMANUEL

  •  
    Emmanuel
    DAILY BIBLE VERSE
     

    THE MESSAGE OF PETER AND PAUL STILL GOES ROUND ALL OVER THE WORLD EVERY DAY.  THE SUBSIST IN THE FULLNESS OF TRUTH IN THE HOLY, CATHOLIC AND APOSTOLIC CHURCH.

    "When Jesus went into the region of Caesarea Philippi he asked his disciples, “Who do people say that the Son of Man is?” They replied, “Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah or one of the prophets.” He said to them, “But who do you say that I am?” Simon Peter said in reply, “You are the Christ, the Son of the living God.”

    "Jesus said to him in reply, “Blessed are you, Simon son of Jonah. For flesh and blood has not revealed this to you, but my heavenly Father. And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will build my Church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it. I will give you the keys to the kingdom of heaven. Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.” (Matthew 16: 13 - 19).

    Wednesday 29th June 2022, in the 13th Week in Ordinary Time is the Solemnity of Saints Peter and Paul.

    This great feast has been celebrated for Peter and Paul together from the earliest days of the Church. Why?
    Peter and Paul are recognized as the principal pillars of the Church. We declare in the Creed: "I believe in the holy Catholic and Apostolic Church." The one only Church founded by Jesus Christ on Pentecost Sunday is built on the foundation of the Apostles. Hence every Bishop in the Church enjoys legitimacy through Apostolic Succession from the original Twelve Apostles.

    Scripture teaches that the Church is built on the foundation of the Apostles and Prophets. (Cf Ephesians 2: 20). Peter and Paul are joint managing directors of the institution, which is called the Church.

    "You are Peter and upon this rock I will build my church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it."  (Matthew 16: 18)
    Paul got his mandate to be an Apostle directly from Jesus.

    "Now I want you to know, brothers, that the gospel preached by me is not of human origin.  For I did not receive it from a human being, nor was I taught it, but it came through a revelation of Jesus Christ."  (Galatians 1: 11 - 12).

    Peter and Paul were called to be friends and companions of Jesus before anything else.

    "I ask you only to be My friend and to live at every moment in the grace of My divine friendship. All the rest follows. Perfection is the fruit of friendship with Me, not a precondition for it. You, and many souls like you, are confused about this. My friendship is not earned, it is not something acquired by measuring up to the standards of perfection that you have set for yourself. My friendship is pure gift." (IN SINU JESU).

    Peter and Paul are the ones who, living in the flesh, planted the Church with their blood; they drank the chalice of the LORD and became the friends of God. (Cf Entrance Antiphon).

    Daily Bible Verse @ SeekFirstcommunity.com

    ++++++++++++++++++++++++++++
    "Seek first the kingdom of God and
    his righteousness, all these things
    will be given you  besides."
    (Matthew 6:33)
    ++++++++++++++++++++++++++++
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - NƠI SĂN SÓC CỤ GIÀ NEO ĐƠN

HungThe

Khoảng 150 Cụ Già Neo Đơn, Nghèo Khổ sẽ được An Dưỡng tại 1 Nơi Rất Sang Trọng, Hiện Đại

 
 
 
 
Trung Tâm Dưỡng Lão Mai Tâm-Vị Hoàng tọa lạc tại đường Lê Thị Riêng, Quận 12. Trung tâm do các tu sĩ Camillô xây dựng nhằm phục vụ các cụ già neo đơn, hiện đang trong quá trình hoàn thành các thủ tục hoạt động, nhà dưỡng lão sẽ chính thức đi vào hoạt động trong một hai tháng sắp tới. Nhiều người thắc mắc rằng, một nơi sang trọng và hiện đại như thế này, liệu những người nghèo có được ở và được phục vụ chăng? Vâng, chính nơi đây nơi những người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn được phục vụ và chữa lành. Trung tâm được xây dựng nên để người nghèo được chăm sóc và được an dưỡng tại một nơi xứng đáng nhất. Đâu phải cứ nghèo là phải ở những nơi tồi tàn, những căn nhà lụp xụp đúng không ạ! Nếu ai từng nghe biết về câu nói của thánh Camillô " Chăm sóc người bệnh như chủ và Chúa vậy" thì cũng hiểu được rằng nơi chủ và Chúa ở thì nên như thế nào rồi đúng không ạ?
Địa chỉ trung tâm: 1366/18/16, Quốc lộ 1A, Khu phố 1, phường Thới An, Quận 12, Tp. HCM
Cha phụ trách chính: Lm. Giu-se Vũ Anh Hoàng 0383236699
Ảnh: Muối Đất
 
++++++++++++++++++
Các Tu sĩ phục vụ tại nơi đây phải : trải qua những buổi huấn nhục để biết cách săn sóc các cụ già nầy. Cai quản một việc dưỡng lão như thế nầy là cả một vấn đề quan trọng  

Nếu chẳng may
có Thầy nao` có cử chỉ gì mà làm phật lòng một ai đó , rồi bị tố cáo , thì coi chừng một cơ sở khang trang như thế nầy sẽ bị tiêu tùng. Có kẻ đang dòm ngó...

Ở ngoại quốc có nhiều trường hợp các cụ già đã tố cáo các nhân viên không săn sóc họ chu đáo.
 
Không biết là các cụ già có gốc là Thương phế binh VNCH có được nhân vào trung tâm nầy không. Vì lúc trước các LM DCCT đã thuê những căn nhà cho các TPB VNCH ở , thì Họ đã bị đuổi đi ,truy cùng diệt tận Họ.
 
 
 

Virus-free. www.avg.com

 

--