1. Hôn Nhân & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH- THIỆN VÀ ÁC TRONG TA

  •  
    Hung Dao
     
    Tue, Jul 14 at 11:44 AM
     
     
     
     
     
    Subject:Re : GIAO DUC :Thiện ác trong nhân tính
     

    Thiện ác trong nhân tính

    Tùng Dương
     
     

    Thiện và ác là hai nhân tố đồng tồn tại trong một con người. Tuy nhiên, lựa chọn hướng về phía nào nhiều hơn thì sẽ hình thành nhân cách cơ bản của người đó như thế. Trong giáo dục thời nay, chúng ta đang dùng mặt ác hay thiện để giáo dục thế hệ trẻ?

    Ác + Ác = Trái đắng

    Giáo viên bị học sinh tập thể xô ngã xuống sông

    Tại một trường THPT nọ có một giáo viên nam hàng ngày trong trường hay “ức hiếp” học sinh. Nhiều năm tháng trôi qua, nhiều lớp học sinh “phẫn khí” lắm mà không biết làm sao.

    Một hôm nhân việc thầy giáo đó về muộn khi đó cả trường chỉ còn lại thầy và đám học trò nghịch ngợm này, nhóm học trò đó đứng ở 2 bên cầu hẹp và chờ thầy đi qua (cây cầu này ngắn và có 1 con sông nhỏ ở đó khi thầy đi ra vào trường cần đi qua cây cầu này). Thầy cũng không biết được “mưu đồ” của chúng cứ thản nhiên đi qua, chúng đứng 2 bên chào thầy và đợi đến lúc thầy đi đến giữa chúng xúm lại giữ xe xô cả thầy và xe xuống nước.

    Sau sự kiện này nhóm học sinh đó mặc dù bị kỉ luật nhưng rất nhiều học sinh thì cười thầm trong bụng thậm chí là hỉ hả vì đã rửa được “mối hận” trong lòng. Thậm chí nhóm học sinh cá biệt đó còn đưa ra tuyên bố theo kiểu luật rừng: sau này xem còn ai (thầy cô) nào dám đối xử với học sinh như thầy giáo đó nữa không?

    Học sinh mở nhạc tiếng ve sầu để không phải nghe thầy giáo giảng bài

    Câu chuyện có thật qua lời kể từ một học sinh:

    Chúng cháu đi học sau nghỉ dịch toàn buồn ngủ, vậy nên trong giờ tranh thủ ngủ được chút nào hay chút đó. Ngán nhất là giờ văn không muốn nghe cũng không được ngủ gât, không được nói chuyện.

    Tôi bảo: học sinh không mất trật tự trong giờ là đúng, ngủ gật lại càng không nên. Cháu nói bằng ngôn ngữ rất xách mé: cái ông giáo này kinh khủng khiếp lắm trong giờ muốn nói gì phải giơ tay, giơ tay rồi cũng không được nói ngay khi nào thầy cho nói mới được nói, đứa nào lỡ mồm nói leo (mà nói leo thì giờ đây thành thói quen của học sinh rồi) là ông ấy chửi.

    Ông cứ chửi kiểu nói móc đứa nào không chịu được mà bật lại là ông được thể chửi cả giờ, không ai chịu được mà vẫn phải ngồi im. Ông ấy già rồi không dạy được hẳn hoi thì thôi lại còn… Cháu chỉ mong sao cho hết năm nay ông ấy nghỉ hưu để không phải chịu nỗi ám ảnh này nữa.

    Đang nói gương mặt cháu bỗng chuyển sắc thái, tủm tỉm cười: hôm qua giờ văn lớp cháu có chuyện hay lắm. Mùa hè này có nhiều tiếng ve sầu kêu, lợi dụng điểm này chúng cháu đem loa ra buộc ngoài cửa sổ sau đó bắn bluetooth từ điện thoại sang loa cho loa phát cả giờ học. Mọi người ai nghe cũng ngỡ là tiếng ve kêu trên cây ngoài sân trường (hi hi… cháu cười). Thế là cả giờ học lớp cháu không phải nghe giọng thầy nói nữa.

    ***

    Chúng ta làm giáo dục mà lấy mặt ác trong nhân tính chúng ta để trị học trò thì mặt ác trong nhân tính của học trò cũng sẽ tương thông với mặt ác trong nhân tính của chúng ta, và kết quả là chúng ta sẽ nhận được “trái đắng”. Thậm chí người làm giáo dục nào rất “ác” thì có thể đạt được mục đích giáo dục trước mắt nhưng đã phá hủy bản tính của con người từ căn bản mất rồi!

    Các nhà tù phải đóng cửa vì thiếu tù nhân

    Thiện + Thiện = Trái ngọt

    Tôi từng đọc một bài báo mà làm tôi ấn tượng mãi và cũng bổ sung được nhiều kinh nghiệm quý trong kho kinh nghiệm giáo dục của mình, tại đây xin trích lại một phần trong bài viết đó. Bài viết này có tiêu đề “Hà Lan: nhà tù bỏ không vì thiếu tù nhân, thủ tướng đi làm bằng xe đạp” của tác giả Hoàn Nguyên:

    “Xu hướng đóng cửa các nhà tù ở đất nước cối xay gió bắt đầu từ năm 2004 sau khi tỉ lệ tội phạm ở Hà Lan đột ngột giảm mạnh. Năm 2013, Hà Lan đã phải cho đóng cửa 19 nhà tù vì lý do… không đủ tội phạm để nhốt. Thậm chí hồi tháng 9/2012, với tình trạng các nhà tù trống trơn, Hà Lan đã phải “nhập khẩu” 240 tù nhân từ Na Uy để có lý do duy trì các nhà tù.

    Nhiều nhà tù ở Hà Lan đã được chuyển đổi chức năng thành văn phòng, nhà hàng, trường đại học và nhà ở. Nhà tù mái vòm Boschpoort xây dựng vào năm 1886 rộng hơn 33.000 mét vuông, gồm bốn tầng ở thành phố Breda (Hà Lan) đã đóng cửa từ năm 2016 giờ đây là nơi đặt văn phòng của 90 doanh nghiệp.

    “Chúng tôi yêu thích văn phòng làm việc đặc biệt tại nhà tù này vì nó có trần cao ráo, các cửa sổ lớn và ánh sáng ngập tràn… khi nhìn ra ngoài, chúng tôi thấy phong cảnh tuyệt đẹp của Breda, chứ không phải các song sắt. Lần đầu tiên, chúng tôi có mặt ở đây, chúng tôi đã đi lang thang vào ban đêm trong bóng tối và đó là một trải nghiệm cực kỳ thú vị”, Miguel de Waard, một doanh nhân cho biết.

    Tỷ lệ tội phạm ở Hà Lan giảm mạnh một phần là một phần là nhờ các chương trình ngăn ngừa tội phạm và chương trình cải tạo phạm nhân chú trọng đến tái hòa nhập cộng đồng. Các thẩm phán ở Hà Lan kết án tội phạm theo nhiều cách giúp họ tránh ngồi tù chẳng hạn như lao động công ích, đeo vòng điện tử để giám sát từ xa hoặc đưa vào các trung tâm phục hồi tâm thần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm sống hướng đến con người và sự nhân văn của người Hà Lan.”

    ***

    Chúng ta làm giáo dục mà lấy mặt thiện trong nhân tính chúng ta để giáo dục học sinh, bao dung, vị tha thấu hiểu học sinh… thì mặt bao dung, vị tha trong nhân tính của học sinh cũng sẽ được tương thông với phần thiện, phần vị tha trong nhân tính chúng ta và kết quả đem về có thể là “trái ngọt”. Ví như trong câu chuyện trên một đất nước không coi tù nhân là tù nhân mà lại coi họ là những con người để đỗi đãi và kết quả là nhà tù phải đóng cửa vì… thiếu phạm nhân. Thật đáng để con người thế giới phải học hỏi!

    Trải nghiệm nhỏ – lựa chọn phía thiện để đối đãi, học sinh thay đổi

    Trong mười mấy năm giảng dạy hầu như kiểu học sinh nào tôi cũng được tiếp xúc. Những lớp học sinh khá giỏi thì không cần bận tâm nhiều về việc học làm bài tập trước khi đến lớp. Nhưng những lớp học sinh kém hơn thì quả là cần dành nhiều thời gian hơn với chúng.

    Ví dụ gần đây tôi dạy lớp gần cuối của một khối lớp, mỗi khi kiểm tra bài cũ là… cả lớp đều không học bài. Không học bài thì về lí cho điểm 0 là đúng nhưng chúng ta làm giáo dục không thể chỉ dạy kiến thức, mà còn phải “dỗ” các em về đạo đức.

    Với lứa học trò này thì cần nhẫn nại hơn phân tích lý lẽ, sau đó tôi hỏi: các em muốn lấy điểm cao hay điểm thấp? Chúng đồng thanh bảo: điểm cao. Tôi bảo vậy cô cho thời gian 5 phút cả lớp mở lại bài cũ học sau 5 phút cô kiểm tra bạn nào giơ tay được thêm điểm tuyên dương.

    Bất ngờ là sau 5 phút có rất nhiều cánh tay giơ lên, tôi mời 2 học sinh lên bảng và các em đều đạt điểm trên trung bình. Sau giờ kiểm tra miệng tôi hỏi học bài cũ có khó không? Chúng học trò bảo: thưa cô không. Tôi hỏi vậy sao các em không học? Chúng rúc rích cười: chúng em lười…

    Sau trải nghiệm này không phải là chúng hết lười ngay nhưng có đỡ hơn trước: khi tôi hỏi các em học bài cũ chưa thì không phải là tất cả các cánh tay trong lớp đều giơ lên là chưa học bài. Vì vậy, tôi thấy có niềm tin hơn vào phương cách giáo dục tích cực này.

    Lời kết: Trẻ em giống như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì thì sẽ thành ra cái đó, quan trọng là người vẽ sẽ lựa chọn cái nào (thiện hay ác tốt hay xấu) để vẽ. Vậy muốn lựa chọn được điều tốt thì chắc chắn chúng ta cần không ngừng tu dưỡng chính mình theo chuẩn tắc của cái thiện, liên tục bỏ đi những tư tưởng xấu và hành vi xấu mỗi ngày.

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương

     

     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE - ĐỜI CHỈ LÀHƠI THỞ

  •  
    Hung Dao
     
    Tue, Jul 7 at 11:52 PM
     
     
     
     

     
    Subject: Fw: FW: : AI CÓ THỂ THỞ GIÙM AI - bài hay nên đọc
     
     
     
     


    Subject: Fwd: Fwd: AI CÓ THỂ THỞ GIÙM AI -   của BS ĐỖ HỒNG NỌC 

     

     

     

     

    " đời người thực ra chỉ là… một hơi thở "! Lúc chào đời hít mạnh một hơi vào phổi để rồi khi lìa đời, thở hắt ra một cái: trả lại những gì mình đã vay mượn tạm !!!

    AI CÓ THỂ THỞ GIÙM AI ?!?

      

    Tôi đến với Thiền khá trễ, gần tuổi 60. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc Thiền, biết Thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, Thầy Minh Châu, Thầy Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức thế thôi.

    Tôi cảm thấy Thiền là cái gì đó huyền bí xa vời, dành riêng cho một giới nào đó, có phần mê tín dị đoan nữa nên “ kính nhi viễn chi ”. Tôi là một thầy thuốc, một bác sĩ y khoa, tốt nghiệp gần nửa thế kỷ rồi, học cái khoa học thực nghiệm, nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu bệnh viện rồi làm Giáo dục sức khỏe, tham gia giảng dạy, viết sách, báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi vào bệnh viện để mổ sọ não vì tai biến. Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dậy ở phòng hồi sức… hình như tôi đã trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm đẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Đồng nghiệp ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh mình không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác. Rồi tôi đọc lại Thiền, đọc lại Tâm Kinh Bát-Nhã. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại thôi. Phải dựa vào chính mình thôi. Phải thực hành thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu mình xa lạ. “ Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…. ” Chỉ có vậy thôi sao? Tin được không? Tìm hiểu thấu đáo, thực hành “ miên mật ” thì quả là có cơ sở để tin.

    Câu hỏi đặt ra là tại sao chọn hơi thở làm đối tượng Thiền? Tại sao không chọn một đối tượng nào khác?

    Thực ra, chọn đối tượng nào cũng tốt cả, " đất nước gió lửa " … gì cũng tốt cả, nhưng chọn hơi thở để Thiền thì tốt hơn.

    Hơi thở dễ thấy nhất vì nó nằm ngay trước mũi mình, ngay trước mắt mình!

    Lúc nào cũng phải thở. Ở đâu cũng phải thở. Mỗi phút thở cả chục lần nên dễ có cơ hội quán sát hơn. Thở lúc mau lúc chậm. Lúc ngắn lúc dài. Lúc phì phò lúc êm dịu, luôn thay đổi.

    Khi thở chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay, chẳng “ làm phiền ” ai!

    Thở vô thức. Lúc ngủ say vẫn thở. Trung khu hô hấp nằm ở hành não, cầu não, bên dưới và bên ngoài vỏ não. Thở không cần ta. Thở ở ngoài ta.

    Thở là cầu nối giữa thân với tâm. Lúc sợ hãi, thở hổn hển. Lúc sảng khoái, thở lâng lâng. Lúc mệt, thở đứt hơi, lúc khỏe, thở khoan thai.

    Thở luôn trong thì hiện tại, ở đây và bây giờ, không có thở của hôm qua hay của ngày mai.

    Và, " đời người thực ra chỉ là… một hơi thở "! Lúc chào đời hít mạnh một hơi vào phổi để rồi khi lìa đời, thở hắt ra một cái: trả lại những gì mình đã vay mượn tạm!


    Gần hai mươi năm nay, tôi đến với Thiền Anapanasati bằng cách riêng của mình. Khi có dịp chia Xẻ, trao đổi, tôi thường nêu 
    3 giai đoạn Thiền tập từ kinh nghiệm bản thân:

    1) 
    Thở bụng, 2) Chánh niệm hơi thở, và 3) Quán niệm hơi thở.

    Thở bụng đúng cách đã có thể giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; Chánh niệm hơi thở có thể đưa đến “ diệt trừ khổ ưu ” và Quán niệm hơi thở thì dẫn đến “ thành tựu chánh trí ”!

    Thở bụng

    Nói đến thở, ta nghĩ ngay đến ngực. Thiệt ra, thở ở bụng chớ không phải ở ngực. Thở bụng ( abdominal breathing ) hay còn gọi là thở cơ hoành ( diaphragmatic breathing ) là cách thở sinh lý nhất. Nhìn một em bé ngủ say thì biết. Chỉ có bụng phình lên xẹp xuống. Nhìn con ếch, con thằn lằn thì biết.

    Thiền tập Anapanasati nên bắt đầu bằng thở bụng. Có vị Thiền sư nói về Thiền. Thiền hả? Là phình xẹp, phình xẹp, phình xẹp… ! Dĩ nhiên ở giai đoạn Thiền sâu hơn thì thậm chỉ không còn thấy “ phình xẹp ” gì nữa cả!

    “ Chánh niệm hơi thở ”

    “… Chánh niệm vị ấy thở vô; chánh niệm vị ấy thở ra…”

    Niệm là nhớ, là nghĩ. Chánh niệm hơi thở là tâm ý chỉ “ nhớ, nghĩ ” đến hơi thở đang vào, đang ra chớ không để tâm ý đi lăng xăng nơi này nơi khác. 

     Chỉ có vậy. Tưởng dễ mà không dễ. 

    Tâm ý vốn khoái lang bang, lăng xăng trăm nghìn thứ, bay nhảy như khỉ như ngựa (tâm viên ý mã) không ngưng nghỉ. Lúc thì lòng tham nổi lên, tính tính toan toan. 

    “ Một đời lận đận đo rồi đếm/ Mỏi gối người đi đứng lại ngồi! ” (Bùi Giáng), 

    lúc thì sân giận ào ào đến, rồi dằn vặt, rồi lo âu, nghi kỵ, ngờ vực, hoang mang… 

     Tiêu tốn biết bao nhiêu năng lượng cho những chuyện vô bổ đó!

    Đây chính là “ Thiền chỉ”  ( samatha ). “ Chỉ ”  là ngưng. Ngưng sự lăng xăng của tâm ý. Ngưng sự bứt rứt của cơ thể.

    Chánh niệm vào hơi thở cách nào? 

    “ Thở vô dài, biết thở vô dài. Thở ra dài, biết thở ra dài. Thở vô ngắn biết thở vô ngắn, thở ra ngắn biết thở ra ngắn ”.Chỉ có vậy. 

    Chữ “ biết ” ở đây có thể gây hiểu lầm. “ Biết ” ở đây không phải là “ biết ” mà là Nhận Thức được ( recognize ), ý thức rõ ( realize ), cảm nhận được ( perceive ) cái sự thở, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra, lúc dài lúc ngắn lúc sâu lúc cạn kia kìa. 

    Nhận thức, ý thức, cảm nhận, ấy chính là niệm ( nhớ ) về sự thở, về hơi thở. 

    Vỏ não ta có cái hay: vùng này được kích hoạt thì vùng khác tắt ngấm. 

    Đã nghĩ tới điều này thì không thể cùng lúc nghĩ tới điều khác. Nhờ đó mà ta giải thoát tâm ta khỏi những vướng mắc lăng xăng, tiêu tốn năng lượng vô ích! “ Nhất tâm bất loạn ” là vậy. 

    Điều này dẫn tới “ diệt trừ khổ ưu ”, giải thoát tâm vậy.

    “ Quán niệm hơi thở ”

    Quán niệm hơi thở chính là 
    “ Thiền Quán ” ( vipassana ). “ Quán ” không còn là “ dõi theo ” hơi thở đơn thuần nữa mà đã có sự phân tích, soi sáng ( quán chiếu ) dưới nhiều góc cạnh khác nhau để nhìn cho ra những điều mà bình thường không “ thấy biết ”. Cái thấy biết bấy giờ đã vượt khỏi cái trình hiện, cái giả tướng bên ngoài để nhìn được cái thực tướng bên trong, bên bờ kia. Và cái thấy “ như thực ” đó đã làm cho Huệ Năng sửng sốt reo lên: Thì ra vậy! Không ngờ… không ngờ…

    Tìm một chỗ yên tĩnh để Thiền tập thì tốt nhưng không nhất thiết phải dưới gốc cây hay ngôi nhà trống. Đó là nói cho các vị “ Tỳ kheo ”. Còn ta có thể ngồi ở một góc nào đó trong nhà cũng được. Ngay chỗ ồn ào náo nhiệt, giữa chợ búa, bến xe, sân bay… vẫn có thể “ thiền định ” được. “ Ngoài không dính mắc là Thiền, trong không lay động là định ” ( Huệ Năng ). Cũng không nhất thiết phải ngồi, không nhất thiết phải kiết già, bán già. Đi đứng nằm ngồi gì cũng được, vì đi đứng nằm ngồi gì cũng phải… thở mà! Miễn là thoải mái, dễ chịu. Dù vậy, nếu ngồi tréo chân ( kiết già, bán già ) được thì tốt, giúp các cơ bắp thư giãn, đổi chiều co thắt.

    Giữ lưng thẳng rất quan trọng. Ta dễ bị cong vẹo cột sống, đau thắt lưng, đau cột sống cổ nếu ngồi không đúng tư thế. Ngồi trước máy vi tính, lạy Phật… không đúng tư thế cũng sẽ bị đau thắt lưng, đau cột sống cổ như vậy.

    Một yếu tố rất quyết định là thả lỏng toàn thân – như thả trôi theo dòng nước hay treo thân trên móc áo. Thả lỏng toàn thân là làm cho toàn thân như rủ xuống, xẹp xuống, bình bồng, không còn căng cứng nữa! Tiêu hao năng lượng cho trương lực cơ ( tonus musculaire ) rất cao ( khoảng 40% Oxygen ), nên thả lỏng là giúp giảm đáng kể tiêu hao năng lượng do căng cơ.

    Khi cơ thể đã chùng xuống, khi tiêu hao năng lượng đã giảm một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ bớt nhu cầu phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn! Ăn ít mà vẫn đáp ứng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc. Các nghiên cứu trên sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thấy sống lâu hơn và trẻ lâu hơn!

    Ai có thể Thở giùm ai? Ai có thể Thiền giùm ai? 

    Cho nên chỉ có thể nương tựa vào chính mình thôi. “ Duy ngã độc tôn  "  thôi vậy!

    “ Trời cao đất rộng/ một mình tôi đi/ một mình tôi đi.
    Đời như vô tận/ một mình tôi về/ một mình tôi về… với tôi ! ”

     

     

     

     

     

     

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN13TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Jun 25 at 4:58 PM
     
     


    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Chúa Nhật 13 Thường Niên năm A

    Lời Chúa : Mt 10,37-42

     

        Hôm nay Giáo Hội đề nghị cho chúng ta suy nghĩ một đoạn Tin Mừng khá phức tạp vì có nhiều vấn đề được thánh Matthêu gom lại với nhau, nhưng liên can đến đời sống của những người loan báo Tin Mừng.

        Người loan báo Tin Mừng không thể thương cha mẹ, con cái hơn Chúa. Đó là một điều kiện xem ra hơi lạ lùng nhưng đó là một điều kiện cần thiết. Chúa không cấm chúng ta yêu thương cha mẹ anh em, Chúa đã ra luật là phải hiếu thảo với cha mẹ. Luật đó vẫn được áp dụng trong Giáo Hội và trong các xã hội ngoại giáo người ta vẫn đòi buộc con cái phải hiếu thảo đối với cha mẹ. Nhưng vấn đề là yêu thương cha mẹ hơn Chúa.Chúa phải là trên hết.  Chúa Giêsu là người con lý tưởng của Mẹ Maria. Ngài đã vâng phục Mẹ Maria suốt ba mươi năm, nhưng khi cần phải làm những gì Chúa Cha dạy bảo, Ngài không ngần ngại để mẹ ở nhà và bước ra thi hành sứ vụ.          

         Giáo Hội dạy chúng ta cầu nguyện và hằng ngày chúng ta vẫn đọc : “ Con kính mến Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự”. Điều răn nầy đã có trong Cựu Ước : “ Nghe đây, hỡi Itraen, Đức Chúa,  Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức  Chúa của anh em, hết lòng  hết dạ , hết sức anh em…”  Chúng ta phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự, hơn cả cha mẹ anh em, vì Chúa là người cha đầu tiên của chúng ta, chính Ngài tạo nên chúng ta trước chứ không phải cha mẹ. Vì thế yêu mến Chúa hơn cha mẹ là một điều tự nhiên chứ không lạ lùng gì. Vì thế, ai yêu cha mẹ con cái hơn Chúa là không xứng đáng với Chúa, nghĩa là không xứng đáng làm môn đệ Chúa. Chúa không cấm chúng ta yêu thương cha mẹ anh em,nhưng  cha mẹ anh em không trọng hơn Chúa. Chúa có quyền đòi hỏi chúng ta tuyệt đối, vì Chúa là nguồn  sống, là hạnh phúc của chúng ta. Ngoài Chúa, không gì có thể làm cho chúng ta hạnh phúc. Những người bám vào của cải đời nầy, thường thất vọng vì mọi sự qua đi, và cái chết đang rình chờ.

    Chúa có quyền đòi hỏi tuyệt đối vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng. Không có Ngài thì cũng không có gì cả. Ngài là cùng đích của cuộc đời. Sống trên trần gian nầy để làm gì nếu không có Ngài ?

       Theo Chúa, đó là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến hạnh phúc mà trần gian nầy không thể có. Nhưng Chúa đòi hỏi một điều kiện hết sức gắt gao đó là vác thập giá theo Ngài, bỏ mạng vì Ngài. Chàng thanh niên giàu có mong ước theo Chúa, nhưng anh không thể bỏ đi gia tài trần gian của anh. Chúng ta có thể đánh giá anh chàng đó là không đủ can đảm, nhưng chúng ta dám không ? Các  tông đồ theo Chúa vẫn còn mơ ước ngồi chỗ nhất. Phêrô, đứng trước một đứa đầy tớ cũng không dám nhận mình là môn đệ Thầy. Chúng ta cần đặt lại vấn đề : “ Chúng ta có yêu mến Chúa thật không ? Nếu chúng ta yêu mến Chúa, thì sẽ phải làm gì ?” Chúa không thể chấp nhận những người theo Chúa nửa vời, theo Chúa mà vẫn giữ mọi quyền lợi riêng tư, theo Chúa mà đòi hỏi những lợi lộc vật chất, theo Chúa mà không có cây thập giá trên vai.

        Chúa Giêsu dám đi tới cùng, dám chết cho bạn hữu, thì chúng ta cũng phải dám liều mạng cho Ngài, không phải đưa đầu cho người ta chém, nhưng là dám dâng hiến đời mình để loan truyền tình yêu, sống cho tình yêu, dám liều mất mạng sống cho Ngài. Sống cho tình yêu cũng là đón tiếp anh em, những người gặp khó khăn trong cuộc sống, đón tiếp như đón tiếp Chúa.

        Chúa Giêsu dám đi tới cùng, tới thập giá, tới cái chết đau thương tột cùng, và hôm nay vẫn tiếp tục sống cho mọi người, trở thành tấm bánh hằng sống cho mọi người. Tình yêu của Ngài là vô tận. Ngài tiếp tục cuộc sống trần gian của Ngài trong mỗi người chúng ta. Chúng ta còn đòi hỏi Ngài làm gì hơn cho chúng ta ?

       Hãy nhìn vào Ngài và bước đi theo Ngài với thập giá trên vai. Đó là con đường dẫn đến sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc. Mất tất cả để được tất cả, vì Chúa không bao giờ bỏ qua những gì chúng ta làm cho Ngài dù chỉ là một ly nước lả. Ăn lấy Ngài, chúng ta trở thành một thân thể với Ngài và với nhau. Yêu thương nhau trong Ngài để tình yêu của Ngài được lan rộng trong mọi tâm hồn và trong thế giới quanh ta.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -CẦN BỀN ĐỖ ĐẾN CÙNG

  •  
    John Tornado
     
    Tue, Jul 7 at 1:04 PM
     
     
     
     
    Thời đại này là thời đại của ma quỷ lên ngôi.
    Người công chính sẽ bị chúng nó tìm cách
    tiêu diệt  ... Nhưng Thiên Chúa chính là thành
    lũy bảo vệ chúng ta, vì thế chúng ta đừng sợ.
    Ai kiên vững đến cùng người đó sẽ được cứu.
     
    JT
     

     

    ------------------------------------

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - THÁNH GIUSE LA GƯƠNG MẪU

 

  • nguyenthi leyen
    Wed, Jun 17 at 12:09 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
      THÁNH GIUSE MẪU GƯƠNG SỐNG CHO CÁC GIA ĐÌNH
     
    Gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu gia đình tốt, thì xã hội sẽ tốt. Ngược lại, nếu gia đình loạn, thì xã hội sẽ loạn. Bởi thế, gia đình có một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Người đã sai Con Chúa nhập thể làm người, sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình như là phương thế để cứu độ chúng ta.

    Nhưng làm sao để có thể xây dựng một gia đình thánh thiện, hạnh phúc và yêu thương? Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta đặt ra để suy nghĩ trong thánh lễ này.

    Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trả lời cho câu hỏi đó qua việc giới thiệu với chúng ta mẫu gương Thánh Gia Thất như là lý tưởng cho mỗi gia đình chiêm ngắm và noi gương. Gia đình Thánh Gia được xây dựng trên ba nền tảng chính yếu: Đức tin, tình yêu và tha thứ.

    1- Một gia đình đức tin

    Trước hết, Thánh Giuse và Đức Maria đã xây dựng đời sống gia đình của mình dựa trên nền tảng đức tin. Đây là nền tảng quan trọng nhất cho đời sống gia đình Kitô giáo. Quả thế, thánh Giuse và Đức Mẹ là những người đầu tiên của Tân Ước tin vào Thiên Chúa. Tin Mừng cho thấy Đức Maria đã tin vào lời của thiên thần truyền; Đức Mẹ đã thưa “xin vâng” và cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Maria đã cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế cho nhân loại vì Mẹ đã tin vào lời Chúa hứa.

    Còn thánh Giuse là người luôn tin tưởng vào Thiên Chúa, sống theo lề luật Người. Ngài tin vào lời thiên thần giải thích và đã mau mắn đón nhận Đức Maria và Hài Nhi về nhà mình. Ngài trở thành cha nuôi Con Đức Chúa Trời.

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca cho chúng ta biết sự kiện hai ông bà đưa Chúa Giêsu đi hành hương lên Giêrusalem, nhưng hai ông bà đã lạc mất Chúa, và phải vất vả lo lắng đi tìm con như thế nào. Sau khi tìm thấy Chúa, hai ông bà đưa Chúa trở về gia đình Nadarét, chăm sóc và dưỡng dục. Nhờ đó, trẻ Giêsu càng ngày càng thêm khôn ngoan, cao lớn và thêm ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta. Còn Đức Maria thì ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy gẫm trong lòng (x. Lc 2,41-52).

    Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng gia đình Thánh Gia là một gia đình của đức tin. Đức Maria và thánh Giuse là những con người của đức tin. Tất cả những gì các ngài làm đều phát xuất từ một đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Cả hai cố gắng chu toàn bổn phận của mình theo thánh ý Thiên Chúa.

    Ngày hôm nay, để có bình an và hạnh phúc, mỗi gia đình cần xây dựng trên nền tảng đức tin. “Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, Con của Người” (1Ga 3,23). Noi gương Thánh Gia Thất, chúng ta hãy mở cửa cho Chúa bước vào và hiện diện ở trong gia đình. Mỗi người trong gia đình hãy sống và hành xử theo tiêu chuẩn của đức tin. Nếu chúng ta xây dựng gia đình của mình chỉ dựa trên tiền bạc, danh vọng và hưởng lạc; chúng ta đang xây nhà mình trên cát. Khi khó khăn ập tới, nhà sẽ sụp đổ tan tành như Lời Chúa đã cảnh báo! Bởi thế, chúng ta hãy xây dựng gia đình của chúng ta trên đá tảng đức tin là Chúa Kitô để gia đình chúng ta được vững vàng khi những sóng gió ập tới.

    2- Một gia đình yêu thương

    “Chúng ta… phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đã ban cho chúng ta” (1 Ga 2,23). Thánh Gia Thất là mẫu gương tuyệt hảo về đức yêu thương. Thánh Giuse là cột trụ của gia đình, là người công chính và luôn trung thành với lề luật Thiên Chúa, đồng thời là người rất mực yêu thương Đức Maria và Chúa Giêsu. Suốt những năm tháng ở Nadarét, Giuse đã chăm chỉ lao động, sản xuất để nuôi sống gia đình. Khi gặp cảnh khó khăn thử thách, ngài tìm mọi cách để bảo vệ và che chở Hài Nhi và vợ mình.

    Còn Đức Maria thì luôn chu toàn bổn phận của một người vợ, lo lắng chăm sóc gia đình, tận tụy cung cúc một đời cho chồng con. Mẹ luôn tuân phục thánh Giuse và nhất là luôn chăm sóc yêu thương con mình là Chúa Giêsu.

    Riêng đối với Chúa Giêsu, dẫu là Con Thiên Chúa, Người luôn vâng phục cha mẹ của mình trong gia đình. Người luôn đón nhận lời chỉ bảo của cha mẹ. Với tư cách là một người con, Người đã sống tròn chữ hiếu đối với cha mẹ.

    Quả thật, “yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cả hai cùng nhìn về một hướng.” Thánh Gia Thất là một gia đình đầy tình yêu thương giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Các ngài luôn hướng về nhau, lo lắng và quan tâm nhau; các ngài cố gắng làm mọi sự tốt nhất cho nhau. Đúng là “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.”

    Noi gương Thánh Gia Thất, mỗi người chúng ta hãy yêu thương nhau như Chúa dạy. Gia đình yêu thương là gia đình hạnh phúc. Gia đình yêu thương là gia đình vượt thắng mọi thử thách. Gia đình yêu thương là gia đình truyền giáo.

    3- Một gia đình cảm thông và tha thứ

    Khi sống chung, Thánh Gia Thất cũng có những hiểu lầm, những khó khăn như khi thánh Giuse phát hiện Đức Maria mang thai mà không phải do mình, các ngài không cãi cọ và tố cáo nhau. Nhưng các ngài bình tĩnh, cầu nguyện và tìm ý Chúa, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho những khó khăn. Khi được sứ thần giải thích, các ngài mau mắn đón nhận nhau với sự cảm thông và tha thứ cho nhau những hiểu lầm.

    Gia đình nào cũng có những hiểu lầm và những khó khăn, điều quan trọng là chúng ta phải biết cảm thông, thấu hiểu và tha thứ cho nhau. Bởi lẽ, có sống chung là có đụng chạm; chúng ta là những bình sành dễ vỡ ở cạnh nhau. Mỗi người đều bất toàn. Ai cũng có những thiếu sót. Vì thế, chúng ta cần phải có lòng tha thứ cho nhau như Chúa đã dạy: “Không phải tha bảy lần, mà bảy mươi lần bảy” (x. Mt 18,23). Cảm thông và tha thứ là nhịp cầu đưa gia đình chúng ta tới niềm vui và hạnh phúc.

    Xin đừng biến gia đình thành “vườn bách thú,” nghĩa là cứ gọi nhau là “con này, con kia” nhưng cố gắng xây dựng một gia đình thành “Giáo Hội tại gia,” để gia đình trở thành môi trường tốt, trong đó mỗi người sống đúng nhân phẩm của mình, vì “anh em là con cái Thiên Chúa và quả thật là thế” (1 Ga 3,1).

    Lạy Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin giúp mỗi người chúng con biết xây dựng gia đình trên đá tảng là đức tin vào Chúa Kitô, trên tình yêu, trung thành và tha thứ cho nhau, như Thánh Gia đã sống. Amen!
    vietcharities.org
     -------------------------------------------