1. Hôn Nhân & Gia Đình

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MƠ NGUYỄN - THIÊN TÀI

  •  
    Mo Nguyen
    Tue, Nov 8 at 2:33 AM
     
     
    vts_01 
    Thằng cháu hỏi:
    - Chú ơi, con nghe nói chính thể miền Nam trước kia cũng giàu có, văn minh, tại sao trong chiến tranh họ lại thua miền Bắc hả chú?
    - À, tại miền Nam lúc đó không có thiên tài, còn miền Bắc thì nhiều như sao trên trời con ạ.
    - Thiên tài là sao hả chú?
    - Chẹp! Nghĩa là...nghĩa là người ấy được trời ban cho một tài năng rất đặc biệt, có thể xếp vào dạng thần, thánh chứ con người không thể cao siêu như thế được. Hiểu chưa?
    - Vậy chú có thể cho con biết các thiên tài ấy là ai không ạ?
    - Ủa? Thế 16 năm học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, mày không nhận ra những thiên tài mà các thầy cô đã liên tục nhét vào đầu mày à? Vậy tao hỏi mày ha:
    • Anh Nguyễn Văn Trỗi khi bị trói toàn thân vào cây cột để chờ tử hình. Thế mà anh ấy đưa tay lên giật tung được mảnh vải bịt mắt. Thế có phải là thiên tài hông? Người thường sao làm được chuyện đó. Đúng chưa?
    • Chị Võ thị Sáu khi ra pháp trường cũng bị trói tay ra phía sau, và có hai hàng lính đi kèm hai bên áp giải. Ấy vậy mà chị Sáu nhà mình vẫn hái hoa cài lên mái tóc được. Không thiên tài là gì?
    • Anh phi công Nguyễn văn Bảy học 7 ngày đã xong 7 lớp. Khi chiến đấu trên không, máy bay anh bị địch bắn thủng 82 lỗ, trong đó có lỗ rộng đường kính tới 30 cm nằm ngay trước mặt. Thế là anh vội lấy bàn tay che lỗ thủng, vì vận tốc máy bay lúc ấy đang là 700km/h, còn lại một tay cầm cần lái cho may hạ cánh an toàn. Trong dzụ này nhờ thiên tài của anh Bảy mà chiếc máy bay lủng tới 82 lỗ vẫn không cháy ha.
    Và, nào những thiên tài bắn xâu táo một phát giết được 5 tên giặc ( Kơ-Pa Kơ-Lơng ); thiên tài ghì càng trực thăng không cho bay lên ( Bùi Minh Kiểm ); thiên tài dùng rìu chém rớt máy bay, thiên tài ém máy bay trong mây, tắt máy chờ máy bay địch xuất hiện là xông ra bắn  (Phạm Tuân ); thiên tài lấy thân chèn pháo Tô Vĩnh Diện ); thiên tài lấp lỗ châu mai.( Phan Đình Giót )...
    Đấy! Toàn những thiên tài đều ở phe miền Bắc. Còn miền Nam, tất cả quân, dân, cán, chính đều là những con người bình thường. Họ có những cái hay, có những cái dở, có mặt tốt, và cũng có mặt xấu. Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?
    - Dạ, con hiểu rồi ạ.
    - Hiểu như thế nào?
    - Dạ hiểu rằng, từ lâu con đã bị lừa ạ.
    NGÔ TRƯỜNG AN 04.11.2022
     

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT - DAILY BIBLE VERSE -

  •  
    Emmanuel
    DAILY BIBLE VERSE

    FAITH COMES FROM HEARING AND PLEADING BOLDLY FOR FAITH.

    "Jesus said to his disciples,

    “Things that cause sin will inevitably occur, but woe to the one through whom they occur. It would be better for him if a millstone were put around his neck and he be thrown into the sea than for him to cause one of these little ones to sin.

    "Be on your guard! If your brother sins, rebuke him; and if he repents, forgive him. And if he wrongs you seven times in one day and returns to you seven times saying, ‘I am sorry,’ you should forgive him.”

    "And the Apostles said to the Lord, “Increase our faith.”

    "The Lord replied, “If you have faith the size of a mustard seed, you would say to this mulberry tree, ‘Be uprooted and planted in the sea,’ and it would obey you.” (Luke 17: 1 - 6).

    Monday 7th November 2022 of the 32nd Week in Ordinary Time.

    Our key Scripture deals with the all important question of faith.

    "And the Apostles said to the Lord, “Increase our faith.”

    "The Lord replied, “If you have faith the size of a mustard seed, you would say to this mulberry tree, ‘Be uprooted and planted in the sea,’ and it would obey you.”

    "What is faith? It is the confident assurance that something we want is going to happen. It is the certainty that what we hope for is waiting for us, even though we cannot see it up ahead." (Hebrews 11: 1 TLB).

    I thank our Lord Jesus for the mustard size faith that I have. Because of this small faith, I am who I am today. Everything I enjoy in life such as the Eucharist, Reconciliation, Sunday leisure, even this Blog, etc comes from faith.

    In the 11th Chapter of Hebrews, we see the portrait of faith drawn through the key characters of the Hebrew Scriptures. For example: Abraham, David, Elijah, etc. We may add to this list: Mary, John the Baptist, John the Evangelist, Mary Magdalene, Paul, etc. All these people and All the Saints we celebrated a week ago lived by faith and fulfilled the spiritual law that "the just man shall live by faith." (Cf Habakkuk 2: 4, Romans 1: 17, Galatians 3: 11, Hebrews 10: 38).

    How do we get faith?
    "So faith comes from hearing [what is told], and what is heard comes by the [preaching of the] message concerning Christ." (Romans 10: 17 AMP).

    Faith comes too by asking for, pleading, praying for faith like the Apostles: "Lord increase our faith."

    Do you believe the message below?
    "God so loved the world that he gave his Only Begotten Son, so that all who believe in him may not perish, but may have eternal life." (John 3: 16). If you believe this Scripture, you have faith. Fan it into flame.

    "Why do you think I have spoken to you so often of My Eucharistic Face? It is because “face” signifies “presence.” The devotion to My Eucharistic Face is the remedy to the loss of faith in My real presence that has swept through My Church at every level, extinguishing the fire of Eucharistic charity and causing even My elect, My priests, to grow cold and distant from Me. This is My word to you tonight and this is why I brought you to this place. Any loneliness you may feel is an invitation to seek Me out in the Sacrament of My divine friendship and to console My Eucharistic Heart." (IN SINU JESU, Sunday, October 19, 2008 Saint Paul of the Cross).

    Daily Bible Verse @ Seekfirstcommunity.com

    ++++++++++++++++++++++++++++
    "Seek first the kingdom of God and
    his righteousness, all these things
    will be given you  besides."
    (Matthew 6:33)
    ++++++++++++++++++++++++++++
     
     

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - NGÀY THỨ TƯ TUẦN CỬU NHẬT

  •  
    phung phung
    NGÀY THỨ TƯ trong tuần cửu nhật-Cha Vương

     

    Chúc một ngày bình yên nhé. Bạn thân mến, sự sống là quà tặng vô giá Thiên Chúa ban cho những người được mời sống ơn gọi gia đình để cộng tác với Chúa trong Chương Trình sáng tạo, tức là làm cho có thêm nhiều người trên trần thế này, như Chúa đã truyền cho Adam và Eva xưa kia: “hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” ( St 1:28)

    Phá thai là một tội ác phạm đến Thiên Chúa là Nguồn mạch sự sống của con người và mọi sinh vật trên trần thế này. Vậy mỗi khi cầu nguyện cho thai nhi là bạn cầu nguyện cho hai đối tượng: (1) Cha mẹ, gia đình và những người thân yêu của thai nhi đã phạm tội phá thai; 2] Những người trực tiếp phá thai hay những người cộng tác vào đó.  Còn riêng thai nhi (chưa được rửa tội), dù không thoát khỏi hậu quả của tội nguyên tổ độ Ađam và Eva để lại nhưng họ chẳng có tội tình (tội cá nhân) gì nghiêm trọng để ở trong tình trạng thanh luyện cả thì Sách Giáo Lý HTCG số 1261 cho biết: "Về phần các trẻ em chết mà chưa được Rửa Tội, Hội Thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi (x. 1 Tm 2,4) và Chúa Giê-su đã trìu mến các em nên đã nói:

    "Hãy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc 10,14).

    Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Vậy cầu nguyện cho thai nhi cũng không có gì là vô hiệu cả ngoài việc phó thác các em vào lòng thương xót của Chúa. Hôm nay, bên cạnh cầu nguyện cho Linh Hồn của các người thân yêu của mình, mời bạn hiệp thông với mình cầu nguyện thêm cho linh hồn của những cha mẹ và những người đã phạm tội phá thai xin cho họ mau được nhìn thấy người con của họ trên Thiên Đàng. 

    Cha Vương

     

    Thứ 7: 05/11/2022

    NGÀY THỨ TƯ trong tuần cửu nhật:

    HỠI CÁC LINH HỒN THÁNH THIỆN TRONG LUYỆN NGỤC, CÁC NGÀI CÓ NUỐI TIẾC ĐIỀU GÌ VỀ THẾ GIỚI MÀ CÁC NGÀI VỪA TỪ GIÃ KHÔNG?

     

    “Tôi nuối tiếc những điều xấu xa mà tôi đã làm… Lúc ấy sao mà dễ dàng phạm tội quá! Tôi đã nhận chìm những sự hối lỗi trong lạc thú. Bây giờ sức mạnh của những điều xấu xa khiến tôi tàn tạ.

    Sự cay đắng của những điều đó là nỗi đau khổ của tôi. Ký ức về những điều xấu đang theo đuổi tôi và làm hồn tôi tan nát. Giờ đây thật là trễ để hiểu được những hậu quả tai hại của lỗi lầm và sai trái. Ôi, nếu có thể trở lại cuộc sống, thì những lời hứa hẹn, lạc thú, giầu có… không một thứ gì có thể lôi cuốn tôi phạm tội, dù rất nhỏ.”

        “Ôi, các bạn đang còn được hưởng sự tự do lựa chọn giữa Chúa và thế giới, hãy nghĩ đến những gai nhọn, thánh giá, và lửa nóng đã hành hạ Trái Tim Chúa Giêsu. Những điều này nhắc nhở cho ta rằng tội lỗi của chúng ta làm cho Chúa đau đớn và nhức nhối. Hãy nghĩ đến nỗi tiếc nuối quá chậm trễ và đau đớn về tội lỗi mình khi bị giam trong luyện ngục.  Bây giờ, thật là dễ dàng để xưng hết tội lỗi trong quá khứ, qua bí tích hòa giải, và để tránh không mắc phạm lại trong tương lai.”

     

    BÓ HOA THIÊNG LIÊNG: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì? ” (Mc 8,36)

     

    LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Cha Chí Thánh, vì Máu Cực Châu báu Chúa Giêsu đã đổ ra trên đường tử nạn, khi Ngài phải vác thập giá trên đôi vai cực thánh của Ngài, con nài xin Chúa hãy giải thoát các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là những linh hồn cần lòng Chúa thương xót hơn. Xin cho họ được hưởng phần thưởng cao trọng để họ ngợi khen danh Chúa đời đời, Amen.”

        Giêsu Maria Giuse, con dâng cho Thánh Gia trái tim con, linh hồn con và cả cuộc đời con. Xin cứu vớt con khi phải lâm cảnh thống khổ cuối đời. Xin cho con được chết bình an trong tay Thánh Gia. (đọc 1 Kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 Kinh Vực Sâu)

     

    From: Đỗ Dzũng

     

BÁNH SỰ SỐNG LC - ONE BREAD, ONE BODY

  •  
    Presentation Ministries
    ONE BREAD, ONE BODY
     
    Sun, Nov 6 at 1:01 AM
     
     
    Sunday, November 6, 2022, 32nd Sunday Ordinary Time

    2 Maccabees 7:1-2, 9-14
    2 Thessalonians 2:16—3:5
    Psalm 17:1, 5-6, 8, 15
    View Readings

    RISEN LIFE
    “The King of the world will raise us up to live again forever.”—2 Maccabees 7:9

    Both today’s first reading and the Gospel deal with life after death. Both show that we humans have no idea of what risen life will be like. In today’s Gospel, the Sadducees demonstrate this by their misguided assumptions. They were “badly misled” and failed “to understand the Scriptures or the power of God” (Mk 12:24).

    The Resurrection of Jesus Christ is an historical fact. It is not merely an idea. Throughout the centuries after Jesus rose from the dead, people have given their lives in martyrdom to defend the truth of Jesus’ Resurrection. Numerous martyrs “were tortured and would not receive deliverance, in order to obtain a better resurrection” (Heb 11:35).

    The key to life is to have an encounter with the risen Jesus. After we have met the risen Christ, we become “a new creation. The old order has passed away; now all is new” (2 Cor 5:17). Even in this earthly life, our lifestyle changes completely as we see everything through the perspective of the kingdom of God rather than with the eyes of the world (see Mt 6:19-34).

    Since Jesus has risen, we who are baptized into Christ can share even now in this risen life (Col 1:10-13). Our life is hidden in Christ (Col 3:3). We are citizens of heaven (Phil 3:20) while living on this earth. Accept the risen Jesus as your Lord.



    Prayer: Father, may I be far more confident in the Resurrection of Jesus Christ than I am in such earthly principles as the law of gravity.

    Promise: “The Lord keeps faith; He it is Who will strengthen you and guard you against the evil one.” —2 Thes 3:3

    Praise: “If we have been united with Him through likeness to His death, so shall we be through a like resurrection” (Rm 6:5). Praise You, risen Jesus!

    (This teaching was submitted by a member of our editorial team.)

    -----------------------------------------------------------------



    You can find One Bread, One Body archives, the letter to readers, OBOB eBook edition, and an online donation form at http://www.presentationministries.com/series/obob

    -----------------------------------------------------------------

    C

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NHỚ CAC LINH HỒN ÔNG BÀ

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
     


    THÁNG CÁC LINH HỒN: TƯƠNG TÁC VỚI ÔNG BÀ TỔ TIÊN
     
    Người Việt Nam chúng ta có truyền thống nhớ về tổ tiên rất tốt đẹp. Riêng với người Công giáo, truyền thống này lại được thể hiện cách đặc biệt trong Tháng Mười Một, tháng Giáo Hội hướng về việc cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
    Nhưng nhiều người hiện nay, nhất là người trẻ, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý, có thể đặt câu hỏi: tại sao tôi phải làm vậy? Liệu có ích gì khi phải thực hành một truyền thống nào đó? Vì thế, thiết tưởng việc suy tư về ý nghĩa và giá trị của hành vi kính nhớ tổ tiên là điều cần thiết. Ở đây, tôi chỉ giới hạn phần suy tư này vào một khía cạnh, với câu hỏi sau: liệu chúng ta có thể tương tác với tổ tiên đã qua đời của mình hay không?
    Tại sao lại đặt ra câu hỏi đó? Vì tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta có thể nhìn ra được khả thể rằng ông bà tổ tiên vẫn có vai trò và sự hiện diện theo nghĩa nào đó trong đời sống của mình, và chúng ta vẫn có thể có sự ‘tương tác’ với sự hiện diện đó trong những khía cạnh nhất định, thì việc kính nhớ ông bà tổ tiên sẽ mang tính chất sống động và cụ thể, thay vì chỉ là một hành vi vô thức theo tập tục hoặc truyền thống văn hoá đạo đức mơ hồ nào đó.
    Để hình dung ra những mức độ và khía cạnh hiện diện của ông bà tổ tiên, điều kiện trước hết là chúng ta phải mở rộng tầm nhìn về cuộc đời mình, để thấy được tính toàn thể vốn có của nó. Lối sống thời hiện đại dường như đang thu hẹp tầm nhìn và ý thức của chúng ta về chính mình. Não trạng chung của xã hội hiện nay khiến chúng ta ‘đóng khung’ đời người trên căn bản của ‘thành công – thất bại’; và điều này lại lấy ‘tiền bạc – danh tiếng’ làm tiêu chuẩn. Mô thức này khiến cho toàn bộ cuộc sống bị cuốn vào vòng xoáy khắc nghiệt theo các yếu tố: hiệu quả, nhanh chóng, đào thải. Từ đó, đời sống con người chỉ còn được nhìn đến ở vài khía cạnh: hưởng thụ - quyền lực – sức khoẻ - và tuổi thọ. Nếu cuộc đời được hạch toán theo kiểu một ‘bản thu-chi’, nó quả là tẻ nhạt, nghèo nàn! Trong khi đó, cuộc sống tự nó lớn lao hơn nhiều so với cái khung nhỏ hẹp đó. Vì thế, nhiều người mơ hồ nhận ra rằng cuộc sống của mình đang trở nên xa lạ, vì nó đang thiếu hoặc mất dần những gì khác nên có trong cuộc đời.
    Khi tự thu bé tầm nhìn về cuộc đời, chúng ta đang quên lãng hoặc đánh mất bao nhiêu khía cạnh quan trọng khác, như khía cạnh mở ra trong tương quan với người khác, khía cạnh liên hệ gần gũi với quá khứ, với văn hoá và lịch sử. Cũng vậy, chúng ta cũng đánh mất khả năng ngạc nhiên và nhạy bén trước những gì thuộc ý thức về sự siêu việt, hay niềm hy vọng về đời sống siêu nhiên, vv. Tuy nhiên, con người đâu phải chỉ là vật chất, mà còn là tinh thần nữa! Vì thế, chúng ta cần định hình tầm nhìn về đời sống con người trong tính toàn thể lớn lao của nó, với bao khía cạnh phong phú khác ngoài tiền bạc – danh vọng – quyền lực; và trong tầm nhìn đó, ta thấy rõ sự hiện diện rất cụ thể của ông bà tổ tiên trong đời sống của mình.
    Trước hết, con người có lịch sử của mình. Lịch sử đó không phải chỉ là những gì đã qua, mà còn là những gì đang hiện diện nơi chính chúng ta. Ngay đến cơ thể vật lý của mỗi người cũng bao hàm sự hiện diện đó. Thật vậy, như dân gian vẫn nói, chúng ta không từ ‘lỗ nẻ’ mà có, nhưng được trao ban và tiếp nối cuộc sống thể lý từ tổ tiên mình. Vì thế, một cách rất cụ thể, có thể nói tổ tiên đang hiện diện ngay cả nơi thân thể của ta. Hơn nữa, tính cách và lối sống của ta cũng một phần được hình thành từ cội nguồn tiên tổ, với những đặc nét về văn hoá, phong tục, tôn giáo, vv., mà họ đã truyền lại cho ta.
    Xét một cách sâu xa hơn, ông bà tổ tiên cũng hiện diện nơi những yếu tố định hình nên ý thức nhân bản lẫn ý thức tôn giáo của mỗi cá nhân. Thật vậy, nơi tầng ý thức của ta, thậm chí cả tầng vô thức, luôn có tiếng gọi nhắc nhở về thân phận ắt tử của đời người, và sự nhắc nhở đó gắn chặt với mối liên hệ với tổ tiên của mình. Chúng ta ‘biết’ mình sẽ không tồn tại mãi trên cuộc đời này, vì ta ý thức được rằng mọi người đi trước, nhất là các bậc tổ tiên, đều đã trải qua sự thật đó. Sự nhắc nhở này mang tầm mức quan trọng thiết yếu với con người, vì, nói theo kiểu triết gia Heidegger, chúng ta chỉ thực sự sống tư cách con người khi đảm nhận ý thức về sự ắt tử của mình. Đối diện với tính ắt tử giúp ta hiểu rõ sự ngắn ngủi của kiếp người, khiến ta biết trân trọng cuộc đời và sống chân thật với chính mình hơn. Quan trọng hơn, nó khiến ta truy vấn về ý nghĩa và cùng đích cuộc sống này, và hướng hy vọng về một đời sống mai sau, nơi ta có khả năng hiệp thông trở lại với tổ tiên mình. Vì thế, có thể nói ông bà tổ tiên hiện diện nơi ý thức hiện sinh của ta về cuộc sống.
    Sự hiện diện của ông bà tổ tiên cũng không chỉ giới hạn trong đời sống cá nhân, mà còn trong đời sống cộng đồng xã hội nữa. Chết không có nghĩa là bị cắt đứt hoàn toàn ra khỏi đời sống xã hội. Thực tế, người chết đã trở thành một phần của lịch sử, của văn hoá và của bao khía cạnh khác trong một dân tộc; và do đó, họ cũng là một phần của hiện tại, và cần được nhìn đến như là một thành viên của xã hội đang sống.
    Tóm lại, chúng ta có thể tương tác thật sự với tổ tiên của mình một cách rất sống động và cụ thể, đơn giản vì họ thực sự hiện diện cách năng động trong nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta. Điều kiện cần là chúng ta phải tái ý thức về sự hiện diện đó, để thấy được sự thật rằng mình có sự liên hệ và gắn kết gần gũi với họ.
    Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, và trong các tôn giáo nói chung, chúng ta có nhiều cách thức thực hiện việc tương tác với ông bà tổ tiên của mình. Ví dụ, chúng ta có các tập tục quen thuộc như làm giỗ, niệm hương, viếng mộ, cúng bái, dâng lễ cầu siêu, lễ Vu Lan, vv.
    Với Ki-tô hữu, ngoài những khía cạnh văn hoá và truyền thống, việc kính nhớ tổ tiên còn được chú trọng ở những hình thức thiêng liêng, như dâng lễ, đọc kinh, cầu nguyện, vv. Hơn nữa, sự tương tác này được diễn đạt một cách sinh động qua tín điều về sự hiệp thông giữa ba thành phần của Giáo hội hoàn vũ: Giáo Hội lữ hành của những người trên trần gian, Giáo Hội khải hoàn của các thánh trên thiên quốc, và cộng đoàn của những người đang chịu thanh luyện. Vì thế, như Công Đồng Vatican II dạy: “Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh.” Ở chiều ngược lại, “Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa […] các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha.” Có thể nói, mức tương tác đó đạt đỉnh cao ở trong phụng vụ, nhất là Thánh Lễ. Phụng vụ Thánh lễ là một thực tại thánh thiêng, là biến cố mở ra một không gian gặp gỡ đặc biệt giữa con người và Thiên Chúa, trong đó diễn ra sự hiệp thông của cộng đoàn hoàn vũ từ cả ‘ba thế giới’ nói trên. Vì thế, Thánh Lễ là không gian nơi ta có thể thực sự gặp gỡ và hiệp thông với ông bà tổ tiên của mình cách sống động, hay, nói như Đức Thánh Cha Benedictô XVI, là nơi thế giới của sự hữu hạn được tham dự vào thế giới của vĩnh cửu.
    Sự tương tác nói trên có thể được diễn tả cách đặc biệt và đậm nét trong Tháng Mười Một, vốn là thời gian được Giáo hội dành riêng để kính nhớ các linh hồn ông bà tổ tiên. Trong tháng này, ngoài những hình thức tương tác kể trên, chúng ta cũng được mời gọi canh tân đời sống đạo đức và thực hiện các việc bác ái phúc đức, để lời nguyện của chúng ta dành cho ông bà tổ tiên được đẹp lòng Thiên Chúa. Thiết tưởng, đó là một cách thức báo hiếu rất cụ thể, và cũng là hình thức để làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú và trọn vẹn.
    Khắc Bá, SJ