1. Hôn Nhân & Gia Đình

SỐNG TỈNH THỨC - NHỮNG LỜI KHUYÊN

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     
     


    Những lời khuyên để có một Thánh lễ đẹp lòng Chúa
    Thánh lễ là hy tế cảm tạ Chúa Cha, là lời chúc tụng Hội Thánh dâng lên bày tỏ lòng biết ơn vì tất cả những phúc lành Thiên Chúa ban, tất cả những gì Người đã thực hiện qua việc sáng tạo, Cứu chuộc và thánh hoá con người. Theo Sách Giáo Lý Vào Đời, chúng ta có thể tóm tắt như sau:
    - Thánh lễ là hy tế ngợi khen, để Hội Thánh ca hát vinh quang Thiên Chúa nhân danh toàn thể vũ trụ vạn vật. Hy lễ ngợi khen này chỉ có thể thực hiện nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô: Ngài kết hiệp các tín hữu vào bản thân Ngài, vào lời ngợi khen và lời chuyển cầu của Ngài.
    - Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Quan của Chúa Kitô, là hiện tại hoá và hiến dâng hy lễ độc nhất của Chúa Kitô trong Phụng vụ của Hội Thánh.
    - Thánh lễ là bữa tiệc thánh để chúng ta được hiệp thông vào Mình Máu Chúa. Vì thế, đoàn dân Chúa phải tham dự tích cực và sinh động, lãnh nhận lương thực thần linh nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu và đời sống cộng đoàn.
    - Thánh lễ là tột đỉnh của Phụng vụ Ki-tô giáo. Nhờ Thánh lễ mà công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.
    Qua việc giải thích rõ ràng trên đây, chúng ta nhận thức được ý nghĩa cao cả của Thánh Lễ mà mỗi lần chúng ta đến nhà thờ để cử hành. Bởi thế, cần tránh những hành vi hay việc làm đưa đến việc tục hóa Thánh Lễ.
    Chúng ta cần nên nhớ:
    1. Lễ Misa là linh thánh.
    2. Ăn mặc thích hợp khi đến nhà thờ.
    Ý thức việc đến nhà thờ để dâng lễ và thờ phượng Chúa nên chúng ta cần ăn mặc cách thích hợp (không mặc áo sát nách, quần short, đi dép 2 quai.) Việc ăn mặc cách thích hợp là cách tỏ lòng kính thờ Chúa trong Nhà Tạm và tôn trọng tha nhân, những người cùng đi dâng lễ với chúng ta.
    3. Đi lễ đúng giờ. Bạn đến trễ sẽ làm những người khác chia trí. Nếu bạn bị trì hoãn hoặc đến trễ, hãy nghĩ đến những người khác, bằng cách ngồi ở phía sau để không làm phiền những người đang cầu nguyện trong Thánh Lễ.
    Tuyệt nhiên không nên ngồi ngoài nhà thờ. Dù đi muộn.
    4. Không dùng điện thoại gửi tin nhắn, tán gẫu (chat), và lướt mạng.
    Không dùng điện thoại di động gửi tin nhắn, tán gẫu, và lướt mạng trong Thánh lễ. Một số anh chị em tham dự Thánh Lễ, ngồi trong góc khuất phía cuối nhà thờ hoặc khu vực tiền sảnh, thường dùng điện thoại di động để nhắn tin, tán gẫu, hay lướt mạng trong suốt Thánh Lễ.
    Đây là hành động thiếu ý thức của một số người đi lễ cho có lệ, không để tâm hồn vào việc lắng nghe Lời Chúa và dự phần vào Tiệc Thánh Thể. Việc làm như thế được kể là không tham dự Thánh Lễ buộc ngày Chúa Nhật và đương nhiên là mắc tội trọng.
    5. Lấy kẹo cao su từ miệng của bạn và vất bỏ nó một cách thích hợp (không phải trên sàn nhà hoặc trên ghế dài).
    6. Bái gối hướng về phía nhà tạm trước khi ngồi xuống. Bái gối là uốn cong đầu gối phải xuống sàn và đứng lên. Nếu bạn không thể bái gối, bạn nên cúi chào một cách cung kính. Mục đích của việc này là để tỏ lòng tôn kính Thiên Chúa của chúng ta và để xác nhận sự hiện diện của Ngài trong nhà tạm.
    7. Ngồi yên lặng. Một khi chúng ta đã tìm thấy chỗ ngồi, chúng ta nên ngồi hoặc quỳ xuống lặng lẽ cầu nguyện hay chiêm niệm. Đây không phải là thời gian để giao tiếp với bạn bè. Nếu chúng ta phải nói chuyện lặng lẽ, chúng ta nên làm cho nó ngắn gọn.
    Mục đích của việc này là một lần nữa thể hiện sự tôn trọng đối với Thánh Thể, và để cho thấy rằng chúng ta tin Chúa thật sự hiện diện Mình và Máu, Linh Hồn và Thần Tính.
    Nếu chúng ta không tin điều này, chúng ta cần phải quan tâm đến những người khác họ tin, và sử dụng thời gian yên tĩnh để chiêm ngưỡng Chân Lý này.
    8. Tôn trọng ranh giới.
    Khi đọc Kinh Lạy Cha chúng ta nên nhạy cảm về nhu cầu của những người bên cạnh, có lẽ, đang nói chuyện với "Cha Chúng Ta", mà có thể bị chia trí bởi những người cần phải nắm tay.
    9. Hãy ở lại cho đến khi kết thúc Thánh Lễ. Giuđa là người đầu tiên rời khỏi buổi lễ sớm trong Bữa Tiệc Ly. Chúng ta không nên theo bước chân của ông.
    Thánh lễ kết thúc khi vị linh mục hay phó tế nói: "Thánh Lễ đã song, chúc anh chị em đi bình an" và chúng ta thưa: "Tạ ơn Chúa ".
    Chúng ta nên lịch sự ở lại cho đến khi kết thúc bài thánh ca kết lễ. Đôi khi cũng có những trường hợp khẩn cấp xảy ra, trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên càng kín đáo càng tốt để không làm gián đoạn Thánh Lễ vẫn chưa kết thúc.
    10. Hãy cung kính, nhẹ nhàng và âm thầm ra khỏi nhà thờ. Một lần nữa, điều này là để thể hiện sự tôn trọng của Chúa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể. Có một số người ở lại vài phút sau lễ để cảm tạ Chúa vì Thánh Thể mà họ vừa nhận được, nhà thờ cũng nên yên lặng để tôn trọng sự hiệp nhất sâu xa đang diễn ra. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái khi ra ngoài nhà thờ.
    11. Tuyệt đối không nên vỗ tay trong khi Thánh Lễ đang được cử hành. Chẳng hạn như sau khi linh mục hay phó tế giảng, hoặc là sau khi ca đoàn hát một bài thánh ca. Bởi lẽ Thánh Lễ không phải là một buổi trình diễn.
    Rất tiếc là nhiều bạn trẻ thời nay, vì không hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Thánh Lễ, nên cứ thấy gì hay là vỗ tay.
    NVK/RFA
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - HIỆN TƯỢNG HUYỀN BÍ

  •  
    Chi Tran -LEYEN CHUYỂN

     
    Hiện tượng huyền bí khiến khoa học phải bó tay.
     
    Máu lúc đông lúc lỏng, thi hài không thối nát,... là những hiện tượng mà cho đến nay khoa học vẫn đau đầu chưa giải thích được!
    1. Lọ máu “thần”: lúc đông lúc lỏng
    Nhà thờ Napoli (Ý) có cất giấu một lọ máu từ thời thánh Januarius. Máu của thánh Januarius được một người phụ nữ có tên Eusebia giữ lại sau khi ông qua đời.
    Januarius (còn gọi là Gennaro) là một giám mục của giáo phận Benevento (một thị trấn nhỏ gần Naples của nước Ý) và được phong “Thánh bổn mạng của Naples”.
    Tượng thánh Januarius ở Naples.
    Người dân tin rằng Januarius được nhiều người tôn kính vì những nhân đức anh hùng của ông nên Chúa đã tạo ra phép lạ làm cho máu ông luôn tươi tốt và có đủ mọi đặc tính như khi còn sống.
    Ngoài truyền thuyết cho rằng một giáo dân tên Eusebia đã giữ lại máu của Januarius khi ông bị hành hình thì không có tài liệu nào, ngay cả biên niên sử của Naples, đề cập việc lọ máu ấy được tạo ra như thế nào.
    Chiếc lọ được xem như một thánh tích nổi tiếng của Thiên Chúa giáo, đặt trang nghiêm trong nhà thờ chính tòa Naples. Bề ngoài trông lọ khoảng 60ml, chứa một khối vật chất đặc khô chiếm nửa bình.
    Cứ đến các tháng 5, 9, 12, khi thực hiện nghi lễ truy tôn Thánh Januarius, chiếc lọ được đưa ra, xoay chuyển để “phép màu” xuất hiện: “Khối vật chất ấy hóa lỏng ra, có khi ngay lập tức, có khi từ từ, vài giờ đến vài ngày… sau đó đông lại như cũ”.
    Không những thế, một số hiện tượng khác cũng được ghi nhận như: sôi, sủi bọt, đổi màu từ đỏ thẫm sang đỏ hồng, thậm chí khi cân thấy tăng khối lượng. Có lúc khối ấy không hóa lỏng hết mà nổi thành viên nhỏ trên lớp chất lỏng.
    Về việc khối vật chất ấy có thật sự là máu không, các nhà khoa học đã dùng máy đo quang phổ chiếu vào lọ vào các năm 1902 và 1989. Cả 2 lần đều xác nhận dấu vết của hemoglobin bên trong và có đầy đủ tính chất của máu người.
    Các nhà khoa học từng đưa ra một số những nhận định về hiện tượng kỳ lạ trên nhưng chưa thực sự thuyết phục. Và đặc biệt không làm lay chuyển lòng tin mạnh mẽ của những tín đồ Công giáo vào “phép màu trăm năm” này.
    Họ tin tưởng rằng hằng năm, nếu máu hóa lỏng là báo hiệu một năm an lành, còn nếu máu không lần nào hóa lỏng là điềm gở của thiên tai.
    Điển hình là năm 1527, máu đông không hóa lỏng và 10,000 người tử vong trong một trận dịch quái ác. Đến năm 1980, một lần nữa “phép màu” không xảy ra và 3,000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất thuộc miền Nam nước Ý.
    2. Những bức tượng chảy nước mắt
    Tượng Đức mẹ đồng trinh ‘khóc’ ở Malaysia.
    Vào khoảng 10h sáng 5/3, ông Michael George, 52 tuổi – chủ nhà ở bang Sabah, Malaysia đã thông báo với một số người thân trong gia đình về hiện tượng kỳ lạ này.
    Sau đó tin tức về tượng Đức mẹ đồng trinh Mary cao 33 cm biết khóc lan nhanh trên các mạng xã hội. Hàng ngày, có ít nhất 100 người tới nhà ông Michael đọc kinh, cầu nguyện trước tượng.
    Tượng đức mẹ đồng trinh Mary tại Sacramento, California ở Mỹ biết khóc.
    Rất nhiều người mộ đạo và hiếu kỳ đã đổ về Sacramento, California ở Mỹ, để chứng kiến một trong những sự kiện được cho là chỉ có thể tạo nên bằng phép màu nhiệm.
    Đó là bức tượng đức mẹ đồng trinh Mary ở một nhà thờ của người Việt biết khóc. Những giọt nước mắt trông giống như những giọt máu.
    Lần đầu tiên một cha xứ trong nhà thờ của người Việt tại Sacramento Mỹ thấy những “giọt nước mắt” trên gương mặt bức tượng Đức Mẹ nằm bên ngoài nhà thờ, ông tưởng đó là vệt bẩn nên đã lấy khăn lau đi.
    Và sau đó có thể nhìn thấy rõ “dòng nước mắt” màu đỏ chảy từ khóe mắt trái xuống bờ áo của bức tượng.
    3. Những thi hài không thối nát
    Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Điển hình là Thánh Bernadette (Lourder, Pháp). Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó (1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ.
    Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài. Những lần khai quật sau đó vẫn luôn khiến mọi người phải kinh ngạc bởi di hài của bà vẫn nguyên vẹn.
    Bên cạnh đó, thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công Đồng Chung Vatican II năm 1962) cũng tương tự. Ngài qua đời ngày 03/06/1963.
    38 năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được tôn phong Chân Phước (Beautification).
    Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải.
    Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
     
    Nhưng giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát. Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại này cả.
     
     
     

SỐNG TỈNH THỨC - CẦU NGUYỆN LIÊN LỈ

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     


     
    Cầu nguyện liên lỉ
     
    Cầu nguyện là công việc cần thiết cho đời sống tâm linh, giống như không khí và ẩm thực cần thiết cho sự sống về thể lý vậy.
    Chúa Giêsu đã căn dặn: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14:38; Lc 22:40 & 46). Rõ ràng là việc cầu nguyện rất cần thiết, không chỉ thi thoảng cầu nguyện mà phải cầu nguyện liên lỉ.
    Khi các tông đồ xin Chúa Giêsu dạy cầu nguyện, Ngài đã “mách nước” cầu nguyện là sử dụng Kinh Lạy Cha (x. Mt 6:9-13). Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lưu ý cách cầu nguyện. Chúa Giêsu dạy: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6:6-7).
    Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng cảnh báo chúng ta rằng đừng giả hình khi cầu nguyện, như người Pha-ri-sêu “làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Mt 23:14), nhưng lại “ngốn” hết những thứ khác của người khác. Cầu nguyện chỉ tốt khi chúng ta cầu nguyện theo phong cách của Chúa Giêsu.
    Thật vậy, Chúa Giêsu đã lên núi một mình mà cầu nguyện (x. Mt 14:23). Cầu nguyện rất cần, cầu nguyện là “sức mạnh” của con người vì khiến Thiên Chúa phải “mềm lòng”. Chúa Giêsu đã xác định: “Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được” (Mt 21:22).
    Cầu nguyện rất dễ dàng, chỉ cần hướng tâm hồn lên tới Chúa. Như vậy, cầu nguyện có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào, bất kỳ tư thế nào. Thánh Phaolô nhắn nhủ:“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10:31). Tại sao cần cầu nguyện? Giáo lý Công giáo “định nghĩa” sự cầu nguyện và cũng là cách giải thích: “Cầu nguyện Kitô giáo là mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người trong Đức Kitô” (số 2564). Mối tương quan đó làm tăng mức độ sống trong chúng ta hằng ngày.
    Chúa Giêsu không ngừng cầu nguyện. Khi cho La-da-rô sống lại, Ngài thân thưa: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con” (Ga 11:41). Đây là vài cách cầu nguyện điển hình cần áp dụng hằng ngày:
    – Lạy Chúa, xin dạy bảo con về đường lối của Ngài (Tv 25:4).
    – Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ có tội (Lc 18: 13).
    – Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! (Lc 5:8).
    – Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài (Dt 10:7 & 9).
    – Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con. Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài. Xin canh giữ miệng con, và trông chừng lưỡi con. Xin đừng để lòng con nghiêng về sự dữ, đừng để con làm điều ác với bọn gian tà (Tv 141:1, 3-4).
    – Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con. Xin đừng để lòng con nghiêng về sự dữ, đừng để con làm điều ác với bọn gian tà (Tv 141:3-4).
    Cầu nguyện không đơn thuần chỉ là cầu xin, mà còn là tạ ơn. Không chỉ cầu nguyện cho mình mà còn phải cầu nguyện cho người khác. Rất nhiều lý do để tạ ơn, nói tóm lại là vì “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 100:5; Tv 106:1; Tv 107:1; Tv 118:1-4, 29; Tv 136:1-12).
    Có lẽ không ai đau khổ cùng cực bằng Thánh Gióp, trung thành tôn thờ Thiên Chúa nhưng ông vẫn bị “trắng tay” mọi thứ, thế nhưng ông vẫn chúc tụng Chúa: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!” (G 1:21). Tấm gương sáng chói để chúng ta soi mình thật kỹ!
    Chúa Giêsu đã cầu nguyện không ngừng, nhất là trong những lúc nhân tính yếu đuối, Ngài đã phải thốt lên:“Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Ngài tiếp tục thân thưa: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng Ý Cha” (Mt 26:42). Đặc biệt là đỉnh cao cô đơn: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34).
    Nhân tính là thế, chắc chắn phàm nhân chúng ta còn tệ hơn thế. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn yêu thương nồng nàn, hải hà thương xót. Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34). Quá đỗi cao thượng vì Ngài xin tha cho chính những kẻ xấu nhẫn tâm hành quyết Ngài. Thế nên Ngài mới bắt buộc chúng ta yêu thương, yêu thương không chỉ với người bình thường mà còn phải yêu thương kẻ thù (Mt 5:38-48; Lc 6:27-35). Nếu không yêu kẻ thù thì chúng ta cũng chẳng hơn gì người ngoại giáo hoặc các tôn giáo khác, nghĩa là không xứng đáng mang danh là tín hữu Công giáo.
    Cuối cùng, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu cũng cầu nguyện: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46). Lời cầu nguyện này cần được sử dụng liên tục, nhất là trước khi đi ngủ mỗi tối. Cầu nguyện liên lỉ là dấu chỉ tốt lành, để có thể nói như Thánh Phaolô: “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu” (Rm 8:39).
    Cầu nguyện liên lỉ là dấu chỉ Thiên Chúa đang thương xót, như tác giả Thánh Vịnh cảm nhận: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con” (Tv 27:10). Thật vậy, chính Thiên Chúa cũng đã xác định: “Cho dù cha mẹ có quên con cái mình, thì Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49:15).
    TRẦM THIÊN THU
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

 
 
 
 
 
CÔNG GIÁO THẾ GIỚI
Hài cốt của Ba Vua
Phải chăng hài cốt của Ba Vua : Balthasar, Melchior và Caspar, vẫn được gìn giữ bên trong ngôi mộ vàng tại Vương Cung Thánh Đường cực kỳ nổi tiếng của Đức?
Vương Cung Thánh Đường nhà thờ Chánh tòa Cologne thuộc bang Northrhine-Westfalia của Đức luôn tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho những ai có dịp đến tận nơi tham quan. Với chiều cao 157m, ngôi thánh đường này vẫn đang giữ kỷ lục nhà thờ có tháp đôi cao nhất thế giới. Lúc khởi công xây dựng vào năm 1248 dựa trên kiến trúc Gothic, những người thời đó ấp ủ ý định tạo nên một cấu trúc tôn giáo khổng lồ và trang nghiêm để đặt hòm chứa thánh tích của Ba Vua, những người đã viếng Đấng Cứu Thế khi Ngài mới chào đời. Nhà thờ Chánh tòa Cologne hiện vẫn gìn giữ một ngôi mộ bằng vàng tương truyền chứa hài cốt của Ba Vua Balthasar, Melchior và Caspar. Bằng cách nào xương cốt của ba vị lại xuất hiện tại đây?
Cuộc hành trình xa xôi
Trên thực tế, có câu chuyện từ lâu đời kể lại cuộc hành trình đưa di hài của các vị đến nơi an nghỉ cuối cùng ở Đức. Câu chuyện này được lưu lại trong cuốn “Historia Trium Regum” (Lịch sử của Ba Vua) do tác giả John xứ Hildesheim viết, xuất bản vào thế kỷ 14. John nói rằng, Ba Vua Balthasar, Melchior và Caspar đến từ Ấn Độ, Ba Tư và Chaldea (nơi ngày nay là Iran và Iraq). Họ lần lượt khởi hành từ nơi của mình, gặp nhau tại nơi họ sinh ra là Jerusalem và kế đến cùng nhau lên đường đến Bethlehem. Sau khi bày tỏ lòng kính trọng đối với Chúa Hài Đồng, họ tiếp tục cuộc hành trình quay về Ấn Độ. Tại đây, Ba Vua xây một nhà thờ, các ngài qua đời cùng một lượt và được chôn cất trong nhà thờ này ở bán đảo Tiểu Ấn.
Ba trăm năm sau, thánh Helena, mẹ của đại đế Constantine, đã đến Ấn Độ và lấy hài cốt của những người tiên đoán sự ra đời của “một vị Vua của nhân loại”. Bà cho đặt hài cốt vào một quan tài được điêu khắc đẹp đẽ và mang về nhà thờ Thánh Sophia ở Constantinople. Vào cuối thế kỷ thứ 6, hoàng đế Mauricius quyết định đưa thánh tích về thành phố Milan của Ý. Hài cốt của các vị Balthasar, Melchior và Caspar được gìn giữ tại Milan cho đến thế kỷ 12, khi thành phố này nổi loạn chống lại hoàng đế La Mã Frederick Barbarossa. Vì cần sự trợ giúp chống lại người Milan, vua Frederick kêu gọi sự giúp đỡ từ Đức cha Rainald von Dassel, Tổng Giám mục thành Cologne và giành lại được thành phố này. Cảm kích trước sự giúp đỡ to lớn, hoàng đế Frederick ra lệnh chuyển hài cốt Ba Vua từ Milan cho vị Tổng Giám mục. Năm 1164, Đức cha von Dassel đưa thánh tích về Cologne và Vương Cung Thánh Đường uy nghi được xây dựng để trở thành nơi lưu trữ hài cốt của Ba Vua.
Xoa dịu những nghi ngờ
Năm 1864, hộp chứa thánh tích được mở ra và tổng cộng có hài cốt của ba người được tìm thấy. Một câu hỏi được đặt ra lúc đó là liệu đây có phải là thánh tích của ba vị được kể trong Kinh Thánh, hay chỉ là hài cốt của những người vô danh được đặt vào với mục đích đánh lừa người đời sau? Có một số manh mối rất thú vị. Ba hộp sọ được cho thuộc về một người trẻ tuổi, một người trung niên và một vị đã cao niên. Một bức tranh khảm vào thế kỷ thứ 6 tại Ravenna (Ý) cũng mô tả chân dung của Ba Vua là bộ ba thanh niên, trung niên, lão niên. Chi tiết này hoàn toàn khớp, vậy phần còn lại của câu chuyện thì sao?
Câu chuyện của tác giả John xứ Hildesheim về nguồn gốc của ba nhà thông thái được dựa trên huyền thoại từ thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu về lịch sử của Ba Vua, các chuyên gia có thể tìm được vô số truyền thuyết và được truyền miệng tại nhiều vùng khác nhau, bắt đầu từ thời đầu của kỳ Trung Cổ từ những nơi xa xôi như Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Học giả Tân Ước Brent Landau đã chuyển ngữ một bản thảo chữ Syriac vào thế kỷ thứ 8, với nội dung được cho là lấy từ những câu chuyện xa xưa hơn. Tuy nhiên, công trình của ông Landau không làm rõ được nguồn gốc thật sự của Ba Vua, mà chỉ cho thấy sự tồn tại của bộ ba thông thái được lưu truyền tại nhiều nơi khác nhau, mang theo nhiều cái tên khác biệt, chỉ có điểm chung là cùng đề cập đến ba nhân vật từng tìm được Chúa Hài Đồng.
Trên thực tế, người thời nay vẫn chưa tìm được chứng cứ khảo cổ học cụ thể nào, hoặc thông tin từ văn bản có thể cho phép truy về xuất xứ của họ. Phúc Âm theo thánh Matthêu chỉ nói rằng họ “đến từ phương Đông”. Chỉ có một điều chắc chắn là hòm thánh tích trong nhà thờ Chánh tòa Cologne đã kết nối chúng ta ngược về thế kỷ thứ 6, chứng thực câu chuyện được thêu lên các bức thảm về những nhân vật huyền bí nhất của Tân Ước.
LING LANG
 
 
 --------------------------------------------------
 
 

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO - MƠ NGUYỄN CHUYỄN

  •  
    Mo Nguyen CHUYỄN
     


            CẦU CHÚC ĐƯỢC LÀ NGƯỜI BÉ MỌN TRONG NĂM MỚI NÀY

                                                                                                                                                                                                                                   ĐGM GB. BÙI TUẦN

     

    Việc lành nhỏ, trong phạm vi nhỏ. Thí dụ, điều gì là thương người, thì dù nhỏ, vẫn cố làm. Điều gì là hại người, thì dù nhỏ, vẫn cố tránh.

    1.

    Tình hình thế giới hiện nay đang có những chuyển biến nguy hiểm có thể dẫn tới những bùng nổ khủng khiếp, gây nên những bất ngờ đau đớn khôn lường.

    Chúng ta tại Việt Nam này cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Nghĩa là chúng ta cũng cần được cứu.

    2.

    Những yếu tố được coi là mạnh mẽ, sẽ được vận dụng để cứu chúng ta, không phải là thiếu. Nhưng theo tôi, và cũng là ý kiến của rất nhiều người, thì yếu tố phải cho là quan trọng việc cứu Hội Thánh, và cứu Tổ Quốc, chính là yếu tố tâm linh mang những giá trị thiêng liêng.

    3.

    Xin phép trình bày rất vắn gọn về yếu tố tâm linh đó.

    Một là niềm tin vào một Đấng Tối Cao thiêng liêng luôn đồng hành với mình.

    Hai là niềm tin vào hồn thiêng những người thân quá cố vẫn luôn thương mình.

    Ba là niềm tin vào những đồng bào xa gần vẫn chia sẻ tình thương với mình.

    4.

    Ba niềm tin trên là rất thiêng liêng, làm nên một chiều kích tâm linh sâu thẳm và bao la, chứa đựng một sức mạnh lạ lùng. Sức mạnh lạ lùng đó chính là yêu thương.

    5.

    Yêu thương đó, tôi đã cảm nhận được suốt cuộc đời tôi. Yêu thương đó vẫn sống động trong tôi. Yêu thương đó luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.

    6.

    Hôm nay, tôi cầu xin Chúa Thánh Thần soi dẫn yêu thương của tôi đi vào Năm mới 2018, sao cho yêu thương của tôi được vâng theo ý Chúa mà góp phần vào chương trình cứu độ của Chúa một cách thiết thực.

    7.

    Chúa đã trả lời tôi qua gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha Phanxicô mới nhắn nhủ những người dâng mình cho Chúa là hãy lắng nghe và hãy phân định.

    8.

    Tôi phải để ý lắng nghe ý Chúa, để biết yêu thương theo ý Chúa.

    Tôi phải để ý phân định điều gì tốt nên làm ngay ở đây, bây giờ, điều gì tốt nhưng không nên làm lúc này, nơi đó.

    Với sự lắng nghe và phân định, tôi sẽ thực hiện yêu thương của tôi trong năm mới thế này:

    9.

    Yêu thương của tôi sẽ tìm gặp Chúa nhiều hơn nữa, thân mật hơn nữa. Bất cứ ở đâu, bất cứ làm gì, tôi cũng để lòng mình gặp gỡ Chúa.

    Chúa ở trong tôi. Nhờ vậy, tôi sẽ biết phải nói gì, làm gì, trong những phục vụ từng con người cụ thể.

    10.

    Nói chung, tôi sẽ chọn những việc phục vụ nhỏ, đáp ứng những nhu cầu nhỏ trong xã hội và trong Giáo Hội.

    Việc lành nhỏ, trong phạm vi nhỏ. Thí dụ, điều gì là thương người, thì dù nhỏ, vẫn cố làm. Điều gì là hại người, thì dù nhỏ, vẫn cố tránh.

    Việc lành nhỏ, trong phạm vi nhỏ. Thí dụ, khi chỉ có sức đọc một kinh kính mừng, thì dù mệt, tôi vẫn cố gắng đọc. Khi chỉ có sức dâng cho Chúa một hy sinh nhỏ, thì dù kiệt sức, tôi vẫn cố gắng dâng cho Chúa chút hy sinh nhỏ đó.

    11.

    Nhỏ, mà tôi nói ở đây, không quan trọng ở việc nhỏ, phục vụ nhỏ, mà ở tinh thần như Chúa Giêsu đã nói xưa. Phúc âm ghi: “Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc 10, 21).

    Những người bé mọn đã được Chúa khen. Tôi rất mong, tôi sẽ được là kẻ bé mọn, trong năm mới này. Tôi cũng mong anh chị em cộng đoàn Long Xuyên đây cũng không ngại được Chúa khen là những người bé mọn của Chúa.

    12.

    Nhận thức mình là người bé mọn, nhưng được Chúa yêu thương, sẽ giúp chúng ta cảm tạ Chúa như Đức Mẹ, và với Đức Mẹ “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng. Vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi Người đoái thương nhìn đến phận nữ tỳ hèn mọn” (Lc 1, 46- 48).

    13.

    Hèn mọn, bé mọn, sống đúng như vậy sẽ giúp chúng ta vượt qua được những thử thách muôn vàn trong năm mới 2018 này.

    Hèn mọn, bé mọn, sống đúng như vậy sẽ giúp chúng ta tìm được niềm vui và hy vọng trong cuộc sống đức tin, nhất là trên con đường đầy khó khăn của năm mới này.

    Hèn mọn, bé mọn, sống đúng như vậy cũng sẽ giúp chúng ta an tâm trong năm mới 2018 này. An tâm, bởi vì chúng ta được Chúa và Đức Mẹ yêu thương.

    14.

    Thiết tưởng đó chính là chiều kích tâm linh, có khả năng giúp chúng ta góp phần vào việc cứu Hội Thánh và quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.

    Chỉ bé nhỏ thôi, nhưng chúng ta sẽ là những ngọn lửa tâm linh được Chúa đốt lên từ lửa của trái tim Chúa, sẽ có sức chiến thắng quỷ dữ Satan và hỏa ngục.

    Chỉ bé nhỏ thôi, nhưng chúng ta sẽ là những ngọn lửa tâm linh được Đức Mẹ đốt lên từ lửa của trái tim Mẹ, sẽ có sức chiến thắng hận thù, chia rẽ kiêu căng, để thiết lập yêu thương của Nước Chúa.

    15.

    Nếu năm mới này, sẽ có những lớn lao bị tàn phá và sụp đổ, thì cũng sẽ có những bé nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Đó là những ngọn lửa tâm linh.