17. Thân Tâm Mạnh Khỏe

THÂN TÂM MẠNH KHỎE -SAN NGUYEN

  •  
    San Nguyen <
    Thu, Sep 30 at 4:42 PM
     
     
     

    Xin các thân hữu hãy bỏ ít phút đọc bài viết này, vì tập thể dục được mọi người coi là liều thuốc bổ thần tiên nhất cho con người và trước tiên nó giúp cho chính bản thân mình được khỏe mạnh từ tâm hồn cho đến thể xác, sẽ không phải bị phiền lụy đến những người thân trong gia đình mình. 
    NMS 
     

    Chăm sóc bản thân và tập thể dục là chìa khóa mang lại món quà cho cuộc sống

     

     BM

    Hãy lưu tâm đến những gì bạn cần, vì bạn xứng đáng với sự cố gắng đó.

     

    Chăm sóc bản thân đúng cách giúp bạn có thể hoạt động hiệu quả trong mọi việc bạn làm, dù là ở cơ quan, ở nhà, đi du lịch hay khi thư giãn. Thật khó để bắt kịp với những thử thách trong cuộc sống nếu bạn thất bại trong chăm sóc chính mình, bạn cũng sẽ ít trông nom đến bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì khác.

     

    Nếu bạn chịu khó lắng nghe, cơ thể sẽ nói cho bạn biết nó cần gì. Nó phản ứng với những trải nghiệm trong quá khứ hoặc hiện tại, và mọi thứ xung quanh bạn đều là tác nhân gây ảnh hưởng. Bí quyết ở đây là hãy lắng nghe một cách tích cực. Cơ thể bạn đang nói gì với bạn? Có lẽ nó đang nói với bạn rằng:

     

    ·        Nó mệt mỏi.

    ·        Nó đau.

    ·        Nó cảm thấy tràn đầy năng lượng.

    ·        Nó thật biết ơn.

     

    Đừng bỏ qua thông điệp mà cơ thể đang nói với bạn. Hãy tôn vinh bản thân bằng cách đáp lại một cách thích hợp. Như thế nào? Hãy nghĩ đến những điều sau để giúp bạn chăm sóc bản thân một cách trân trọng:

     

    ·        Nếu mệt, hãy nghỉ ngơi, đừng cố nữa.

    ·        Nếu bạn cảm thấy đau, hãy cố gắng tìm ra nguồn gốc của cơn đau và xem liệu bạn có thể làm gì để giảm bớt nó hay không.

    ·        Nhận ra những thời điểm mà bạn tràn đầy năng lượng. Điều gì đã khởi phát điều này, và bạn có thể lặp lại nó không?

    ·        Nếu bạn cảm thấy biết ơn, hãy để lòng biết ơn tràn ngập cuộc sống của bạn.

     

    Các cách tự chăm sóc bản thân

     

    BM

     

    Nhiều người trong chúng ta muốn vượt qua nỗi đau và sự mệt mỏi và hy vọng chúng ngừng làm phiền chúng ta. Bạn có như vậy không? Bạn có thấy khó để thư giãn? Tôi thư giãn tốt nhất khi rời xa công việc và thói quen hàng ngày. Bạn có thể nói về “kỳ nghỉ” không?

     

    Dưới đây là một số gợi ý mà bạn sẽ thấy hữu ích để tự chăm sóc bản thân hàng ngày:

     

    Thở sâu. Đón nhận cái tốt và rũ bỏ cái xấu. Làm điều này một cách chậm rãi và khoan thai khi bạn lấp đầy phổi của mình nhiều nhất có thể và làm rỗng chúng hết mức cũng như vậy.

     

    Thay đổi cách tự nói với bản thân từ tiêu cực sang tích cực. Ví dụ: thay vì “Tôi sẽ không bao giờ hoàn thành được việc này,” hãy nói “Tôi sẽ hoàn thành mục tiêu của mình.”

     

    Nhắc nhở bản thân về những điều mà bạn biết ơn.

     

    Viết nó ra giấy, để nơi bạn có thể nhìn thấy: viết hoặc ghi nhật ký suy nghĩ của bạn.

     

    Nghe những bản nhạc mà bạn cảm thấy phấn chấn.

     

    Đối với những cơn đau nhức, hãy sử dụng liệu pháp nhiệt nóng hoặc áp lạnh.

     

    Xem một cái gì đó hài hước và cười một cách sảng khoái. Có sự chữa lành trong tiếng cười. Nó được gọi là “phương thuốc tốt nhất.”

     

    Tìm ra những gì phù hợp nhất với bạn. Khi bạn trân trọng cơ thể mình bằng cách đáp ứng những nhu cầu của nó, nó sẽ đền đáp lại cho bạn bằng hiện vật một cách tử tế. Tất cả thật là hoàn hảo! 

     

    Đó là chất lượng và số lượng giấc ngủ của bạn được cải thiện, vì đây là lúc cơ thể bạn tự phục hồi tốt nhất. Trong khi ngủ sâu, các tế bào của bạn sửa chữa và tái tạo lại, đồng thời các hormone được tiết ra để thúc đẩy sự phát triển xương và cơ. Cơ thể bạn cũng sử dụng giấc ngủ sâu để tăng cường khả năng miễn dịch, do đó bạn có thể chống lại được bệnh tật và lây nhiễm. Chúa đã tạo ra cơ thể của chúng ta một cách tuyệt vời!

     

    Tập luyện

     

    BM

     

    Tập thể dục giúp ích cho mọi thứ được đề cập trong bài viết này. Để đạt được hiệu quả, kế hoạch tập luyện của bạn cần được ưu tiên và khiến bạn thích thú.

     

    Một kế hoạch luyện tập thể chất mang lại sự sống tuyệt vời bao gồm năm phần sau:

     

    Tập luyện sức mạnh (với tạ, máy hoặc bằng trọng lượng cơ thể)

     

    Kéo giãn tất cả các nhóm cơ chính của bạn — loại bài tập thể lực thườn bị bỏ quên.

     

    Các bài tập Cardio giữ nhịp tim ở mức quy định cho độ tuổi và khả năng của bạn trong thời gian không dưới 15 phút mỗi lần.

     

    Ghi nhớ các bài tập cốt lõi và phần cơ bụng được minh họa trong Pilates

     

    Nghỉ ngơi

     

    BM

     

    Nghỉ ngơi là một thành phần của tập thể lực. Nghỉ ngơi làm cho tất cả vận hành trơn tru. 

     

    Điều cần thiết là bạn phải hiểu về sức chịu đựng thể chất của mình và các bài tập cho đến khi bạn đủ khỏe để nâng lên cấp độ tiếp theo. Thực hiện bất kỳ bài tập nào với hình thức phù hợp sẽ làm tăng sức mạnh, bất kể chuyển động nhỏ như thế nào. Bạn không bao giờ được hy sinh hình thức để đạt được “nhiều hơn”: tạ nặng hơn, căng cơ sâu hơn, tập tim mạch nhiều hơn mức cần thiết, v.v. Làm như vậy sẽ làm thất bại mục đích của bạn.

     

    Đừng tập luyện giống nhau mỗi ngày.

     

    Cơ thể của bạn thích nghi rất nhanh và ổn định khi nó tìm ra cách tránh làm việc quá sức. Để đạt được lợi ích tối đa, tốt nhất bạn nên gây bất ngờ mỗi khi tập luyện. Cơ thể của bạn thích nghi cực kỳ tốt với bất cứ điều gì được yêu cầu phải làm, vì vậy hãy thử thách nó với sự đa dạng liên tục.

     

    Kéo căng các cơ mà bạn đã săn chắc

     

    BM

     

    Tôi gọi đó là “mặt trái của việc rèn luyện sức mạnh.” Bất kỳ sự co cơ nào cũng cần phải được kéo căng theo sau. Đây là bài tập tập thể dục khá tốt nhưng cũng thường bị bỏ quên!

     

    Hạn chế kéo căng cơ mỗi ngày

     

    Điều này là do trong khi bạn đang tập luyện sức mạnh, bạn đang làm rách cơ của mình. Chúng cần những ngày nghỉ ngơi để xây dựng và tạo ra các sợi cơ mới.

     

    Các bài tập Cardio rất quan trọng vì nó tăng cường sức mạnh cho tim và phổi của bạn.

     

    Đừng chán nản với cardio nhưng hãy cố gắng tìm cách nào thú vị để tập thêm nó. Một trong những người bạn của tôi hoàn thành điều này bằng cách chơi với những đứa cháu của mình.

     

    BM

     

    Tốt nhất là bạn nên tăng cường sức mạnh cho phần xương chậu và tất cả các cơ nhỏ xung quanh hông và cột sống của bạn. Một lần nữa, Pilates là cách tốt nhất mà tôi đã tìm thấy để đạt được sức mạnh cốt lõi.

     

    Vì vậy, hãy vui mừng vì bạn là một sinh vật kỳ diệu. Hãy tin rằng bạn có thể hoạt động hiệu quả trong mọi việc bạn làm. Bạn xứng đáng với từng chút vinh dự mà bạn có thể trao cho cơ thể, tâm hồn và tinh thần của mình.

     

    BM

     

    Donna Martelli, trước đây là một vũ công chuyên nghiệp của Harkness Ballet of New York, từng phục vụ trong khoa khiêu vũ tại Đại học Butler, Indianapolis, và hiện cũng là một huấn luyện viên cá nhân được chứng nhận và là huấn luyện viên Pilates được chứng nhận ở Indianapolis, IN. Cô tổ chức các lớp học, các cuộc thảo luận chuyên đề và hội thảo ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Cô là tác giả của cuốn sách “When God Says Drop It (Khi Chúa nói hãy thả xuống)” và “Why the Dance (Tại sao lại Khiêu vũ)”, hiện có sẵn trên Amazon và bất cứ hiệu sách nào.

     

     

     

    Donna Martelli  _  Tân Dân 


    On Thu, Sep 30, 2021 at 3:38 PM San Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
    Dear anh BaoMai:
     
    Xin anh gửi lại cho tôi một bài viết có đề tài sau đây mà anh đã cho đăng cách đây vài ngày như sau:
     
    Chăm Sóc Bản Thân Và Tập Thể Dục Là Chìa Khóa Mang Lại Món Quà Cho Cuộc Sống.
     
    Cảm ơn anh. Thầy San.
     

THÂN TÂM MẠNH KHỎE -SỨC KHỎE CỦA VẺ ĐẸP

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Apr 17 at 1:53 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    SỨC MẠNH CỦA VẺ ĐẸP

     

    Trên đời này có hai chuyện không thể đem ra tranh cãi, đó là vẻ đẹp và em bé. Cả hai đều không thể tự vệ, sự bảo vệ duy nhất của cả hai là chính sự yếu đuối.

     

     

    Thế giới sẽ được cứu rỗi bởi vẻ đẹp! Fyodor Dostoyevsky đã viết như thế, Dorothy Day đã trích lại câu đó, và nhiều thế kỷ trước thời Chúa Giêsu, Khổng Tử cũng lấy đó làm trọng tâm cho lời dạy của mình. Họ có lý. Vẻ đẹp là một ngôn ngữ đặc biệt xuyên thấu nhiều và gạt bỏ mọi thứ chia rẽ chúng ta, từ lịch sử, chủng tộc, ngôn ngữ, tín điều, hệ tư tưởng, chính trị, kinh tế, giới tính, tính dục và những tổn thương riêng. Vẻ đẹp làm tan chảy mọi khác biệt. Tuyên ngôn của vẻ đẹp, cũng hệt như tuyên ngôn của một trẻ sơ sinh, chẳng có lời lẽ rõ ràng, nhưng nó là ngôn từ quá hoàn hảo đến nỗi chỉ có thể bị vẩn đục khi người ta tự làm bậy lên mình. Trên đời này có hai chuyện không thể đem ra tranh cãi, đó là vẻ đẹp và em bé. Cả hai đều không thể tự vệ, sự bảo vệ duy nhất của cả hai là chính sự yếu đuối.

    Trong triết học kinh điển Tây phương, vẻ đẹp được xem là một trong những đặc tính siêu việt của hiện hữu, và do đó, nó là một đặc tính của Thiên Chúa. Người ta nhận thức Thiên Chúa có bốn phẩm chất siêu việt, cụ thể là Duy nhất, Chân, Thiện, Mỹ. Do đó, vẻ đẹp mang trong mình đặc tính thiêng liêng thần thánh. Các nghệ sĩ và tất cả những ai nhạy cảm với mỹ học đều luôn công nhận điều này, không hẳn bằng cách khẳng định rõ ràng, vẻ đẹp là đặc tính của Thiên Chúa, nhưng bằng cách công nhận có đặc tính thần thiêng trong vẻ đẹp, và họ cảm thấy có “sự phạm thượng” mỗi khi vẻ đẹp bị biến dạng cũng như cảm nhận được sinh lực sáng tạo như một đấng thần thiêng.

    Như chúng ta biết, vẻ đẹp có nhiều dạng. Ai trong chúng ta chưa hề cảm nhận được sức mạnh đến choáng váng của vẻ đẹp thể lý? Ai lại chưa sững sờ trước vẻ đẹp của buổi hoàng hôn, của đại dương, rặng núi, những vì sao và ánh trăng rằm, hoang mạc, bão tố, một cái cây, cảnh tuyết rơi, cơn mưa phùn, một con vật hoang dã, một tác phẩm kiến trúc, một cơ thể con người? Vẻ đẹp thể lý tự nó nói lên tất cả. Chẳng thể nào tranh cãi về nó và cũng chẳng thể chê bai nó bằng cách viện đến điều gì đó tâm linh hơn cao cả hơn. Nó chân thực đễn nỗi không thể giải thích nổi, và do đó cần được công nhận, xác nhận và chúc phúc.

    Với hầu hết chúng ta, khi nghe đến từ “vẻ đẹp”, liền nghĩ ngay đến vẻ đẹp thể lý. Dù vẻ đẹp đó rất thực, mạnh mẽ và có thể làm lay động trái tim, nhưng còn có những dạng vẻ đẹp khác cũng mạnh mẽ và có sức biến đổi như thế. Tôi không biết phải nói như thế nào cho chuẩn điều tôi định diễn đạt, nên xin lượng thứ cho tôi nếu diễn đạt của tôi ngớ ngẩn và không chuyên cho lắm, nhưng chúng ta cần và có thể nói về vẻ đẹp trong phạm vi tinh thần và cảm xúc. Có cái mà chúng ta có thể gọi là vẻ đẹp cảm xúc hoặc vẻ đẹp tinh thần.

    Vẻ đẹp cảm xúc không phải là vẻ đẹp của buổi hoàng hôn hay một bức tranh vĩ đại, nhưng là vẻ đẹp của một biểu đạt đặc biệt của tình yêu, cảm thông, nhân hậu, mà chúng ta đã từng may mắn chứng kiến. Ví dụ, chúng ta có thể sững sờ khi thấy cảnh giải cứu kỳ diệu một em bé, khi thấy một con vật đang tuyệt vọng được cứu thoát, khi hai vợ chồng nắm tay nhau trìu mến, hay khi nghe về phản ứng hào phóng của cộng đồng trước lời kêu gọi giúp đỡ một gia đình nghèo. Cũng như với vẻ đẹp thể lý, trong những điều này cũng có đặc tính thần thiêng, có một điều gì đó mà thậm chí con người thô lỗ nhất cũng không dám mạo phạm. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào liên quan đến cảm xúc, thì luôn có nguy cơ đa cảm không lành mạnh, thế nhưng bất chấp nguy cơ đó, cảm xúc của chúng ta, cũng như đôi mắt, chính là cửa ngỏ đến với vẻ đẹp.

    Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, còn có vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp của linh hồn. Ví dụ dễ thấy, đó là tử đạo và mọi dạng tình yêu hy sinh khác cho những ước nguyện, khát khao và sự sống của mình vì một điều gì đó cao cả hơn. Dù chuyện này không phải lúc nào cũng tạo ra một thể xác đẹp, nhưng nó lại tạo ra một linh hồn đẹp. Khi khẳng định điều này, tôi không nghĩ ngay đến những bậc tử vì đạo đã từ bỏ mạng sống của mình thay vì từ bỏ đức tin, hay thậm chí là những những người như Mohandas Gandhi, Albert Schweitzer, Martin Luther King, Dorothy Day, Maximillian Kolbe, Oscar Romero, và nhiều người khác ngày nay đang hy sinh tính mạng mình vì tha nhân. Có những ví dụ rất hùng hồn về vẻ đẹp tinh thần, nhưng nhiều người chúng ta có thể tận mắt thấy được chúng ngay trong gia đình và bạn bè mình. Ví dụ như, tôi nhìn vào cha mẹ tôi, những người dành gần như cả đời hy sinh để chăm sóc cho một gia đình đông con, nhất là cung cấp cho gia đình cái còn quan trọng hơn của ăn của mặc, cụ thể là đức tin và sự hướng dẫn tinh thần. Có vẻ đẹp tinh thần trong sự hy sinh của họ, dù cho có lúc trong thời này, với các tiêu chuẩn của Hollywood, cha mẹ tôi có vẻ là những người hốc hác hơn là đẹp. Nhưng mà, vẻ đẹp tinh thần được cân đo bằng một tiêu chuẩn khác. Như tôi đã nói, trong chuyện này, chúng ta cũng cần phải cẩn trọng: trong khi vẻ đẹp cảm xúc kèm theo nguy cơ đa cảm ủy mị, thì vẻ đẹp tinh thần cũng kèm theo nguy cơ cuồng tín. Những kẻ cuồng tín, giết người hàng loạt, cũng tập trung cao độ về tinh thần. Tinh thần, luân lý, như mọi thứ khác, có thể bị lầm lạc.

    Thế giới sẽ được cứu rỗi bằng vẻ đẹp! Đúng là thế, nhưng tôi lại muốn dùng thì hiện tại, thế giới đang được cứu rỗi bởi vẻ đẹp.

    Ronald Rolheiser,

    J.B. Thái Hòa dịch

     
     

 

THÂN TÂM MẠNH KHỎE -THOI QUEN CẦN TRÁNH

Hầu hết mọi người đều những có thói quen này nên cần phải tránh! 
 
KIM VU
 
Tìm khắp các phòng trong nhà vẫn không nhìn thấy cô ấy, sau đó phát hiện thi thể cô ấy mặc bộ đồ ngủ nằm trên sàn phòng tắm, hơi thở và nhịp tim đều đã ngưng.
Các bác sĩ cho biết cô ấy có khả năng do nín tiểu quá lâu rồi bất ngờ đi tiểu, gây ra sự hưng phấn quá mức cho thần kinh và bàng quang thông khoái quá nhanh khiến tụt huyết áp, nhịp tim đập mạnh, suy não nên gây ra tiểu tiện ngất. Tuy nhiên, sau khi ngất xỉu, không được điều trị kịp thời dẫn đến cái chết đột ngột.
 
Căn cứ vào việc đi vệ sinh khoảng 6-8 lần trong một ngày, cuộc sống của hầu hết mọi người có khoảng 2-3 năm là dành thời gian trong nhà vệ sinh. Cùng với thời gian tắm thì thời gian trong nhà vệ sinh thậm chí còn lâu hơn như vậy nhưng bạn có biết Phòng tắm là nơi gây ra rủi ro cao nhất trong ngôi nhà hay không?
Trong thực tế, nhà vệ sinh đã trở thành địa điểm có tỷ lệ tử vong cao nhất mà các nhân viên cứu cp thường ra vào nhiều nhất.
1.  Đứng dậy đột ngột gây chóng mặt do bệnh tim mạch và mạch máu não cũng bởi bệnh nhân ngồi xổm trong nhà vệ sinh quá lâu, đứng dậy nhanh chóng sau khi bài dịch có thể gây trào ruột, thiếu máu não, chóng mặt, hoa mắt, té ngã và những người lớn tuổi dễ bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp cao thì buổi sáng huyết áp sẽ tăng cao hơn nhưng nhiều người có thói quen thức dậy là vào nhà vệ sinh để ruột bài tiết nên nhà vệ sinh là nơi thường xảy ra tai nạn nhiều nhất.
2.  Bài tiết dùng lực có khả năng gây đột tử khi khí lực dồn vào đột ngột, cơ bụng và cơ hoành co rút mạnh mẽ làm tăng áp lực ổ bụng, làm cho huyết áp tăng đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, tiêu thụ oxy của cơ tim tăng đột ngột có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim và nghiêm trọng hơn, có thể gây đột tử.
3.  Sau khi nín tiểu quá lâu rồi đi tiểu đột ngột dễ dẫn đến việc ngất xỉu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ bị đột tử. Khiến các dây thần kinh phế vị trở nên quá hưng phấn, và bàng quang bài quá nhanh, máu thông xuống, khiến tụt huyết áp, co thắt nhịp tim, suy não và gây ra tiểu tiện ngất. Sau khi ngất, nếu bệnh nhân không được điều trị y tế kịp thời có thể đe dọa tính mạng.
4.  Độ ẩm khi ở trong nhà tắm quá lâu ảnh hưởng đến não do đó khi vào nhà tắm nên mở quạt hút. Hơn nữa, cũng nên hạn chế thời gian trong nhà vệ sinh ít nhất vì ở đó dễ gây thiếu oxy cho não và tim.
5.  Nước lênh láng sàn gạch trơn tạo điều kiện khiến cho người ta dễ bị trượt ngã nhất nhà vệ sinh. Nếu bạn vô tình bị ngã, khó tránh dễ bị gãy xương và các trường hợp nguy hiểm khác như người già mắc bệnh tim, một khi bị ngã dễ gây đau thắt ngực, cần phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
6.  Đồ gia dụng trong nhà vệ sinh khá nhiều cũng gây ra nhiều nguy cơ. Nếu phòng vệ sinh không thông gió tốt, việc sử dụng máy nước nóng nhiều khả năng gây ngộ độc khí. Không ít những bài báo đã từng nói về điều này ...
7.  Mọi người thực sự hãy nên chú ý! Tuyệt đối đừng nín tiểu! Không có việc gì đáng gấp rút hơn việc này! Đặc biệt trước khi đi ngủ phi đi vệ sinh luôn, đừng nín tiểu để rồi hậu quả khó lường!
---------------------------

THÂN TÂM MẠNH KHỎE -THỂ XAC VÀ TÂM HỒN

THÂN TÂM MẠNH KHOẺ

                                       *Thể xác và Tâm hồn*
                                    -----*****-----
Thân và Tâm luôn đi với nhau như Đất với Nước và Gió với Lửa. Vỉ thế tôi lấy tên bài này là “Thân Tâm Mạnh Khoẻ”.


A* Những câu Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam về Thân:
1 - Thân làm tội đời : Con người ai cũng tự làm khổ, đầy đoạ mình.
2 - Thân lừa ưa nặng: Con người có tính bướng bỉnh, nói ngon nói ngọt không nghe, lúc chửi mắng mới chịu vâng lời.
3- Thân lươn chẳng quản lấm mắt, thân chạch chẳng quản lấm đầu: Địa vị, thân phận thấp hèn đành chịu nhục, làm xấu không tự trọng.
4- Thân sống không bằng thân chết: Lúc mình giầu thì xúm vào nịnh bợ để kiếm cái ăn, khi chết thì làm ma thật to, tỏ thương tiếc.
5- Thân tàn ma dại: Khi cuộc sống ổn định thì mặt mày tươi tắn, lúc làm ăn thất thì thân xác tiều tụy, không ra thể thống gì cả.
6- Thân tự lập thân: Tự mình xây dựng cơ nghiệp mới đáng phục, có tính chịu đựng giỏi, biết tiết kiệm chi tiêu và chăm lo đời sống.


B * Những suy tư về chữ Tâm cũng là Lòng hay Tâm hồn: Chúa Giêsu nói: “Những cái gì nói ra là phát xuất tự lòng. Chính những cái ấy mới làm cho người ra ô uế.” (Mt 15, 18)
Cao dao Việt nam: Tâm thành đốt một đống rơm,
Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
1- Tâm mà lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả, đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, tham lam thì cuộc sống lọc lừa, bất an.
3- Tâm mà đố kỵ, ghen ghét thì cuộc sống hận thù, mất vui.
Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương:
1/ Đặt Tâm trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
2/ Đặt Tâm trên miệng để nói lên lời an ủi với người bất hạnh.
3/ Đặt Tâm trên tai để nghe lời than trách, góp ý của người khác.
4/ Đặt tay trên vai để biết gánh vác và chia sẻ với anh em.
5/ Đặt tâm trên tay để làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác.
6/ Đặt tâm trên chân để mau mắn chạy đến người cùng khổ..


*Thân xác không có Tim thì thân xác chết, người không có Tâm thì cuộc sống chỉ hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người. Hy vọng sau khi quý vị và các bạn đọc bài này, Thân Tâm sẽ sống mạnh khoẻ, vui vẻ và bình an.

Phó tế: GBM Định Nguyễn

THÂN TÂM MẠNH KHỎE -VỀ HƯU-DƯỠNG LÃO

 

  •  
    Hung Dao
    Sun, May 3 at 11:57 PM
     
     
     
    Về Hưu Dưỡng Lão

     

      

    Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì: Hãy đọc và tìm câu trả lời cho riêng mình

    Cơ bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình! Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng râm!

    Dưỡng lão nếu luôn dựa vào người khác thì sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.

    Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.

    Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!

    Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật: Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!

    Chúng ta đã già đi, chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn, đầu óc vẫn tỉnh táo.

    Giai đoạn đầu: 60-70 tuổi

    Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.

    Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.

    Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.

    Giai đoạn thứ hai: sau 70 tuổi không mắc bệnh

    Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình thực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lực và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm chống sặc, phải đi chậm chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!

    Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba. Quản cả một đời rồi, hãy ích kỷ một chút, tự quản bản thân mình. Mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình lâu dài hơn một chút, để thời gian sống của mình lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái. Như thế, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng.

    Giai đoạn thứ ba: Sau 70 tuổi bị bệnh

    Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc.

    Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều.

    Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.

    Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn cuối của cuộc đời

    Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.

    Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bảo bối này!

    Tục ngữ nói rất hay, “có tài chính sẽ không nghèo, có kế hoạch sẽ không loạn, có chuẩn bị sẽ không bận rộn”, thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa? Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.

    1. Sức khỏe về già

    Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.

    2.  Nơi trú ngụ về già

    Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!

    3. Tài sản về già

    Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữ kỹ, trước khi chưa vào quan tài quan nhất định không chia tài sản.

    4. Bạn già

    Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết giao bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.

    Tóm lại, cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.

    Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.

    Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì “người ở trên trời, tiền trong ngân hàng”, cái gì “một mình rất cô đơn”, “già rồi không ai chăm sóc” những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.

    Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói: Tuổi già của tôi, tôi tự làm chủ!.