2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Bảy tuần 30 Thường niên năm I - Bài học khiêm nhường (Lc 14,1.7-11)

    Tin mừng: Lc 14, 1.7-11

    1 Một ngày sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.

    7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 8 “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối.

    10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.

    11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Khiêm tốn là nét duyên của người Kitô hữu trước mặt Chúa. Thiên Chúa thương yêu và nâng dậy những ai khiêm cung nhỏ bé.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, thân phận con người trước nhan Chúa chỉ là thụ tạo đối với Đấng Tạo Thành, là giới hạn đối với vô hạn, là kẻ yêu đuối lỗi lầm đối với Đấng Chí Thánh. Ai tưởng mình là thánh thiện, người đó thật ảo tưởng. Khi con đòi hỏi Chúa phải ban ơn như ý con, là lúc con quên thân phận thụ tạo của mình. Người kiêu căng tự phụ thật vô duyên trước mặt Chúa. Con không thể quên hình ảnh người biệt phái lên đền thờ vênh vang kể công đức của mình và coi thường anh em, và đã bị Chúa Giêsu chê trách.

    Con muốn là người khiêm tốn để được Chúa thương mến. Người khiêm tốn là người biết nhận đúng về thân phận mình và cậy trông vào Chúa. Con nhìn về gương Mẹ Maria nhận mình là tôi tớ Chúa, phó thác cậy trông để Chúa dẫn dắt cuộc đời Mẹ. Chúa đã dẫn dắt Mẹ đi vào con đường làm Mẹ Thiên Chúa đầy đau khổ, nhưng cũng đầy bình an và hạnh phúc.

    Lạy Chúa, xin giúp con biết sống khiêm tốn và phó thác, đừng than thân trách phận làm phiền lòng Chúa, Đấng đã vì thương mà tạo dựng nên con. Xin cho con biết sống khiếm tốn trước mọi người: biết tôn trọng, nhường nhịn, phục vụ nhau, biết nhận lỗi và can đảm xin lỗi khi con có lỗi với anh chị em. Con tin rằng khi con khiêm tốn phó thác cậy trông vào Chúa, như con thơ trong tay Cha nhân lành, Chúa sẽ dẫn dắt đời con tới bến bờ bình an và hạnh phúc. Amen.

    Ghi nhớ: Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên”. (C.11)
     
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN- CN31TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    TIN MỪNG MAC-CÔ 12, 28b-34

    CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B (31/10/2021)

    ---ooOoo---

     

    MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI LÀ CỐT LÕI CỦA ĐẠO

    Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình,

    và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu

    và mọi lễ vật hy sinh" (Mac-cô 12, 33)

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXXI Thừơng Niên Năm B hôm nay đề cập đến điều cốt lõi nhất của Kitô giáo: Đó là giới răn MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI của Đạo. Bốn chữ vắn gọn nhưng hàm chứa cả một trời mênh mông về nội dung mà dù các Kitô hữu có dành hết cuộc đời của mình để thực thi hay tuân giữ thì cũng không bao giờ có thể nói là đủ.  

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 12,28b-34:

    Khi ấy, có người trong nhóm luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn điều nào trọng nhất?"

    Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó".

    Luật sĩ thưa Ngài: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh".

    Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.  

     

    III. SUY NIỆM  LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,46-52:

    3.1 Giới răn trọng nhất dành cho các Kitô hữu là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình vì Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên muôn vật muôn lòai, là Thần Linh và là Chúa Duy Nhất của vũ trụ. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình không chỉ bằng tinh cảm bằng lời hay ý đẹp mà bằng hành động thiết thực, cụ thề, bằng hy sinh từ bỏ quyết liệt.  

    3.2 Giới răn thứ hai dành cho các Kitô hữu  là yêu mến tha nhân như chính mình, vì tha nhân là tạo vật được Thiên Chúa dựng nên tốt lành,theo hình ảnh của chính Thiên Chúa, được giao sứ mạng quản lý công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Tha nhân cũng là chi thể của một Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Kitô là Hội Thánh.

     

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM

    4.1 Chúng ta hãy thực thi giới răn thứ nhất  bằng tình yêu, sự vâng phuc và lòng cậy trông phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Những việc lành phúc đức mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống là để chúng ta chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa, chứ không phải là những việc làm lập công như nhiều giáo dân lầm tưởng.  Thiên Chúa là Đấng hòan hảo tuyệt đối không thiều gì nên những việc chúng ta làm cho Chúa không thê them gì cho Chúa, nhưng đem lại ơn ích cho chính chúng ta.

    4.2 Chúng ta hãy thực thi giới răn thứ hai: Chúa Giêsu đã có lần nói: “Nếu anh em không yêu mến người anh em mà anh em nhìn thấy thì làm sao anh em nói được là anh em yêu mến Thiên Chúa là Đấng mà anh em không nhìn thấy”. Vì thế việc thực thi giới răn thứ hai là bảo chứng cho việc thực thi giới răn thứ nhất.

    Muốn thực thi gới rằn thứ hai (cũng như giới răn thứ nhất) chúng ta phải hy sinh từ bỏ rất rất nhiều vì tiêu chuẩn hay định lượng của tình yêu là “không tình yêu nào cao trọng cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu”.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,46-52:   

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã nhắc lai cho chúng con nhớ cốt lõi của Đạo Chúa là mến Chúa yêu người. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Khi ấy, có người trong nhóm luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn điều nào trọng nhất?»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa tất cả mọi người sống trong thế gian này quan tâm đến việc thực thi các giới răn của Thiên Chúa

    Xướng: Chúng ta cùn g cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa và giúp người khác tuân giữ các giới răn ấy.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Còn đây là giới răn thứ hai: Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu thực thi giới răn thứ hai là yêu mến tha nhân như chính mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Luật sĩ thưa Ngài: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho những người vô thần trong các xã hội hôm nay để họ nhận ra có Đấng Tối Cao là Chúa Tể vạn vật và loài người

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! háp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con và vì Người đã dậy chúng con thực thi hai giới răn trọng yếu nhất của Đạo Thánh là Mến Chúa Yêu Người.  

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của Thánh Thần để chúng con sốt sáng tuân giữ  điều Con Cha truyền dậy. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô Con Cha Chúa chúng con. Amen.

    Sàigòn ngày 29 tháng 10 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Thứ Sáu tuần 30 Thường niên năm I - Lề luật và bác ái (Lc 14,1-6)

    Tin mừng: Lc 14, 1-6

    1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 2 Và kìa trước mặt Đức Giê-su, có một người mắc bệnh phù thũng.

    3 Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pha-ri-sêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát hay không ?” 4 Nhưng họ làm thinh. Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về. 5 Rồi Người nói với họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát ?” 6 Và họ không thể đáp lại những lời đó.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Luật lệ được đặt ra là để phục vụ lợi ích của con người. Vì thế, giá trị nhân bản phải được đặt lên trên. Tình yêu phải là trọng tâm của đời sống chúng ta.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con rất ngạc nhiên trước thái độ của các người luật sĩ và biệt phái: họ không đành lòng để con bò của mình dưới đáy giếng sâu trong ngày Sabát, nhưng họ lại dửng dưng nhìn nỗi đau khổ của người mắc bệnh thủy thũng, và họ phản đối vì Chúa chữa bệnh cho người ấy trong ngày Sabát. Họ coi trọng việc giữ luật ngày Sabát nhưng lại coi nhẹ một con người.

    Lạy Chúa, ngày Sabát là ngày nghỉ ngơi, nhưng ngày ấy cũng là ngày Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu yêu thương, là ngày cứu độ. Ngày đó hơn những ngày khác, cần phải làm phúc và chữa lành. Đó là ngày Thiên Chúa tỏ lòng thương xót những ai nghèo khổ bất hạnh và tha thứ cho các tội nhân.

    Cuộc sống của con hôm nay đan kết bằng những ngày làm việc và những ngày lễ nghỉ. Nhưng dù là ngày nào, con cũng vẫn phải yêu thương con người và làm việc bác ái. Bởi vì từ ngày Chúa sống trong trần thế, Chúa đã mặc cho thời gian một ý nghĩa mới, và từ ngày Chúa phục sinh, Chúa đã thánh hóa thời gian của các tín hữu. Xin Chúa giúp con luôn biết quan tâm đến mọi anh chị em, đặc biệt luôn biết chia sẻ nỗi đau của người khác, để mỗi ngày con biết thực hiện việc yêu thương cụ thể, hầu giảm bớt nỗi khổ cho những người bất hạnh và làm vơi đi u sầu của kẻ buồn đau. Xin Chúa giúp con làm cho những ngày sống của con mang đầy ý nghĩa bằng cách luôn sống tình thương yêu. Amen.

    Ghi nhớ: “Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không kéo nó lên sao ? (C. 5)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - MƠ NGUYỄN

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -TGM VŨ VĂN THIÊN

  •  
    phung phung
     
     
    Subj.: 1/ {snhn5} MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI, 2/ KHÔNG GIAN THÁNH & 3/ BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG.
     
    1/ From: langthangchieutim
    To: SuyNiemHangNgay
    Sent: 10/28/2021 12:13:34 AM Central Standard Time
    Subject: {snhn5} MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
    MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

    Khi nói đến giới răn hay huấn lệnh là nói đến sự bó buộc.  Quả vậy, một huấn lệnh thường mang nội dung yêu cầu phải làm hoặc cấm làm một điều gì đó.  Như thế, phải chăng kính mến Chúa là một điều buộc?  Nếu coi việc kính mến Chúa là một điều buộc, thì chẳng còn phải là một tình yêu tự nguyện, mà khi không xuất phát từ tự nguyện, thì chẳng còn phải là tình yêu, hay có chăng thì đó chỉ là tình yêu gượng ép.

    Bài đọc thứ nhất (sách Đệ nhị Luật) và bài Tin Mừng theo thánh Máccô hôm nay nói với chúng ta về các huấn lệnh.  Trong số các huấn lệnh của Thiên Chúa thời Cựu ước, ông Môisen đã nhấn mạnh tới một lệnh truyền căn bản: “Các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ mọi huấn lệnh và giới răn của Người mà tôi truyền dạy cho các ngươi, cho con cái, cháu chắt các ngươi tuân giữ mọi ngày trong đời sống các ngươi, để các ngươi được sống lâu dài.  Những lời trên đây thực ra không phải là một điều áp đặt.  Đây là những lời đề nghị hay một lời mời gọi, kèm theo lời hứa cho một tương lai tốt lành.  Người tin Chúa không bị ép buộc, nhưng khôn ngoan suy nghĩ để lựa chọn và quyết định: nếu yêu mến Chúa và tôn kính Ngài, thì họ sẽ được Chúa chúc lành cho trong mọi ngày của đời sống dương thế, được trường thọ và hạnh phúc.  Tác giả Thánh vịnh 17 (Phần Đáp ca) cũng diễn tả lý do yêu mến Chúa, là vì Ngài là sơn động cho ta trú ẩn.  Ngài là đá tảng, là chiến luỹ và là vị cứu tinh đối với những ai cậy trông phó thác nơi Ngài.

    Hỡi Israen, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy, anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em đã phán với anh em.”  Qua những lời này, ông Môisen muốn khẳng định với những người Do Thái: những mệnh lệnh Chúa truyền dạy không thể chỉ được lắng nghe, nhưng phải được thực hành. Một số người Do Thái đạo đức quá chú trọng đến tuân giữ Lề luật một cách tỉ mỉ, mà lại lãng quên việc thực thi tinh thần của Lề luật.  Vì vậy, Chúa đã khiển trách họ: “Dân này chỉ tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta” (Mc 7,6).  Thực hành lời Chúa dạy là bảo đảm cho chúng ta được hạnh phúc đời này và đời sau.  Lời hứa miền đất tràn trề sữa và mật, trong truyền thống Do Thái, là niềm hy vọng nuôi dưỡng niềm tin của dân riêng Chúa đã chọn.  Đối với người Kitô hữu, đó chính là hạnh phúc đời đời Thiên Chúa ban cho những ai thực thi lòng mến Chúa yêu người.

    Thực ra mến Chúa yêu người không phải là hai giới răn tách biệt, nhưng là một giới răn duy nhất, như hai mặt của một tấm huy chương.  Lòng mến Chúa phải được chứng minh bằng việc yêu người.  Tình mến mọi người phải được dựa trên nền tảng lòng mến Chúa, vì đó là lòng mến vô vị lợi, không dựa trên những tiêu chuẩn trần gian, không phân biệt và không biên giới.  Thánh Gioan đã khẳng định với chúng ta: ai nói mến Chúa mà không thực hành đức thương yêu với tha nhân thì là kẻ nói dối, vì tha nhân là những người nhìn thấy mà họ không thương yêu, thì làm sao họ mến Đấng mà họ không nhìn thấy?  (x. 1 Ga 4,20). 

    Người tín hữu có một mẫu gương về lòng mến hoàn hảo, đó là Đức Giêsu Kitô.  Người là vị tư tế thánh thiện, vô tội tinh tuyền, tách biệt khỏi kẻ tội lỗi và đã được nâng cao trên các tầng trời.  Trên cây thập giá Đức Giêsu đã minh chứng tình mến đối với Chúa Cha và tình mến đối với nhân loại.  Tác giả thư gửi tín hữu Hípri đã chứng minh Chúa Giêsu là vị tư tế tối cao.  Ngày hôm nay, vị Tư tế đó vẫn đang chuyển cầu cho chúng ta (Bài đọc II).

     “Hỡi Israel, hãy nghe đây, Chúa là Thiên Chúa chúng ta, là Chúa độc nhất.  Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết sức ngươi.  Những lời tôi truyền cho ngươi hôm nay, phải ghi tạc vào lòng.”  Đây là lời kinh mà những người Do Thái đạo đức phải tụng mỗi ngày, để rồi lời ấy vang lên trong mọi giây phút của cuộc sống.  Lời ấy cũng là động lực chi phối mọi lời nói, hành vi và ý tưởng của những ai muốn tuân giữ lề luật.  Đây cũng là câu Lời Chúa được chọn để đọc trong giờ Kinh Phụng vụ vào tối thứ Bảy hằng tuần.  Xin cho lời kinh ấy luôn vang vọng trong tâm trí và cuộc đời chúng ta, để khởi đi từ lòng mến Chúa, chúng ta sẽ thực thi đức yêu người.

    Hôm nay là ngày vọng lễ Các Thánh.  Các thánh là những người mến Chúa yêu người.  Các ngài đã trải qua nhiều gian nan thử thách, nhưng vẫn một lòng tín trung.  Có nhiều vị thà hy sinh mạng sống còn hơn là bỏ Đạo.  Có nhiều vị chấp nhận một cuộc sống trầm lặng trong suy tư cầu nguyện.  Có nhiều vị thánh đã trải qua một cuộc sống rất đơn sơ bình dị, như một người cha, một người mẹ trong gia đình, một công dân của xã hội, một người phong lưu hoặc một người nghèo khó.  Tất cả các thánh đều có một điểm chung: đó là lòng mến Chúa yêu người.  Thánh Phaolô đã khẳng định: Ai yêu thương, thì đã chu toàn lề luật (Rm 13,8b).  Nên thánh chính là thực thi giới răn mến Chúa yêu người. 

    Lạy Chúa là nguồn mạch sự thánh thiện, xin che chở nâng đỡ chúng con trong hành trình cuộc đời, cũng là hành trình nên thánh.  Amen. 

    TGM Giuse Vũ Văn Thiên

    2From: ngocnga_12
    Sent: 10/27/2021 11:39:53 PM Central Standard Time
    Subject: KHÔNG GIAN THÁNH
    LIVE CHURCH.jpg 

    KHÔNG GIAN THÁNH

     

    “Trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.

     

    Trong một tập sách nói về các Giáo Xứ, tác giả ví von so sánh các ‘nhà thờ sống’ và ‘nhà thờ chết’: Chi phí của các ‘nhà thờ sống’ luôn nhiều hơn thu nhập của họ; ‘nhà thờ chết’ không cần nhiều tiền! Các ‘nhà thờ sống’ có vấn đề về chỗ đậu xe; ‘nhà thờ chết’ có thừa không gian trống! Các ‘nhà thờ sống’ có thể ồn ào vì một số trẻ em; ‘nhà thờ chết’ vắng lặng như một nghĩa trang! Các ‘nhà thờ sống’ tiếp tục thay đổi cách thức hoạt động, họ luôn cần những ‘không gian thánh’; ‘nhà thờ chết’ không cần đổi thay!

     

    Kính thưa Anh Chị em,

     

    Không chỉ những ‘không gian thánh’ của các Giáo Xứ góp phần làm nên một Hội Thánh sống động, nhưng quan trọng hơn, đó còn là những con người, cũng là những ‘không gian thánh!’. Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ hai thánh Simon và Giuđa, tên của các ngài nằm cuối danh sách 12 tông đồ, chỉ trước Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Tân Ước cho biết rất ít về hai ngài; thế nhưng, kinh ngạc thay, họ là những ‘không gian thánh’ đầu tiên làm nên toà nhà Hội Thánh.

     

    Trong thư Êphêsô hôm nay, Phaolô nói đến các tông đồ như là nền móng của ngôi nhà Thiên Chúa; trong đó, Chúa Kitô là đá tảng góc tường. Trong Ngài, mỗi chúng ta là thành phần của toà nhà; mỗi người là một ‘không gian thánh’ làm nên ngôi nhà Hội Thánh; ở đó, có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, “Cả anh em nữa, anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần”.  

     

    Trong các trụ cột tiên khởi làm nên toà nhà này, có “Simon nhiệt tâm”, phân biệt với Simon Phêrô, vị thủ lãnh; và “Giuđa con Giacôbê”, hay “Giuđa Tađêô”, phân biệt với Giuđa Iscariot, kẻ phản bội. Simon được biết đến như một người nhiệt thành, có lẽ vì ông thuộc nhóm cực đoan, chống lại Rôma. Còn Giuđa, thường được biết đến như vị tông đồ cuối cùng mà các tín hữu sơ khai cầu cứu; việc cầu nguyện với Giuđa Tađêô nhắc nhở mọi người về kẻ phản bội tuyệt vọng cùng tên với ngài. Và nếu đúng như vậy, thì trong sự quan phòng của Chúa, Giuđa Tađêô trở thành vị tông đồ cuối cùng được cầu xin, trở nên niềm hy vọng sau hết cho nhiều người; và chúng ta không ngạc nhiên khi truyền thống gọi Giuđa Tađêô là Thánh Bảo Trợ cho những người thực sự vô vọng. Dẫu sao thì Simon và Giuđa cũng là những Giám mục đầu tiên được chọn để đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất; Thánh Vịnh đáp ca ghi nhận công nghiệp của hai thánh tông đồ, “Tiếng các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu!”.

     

    Ngày lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng, như các tông đồ, mỗi người được kêu gọi ra đi loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi đấng bậc, chúng ta sẽ loan báo theo cách thức phù hợp với sứ vụ Chúa Kitô đã trao phó một cách đặc thù. Dẫu hình thức có khác nhau nhưng tất cả đều được kêu gọi để tạo nên một sự khác biệt vĩnh viễn trong cuộc sống của những con người chúng ta phục vụ. Và nếu trung thành với sứ mệnh, chúng ta tin chắc, Thiên Chúa đang sống giữa chúng ta qua Thần Khí của Đấng Phục Sinh; chính nhờ Ngài, chúng ta cũng là những ‘không gian thánh’, nơi cuốn hút và quy tụ mọi người đến với Chúa; tác động tông đồ của chúng ta cũng được cảm nhận trong cuộc sống của vô vàn anh chị em cho đến tận cùng thế giới.

     

    Anh Chị em,

     

    Để Hội Thánh có thể trở thành một ‘Không Gian Thánh’ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không chọn hạng khôn ngoan, giàu có, hay những người thuộc tầng lớp quý tộc; Ngài chọn những ngư dân, thu thuế, những con người bình thường mà Ngài sẽ giáo dục. Phải chăng, vì sợ rằng, họ sẽ dụ dỗ một số người bằng sự khôn ngoan của chính họ, mua chuộc những người khác bằng của cải riêng họ, hoặc cuốn hút những người khác bằng những ân huệ nhờ vào quyền lực và sự hào hiệp của họ. Không! Ngài đã chọn gọi những con người yếu hèn như thế để chứng tỏ rằng, chính quyền năng và sức mạnh của Thánh Thần đang điều khiển Hội Thánh, chứ không một ai khác. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân được gọi để trở nên một ‘không gian thánh’ của Ngài.

     

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

     

    “Lạy Chúa, xin dùng con như một công cụ nhiệt tâm và trung thành, cho con trở nên một ‘không gian thánh’; ở đó, bất cứ ai cũng có thể gặp Chúa, đặc biệt, những ai đang tuyệt vọng!”, Amen.

     

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

     

    3/ From: buidm328
    Sent: 10/27/2021 10:59:10 PM Central Standard Time
    Subject: BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG.

      ( attach ppsx pour vous )

     BẠN CÓ THỂ THA THỨ TRƯỚC KHI BẠN TIN TƯỞNG 

              

    Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2021

    “Đừng khăng khăng đòi trả đũa đó không phải là việc của anh chị em làm. Chúa nói, ‘Ta sẽ làm công việc phán xét. Ta sẽ lo điều đó.’” (Rô-ma 12:19 BD Sứ Điệp). 

     

    Điều gì khiến bạn không thể tha thứ cho một người nào đó đã làm tổn thương bạn? Nếu bạn bị tổn thương sâu sắc, bạn có thể ngần ngại để tha thứ vì bạn chưa sẵn sàng để tin tưởng người đó một lần nữa. Đây là điều bạn cần hiểu: Tha thứ và tin tưởng không nhất thiết phải đi đôi với nhau.  

     

    Tha thứ không có nghĩa là phải khôi phục lòng tin ngay lập tức. Tha thứ là tức thì còn sự tin cậy phải được xây dựng lại qua thời gian. Tha thứ dựa trên ân điển còn sự tin cậy được xây dựng trên các việc làm. Bạn giành được sự tin cậy chứ bạn không giành được sự tha thứ. 

     

    Nhiều người không muốn tha thứ cho người khác vì họ nghĩ rằng họ phải tin tưởng những người đó một lần nữa. Nhưng điều đó không đúng. Tin tưởng và tha thứ là hai vấn đề khác nhau! Tôi xin nói lại một lần nữa: Tha thứ cho một người nào đó không có nghĩa là bạn phải tin tưởng người đó. Họ vẫn phải giành được sư tin tưởng của bạn. 

     

    Trong các mối quan hệ mà có người nghiện ngập hay hành hung, ngược đãi, sự tha thứ vẫn có thể xảy ra. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có nghĩa là mọi thứ có thể trở lại như trước đây. 

     

    Tha thứ và khôi phục lại mối quan hệ là hai điều khác nhau. 

     

    Tha thứ chỉ là phần của bạn. Điều đó không phụ thuộc vào việc người kia có xin bạn tha thứ, đáp lại sự tha thứ của bạn, hay nhận biết họ cần sự tha thứ của bạn hay không. Bạn tha thứ vì lợi ích của bạn.  

     

    Phục hồi một mối quan hệ đòi hỏi nhiều hơn là sự tha thứ. Nó cần phải có sự ăn năn. Nó đòi hỏi sự bồi thường và xây dựng lại lòng tin. Và nó thường phải có thời gian. 

     

    Bạn có đang mắc kẹt trong sự không tha thứ không? Hãy bắt đầu quá trình tha thứ ngay hôm nay. Sau đó, dùng tất cả thời gian bạn cần để xây dựng lại lòng tin cậy. 

     

    Suy Gẫm—Thảo Luận—Cầu Nguyện:   

     

    - Bạn đã được ích lợi như thế nào khi tha thứ cho một người nào đó mặc dầu bạn vẫn không tin tưởng họ? 

    - Bạn đã làm việc như thế nào để xây dựng lại lòng tin với một người nào đó? 

    - Bạn có đang lưỡng lự trong việc tha thứ cho một người nào đó vì bạn không tin tưởng họ không? Bạn có thể thực hiện những bước nào tiến tới sự tha thứ ngày hôm nay? Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng lại lòng tin cậy với người đó chưa? 

    fwd

    *****