2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC- NỘI NGUYỄN - CN29TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SUY NIỆM-CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM B (17/10/2021)

    ---ooOoo---

    NHỮNG KẺ HÁM DANH & TỰ CAO TỰ ĐẠI

    KHÔNG THỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ ĐƯỢC

    “Ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người"

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Để làm môn đệ Chúa Giêsu Kitô, các Kitô hữu chẳng những phải cảnh giác và không dính bén với tiền bạc của cải vật chất mà những người ấy còn phải xem thường, thâm chí là xem khinh danh vọng thê gian. Ngoài ra những người ấy không được tự cao tự đại mà phải sống khiêm nhường và phục vụ tha nhân nữa. Đó là giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô được Hội Thánh cho chúng ta nghe qua Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXVIII và XXIX Thường Niên Năm B này. Riêng hôm nay chúng ta sẽ suy niệm và thực thi giáo huấn của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIX Thường Niên B.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,35-45:

    Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".

    Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".

     

    III. SUY NIỆM  LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,35-45:

    3.1 Theo Chúa Giêsu mà các Tông Đồ còn tìm kiếm danh vọng trần gian thì rõ ràng là các ông chẳng hiều gì về Thầy mình. Theo Chúa Giêsu mà Gioan và Giacôbê còn xin Thầy Giêsu dành hai vị trí  bên phải và bên trái trong nước của Người cho hai anh em thì Giacôbê và Gioan còn mơ mộng danh vọng làm quan, ăn trên ngồi trốc. Đúng là hai ông không hiểu điếu các ông xin, vì điều các ông xin không ăn hơp tý nào với tư thế của hai ông và cũng chẳng đem lại ích lợi gì cho hai ông. Trong khi đó anh chàng mù Báctimê khi được Chúa Giêsu hỏi “anh muốn tôi làm gì cho anh?” thì anh ta đã nói với Chúa: “xin cho tôi đuợc thấy” Và anh đã được thấy, không chỉ về mặt thể lý là nhìn thấy vạn vật xung quanh mà còn được thấy về mắt tâm linh là hận ra Chúa Giêsu là Ai. Thật xấy hổ cho Giacobê và Gioan là hai Tông Đồ khi hai ông được Tin Mừng Máccô đặt bên cạnh anh chàng mù Báctimê là một kẻ khố rách áo ôm, ngồi ăn xin bên vệ đường

    3.2 Theo Chúa Giêsu các Tông Đồ phải khiêm nhường tự hạ và làm tôi mọi người. Như thế mới xứng đáng với cương vị là môn đệ của Chúa Giêsu. Chắc cả 12 Tông Đồ đều bị xốc khi nghe Thầy Giêsu tuyên bố: “Ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người.” Và để thuyết phục các học trò của mình, Chúa Giêsu đã nói thêm: “Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,35-45:

    4.1 Để thực thi sứ điệp của Lời Chúa, chúng ta hãy tập xem thường danh vọng thế gian.  Người đời - nhất là người Viêt Nam - rất xem trọng danh vọng. Cha ông chúng ta có cầu: “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” và rất thích người khác bẩm thưa, xin phép. Ví dụ: một số linh mục thích giáo dân cúi đầu thưa “con xin phép lạy cha” thay vì để họ nói môt câu giản dị: “con chào cha ạ.” Có nhiều giáo dân thực hiên các chức vụ trong khu giáo hay hội đoàn, không phải để làm vinh danh Chúa và sinh ích cho cộng đoàn mà là để vinh danh bản thân mình.

    4.2 Để thực thi sứ điệp của Lời Chúa, chúng ta hãy tập sống khiêm nhường và phục vụ vô vị lợi theo gương Chúa chúng ta. Tự nhiên không ai thích hạ mình và làm tôi người khảc mà ai cũng thích đề cao mình và khinh thường người khác. Đó là bản tính loài người. Người nào muốn làm môn đệ Chúa Giêsu cần phải học cách sống tự hạ, tự hủy và tự hiến của Người. 

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 10,35-45: 

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã làm gương sáng cho chúng con để chúng con biết coi nhẹ coi khinh danh vọng thế gian và sống khiêm nhường phục vụ người khác. Xib Cha nghe lời chúng con cầu xin

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa hết mọi người biết cầu xin Thiên Chúa ban những điều cần thiết cho đời sống của họ.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy không tìm kiếm địa vị chức quyền và danh vọng trong khi sống ơn gọi tu trì của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu học sống khiêm nhường phục vụ như Chúa Giêsu đã dậy.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người"  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho các người có chức có quyền trong Đạo và ngoài Đời để những người ấy chu toàn trách nhiệm được giao là phục vụ dân Chúa và nhân dân.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! háp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giệsu cho chúng con và vì Người đã dạy cho chúng con biết coi thường danh vọng thế gian và sống khiêm nhừong tự hạ và phục vụ như Chúa Giêsu đã dây và làm gương.   

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của Thánh Thần để chúng con dám hy sinh từ bỏ tinh thần thế gian và tính tự cao tự đại sẵn có của chúng con, để chúng con phục vụ mọi người  Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô Con Cha Chúa chúng con. Amen.

    Sàigòn ngày 15 tháng 10 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Sáu tuần 28 Thường niên năm I - "Men" Pharisêu (Lc 12,1-7)

    Tin mừng: Lc 12, 1-7

    1 Trong lúc ấy, đám đông tụ họp hàng vạn người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với các môn đệ: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. 2 Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. 3 Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày ; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà.

    4 “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. 5 Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. 6 Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không ? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. 7 Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúng ta có những nỗi băn khoăn lo lắng cho ngày hôm nay, và cũng có những âu lo sợ hãi cho ngày mai, Thiên Chúa biết rõ tất cả. Ngài sẽ trợ giúp chúng ta vượt qua những trở ngại ấy.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, trước mặt Chúa, con không phải chỉ là con số vô danh, mất hút trong số sáu tỷ người trên thế giới, nhưng con là một cá nhân riêng biệt, được Chúa biết đến, được Chúa quan tâm và yêu thương vô vàn. Điều này làm con an tâm cho số phận mình và luôn tin tưởng phó thác nơi lòng thương yêu quan phòng của Chúa. Chúa chăm sóc cả đến những tạo vật nhỏ bé nhất. Chúa nhớ đến những con chim bé bỏng. Chúa quan tâm đến những vật rất tầm thường. Chúa để ý đến mọi sự…, huống chi là con. Lạy Chúa, con xin cảm tạ lòng thương vô biên Chúa.

    Lạy Chúa, với lòng tin tưởng ấy, con hoàn toàn phó thác nơi Chúa cuộc đời con. Bởi vì khi sống điều Chúa dạy, con sẽ phải đối diện với bao thử thách, con sẽ gặp những khó khăn từ chính bản thân mình. Những vui buồn sướng khổ có thể dẫn con lạc hướng. Con cũng gặp những đe dọa từ phía những người khác. Con bị cản ngăn sống Lời Chúa, con bị chê cười khi thực hiện điều Chúa dạy. Nhưng Chúa ơi, con luôn đặt mình trước mặt Chúa để chỉ sống theo ý Chúa mà thôi. Con không sợ những đe dọa kia, con cũng không sợ người khác, nhưng con chỉ kính sợ một mình Chúa là Đấng xét xử con.

    Lạy Chúa, con tin rằng Chúa thương yêu con cách riêng tư. Xin Chúa giúp con can đảm thực hành điều Chúa dạy như một đáp trả tình thương ấy. Amen.

    Ghi nhớ: Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi”. (C. 7)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  
    TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Năm tuần 28 Thường niên năm I - Pharisêu chính hiệu (Lc 11,47-54)

    Tin mừng: Lc 11,47-54

    47 “Khốn cho các người! Các người xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các người đã giết chết các vị ấy! 48 Như vậy, các người vừa chứng thực vừa tán thành việc làm của cha ông các người, vì họ đã giết các vị ấy, còn các người thì xây lăng. 49 “Vì thế mà Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã phán: “Ta sẽ sai Ngôn Sứ và Tông Đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia. 50 Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập địa, 51 từ máu ông A-ben đến máu ông Da-ca-ri-a, người đã bị giết giữa bàn thờ và Thánh Điện. Phải, tôi nói cho các người biết: thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu.

    52 “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người lại ngăn cản.” 53 Khi Đức Giê-su ra khỏi đó, các kinh sư và các người Pha-ri-sêu bắt đầu căm giận Người ra mặt, và vặn hỏi Người về nhiều chuyện, 54 gài bẫy để xem có bắt được Người nói điều gì sai chăng.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Tính tự tôn và lòng ích kỷ khiến cho người ta mù lòa không nhận ra Chúa. Hãy để cho con người ích kỷ và kiêu ngạo của mình chết đi, ta mới có thể đón nhận Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay cho con một cảm nghĩ: những người biệt phái và những thầy thông luật ngày xưa thật là quá quắt! Họ được phúc sống trong thời của Chúa, được nghe Chúa dạy bảo, được thấy những phép lạ Chúa làm, mà sao mà họ vẫn không chịu tin Chúa.

    Con biết các biệt phái và luật sĩ không tin Chúa vì họ không muốn tin. Vì tin Chúa có nghĩa là họ phải chấp nhận những cái sai sót nơi họ. Mà họ không muốn nhìn nhận mình sai trái. Tính tự tôn là rào cản không cho họ gặp được Chúa.

    Con cũng biết rằng những người biệt phái và luật sĩ không muốn đón nhận lời rao giảng của Chúa, và khi đó họ phải thay đổi cách sống của họ, một cuộc sống nhiều đặc quyền đặc lợi trong xã hội. Tính ích kỷ là một bức màn che mắt không cho họ nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai.

    Xin Chúa giúp con đừng trở nên như những biệt phái và luật sĩ ngày xưa. Nếu con tự tôn coi thường người khác, con sẽ khó nhận ra được lời nhắc bảo của Chúa. Có thể Chúa đang nhờ một người con, một người em, một người bạn, hay một người nào đó để nhắc nhở con. Xin cho con biết khiêm tốn đón nhận.

    Hôm nay, Chúa vẫn đang ẩn thân nơi những người nghèo khó và nhờ con giúp đỡ. Xin cho con đừng vì ích kỷ mà khép lòng mình lại và vô tình từ chối Chúa. Trái lại, xin giúp con biết mở rộng bàn tay để ban tặng, nhưng thật ra không phải là ban tặng, mà là đón nhận Chúa đến với con. Amen.

    Ghi nhớ: “Sẽ bị đòi nợ máu của các tiên tri đã đổ ra, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria”. (C.50-51)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Thứ Sáu tuần 28 Thường niên năm I - "Men" Pharisêu (Lc 12,1-7)

    Tin mừng: Lc 12, 1-7

    1 Trong lúc ấy, đám đông tụ họp hàng vạn người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với các môn đệ: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. 2 Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. 3 Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày ; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà.

    4 “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. 5 Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. 6 Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không ? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. 7 Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúng ta có những nỗi băn khoăn lo lắng cho ngày hôm nay, và cũng có những âu lo sợ hãi cho ngày mai, Thiên Chúa biết rõ tất cả. Ngài sẽ trợ giúp chúng ta vượt qua những trở ngại ấy.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, trước mặt Chúa, con không phải chỉ là con số vô danh, mất hút trong số sáu tỷ người trên thế giới, nhưng con là một cá nhân riêng biệt, được Chúa biết đến, được Chúa quan tâm và yêu thương vô vàn. Điều này làm con an tâm cho số phận mình và luôn tin tưởng phó thác nơi lòng thương yêu quan phòng của Chúa. Chúa chăm sóc cả đến những tạo vật nhỏ bé nhất. Chúa nhớ đến những con chim bé bỏng. Chúa quan tâm đến những vật rất tầm thường. Chúa để ý đến mọi sự…, huống chi là con. Lạy Chúa, con xin cảm tạ lòng thương vô biên Chúa.

    Lạy Chúa, với lòng tin tưởng ấy, con hoàn toàn phó thác nơi Chúa cuộc đời con. Bởi vì khi sống điều Chúa dạy, con sẽ phải đối diện với bao thử thách, con sẽ gặp những khó khăn từ chính bản thân mình. Những vui buồn sướng khổ có thể dẫn con lạc hướng. Con cũng gặp những đe dọa từ phía những người khác. Con bị cản ngăn sống Lời Chúa, con bị chê cười khi thực hiện điều Chúa dạy. Nhưng Chúa ơi, con luôn đặt mình trước mặt Chúa để chỉ sống theo ý Chúa mà thôi. Con không sợ những đe dọa kia, con cũng không sợ người khác, nhưng con chỉ kính sợ một mình Chúa là Đấng xét xử con.

    Lạy Chúa, con tin rằng Chúa thương yêu con cách riêng tư. Xin Chúa giúp con can đảm thực hành điều Chúa dạy như một đáp trả tình thương ấy. Amen.

    Ghi nhớ: “Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi”. (C. 7)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM NGUYỄN VĂN NGHĨA

  •  
    BBT CGVN
     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

       

    QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

    Thứ Tư tuần XXVIII TN

    DIỄN GIẢI - VẼ VỜI

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

    Ban Mê Thuột.

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3AC2XvY

     

    Khi ấy Chúa Giêsu đáp lại: “Các ông cũng vậy, hỡi các luật sĩ, khốn cho các ông, vì các ông đặt lên vai người ta những gánh nặng không thể kham nổi, còn chính mình thì các ông không đụng chỉ một ngón tay vào gánh đó. (Lc 11,46).

    Những lời lẽ gay gắt trên đây của Chúa Giêsu là nhắm đến giới kinh sư hay còn gọi là luật sĩ Do Thái giáo thời bấy giờ. Họ là những ai? Thưa là những vị thông thuộc Thánh Kinh đang nắm giữ nhiều vai vị cao trong Do Thái giáo. Họ đúng thật là các chuyên gia Kinh Thánh và đảm nhận vai trò giảng dạy dân chúng. Trong giáo hội Công giáo thì có thể xem tương đương như những thần học gia và các giám mục vốn được gọi là đấng “làm thầy dạy chân lý”. Xin có vài thiển ý về lời phê phán nghiêm khắc của Chúa Cứu Thế.

    Chân lý xét như là chính nó (cái thực, điều đúng) thì trong sángkhách quan. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy do bởi sự khác nhau của các cách thế tiếp cận chân lý lối trình bày diễn giải chân lý vì thế nhiều khi hóa thành rối rắm, bất nhất và dễ xa rời sự thật. Chuyện ngụ ngôn về các ông mù sờ voi là một đan cử. Những bản tường thuật các sự kiện trên thông tin quê nhà Việt Nam cũng cho thấy điều này chẳng hạn như chuyện “gạt tay trúng má, giơ chân chạm người…”.

     

     
     
     

     

    Chước cám dỗ của tổ tiên xưa mà Thánh Kinh trình bày qua câu chuyện “Sáng Thế” mãi còn đó với nhân loại mọi thời. Tội của Ađam-Evà không phải là muốn tìm hiểu chân lý, phân biệt điều đúng sai, phải trái, vì đây là điều chính đáng và phải đạo, đạo làm người. Tội của hai ông bà là muốn tự mình khẳng định chân lý theo quan điểm (góc nhìn) của mình và dĩ nhiên trên các tiêu chí chủ quan của mình. Và như thế cách mặc nhiên tổ tiên loài người tự cho mình là chủ của chân lý. Chước cám dỗ này càng tinh vi hơn khi ẩn nấp trong các kiểu cách diễn giải chân lý và áp dụng chân lý vào các hoàn cảnh cụ thể.

    Sự sai lầm của nhiều nhà tiến sĩ luật thời Chúa Giêsu là ở điểm này. Việc giải thích hay cách áp dụng chân lý chỉ là những phương thế phục vụ chân lý thế nhưng nhiều khi vì quá chi ly nên không chỉ đi lệch xa trọng tâm chân lý mà còn vô tình hay hữu ý đặt chúng trên cả chân lý. Chúa Giêsu đã từng lên án các tiến sĩ luật bấy giờ vì họ đã đề cao truyền thống là luật lệ của họ mà bỏ qua lề luật của Thiên Chúa vốn là chính chân lý (x.Mc 7,1-13). Đây là tình trạng mà Chúa Giêsu gọi là: “gạn lọc con muỗi nhưng lại nuốt con lạc đà” (Mt 23,24).

    Khi diễn giải chân lý cách quá chi ly vẽ vời quá chi tiết các kiểu áp dụng chân lý thì chúng ta sẽ dễ rơi vào chước cám dỗ làm những điều ấy vì “lợi ích của bản thân hay của tập thể mình”. “Lợi ích nhóm” là cụm từ đang phổ thông hiện nay nói về tình trạng nhiều người nắm quyền ra các cơ chế, luật lệ thường là có lợi cho tập thể của họ hơn là để phục vụ người dân. Chúa Giêsu đã minh nhiên vạch trần sự sai trái của nhiều tiến sĩ luật: “Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù! Vì các ngươi nói rằng: Ai lấy đền thờ mà thề, thì không có giá trị gì, nhưng ai lấy vàng trong đền thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi kẻ ngu ngốc và đui mù, chớ thì vàng hay là đền thờ thánh hoá vàng, cái nào trọng hơn? Các ngươi còn bảo rằng: Ai lấy bàn thờ mà thề, thì không giá trị gì, nhưng ai lấy của lễ để trên bàn thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi những kẻ đui mù, chớ thì của lễ hay là bàn thờ thánh hoá của lễ, cái nào trọng hơn? (Mt 23,16-19). Đã là người thì ít nhiều cũng có khi thất hứa, lỗi lời thề. Lấy vàng, lấy của lễ mà thề thì khi sai lỗi thì phải dâng của lễ, dâng vàng mà đền tạ. Thế là những người đặt ra lề luật được hưởng lợi một cách hợp luật!

     

     
     
     

     

    Phải chăng việc diễn giải chân lý cách chi ly và việc vẽ vời đủ thứ trong các luật lệ và lễ nghi tôn giáo đã, đang tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức? Xã hội càng phát triển thì các mối tương quan càng đa dạng vì thế cần có thêm nhiều cơ chế luật lệ để điều hòa. Tuy nhiên chước cám dỗ luôn còn và có đó vì ma quỷ không hề biết nghỉ ngơi. Một vị giáo sư Kinh Thánh chuyên về môn chú giải các thư thánh Phaolô hóm hĩnh với các chủng sinh đang học rằng: nếu thánh Phaolô sống lại, liệu ngài có nhận ra các bức thư của ngài khi đã qua lăng kính của nhiều nhà chú giải không? Một chủng sinh dí dỏm lại: “Thưa cha giáo nếu thánh Phaolô cùng học với chúng con đây không biết ngài thi có đủ điểm trung bình không hè?” Và nếu trở lại thì chính Chúa Giêsu có nhận ra cung cách sống đức tin mà Ngài đã truyền cho các tông đồ và môn đệ năm xưa chăng? (x.Lc 18,8)

     

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

    Hẹn gặp lại