2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC -LM MINH ANH - ĐBĐM

NGÁT HƯƠNG TRỜI

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người!”. (MC 9, 35)

Nói đến khát vọng, C. S. Lewis đưa ra một cái nhìn sâu sắc, “Thiên Chúa thấy những khát vọng của con người không quá mạnh, nhưng thật yếu. Chúng ta là những sinh vật nửa vời, bị lừa dối bởi đồ uống, tình dục và tham vọng; đang khi niềm vui vô hạn được ban tặng thì chúng ta từ chối. Như một đứa trẻ ngu dốt tiếp tục nướng những chiếc bánh bùn trong khu ổ chuột, bởi nó không thể tưởng tượng được ý nghĩa của lời đề nghị một kỳ nghỉ ở biển. Nó quá dễ dàng hài lòng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phải, nhiều lúc chúng ta cũng đã quá dễ dàng hài lòng với những khát vọng tầm thường. Thật thú vị, phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay cũng nói đến khát vọng, một khát vọng nặng mùi đất và một khát vọng ‘ngát hương Trời’. Khát vọng nặng mùi đất, “Dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất”; khát vọng ‘ngát hương Trời’, “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người!”.

Khát vọng là bản tính tự nhiên thường hằng của con người và điều này chẳng có gì xấu. Thế nhưng, bên cạnh những khát vọng đúng đắn, còn có những khát vọng trần tục, lệch lạc. Câu chuyện Tin Mừng hôm nay đủ cho thấy điều đó. Ngay sau khi Chúa Giêsu, Thầy của họ, nói đến đau khổ và cái chết Ngài sắp trải qua, thì các môn đệ lại tranh cãi xem ai là người lớn nhất. Một điều gì đó quá thế gian, khi ai cũng cho mình là trung tâm; và chỉ muốn thống trị. Đây là điều được thánh Giacôbê nêu đích danh trong bài đọc hai, “Các đam mê đang giao chiến trong chi thể anh em!”; “Anh em ham muốn mà không được hưởng, nên anh em giết nhau; anh em ganh tị mà không được mãn nguyện, nên anh em cạnh tranh và cãi cọ”. Đó là những khát vọng nặng mùi đất!

Phần Chúa Giêsu, Ngài chỉ cho các môn đệ một khát vọng mạnh mẽ, đúng đắn, khát vọng mang tính cứu độ của “Người công chính”, tôi tớ của Thiên Chúa, được sách Khôn Ngoan, bài đọc thứ nhất, tiên báo. Đó là sự “Khôn ngoan từ trời xuống” mà thánh Giacôbê cũng đã nói đến; họ là những con người đem lại “Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình”. Đó là một khát vọng được Thiên Chúa đỡ nâng như tâm tình mà Thánh Vịnh đáp ca tỉ tê, “Chúa đang nâng đỡ hồn con, Chúa đang ủi an đời con!”. Vậy thì khát vọng Chúa Giêsu chỉ ra là gì? Chúa Giêsu chỉ ra một khát vọng rất khác, khác hoàn toàn với những gì mà con người hoài bão. Khát vọng của Ngài là khát vọng phục vụ, khát vọng cúi xuống, khát vọng quên mình và khát vọng tự huỷ, “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người!”. Đó quả là một khát vọng ‘ngát hương Trời!’.

Như vậy, một khi tâm hồn chúng ta không còn kiêu hãnh, ích kỷ với những kỳ vọng lệch lạc… thì Chúa Thánh Thần sẽ tràn ngập mọi ngóc ngách trong trái tim chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta kiêu hãnh, tự phụ, tham vọng, chỉ muốn thống trị, thì chắc chắn, Chúa Thánh Thần sẽ không còn chỗ trong tâm trí chúng ta. Vậy hãy làm trống chính mình trước khi nó được lấp đầy. Augustinô, con người của khát vọng, chia sẻ, “Tội lỗi xảy đến khi chúng ta để những ước muốn hoàn toàn tự nhiên hoặc những khát vọng thế tục thao túng. Nó không chỉ là tội, nhưng còn là sự bóp méo sai lệch hình ảnh Đấng Tạo Hoá trong chúng ta. Tất cả những hoài bão tốt đẹp và sự an toàn của chúng ta, chỉ được tìm thấy một cách đúng đắn và hoàn toàn trong Thiên Chúa và chỉ nơi Ngài!”.

Anh Chị em,

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người!”. Đây là nghịch lý của Tin Mừng. Nhưng chính Chúa Giêsu đã sống điều nghịch lý ấy. Con Thiên Chúa đến trần gian để hiến dâng mạng sống mà cứu chuộc muôn người, “Tôi đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ!”, và đỉnh điểm của sự phục vụ là cái chết của Ngài trên thập giá cho nhân loại được ơn cứu độ. Là người môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta không thể đi con đường nào khác ngoài con đường tự hạ và phục vụ Ngài đã đi. Thế nên, trong mọi đấng bậc, noi gương Thầy Chí Thánh chúng ta trở nên những con người phục vụ như Ngài; cách riêng trong những ngày hôm nay. Cha mẹ phục vụ con cái, con cái phục vụ cha mẹ; chúng ta phục vụ nhau, phục vụ những ai đang dễ bị tổn thương nhất, những ai đang cần đến lòng thương xót nhất. Và như thế, nên giống Chúa, chúng ta bớt nặng mùi đất, cuộc sống chúng ta trở nên ‘ngát hương Trời’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy sự vĩ đại của chính mình khi con biết cúi xuống làm tôi tớ người khác, những ai Chúa trao cho con; và như thế, đời con mãi mãi ‘ngát hương Trời’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 25 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
14:03
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER

  •  
    Mo Nguyen
     

                                                                                 TWENTY-FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                                                                                   19 SEPTEMBER 2021

                                           

     

     

                              LIVING WITH OUR DIFFERENCES

     

                                                                                                BREAKING OPEN THE WORD

                                                                              LIVING WITH OUR DIFFERENCES (Mark 9: 30-37)

    As the letter of James observes, wherever there is jealousy and ambition there is disharmony. It is the sign of both human and spiritual maturity to be able to live in peace with ourselves and others. A reality of life is that there are differences between people and that they can often be a source of division and discontent. Today’s readings invite us to reflect on the ways in which differences can be life-giving rather than destructive.

    For the writer of the book of Wisdom the truly righteous person will be a thorn in the side of those whose values they do not share. The implied challenge is that of daring to be different when it means being true to our values.

    Even within the Christian community the problems provided by our differences and desire for recognition need to be addressed. It is to the credit of the early Christians that they did not veneer over their very real differences and honestly admitted their difficulties in this area. At the very moment that Jesus is speaking of the violent death that awaits him the disciples are already arguing among themselves about who is the greatest. It is precisely in  this context that Jesus reveals to them that true greatness has always been found in the ability to serve and sacrifice oneself for the good of others. It is not that differences do not exist, or that some have the responsibility of leadership. What counts is the manner in which that responsibility is exercised. In that, Jesus remains our most enduring example.

    CHRISTOPHER MONAGHAN CP

    Chris Tomlin - Lord I Need You:

    https://www.youtube.com/watch?v=_rR_Rdb1CTE

     
     

    Con Luôn Cần Chúa | Sáng tác: Ns Kim Ân | - Vương Duy:

    https://www.youtube.com/watch?v=cFqGyEwoSXY

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NGẮN GỌN - MƠ NGUYỄN

  •  
    Mo Nguyen
     
     

     

                                        THE BATTLE WITHIN

     

    TWENTY-FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                  19 SEPTEMBER 2021

    A REFLECTION (Mark 9: 30-37)

    THE BATTLE WITHIN. Today’s readings highlight the battle between good and evil. The virtuous person in today’s First Reading, and Jesus in the Gospel, both suffer greatly at the hands of the godless. But as James notes in today’s Second Reading, and as we see in Jesus’ disciples, the battle between good and evil is waged within each one of us as well. While we give thanks to God for the good within us, we also acknowledge the part of ourselves that is drawn to evil an humbly seek God’s mercy.

     

    Mercy Me - Greater (Official Lyric Video):

     

    https://www.youtube.com/watch?v=GXI0B4iMLuU

     

     

     

    Xin Ngài Xót Thương Con || Nam Phong || st Diệu Lê NHẠC THÁNH CA 2020:

    https://www.youtube.com/watch?v=RL_1pLJ1mo8

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON

  • TGM NGUYỄN NĂNG
     
     

    Thứ Sáu tuần 24 Thường niên năm I (Lc 8,1-3)

    Tin mừng: Lc 8, 1-3

    1 Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.

    Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai 2 và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, 3 bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa.

    Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.

    Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa mời tất cả mọi người cộng tác với Chúa trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đó là bổn phận của chính chúng ta.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, ngày ấy Chúa rảo qua khắp các thành thị và làng mạc nước Pa-lét-tin. Chúa giảng dạy không ngơi nghỉ, Chúa làm phép lạ cứu chữa tật bệnh cho dân, Chúa loan báo Tin Mừng cứu độ cho toàn thể nhân loại. Ngày ấy, cánh đồng truyền giáo rộng mở: đoàn đoàn lớp lớp người đến nghe Chúa giảng, xin Chúa chữa lành. Cả nam, cả nữ, cả thiếu nhi vây quanh Chúa. Tất cả chăm chú lắng nghe ghi lòng tạc dạ điều Chúa truyền dạy… Ngay đến những người phụ nữ thường bị xã hội Do thái coi thường cũng đem hết nhiệt tình phục vụ Chúa. Hết thảy đều cộng tác vào việc rao giảng Tin Mừng Nước Chúa.

    Lạy Chúa, hôm nay Hiền Thê yêu quý của Chúa là Giáo Hội, cũng đang đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo. Toàn thể Dân Thánh Chúa đã họp lại để cùng quyết tâm thi hành lệnh truyền của Chúa: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian…”. Hôm nay, Chúa vẫn sai mọi thành phần trong Giáo Hội tích cực giới thiệu Chúa cho mọi người trong mọi hoàn cảnh: Tin Mừng không giới hạn ở một nền văn hoá nào, một màu da hay một miền đất nào. Tin Mừng của Chúa phải lan rộng trên toàn thế giới. Hôm nay, Giáo Hội tha thiết mời gọi từng người giáo dân, từng tu sĩ và hàng giáo sĩ cộng tác đắc lực vào công cuộc rao giảng Tin Mừng, sống chứng nhân ngay trong hoàn cảnh sống của mình.

    Lạy Chúa, ngày ấy và hôm nay vẫn chỉ là một lời mời gọi đem Chúa đến cho mọi người, mọi nơi. Xin Chúa giúp con ý thức sứ mệnh của con và hăng say thực thi lệnh Chúa truyền. Amen.

    Ghi nhớ: “Có mấy phụ nữ đi với Người và họ đã lấy của cải mình mà giúp Người”. (C. 2)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGM SAIGON

  •  

    Thứ Năm tuần 24 Thường niên năm I - Sức mạnh của tình yêu (Lc 7,36-50)

    Tin mừng: Lc 7, 36-50

    36 Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn. 37 Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm.

    38 Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.

    39 Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!”.

    40 Đức Giêsu lên tiếng bảo ông: “Này ông Simôn, tôi có điều muốn nói với ông!”. Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy cứ nói.” 41 Đức Giêsu nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục. 42 Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn?”.

    43 Ông Simôn đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn”. Đức Giêsu bảo: “Ông xét đúng lắm.”

    44 Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Simôn: “Ông thấy người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.

    45 Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. 46 Dầu ôliu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi.

    47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít.”

    48 Rồi Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.” 49 Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?”

    50 Nhưng Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an.”

     Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Thái độ ăn năn thống hối thực lòng của người phụ nữ tội lỗi đã được Chúa thương xót. Ai tin tưởng vào tình yêu Chúa, sẽ được cứu độ và được bình an.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Đấng hiền từ và hay thương xót, tấm lòng bao dung của Chúa là nơi nương tựa cho con là kẻ tội lỗi. Nhờ lòng thương xót của Chúa, một người dù tội lỗi đến đâu, cũng vẫn có cơ may làm lại cuộc đời. Bởi lẽ, Chúa không đánh giá chúng con theo vẻ bên ngoài hoặc dựa vào công nghiệp của chúng con. Trái lại, Chúa xét xử con người theo những tâm tình, suy tưởng sâu kín trong lòng, Chúa thấu suốt tâm tình sám hối chân thành phát xuất từ lòng yêu mến.

    Phủ phục dưới chân Chúa, người phụ nữ tội lỗi không nói gì mà chỉ biết khóc. Chị khóc cho tội lỗi của mình, những giọt nước mắt của lòng sám hối ăn năn.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho con thấy được sự nặng nề của tội con đã xúc phạm đến tình yêu Chúa. Xin cho con được lòng yêu Chúa để biết khóc tội lỗi mình. Xin đừng để lòng con chai đá, nhưng giúp con biết chân thành sám hối.

    Lạy Chúa, Chúa đã tha, đang tha, và mãi mãi tha hết những lỗi lầm con xúc phạm đến Chúa. Chúa yêu con vô bờ. Xin cho con luôn tin tưởng vững vàng và cậy trông vào Chúa, cho con biết siêng năng đến với Chúa nơi bí tích Hòa Giải, để con được giao hoà lại với Chúa và anh em. Chỉ có Chúa mới có thể làm cho con được tái sinh và có sức mạnh đổi mới đời sống. Chỉ trong Chúa con mới tìm lại được bình an và được sống trong tình yêu. Con được tha nhiều, con sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn. Amen.

    Ghi nhớ: “Tội bà rất nhiều mà đã được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều”. (C. 47)
    Kính chuyển:
    Hồng