20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - 7 LẦN MẸ HIỆN RA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Jan 13 at 1:10 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    7 Lần Đức Mẹ Hiện Ra Và Lời Nhắn Nhủ Của Mẹ Cho Nhân Loại


    Qua nhiều năm tháng, Đức Mẹ đã hiện ra rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi trên thế giới.

    Thường thường Đức Mẹ hiện ra với vài em bé, nhưng Mẹ cũng hiện ra với hàng ngàn người cùng một lúc, trẻ em và người lớn, kitô hữu và người hồi giáo, người tin và cả người không tin. Lần hiện ra ở Zeytin ở Ai Cập là một ví dụ.

     

    Theo giáo điều của Giáo hội công giáo, kỷ nguyên của “mạc khải chung” đã chấm dứt với cái chết của người Tông đồ cuối cùng. Còn về thành ngữ “mạc khải riêng” là ý muốn nói đến các cuộc hiện ra của Đức Mẹ, khi những cuộc hiện ra này này được giáo quyền công giáo cho là hợp pháp.

    Đây là những điều chúng ta đọc trong Giáo lý Giáo hội công giáo về các mạc khải:

    “Theo dòng thế kỷ, có những mạc khải được gọi là “riêng”, một trong số này được giáo quyền công nhận. Tuy nhiên chúng không thuộc về giáo lý đức tin. Vai trò của chúng không phải là “cải thiện” hoặc “bổ túc” cho Mạc khải Chung cuộc của Chúa Kitô. Nhưng là để giúp cho chúng ta sống trọn vẹn hơn trong một giai đoạn nào đó của lịch sử. Được hướng dẫn bởi Huấn quyền của Giáo hội, ý nghĩa của các tín hữu biết nhận định và đón nhận những gì trong các mạc khải này bao gồm tiếng gọi nguyên khai của Chúa Kitô hoặc của các thánh của Giáo hội”.

    Tòa Thánh đã chính thức xác nhận ít nhất 13 vụ Đức Mẹ hiện ra, trong số này có các vụ của Laus, của Đường Du Bac ở Paris, của La Salette, của Lộ Đức, của Pontmain, của Beauraing (Bỉ), của Banneux (Bỉ), của Fatima (Bồ Đào Nha), của Guadalupe (Mêhicô).

    Nhưng cũng có những lần hiện ra khác được các giám mục địa phương công nhận. Chẳng hạn lần hiện ra ở Notre-Dame du Bon Secours, Champion, Mỹ được công nhận năm 2010.

    Những lần hiện ra ở thế kỷ 20

    Thế kỷ 20 là thế kỷ của một chuỗi vụ Đức Mẹ hiện ra: Từ những tên tuổi nổi tiếng như Fatima đến những tên tuổi ít nổi tiếng hơn như ở Kibeho (Rwanda), ở Akita (Nước Nhật). Tại sao Đức Mẹ hiện ra với chúng ta ở thế kỷ 20?

    Linh mục Laurentin, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1917, sáu ngày sau ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối ở Fatima, đã đi khắp thế giới để tìm hiểu những sự kiện siêu nhiên này. Cách đây vài năm, linh mục xác nhận những lần Đức Mẹ hiện ra là một lời kêu gọi khẩn cấp cho thế giới đang ở trên bờ vực thẳm của sự tự hủy.

    “Có những tình huống nặng và nghiêm trọng trong thế giới ngày nay. Vì thế có nhiều lý do để Đức Mẹ hiện ra và báo động cho chúng ta”, linh mục Laurentin giải thích. “Thế giới đã ruồng bỏ Chúa. Họ bình thản gieo mình vào tội lỗi. Giống như chúng ta chặt cành cây mình đang ngồi lên trên. Ngày nay chúng ta sống với các hệ quả đó. Thế giới tự hủy vì tội, và chúng ta không thể tự mình đi ra khỏi tình trạng này. Đức Mẹ kêu gọi chúng ta trở về điều thiết yếu. Mẹ nhắn nhủ chúng ta cầu nguyện và ăn năn trở lại. Mẹ nói với chúng ta rằng Chúa hiện hữu và chúng ta phải quay về với Ngài. Chính nơi Ngài mà chúng ta tìm được tự do của mình.”

    Đức Mẹ muốn nói gì với chúng ta qua những lần hiện ra này? Trong một lần phỏng vấn, linh mục Laurentin cho biết, tuy các lời Đức Mẹ nhắn khác nhau trong các lần hiện ra, nhưng rốt cùng thì cũng giống nhau. Những lời này là tiếng vang của Thánh Kinh mời gọi chúng ta ăn chay cầu nguyện, hối cải và đọc Tin Mừng. Các lời nhắn nhủ này khác nhau từng thời, nhưng luôn mang tính ngôn sứ thích đáng và trung thành với Giáo huấn của Giáo hội.

     

    Dù các phép lạ và các vụ được chữa lành thường đi kèm theo các lần Đức Mẹ hiện ra nhưng chúng không phải là mục đích thiết yếu. Khi Đức Mẹ hiện ra, mục đích chính của Mẹ là dẫn đưa con cái mình về với Chúa Giêsu Kitô.

    Đây là 7 lần Đức Mẹ hiện ra với chúng ta:

    1. Lộ Đức (Pháp, 1858):

    Đức Mẹ hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous lúc cô 14 tuổi ở hang đá Massabielle, Lộ Đức. Đức Mẹ xin xây một nhà nguyện ở nơi này và chỉ cho thấy có một suối nước gần đó, suối này là nơi có nhiều phép lạ xảy ra. Đức Mẹ cho biết mình là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

    1. Fatima, (Bồ Đào Nha, 1917):

    Đức Mẹ hiện ra với ba mục đồng, Lucia Santos và các chị em họ Francisco và Jacinta Marto  ở thung lũng Cova da Iria ngày 13 tháng 5 năm 1917. Mẹ đau đớn vì thế giới bị chiến tranh tàn phá và vì các cuộc cách mạng. Mẹ nhắn nhủ phải ăn năn cầu nguyện.

    Các lời nhắn nhủ mang tính ngôn sứ được tiết lộ cho các em bé để các em nói lại với các nhà cầm quyền Giáo hội. Mẹ nhắc các em siêng năng lần chuỗi Mân Côi: “Nhờ chuỗi Mân Côi, các con có thể làm ngưng chiến tranh”. Ngày chúa nhật 13 tháng 10 năm 1917, có 50 000 người chứng kiến “Phép lạ Mặt trời nhảy” ở Fatima.

    1. Akita (Nhật, 1973-1981):

    Đức Mẹ hiện ra với nữ tu Agnès Sasagawa Katsuko, một người phật giáo trở lại đạo công giáo. Lời nhắn nhủ của Đức Mẹ ở Akita thì giống với Fatima, Mẹ báo trước các thử thách mà Giáo hội phải đi qua. Hình ảnh Đức Mẹ Akita được tôn kính như Đức Mẹ làm phép lạ. Các lần Đức Mẹ hiện ra được giám mục địa phương công nhận.

    1. Bêtania (Venezuela, 1976 đến 1988):

    Đức Mẹ hiện ra với bà Maria Esperanza Medano dưới tên là Đức Mẹ giải hòa các dân tộc. Trong một lần hiện ra, 150 người hiện diện đã thấy được Đức Mẹ. Các lần hiện ra này được giám mục địa phương công nhận. Năm 2010, địa phận Metuchen (New Jersey, nước Mỹ) mở án phong chân phước và phong thánh cho bà Medano, bây giờ bà có tên là Maria Esperanza, nữ tỳ của Chúa.

    1. Kibeho (Rwanda, 1981 đến 1986):

    Đức Mẹ hiện ra với ba em vị thành niên, Alphonsine Mumereke, Nathalie Ukamazimpaka và Marie-Claire Mukangango một thời gian trước vụ diệt chủng ở Rwanda. Mẹ xin ăn chay cầu nguyện liên lỉ và ăn năn trở lại.

    Các em khác cũng xác nhận các em nhận lời Đức Mẹ nhắn nhủ ở Kibeho, nhưng chỉ các lần Đức Mẹ hiện ra với các em Alphonsine, Nathalie và Marie-Claire là được giám mục địa phương công nhận. Ở đền thánh Kibeho, Đức Mẹ được tôn kính là «Đức Mẹ Bảy Sự Thương Khó».

    1. Champion, (Mỹ, 1859):

    Đức Mẹ hiện ra với Adèle Brise, một phụ nữ di dân trẻ ở miền Bắc Wisconsin nước Mỹ. Mẹ nói với Adèle Brise hãy quy tụ các trẻ em nước Mỹ và dạy cho các em biết thế nào để được cứu rỗi.

    Năm 2010, các lần Đức Mẹ hiện ra được giám mục địa phận Green Bay, Wisconsin công nhận và Đền thờ Đức Mẹ Cứu Giúp (Notre Dame du Bon Secours) được xây dựng nơi Đức Mẹ hiện ra. Hàng năm có rất nhiều đến đây hành hương.

    Đức Mẹ Hiện Ra

    1. Zeïtoun, Le Caire (Ai Cập, 1968 đến 1970):

    Đứ Mẹ hiện ra ở Vòm Nhà thờ Chính thống Cốp Mẹ Maria với một đám đông hơn 250 000 người, trong số họ có người công giáo, người chính thống, người tin lành, người hồi giáo cũng như người không tin. Không có một lời nhắn nào trong các lần hiện ra này. Vì các lần hiện ra là ở một nhà thờ chính thống Cốp ở Alexandria nên Thượng phụ chính thống Kyrillos VI đã công nhận.

    Marta An Nguyễn chuyển dịch – Phanxico

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - ĐỨC MARIA-MẸ THIÊN CHÚA

 

  • nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 31 at 1:39 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa 01/01

     

    Hội Thánh chọn ngày đầu năm dương lịch hôm nay để mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và cầu cho hoà bình thế giới.

    Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn cưu mang và sinh Con của Người: “Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria… Sứ thần nói:

     

    “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai, và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1. 28-32).

    Bà Êlisabét là người đầu tiên tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, khi Mẹ đến viếng thăm gia đình bà: “Bởi đâu chị được hạnh phúc Mẹ của Chúa tôi đến với chị như vầy? Vì này đây, tai chị vừa nghe tiếng em chào, thì thai nhi trong lòng chị đã nhảy lên vui sướng” (Lc 1, 43-44).

     
    Các Giáo phụ như thánh Inhasiô Antiôkia, như Testulianô tiên sinh từng giảng thích nhóm từ “Mẹ của Chúa tôi” đó là Mẹ Thiên Chúa – Thánh Athanasiô thì khẳng định: “Ngôi Lời đã mặc lấy dòng giống Abraham, nên phải nên giống anh em mình trong mọi sự, như thánh tông đồ nói, và cũng phải nhận lấy thân xác như chúng ta. Vì lẽ đó, phải có Đức Maria để, từ nơi Mẹ, Người nhận lấy xác ấy và dâng nó như là của riêng Người, để chúng ta được nhờ. Kinh thánh nhắc đến việc Đức Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu và nói: “Đức Mẹ lấy khăn bọc Người. Vú đã cho Người bú được gọi là diễm phúc.

    Và Mẹ đã dâng Người là Con đầu lòng Mẹ làm lễ vật lên Thiên Chúa”.

     

    Thế kỷ V, tại Contantinôpôli, thủ đô đế quốc Đông Rôma, có linh mục đan sĩ Nettôriô (khoảng 380-451) được bầu làm thượng phụ giáo chủ (428-431). Ông giảng dạy rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị, và Đức Maria chỉ là mẹ của ngôi vị nhân loại nơi Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ ngôi vị Thiên Chúa. Cả Giáo hội phản đối ông. Đức Giáo hoàng đương thời là thánh Cêlestinô I (422-432), năm 431 cử thánh Cyrillô đại diện Ngài đến chủ tọa công đồng chung họp tại Êphêsô bàn thảo vấn đề. Sau những cuộc bàn luận, thánh Cyrillô và các nghị phụ tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”, vì Chúa Giêsu tuy có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị là ngôi vị Thiên Chúa. Giáo dân rất đông đảo chờ ở ngoài cửa nghị trường. Khi cửa mở và nghe công đồng tuyên bố “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”, lòng đạo của giáo dân nổ ra thành một cuộc biểu tình hoan lạc. Họ đốt lên vô vàn bó đuốc tỏ lòng tin của mình ra và rước các nghị phụ về nhà các vị.

    Năm 1931, ngày 25-12, Đức Piô XI ban hành thông điệp Luse Venitatis kỷ niệm mười lăm trăm năm tín điều Mẹ Thiên Chúa được tuyên tín tại công đồng Êphêsô và lập lễ trọng Kính Mẹ Thiên Chúa trên toàn Giáo hội, vào ngày 11 tháng 10 hằng năm.

     
    Năm 1962, Đức chân phúc Gioan XXIII chọn lễ Mẹ Thiên Chúa, 11 tháng 10, làm ngày khai mạc cho công đồng chung Vaticanô II. Công đồng chung này một lần nữa xác nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa: “Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn nhờ công nghiệp của Con Mẹ và hợp nhất mật thiết bền chặt với Con, Đức Maria lĩnh nhận sứ mệnh và vinh dự cao cả là được làm Mẹ Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha và cung thánh của Chúa Thánh Thần.

    Nhờ lĩnh nhận ân sủng vô cùng cao quí này, Mẹ đã trổi vượt trên mọi thụ tạo trên trời dưới đất” (LG. 53).

     

    Ngày 2-2-1974, Đức Phaolô VI ban hành tông huấn Marialis Cultus canh tân việc tôn sùng Đức Maria trong Giáo hội công giáo, đã đổi ngày lễ Mẹ Thiên Chúa lên ngày 01 tháng 01 hằng năm, cho “đúng với phụng vụ Rôma từ xưa, nhằm tin kính việc Mẹ Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi” và kéo dài mầu nhiệm mùa vọng và mùa Giáng sinh (Mc 5). Đó là nói sơ qua về nguồn gốc lễ trọng Kính Mẹ Thiên Chúa. Cũng nên sơ lược mấy dòng về ý nghĩa lễ này.

     
    Theo nghĩa chặt, lòng tôn sùng Mẹ nhắm tới Thiên Chúa, nghĩa là nhiệt tâm phụng sự Thiên Chúa. Nhưng lòng sùng kính ấy cũng liên hệ tới mối tương quan đặc biệt với sự thánh thiện của Thiên Chúa. Xét vì tước hiệu tuyệt đối độc nhất là Mẹ Thiên Chúa, Đức Thánh Trinh Nữ Maria là đối tượng của một lòng tôn sùng đặc biệt, một lòng tôn sùng hoàn toàn ưu việt. Vì lẽ lòng tôn sùng Mẹ là cốt để phụng sự Chúa tốt hơn. Đức Piô XI viết: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mạch nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra muôn vàn đặc ân cho Đức Maria, và nâng Mẹ lên địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa” (thông điệp Luse Veritatis).

    Trong thông điệp “Redemptoris Mater, Mẹ Chúa Cứu Thế”, ban hành ngày 25-3-1987, Đức Gioan Phaolô II viết: “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), vì, bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ đã hoài thai trong lòng trinh khiết Mẹ và sinh hạ vào thế gian Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha. “Con Thiên Chúa…, sinh bởi Đức Thánh Trinh Nữ Maria, đã thực sự trở nên một người trong chúng ta”, Người đã làm Người. Thế nên, qua mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm Mẹ Chúa đã bừng sáng trọn vẹn ở chân trời đức tin của Giáo hội. Đến lượt mình, tín điều Mẹ Thiên Chúa, đối với Công đồng Êphêsô cũng như đối với Giáo hội, là ấn dấu chính thức hoá mầu nhiệm Chúa Nhập Thể, một mầu nhiệm nói lên Ngôi Lời Thiên Chúa đã thực sự mặc lấy bản tính nhân loại trong một ngôi vị duy nhất…”

     
    Như thế, việc tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đã xuất hiện từ lâu đời trong Hội Thánh và được các Đức Giáo Hoàng tôn trọng đặc biệt .

    Chúng ta mừng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa để suy tôn chức vị cao cả của Mẹ, đồng thời cũng để nhớ rằng chúng ta có một người Mẹ tuyệt hảo bên cạnh Thiên Chúa. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ làm Mẹ chúng ta qua thánh Gioan, và vì chúng ta là chi thể của Con Mẹ. Đức Mẹ đã thương yêu chăm sóc Chúa Giêsu thế nào, thì cũng thương yêu cứu giúp chúng ta như vậy. Chúng ta cần chạy đến kêu xin Đức Mẹ hằng ngày, nhất là trong những cơn gian nan khốn khó.

     

    Hôm nay Hội Thánh cũng kêu gọi toàn thể tín hữu cầu nguyện cho hòa bình thế giới, vì là ngày đầu năm, “là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Hòa bình mới sinh, và nghe lại lời chúc hòa bình của các thiên sứ (Lc 2, 14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho ta ơn cao cả nhất là hoà bình” (tông huấn Marialis Cultus).

    conggiaovn.com
     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - GUADALUPE

 

  •  
    phung phung
     
    Sat, Dec 12 at 7:58 AM
     
     
     
     
     
    Subject: KHOA HỌC LÀM SÁNG TỎ CÁC BÍ MẬT CỦA ĐỨC BÀ GUADALUPE
     
     
     Hôm nay lễ Đức Mẹ Guadalupe

    Một bài khác về Đức Mẹ Guadalupe cũng rất đáng đọc. Kính mời bà con.

    KHOA HỌC LÀM SÁNG TỎ CÁC BÍ MẬT

    CỦA ĐỨC BÀ GUADALUPE

    Philip Callahan

    Hôm đẹp trời lạnh lẽo 12-12-1531 ấy, Juan Diego -một trong những người cải đạo sớm nhất ở Mêhicô- không thể mơ có một ngày trong tương lai xa xôi, ông lại được bất tử hóa và được đặt trên bàn thờ của Giáo Hội hoàn vũ.

    Juan Diego đang trên đường tới nhà thờ sáng sớm hôm đó thì lại nghe tiếng nói ngọt ngào của Bà Đẹp vốn đã hiện hình trước mắt ông tại chân Đồi Tepeyac ở ngoại ô Thành phố Mêhicô hai hôm trước.

    Bà Đẹp đã lặp lại ước muốn của mình là có một teocali (nhà nguyện) được xây nơi Bà đã hiện ra. Juan Diego nói với Bà rằng Đức Giám mục Juan Zumarraga đòi bằng chứng về tính xác thực của yêu cầu này. Đức Bà đã chấp thuận. Theo hướng dẫn của Người, Juan Diego đã hái một bó hoa hồng Castilian rồi chính Người xếp trên tilma của ông (áo choàng, ct: một loại poncho hai vạt trước và sau). Ông sẽ phải đưa bó hoa hồng đó cho ĐGM. Vâng, những đóa hồng Castilian lạ lùng nở vào mùa Đông!

    Juan Diego vội vàng đến gặp ĐGM. Và khi ông trải áo choàng của mình ra thì lạ chưa, ĐGM và mọi người có mặt đều hết sức kinh ngạc khi thấy không những nhiều đóa hồng thơm ngát rơi xuống từ áo choàng của ông mà còn cả một bức ảnh (cao 143 cm) của một phụ nữ trẻ đẹp với nước da hơi sẫm.

    Đó là câu chuyện hay về việc làm sao hình ảnh Đức Bà Guadalupe đã xuất hiện. Hình Mẹ được bao quanh bằng những tia sáng mặt trời và dưới chân Đức Trinh Nữ có một vầng trăng lưỡi liềm và một thiên thần nâng Người lên. Đức Bà mặc một áo choàng màu xanh dương lẫn xanh lục với những ngôi sao vàng, và bên trong là một áo dài hồng thêu những nụ hoa viền vàng. Một đai lưng màu tía sẫm thắt quanh eo Đức Trinh Nữ theo kiểu các thai phụ Aztec vẫn thường mang.

    Đức Mẹ yêu cầu Juan Diego gọi Người là coatloxopeuh mà trong tiếng Nahuatl, ngôn ngữ Aztec châu Mỹ, có nghĩa là “người đạp dẹp con rắn”. Trên phương diện lịch sử, đó là một phần văn hóa Aztec đương thời, vốn hàng năm dâng ít nhất 20.000 đàn ông, đàn bà và trẻ em cho các thần của họ như tế vật. Nhờ Đức Bà Guadalupe hiện ra với Juan Diego, hàng triệu người đã trở lại Kitô giáo, như thế là đạp dẹp con rắn của việc thờ ngẫu tượng.

    Áo choàng của Juan Diego được làm bằng sợi thô, cứng, một thứ vải hoàn toàn không thích hợp để vẽ. Cuộc nghiên cứu và nhiều thử nghiệm khoa học đã được thực hiện trên áo choàng đó từ năm 1666 bởi các họa sĩ, bác sĩ và khoa học gia. Những phát hiện của họ cho thấy như sau: các đặc điểm lạ lùng của hình ảnh vượt quá mọi hiểu biết khoa học; hình ảnh xem ra đã không được vẽ bởi bàn tay con người; các màu sắc xuất hiện như “tích hợp” vào thớ vải; và chất màu được sử dụng không có nguồn gốc từ động vật hay khoáng vật. Hơn nữa, áo choàng, được làm bằng sợi đặc biệt đó, là tấm khăn duy nhất cùng loại còn tồn tại sau 476 năm [ct: 2007, thời điểm tác giả viết bài này].

    Renzo Allegri, trong bài viết trên báo Messenger of Saint Anthony (Sứ giả của Thánh Antôn), cho biết rằng hiện tượng đã đánh thức sự tò mò khoa học đối với hình ảnh Đức Bà Guadalupe, liên quan đến cái đã được khám phá trong đồng tử đôi mắt Đức Mẹ. Năm 1929, Alfonso Gonzales, một nhiếp ảnh gia của Vương cung Thánh đường Guadalupe, sau khi nghiên cứu âm bản (phim) của hình ảnh, đã tìm ra cái có vẻ là hình ảnh rõ nét của một người nam có râu phản chiếu ở mắt bên phải.

    Hơn 20 năm sau, một nhiếp ảnh gia khác của Vương cung Thánh đường, Carlos Chavez, đã tuyên bố rằng ông thấy một hình người trong mắt bên trái cũng như mắt bên phải của Đức Bà Guadalupe. Từ năm 1956 tới 1958, Rafael Torija Lavoigner đã thực hiện 5 cuộc nghiên cứu sử dụng các thấu kính phóng đại và kính soi đáy mắt (ophthalmoscopes), ông xác nhận có nhiều hình người trong đôi mắt của Đức Trinh Nữ.

    Các hiện tượng như thế trở nên giật gân hơn nữa khi đôi mắt Đức Bà được nghiên cứu có sử dụng kỹ thuật tinh vi hơn nối kết với các máy vi tính.

    Năm 1979, Tiến sĩ Jose Aste Tousman, một kỹ sư xuất sắc chuyên về vi tính ở Hoa Kỳ, đã đến Mêhicô. Ông là một trong những nhà nghiên cứu có khả năng nhất về đôi mắt Đức Bà Guadalupe. Allegri viết rằng công trình TS Tousman thực hiện trong 23 năm thật đáng kinh ngạc; ông đã sử dụng thiết bị cập nhật hay tinh vi nhất, giống các loại mà NASA vẫn dùng để giải mã các bức ảnh do vệ tinh chụp trong không gian. TS Tousman đã phóng to hình ảnh đôi mắt Đức Bà Guadalupe tới 2.500 lần, sử dụng 25.000 màu được chiếu sáng cho mỗi mm vuông.

    Sau khi lọc và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, TS Tousman khám phá ra một toàn cảnh được bắt hay được chụp trong đôi mắt Đức Bà Guadalupe. Trong toàn cảnh, có khoảng 11 người. Có một người Mêhicô bản địa ngồi xếp hai chân và tóc dài tết thành đuôi ngựa. Kế ông là một cụ già, hói đầu, râu trắng, mũi thẳng, lông mày rậm và một giọt nước mắt chảy dài xuống má phải. Nhân vật này được xác định là ĐGM Juan Zumarraga. Bên trái ngài là tay phiên dịch của ngài, Juan Gonzales. Có bóng dáng một ông già để râu và ria, với một cái mũi to kiểu Rôma, xương gò má lồi lên, đôi mắt chìm sâu và đôi môi nửa khép nửa mở – rõ ràng là một thổ dân châu Mỹ – đang mở áo choàng của mình khi quay mặt về phía ông già đầu hói. Rõ ràng là Juan Diego, kẻ đem những đóa hồng trong áo choàng mình tới cho ĐGM. Cũng có nhiều kẻ không xác định được gồm một người cha, một người mẹ, hai ông bà già và 3 đứa trẻ.

    Cảnh tượng được khám phá trong đôi mắt phóng đại của hình ảnh kỹ thuật số cho thấy rằng trong giây phút đầy xúc động ấy, khi Juan Diego trải áo choàng cho Đức Giám mục và khi tất cả những ai đang hiện diện trong căn phòng thấy hình ảnh Đức Bà được vẽ lên đó, thì Mẹ Thiên Chúa thực sự có mặt: như những caméra tinh vi nhất, đôi mắt của Người đã chụp cảnh tượng và đã bảo tồn nó cho các thế hệ tương lai. Cũng kỳ lạ ở chỗ: ý thức những giới hạn của khoa học và kỹ thuật thời đó, Đức Mẹ biết rằng điều này sẽ chỉ được khám phá vài trăm năm sau, khi các thiết bị tinh vi nhất được con người phát minh chế tạo.

    Sứ điệp của Đức Bà Guadalupe có thể là gì qua các phát hiện ấy của khoa học? TS Aste Tousman đã đi đến những suy nghĩ như vậy. Sự hiện diện của những kẻ không xác định có thể là một sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình và các giá trị gia đình. Vì hai người đàn ông da trắng và những thổ dân châu Mỹ được tìm thấy trong cảnh tượng, sự hiện diện của những chủng tộc pha trộn có thể là một cảnh báo chống kỳ thị chủng tộc và là một lời kêu gọi tình huynh đệ giữa con người. Việc khám phá cảnh tượng nhờ thiết bị hiện đại có thể là một lời mời gọi dùng kỹ thuật để loan truyền lời Chúa Kitô.

    Juan Diego đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh tại Mêhicô. Thổ dân châu Mỹ khiêm nhường, đơn sơ này có thể đã không hình dung rằng Bà Đẹp Guadalupe mà ông đã nói chuyện với ở đồi Tepayac còn có nhiều bí mật khác được tiết lộ, được dành riêng cho các thế hệ tương lai. Trong trí óc đơn giản của mình, ông đã không thể nhận thức điều ấy. Chỉ cần nói rằng ông đã vâng lời và yêu mến Đức Mẹ, Đức Mẹ cũng đã yêu mến ông vì tâm hồn đơn sơ và trong sạch của ông.

    Xem ra lạ lùng đối với một khoa học gia khi nói lên điều ấy, nhưng với tôi là kẻ cảm thấy liên hệ, bức ảnh gốc thật kỳ diệu. Nghiên cứu hình ảnh này là kinh nghiệm cảm động nhất của đời tôi. Tiếp cận với nó, tôi có cùng cảm giác lạ lùng như những ai đã nghiên cứu Khăn liệm thành Turin (Italia). Tôi tin vào những cách giải thích lô-gích tới một điểm nào đó. Nhưng không có cách giải thích lô-gích cho cuộc sống. Bạn có thể bẻ sự sống thành các nguyên tử, nhưng cái gì đến sau đó? Ngay cả nhà bác học Einstein cũng chân nhận có Thiên Chúa mà!

    (*) Giáo sư Philip Callahan là khoa học gia xuất chúng, ĐH Florida năm 1979.

    Trích Francis Johnston, Sự kỳ diệu của Guadalupe.

    Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi dịch từ nguyên bản Anh ngữ

    Inline image


     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ THIÊN CHÚA

Thơ mừng kính Đức Maria , MẸ THIÊN CHÚA 2020

THIÊN CHỨC CAO TRỌNG !

Thưa quý vị , thưa các bạn ngày đầu năm Dương Lịch mở đầu một chu kỳ tân niên , giai đoan thời gian muốn có trật tự, phải có ngày tháng, ngày tháng phải có chu kỳ, mở đầu và kết thúc. Ngày mở đầu năm mới, Giáo Hội đặt ngày đầu năm thiêng liêng và tốt lành để dâng lên Mẹ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, đồng thời là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ nhân loại.Thế nhân thật hạnh phúc, bởi vì, Hội Thánh Công giáo được “mệnh danh” là “Hiền Thê” của Đức Giêsu – Kitô , căn cứ vào Lời Kính Thánh, đã long trọng tuyên tín Đức Maria là MẸ THIÊN CHÚA, đồng thời với tước hiệu Thánh thiêng, Mẹ Maria được ca ngợi với tước hiệu là “Mẹ nhân loại”.

Nhân loại thật diễm phúc, bởi vì, sự diễm phúc nơi Mẹ Thiên Chúa không chỉ dành cho riêng Mẹ, mà sự diễm phúc ấy được “khoác” lên con cái nhân loại là con cái của Mẹ. Vì thế, nhân loại được “ mặc” lấy sự diễm phúc nơi Đức Trinh Nữ Maria là một sự diễm phúc trọn vẹn.

Vì thế, nhân ngày mừng kính trọng thể Lễ “MẸ THIÊN CHÚA”. một ngày mà với nhiều hồng phúc, ngày Liên Hiệp Quốc chọn là Ngày Hòa Bình thế giới . Xin Mẹ Thiên Chúa, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH, chuyển cầu muôn ơn lành xuống trên nhân loại.

Linh Mục nhạc sĩ Hoài Đức đã sáng tác bài ca ”muôn thuờ ”, là bài : “ Cung Chúc Trinh Vương” về Mẹ rất hay, để ca tụng Đức Mẹ. Xin mượn hai câu đầu tiên của ngài, để kính mừng Mẹ, đồng thời xin nhớ đến người nhạc sĩ linh mục ưu tú.

“ Cung chúc Trinh Vương không hề nhiễm tội truyền, thật Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ khiết trinh trọn đời”.

Mừng ngày Thánh Mẫu uy linh

Mừng Mẹ Thiên Chúa anh linh ngự tòa

Mừng ngày trọng đại Đức Bà

Tước Hiệu “Thánh Mẫu” thật là quang minh

Thiên chức cao trọng thiên đình

Chỉ duy có Mẹ thật tình chẳng sai

Mừng Mẹ Thiên Chúa Ngôi Hai

Trọn đời diễm phúc chẳng sai bao giờ

“Ơn Vô Nhiễm” thật nên thơ

Ơn Khiết Trinh đáng kính thờ xiết bao !

Ơn Hồn, Xác Mẹ đẹp sao !

Lên Trời đầy đủ lẽ nào lại quên

Tín điều Hội Thánh tuyên xưng

Để mừng kính Mẹ chẳng hề lung lay

Bốn tín điều ấy lạ thay !

Nhưng, “ MẸ THIÊN CHÚA”  chính rày cao siêu

Hướng lòng lên Mẹ sớm, chiều

Cùng bước theo Mẹ, “tín điều” cậy tin

Xin Mẹ ban ơn hòa bình

NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN, chính Bà./. Amen

 

Mừng kính Mẹ 01/01/2020

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - VÔ NHIỄM NGUYÊN TÔI

MARIA MẸ VÔ NHIỄM

Maria Mẹ vô nhiễm nguyên tội

Đặc ân cao trọng được Chúa thương ban

Là Mẹ Ngôi Hai cứu độ loài người

Cầu cho chúng con phàm nhân tội lỗi

Biết trông lên Mẹ, sám hối ăn năn

Ngày đêm cải thiện, sống lời Mẹ khuyên

Siêng năng lần chuỗi, tôn sùng Thánh Tâm

Trọn tình yêu mến Hiền Mẫu Maria

Có Mẹ trong đời hạnh phúc nào hơn

Đồng hành bên con trên đường dương thế

Dẫn về quê Trời cùng Mẹ hát ca

Ngợi khen danh Chúa, vạn đại thiên thu.

BCT

8/12/2020

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Video Player
 
00:00
 
17:21
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục