20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, May 9 at 2:43 AM
     
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ ( THÁNG 5 )
    Ngày mồng sáu : Về quyền thế và lòng từ ái Ðức Mẹ
    " Chúa Giêsu nói với Mẹ rằng: "Mẹ muốn sự gì, hãy xin thì sẽ được. Khi ở thế gian Con xin sự gì cùng Mẹ, Mẹ cũng cho. Ngày nay về trời Con từ chối Mẹ sao được! Mẹ muốn sự gì hãy xin thì sẽ được"."
    Chúa Giêsu đã đặt Ðức Mẹ làm Mẹ các giáo hữu, đồng thời đã ban quyền thế và từ ái cho Người.
    Ðức Mẹ rất có quyền thế trước mặt Thiên Chúa, vì Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Chức Người càng cao thì quyền thế người càng mạnh. Chúa Giêsu là Vua cả trời đất, được toàn quyền trên trời dưới đất, thì Ðức Mẹ là Nữ-vương cũng được toàn quyền như vậy.
    Ðức Mẹ cũng quyền thế như Chúa Giêsu, chỉ khác sự này: Chúa Giêsu tự mình vốn quyền thế cao cả, còn Ðức Mẹ được quyền ấy ở nơi Chúa Giêsu. Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nên Chúa Giêsu đã ban quyền thế xứng đáng chức vị của Người. Nên Ðức Mẹ quyền thế cao cả, muốn sự gì thì Chúa Giêsu cũng ưng cho.
    Có một lần bà Thánh Brigitta nghe thấy Chúa Giêsu nói với Mẹ rằng:
    - "Mẹ muốn sự gì, hãy xin thì sẽ được. Khi ở thế gian Con xin sự gì cùng Mẹ, Mẹ cũng cho. Ngày nay về trời Con từ chối Mẹ sao được! Mẹ muốn sự gì hãy xin thì sẽ được".
    Vì Ðức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, nên khi xin sự gì cùng Ðức Chúa Giêsu thì như Mẹ truyền cho Con vậy. Vì xưa còn ở thế gian Người đã vâng lời Ðức Mẹ, thì ngày nay ở trên trời Người cũng vâng lời Ðức Mẹ như vậy.
    Xin Mẹ hộ giúp chúng con đang khi vượt biển thế gian, khỏi sóng gió bão táp và đưa chúng con về tới bến bình an.
    * Thánh Tích :
    Ðây là một tích chứng của ma quỉ về quyền thế cao cả của Ðức Mẹ.
    Thánh Ðôminicô, ngày bắt đầu truyền bá phép lần hạt Mân côi trong nước Pháp, bị nhiều người phản đối một cách mãnh liệt. Họ cho là những kinh ấy chỉ dành riêng cho đàn bà con gái. Nhiều người tìm cách phá đổ.
    Ở Carcassô cũng có một người ra mặt phản đối ông thánh. Chẳng may anh ta bị quỉ ám, anh ta xông xáo mọi nơi đánh đấm mọi người, suốt ngày tru trếu lăn lộn.
    Người ta bắt đem đến cùng thánh Ðôminicô, xin người trừ quỉ. Thánh Ðôminicô được dịp để làm sáng danh Ðức Mẹ,người lấy tên Thiên Chúa mà hỏi quỉ rằng:
    - "Trên trời, đừng kể Thiên Chúa Ba Ngôi, còn đấng nào mày sợ hãi hơn cả".
    Quỉ liền tru trếu van lạy xin ông thánh ấy:
    - "Người muốn biết thì tôi xin thưa cho mình người, chứ đừng bắt tôi xưng hô trước mặt công chúng, vì nguy khốn cho chúng tôi lắm".
    Thánh Ðôminicô quỳ xuống nguyện rằng:
    - "Lạy Mẹ, Mẹ truyền cho thần dữ này xưng ra điều con hỏi, để mọi người được biết".
    Thần dữ lại xin người rằng:
    - "Chúng tôi xin người đừng bắt buộc chúng tôi nữa. Chúng tôi chẳng nói người cũng đã biết; vả lại đã có thiên thần sẽ bảo người, chúng tôi chỉ là những kẻ dối trá".
    Thánh Ðôminicô lại quỳ xuống cầu nguyện. Bỗng thấy Ðức Mẹ hiện xuống. Thần dữ khiếp kinh kêu la:
    - "Ớ thù địch, sao đến đây bắt chúng tôi xưng ra những điều làm nguy-khốn chúng tôi".
    Rồi thần dữ lại la to hơn:
    - "Ớ mọi người, hãy nghe lời này: Ðức Mẹ rất thánh là Mẹ Thiên Chúa đủ quyền thế giữ gìn mọi người khỏi lửa hỏa ngục. Ai hết lòng sùng kính Người thì thoát khỏi tay chúng tôi.
    Nếu chẳng có Người, thì nhiều người đã phải hư đi. Người yêu thương và phù hộ cho những người siêng năng lần hạt Mân côi".
    Nói đoạn, thần dữ ra khỏi người ấy. Người ta thấy thần dữ xưng hô quyền thế Ðức Mẹ thì thêm lòng cậy trông kính mến Người, và siêng năng lần hạt hơn.
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ XUỐNG LUYỆN NGỤC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, May 4 at 12:59 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    THÁNG 5 KẾ CHUYỆN VỀ MẸ
    03.5_ MẸ XUỐNG LUYỆN NGỤC
     
    Xưa giáo dân thành Roma có tập quán cầm nến sáng ban đêm đi viếng các nhà thờ Đức Mẹ tối áp lễ Đức Mẹ Lên Trời. Có một phụ nữ quí phái cùng theo đoàn giáo dân đi viếng đền thờ Đức Mẹ. Khi bà quì cầu nguyện trong nhà thờ, vừa mở mắt ra thì thấy một đàn bà mình rất quen thân xưa, đã chết 6 tháng nay, đang quỳ bên cạnh mình đọc kinh. Bà quí phái bỡ ngỡ hết sức liền ra cửa nhà thờ đứng đợi. Khi thấy người quen bước ra liền hỏi ngay:
    Chị có phải tên là Marozia không?
    Phải, đúng tôi là Marozia
    Ủa chị đã chết 6 tháng rồi mà? Chị được sống lại ư? Có được rỗi linh hồn không?
    Thưa chị, từ lúc chết đến giờ, tôi bị giam phạt trong luyện tội khốn cực lắm, chỉ vì khi còn trẻ tôi đã hay làm đỏm làm dáng, làm dịp cho nhiều người. Song ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời thì đêm nay Đức Mẹ xuống luyện ngục đem tôi và một số linh hồn có lòng kính mến Đức Mẹ lên Thiên đàng.
    Năm nào, đến lễ này cũng xẩy ra như vậy. Các linh hồn được cứu hôm nay thì nhiều lắm, đã kéo nhau đến nhà thờ này để tạ ơn Đức Mẹ. Bà chỉ được Chúa cho trông thấy một mình tôi thôi, chứ còn biết bao linh hồn khác đang quì chung quanh đây bà không được xem thấy.
    Thấy bà bán tín bán ghi, thì linh hồn liền nói, “Cho bà được tin lời tôi, thì sang năm, chính ngày này lễ Đức Mẹ Lên trời bà sẽ chết.”
    Thành Đamianô đã làm chứng tích chuyện này có thật và còn minh chứng rằng: Bà quí phái nghe nói như vậy tin ngay và từ hôm đó gắng làm nhiều việc lành, đến năm sau bà ngã bệnh và chết đúng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời.
    Nguồn : tinmung.net
     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - QUYẾT TÂM HỌC GƯƠNG MẸ

MẸ MARIA VỚI ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG XIN GIÚP CHÚNG CON HỌC GƯƠNG MẸ ĐỂ ĐƯỢC THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG

 
**
Kính lạy Nữ Vương Đức trinh nữ Maria!
Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng con dưới trần
Xin Mẹ luôn thương và gìn giữ
Xác, hồn chúng con
Giúp chúng con thoát khỏi cuộc sống sa đọa
Cuộc sống bon chen thích khoe khoang
Để gia đình phải tan nát
Vì quá đua đòi cùng chạy theo
Vật chất nay còn mai mất.
 
**
Giúp chúng con biết quân bình cuộc sống
Có trách nhiệm trên gia đình là thiết yếu
Nhưng quan trọng nhất vẫn là:
Mời Thiên Chúa vào nhà tâm hồn
Làm chủ cuộc sống từng người chúng con
Giúp chúng con học bắt chước gương
Tốt lành của Mẹ là không sống:
Màu mè phô trương qua hình thức
Mà trong tâm hồn luôn sáo rỗng
Chỉ toàn là những kiêu ngạo khinh người
Cùng sống ích kỷ chỉ biết có mình mình thôi.
 
**
Giúp chúng con là bậc làm cha mẹ
Ngày ngày biết quan tâm đến gia đình
Nhất là quan tâm đến con trẻ
Dạy chúng bài học yêu thương cách thực tế
Trong độ tuổi chúng có thể thâu thập
Để chúng được học hỏi suốt thời gian
Chúng lớn lên sống cùng với cha mẹ.
 
Giúp chúng con luôn sống mẫu gương:
Gương yêu thương cùng biết thông cảm
Dễ dàng tha thứ bỏ qua cho người thân
Đã biết lỗi và biết phục thiện
Gương sống hy sinh cho nhau … cùng
Thực hành bác ái đối xử tốt với mọi người.
 
Cần lắm là luôn dạy cho chúng trẻ
Căn bản sống đạo đức
Giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời
Có nói có, không nói không
Chớ hề ngồi lê la tám chuyện
Nói hành nói xấu người vắng mặt
Để rồi gây rối rắm chuyện nhà của người ta.
 
**
Xin Mẹ Maria giúp chúng con
Đừng là thành phần sống ngoài xã hội
Được rất nhiều người khen là lịch sự tử tế
Hào phóng và vui vẻ
Nhưng thực tế khi có mặt ở nhà
Thì những điều cần có ở trên
Hoàn toàn là trái ngược
Có nghĩa đem những bức xúc ở ngoài về nhà
Trút đổ sự giận dữ trên người thân
Làm cho gia đình luôn trở thành
Nơi tra tấn thể xác cùng tinh thần
Là lý do dẫn tới sự đổ vỡ.
 
**
Dẫn đến cảnh ly dị thì là lẽ đương nhiên
Nhưng thương cho những đứa con trẻ
Chúng bị chia cách hai nơi
Rồi từ đó gia đình trở thành hai chiến tuyến
Bên bạn bên thù
Lời qua tiếng lại vang như tiếng súng
Không bao giờ ngừng ngơi
Nhưng nếu cuộc đời của chúng trẻ
Sau này lớn lên được tốt đẹp thì không sao
Nhưng nếu chúng ra hư hỏng
Thì hẳn sau cuộc đời này thì cả hai
Sẽ bị Thiên Chúa hỏi tội ở Tòa Phán Xét.
 
**
Vì con cái là do bàn tay quyền năng
Của Người tác thành
Và chúng là quà Thiên Chúa trao ban cho
Nhờ chúng ta (cha mẹ)
Nuôi nấng yêu thương
Dạy dỗ chúng trong thời gian ngắn
Cho đến khi chúng trưởng thành
Như trong bài dụ ngôn Chúa dạy
“Cây tốt sẽ sinh trái tốt”
Có nghĩa được trái tốt thì người nông
Phải tốn biết bao nhiêu công sức
Để vun trồng suốt bao nhiêu năm trời
Mới có được trái ngon ngọt để ăn.
 
**
Còn cây xấu sẽ sinh trái xấu
Đó là trường hợp trong xã hội hiện nay
Lớp lớp người trẻ vào tù ra khám
Chúng tìm gia nhập băng đảng
Ngày càng đông chỉ vì gia đình của chúng
Biến thành nơi có chiến tranh
Không có tình yêu thương
Và không có Thiên Chúa hiện diện.
 
Không có được một ngày mà không cãi vả
Có vài trường hợp xô xát gây máu đổ
Nát thịt cùng tiếng khóc la
Nghe rất thảm thương
Không phải là ít xẩy ra ở bên quê nhà.
 
**
Lạy Mẹ Maria!
Có phải vì chúng con luôn sống ảo?
Sống trong mơ trong mộng
Toàn những ao ước mình được là:
Công chúa với hoàng tử
Là nữ hoàng với vua
Nên việc nhà thì biếng nhác
Mà chỉ thèm tìm đến những chỗ
Ăn chơi sa đọa túy lúy
Với những thứ chơi kích thích
Nên không bao giờ sống trong tỉnh táo.
 
**
Sau cùng chúng con xin Mẹ Maria!
Thương đem chúng con trở về cùng Chúa
Vì ngày nay sự sống chết đến rất bất chợt
Không ai có thể biết trước được ở ngày mai
Đừng để chúng con sống như đang chết
Với nguyện vọng là được sống mãi
Ở trần gian này mà không cần biết
Linh hồn mai sau nó sẽ đi về đâu?? Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
8 tháng 4, 2021
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
17:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NGHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - THÁNG DÂNG HOA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 3 at 1:00 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    THÁNG HOA ĐỨC MẸ
    (theo ngày trong tháng)
     
    NGÀY 01: TÌM HIỂU GỐC TÍCH THÁNG HOA ĐỨC MẸ
    Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng 5, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa Xanh, Đỏ, Trắng, Tím, Vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời.
     
    Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài “Đây Tháng Hoa” của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
    “Đây tháng hoa,chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
    - Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
    - Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.
    Nếu có ai tự hỏi: Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng? thì câu trả lời cũng không khó khăn gì.
     
    Gốc tích như thế này:
    Vào những thế kỉ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.
    Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.
    Có nơi người ta tổ chức các cuộc “Rước xanh”. Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.
    Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
     
    Thánh Philipe đệ Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.
    Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.
     
    Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời. Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.
     
    - Đức Giáo hoàng Piô 12, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, cho “việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ”.
     
    - Đức giáo hoàng Phaolô 6, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 viết:
    “Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để ” bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.
     
    Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ các tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai tòa rất dồi dào của Đức Mẹ”.
     
    Một câu truyện cũ đáng ta suy nghĩ:
    Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.
    Năm ấy đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.
    Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.
    Cha Vianey là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người tặng là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:
    - Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?
    Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?
    - Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng. Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ.
    Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân Côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa Vàng của niềm tin, hoa Hồng của Kinh Kính Mừng.
    Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: “Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng”.
    Thánh Bênado diễn tả văn vẻ hơn:
    “Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ”.
    Lm. Fx. Trần Kim Ngọc, OP
     
     
     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Mar 27 at 12:00 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CÙNG ĐỨC MẸ CHỊU ĐAU KHỔ TRONG MÙA CHAY


     

    Hồi tôi còn nhỏ, Đức Maria luôn là một hình ảnh về người mẹ xa cách đối với tôi. Bởi vì Đức Mẹ hoàn hảo về nhân đức và vô nhiễm, tôi không thể liên hệ với Mẹ. Quá trình đấu tranh của tôi có vẻ khá khó khăn. Tôi luôn hình dung ra sự ngoan ngoãn, sự dịu dàng, sự nhẫn nại và sự khiêm nhường của Đức Mẹ, nghĩ về Thánh Gia có những ngày và những buổi tối lặng lẽ, tôi thấy không phù hợp với tôi.

    Rồi tôi trở thành mẹ. Tình mẫu tử đã biến đổi tôi bằng rất nhiều cách, nhưng có một cách quan trọng mà Đức Mẹ đã thực sự trở nên Mẹ của tôi và rất thân thiện với tôi. Đó là cách hiểu sâu về nỗi đau khổ của Đức Mẹ.

    I. CUỘC TỬ ĐẠO KHÔNG ĐỔ MÁU CỦA ĐỨC MẸ

    Trong Mùa Chay, chúng ta thường tập trung vào Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và đúng như vậy. Nhưng chúng ta có nhận ra rằng mọi điều Ngài trải qua cũng diễn ra trong Trái Tim Đức Mẹ? Chúa Giêsu chịu chết vào ngày hôm đó thì Đức Mẹ cũng chịu tử đạo trong lòng.

    Đa số các học giả về Thánh Mẫu học đều công nhận rằng Đức Mẹ không trải qua đau đớn khi sinh con, cũng không phải khổ sở vì đau đớn khi hấp hối. Nhưng Đức Mẹ vẫn bị các nỗi đau khác như đau lòng và đau khổ (thập giá cuộc đời). Thập Giá của Chúa Giêsu cũng là của Đức Mẹ. Nỗi đau xé nát lòng Đức Mẹ khi ông Simêon nói tiên tri về Chúa Giêsu là dấu hiệu cho người đời chống báng và làm duyên cớ cho nhiều người ngã xuống hoặc đứng lên (Lc 2:34-35).

    Từ đó, Đức Mẹ nhận cuộc khổ nạn của riêng Mẹ, và Đức Mẹ chỉ hết đau khổ khi về trời cả hồn xác. Dưới chân Thập Giá, khi Chúa Giêsu nói: “Này là con của Mẹ”, Đức Mẹ biết nỗi đau khổ của mình được chuyển đổi từ việc trải nghiệm sự đau khổ của Con Yêu sang nỗi đau khổ của loài người bị rắc rối vì tội lỗi.

    II. BA CÁCH CHỊU ĐAU KHỔ

    ĐGM Jacques-Benigne Bossuet, một tác giả tâm linh thế kỷ XIX, đã chia sẻ trong tác phẩm kinh điển của ngài là quyển “Meditations on Mary” (Chiêm Niệm về Đức Maria), một cách suy nghĩ hay về những gì chúng ta có thể học hỏi từ nỗi đau khổ của Đức Mẹ. Ngài nói rằng có ba cách chịu đau khổ mà chúng ta cũng trải nghiệm và cách mà Thiên Chúa tác động nơi linh hồn chúng ta để hoàn toàn bình an trong mỗi tình huống.

    a. NỖI BUỒN HOÀN TOÀN BỊ LOẠI BỎ

    Trong trường hợp này, Gm. Bossuet giải thích rằng “nỗi đau khổ hoàn toàn được làm cho nguôi ngoai, và chúng ta được an ủi”. Lúc đó như thể đau khổ của chúng ta được lấy đi, đó là ân sủng kỳ diệu. Một số người có thể hiểu điều này, trong khi những người khác lại không hiểu được. Đó là ân sủng siêu nhiên hiếm có, thế nên chúng ta phải biết tạ ơn nếu điều đó xảy ra với chúng ta.

    Trong trường hợp này, Thiên Chúa cho phép linh hồn chúng ta cảm nghiệm sự bình an trọn vẹn, bởi vì Ngài loại bỏ mọi nỗi buồn cho chúng ta. Có lẽ Đức Mẹ đã nhận được ơn an ủi này, nhưng cũng rất có thể nỗi đau khổ của Đức Mẹ vẫn còn, bởi vì Đức Mẹ muốn chịu đau khổ vì yêu mến Chúa.

    b. LINH HỒN RẮC RỐI VÌ SỰ DỰ NHƯNG KIÊN NHẪN CHỊU ĐỰNG

    Đức Giám mục Bossuet cho biết rằng linh hồn của chúng ta trong tình trạng này vẫn nhận biết nỗi buồn và đau khổ nhưng sẵn sàng chịu đựng. Đó là khi chúng ta chiến đấu với các thập giá của mình, có thể chúng ta vẫn thấy sợ hãi hoặc coi thường đau khổ. Theo Gm. Bossuet, chúng ta phải cố gắng duy trì sự bình an và không xao xuyến.

    Sự bình an của Đức Mẹ không bao giờ bị dao động, cho dù có những nỗi đau khổ và rắc rối – ngay cả khi Đức Mẹ nói với Chúa Giêsu khi gặp lại nhau sau ba ngày thất lạc: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48). Sự lo lắng của Đức Mẹ không như sự lo lắng của chúng ta. Đó là mối quan tâm vì không biết Con Trẻ thế nào, chứ Đức Mẹ không phiền lòng chi cả.

    c. CHÚNG TA BIẾT ĐAU KHỔ NHƯNG KHÔNG PHIỀN LÒNG VÌ NÓ

    Mức đau khổ này là lúc chúng ta vừa nhận biết đau khổ của mình vừa bị rắc rối vì nó. Lúc đó, có vẻ như Thiên Chúa ban các đặc ân “soi sáng” để Ngài “ban thêm sức mạnh cho chúng ta”, mặc dù chúng ta vẫn “chịu sự mãnh liệt của nó, nhưng vẫn không mất sự bình an trong tâm hồn”.

    Trong hành trình Mùa Chay của chúng ta, hãy tưởng tượng rằng Đức Mẹ đồng hành với chúng ta giống như chúng ta đi theo Chúa Giêsu lên Đồi Can-vê vậy. Cũng như Đức Mẹ, chúng ta có thể đau nhói tim cả ngàn lần vì đau khổ và hấp hối, nhưng chúng ta cầu xin Đức Mẹ nâng đỡ bằng nhiều ơn thánh để làm cho chúng ta bình tĩnh mà không dao động khi chúng ta trải qua đau khổ vì yêu mến Chúa.

    JEANNIE EWING

    TRẦM THIÊN THU