20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LM MINH ANH

 

  • LM MINH ANH
     
     
     

    MỘT CÂU TRẢ LỜI RẤT QUY THẦN

    “Việc đó xảy đến thế nào được?”.

    George Mueller nói, “Khởi đầu của lo lắng là kết thúc của đức tin; khởi đầu của đức tin là kết thúc của lo lắng! Trước những câu hỏi, “Tại sao?”, “Tại sao lại là tôi?”, “Gia đình tôi?”… bạn đừng tìm cách trả lời! Hãy giao nó cho Đấng làm được mọi sự, Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Ngài sẽ có câu trả lời cho bạn!”, cũng là trải nghiệm của Maria qua biến cố Truyền Tin! Câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” của Maria trong Tin Mừng ngày lễ hôm nay là một câu hỏi rất nhân bản, để cuối cùng, trong đức tin, Maria đã nhận được ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Và sau đó, người phụ nữ này đã hoàn toàn thuận theo ý muốn của Thiên Chúa, góp phần kiện toàn kế hoạch cứu độ của Ngài. Đó cũng là một bài học thiết thực cho mỗi người chúng ta!

    “Việc đó xảy đến thế nào được?”. Đó là một loại câu hỏi, bàng bạc trong các sách Tin Mừng. Khi Chúa Giêsu đến xin Gioan làm phép rửa, Gioan nói một điều tương tự, “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa!”; trước một đoàn người đang đói, các môn đệ hỏi Thầy mình, “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?”; hoặc thú vị hơn, chính Chúa Giêsu cũng đã hỏi Philipphê, “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn?”; trong đêm Tiệc Ly, Phêrô nói, “Thầy mà lại rửa chân cho con sao?”. Và cả chúng ta ngày nay, trong một thời điểm mang tính khẩn cấp quốc gia và toàn cầu, cũng đang tự hỏi một loạt câu hỏi như vậy, “Việc đó xảy đến thế nào được?”; “Làm sao có chuyện này?”; “Tôi sẽ giải quyết chuyện này như thế nào?”.

    Vậy mà, đáp lại câu hỏi của Maria là một câu trả lời quy về Thiên Chúa! Qua đó, Gabriel mời gọi Maria đừng tin tưởng vào chính mình mà hãy tin vào Thiên Chúa, “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà”, đó là ‘một câu trả lời rất quy thần!’. Maria không vùng vằng, cũng không đặt thêm một câu hỏi nào khác, ngoài việc chờ đợi và lắng nghe! Và này, Maria được yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ làm mẹ Con Chúa Trời không bằng sức lực riêng mình, nhưng bằng sức mạnh của Đấng trên Mẹ rợp bóng! Với sự trấn an này, Maria đã đầu hàng trước đòi hỏi của Thiên Chúa, “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’; và có thể nói, không thể ‘quy thần’ hơn!

    Với chúng ta, câu hỏi “Việc đó xảy đến thế nào được?” có thể ức chế, kìm hãm chúng ta, bởi lẽ, chúng ta chưa có ‘một câu trả lời rất quy thần’ như Đức Mẹ; chúng ta cứ loay hoay đi tìm cho mình những câu trả lời vốn chỉ luôn ‘quy ngã’. Vì thế, hãy quy về Chúa, nó cũng có thể mở ra cho chúng ta hoạt động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của mỗi người!

    Thú vị thay! Chính Thiên Chúa, Ngài cũng tự hỏi, “Việc đó xảy đến thế nào được?”. Con của Vua Cả Đất Trời lại làm người ư? Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật sao? Đúng thế, chỉ vì quá yêu thương, Thiên Chúa giữ lời đã hứa, “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai… và tên con trẻ là Emmanuel” như bài đọc Isaia hôm nay cho biết. Và Ngài đã trở nên nhục thể, nên một con người hoàn toàn! Thư Do Thái hôm nay viết, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa”. Lời của Chúa Giêsu được Thánh Vịnh đáp ca lặp đi lặp lại, cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.

    Anh Chị em,

    “Việc đó xảy đến thế nào được?”. Đứng trước bao tang thương không tưởng do ác tâm của con người trong những tuần qua; và xem ra, Thiên Chúa cũng đang vắng mặt ở Ukraine, chúng ta không thể hiểu được khi tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy hãy quỳ gối, hướng về Thiên Chúa, và chờ đợi! Ngài sẽ nói với chúng ta, ‘Con hãy nhìn lên, một Giêsu đang giãy giụa trên thập giá; một Thiên Chúa đã hạ thấp bản thân đến mức tự gánh lấy những đau khổ và tội lỗi của con người!’. Và do đó, Ngài yêu cầu chúng ta tìm cho mình câu trả lời, không phải ngoài cuộc sống và lịch sử, nhưng trong mối quan hệ với Chúa Kitô và với anh chị em mình. Đó cũng là ‘một câu trả lời rất quy thần!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, trước những vấn nạn và khổ đau đang làm con kiệt sức, xin cho con biết nhìn lên thập giá Chúa, vốn là ‘một câu trả lời rất quy thần’ cho mọi nan đề và thử thách của con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     
     

     



     

 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ TRUYỀN TIN - ĐBĐM

TRUYỀN TIN CHO ĐỨC TRINH NỮ MARIA

Vào ngày Lễ Truyền Tin, Giáo hội cử hành việc công bố các lời hứa cứu độ được thực hiện. Đó là lễ Nhập thể: Con vĩnh cửu của Chúa Cha đi vào lịch sử, Ngài trở nên người bằng xương bằng thịt của Đức Maria, một cô gái trẻ khiêm nhường thuộc dân Israel.

Lễ Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria trước hết là lễ Nhập thể vì trong Đức Maria Thiên Chúa bắt đầu kiếp người phàm trần. kiếp người này sẽ dẫn Chúa Giêsu đến Thập giá, Tử nạn, nhưng sau đó là đến Phục sinh, đến Vinh quang Thiên Chúa.

Lễ Truyền Tin được những người Công giáo tổ chức vào ngày 25 tháng Ba. Nếu  ngày 25 tháng 3 rơi vào thời điểm của  Tuần Thánh , lễ sẽ được cử hành vào thứ Hai sau Tuần Bát nhật của Lễ Phục sinh.

Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Ngài.  Ngài sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận”

Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! “

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” 

Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi” (Luca 1: 26-38)

Trong khung cảnh Kinh thánh, việc Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria là việc Thiên Chúa đề xuất một kế hoạch, một chương trình cứu độ, và Ngài chờ đợi một câu trả lời từ con người, được thực hiện với sự đồng ý của Đức Trinh Nữ ở vị trí của nhân loại.

Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”, những lời này là lời thông báo của Thiên thần với Mẹ Maria về thời kỳ thai nghén của Mẹ: Mẹ sẽ sinh ra Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ trần gian.

Khi nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, Đức Maria trở thành Mẹ của Đấng Cứu Độ và của Thiên Chúa trước khi trở thành Mẹ của Giáo hội dưới chân thập giá.

Thái độ “Fiat – Xin vâng” của Đức Maria, khi tiếp nhận lời truyền tin đáng kinh ngạc này, là kiểu mẫu của người Kitô hữu tìm cách đón nhận lời Thiên Chúa. [1]

Lễ Truyền tin kỷ niệm việc con người trở lại với Thiên Chúa

Rõ ràng là cuộc đối thoại của Trinh nữ độ mười lăm mười sáu tuổi với Tổng lãnh thiên thần Gabriel và tất cả những gì đạt được trong buổi gặp gỡ này đều là vực thẳm của những mầu nhiệm thánh thiêng. Mỗi lời của cuộc đối thoại này xứng đáng là một bài suy niệm dài và sâu sắc được soi sáng bởi đức tin.

Khoảnh khắc Truyền tin có ý nghĩa quyết định trong việc trở lại của loài người vốn bị thương tích bởi tội lỗi kể từ khi ông bà nguyên tổ ra khỏi địa đàng: mối dây ràng buộc giữa Đấng Tạo hóa và con người được tạo dựng, bị xé nát dưới gốc cây biết lành biết dữ, đã được phục hồi ngay lập tức bởi tiếng “Xin vâng – Fiat” của Trinh Nữ làng Nadarét. Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác con người và trở thành Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.

Do đó, mầu nhiệm được cử hành vào ngày 25 tháng Ba, mầu nhiệm Nhập thể, chứa đựng trong đó tất cả các biến cố đau đớn và tôn vinh của Con Người và Mẹ của Ngài.

Lễ Truyền tin là một lễ của chức tư tế

Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng một người hòa giải phải có điểm chung với hai thái cực mà người ấy kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp ngôi vị, nghĩa là sự kết hợp giữa bản tính thần linh với bản tính con người trong Ngôi vị Con Thiên Chúa, do đó tạo nên chức vụ của Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Do đó, Ngôi Lời Nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria thực sự là “Pontife” – một người xây cầu, nối hai bờ, vì đó là ý nghĩa ban đầu của từ tiếng Latinh Pontifex . Do đó, bào thai vừa được thụ thai này là do ân sủng kết hợp, là Vị Thượng Tế của Tân Ước.

Nói cách khác, sự chuyển cầu của Chúa Kitô cho loài người đã bắt đầu từ trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria, ngay lúc Truyền tin. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII giải thích trong thông điệp Octobri mense: “Đối với những lời cầu nguyện mà chúng ta hợp lại cho những đau khổ của các công dân nước trời, và khiêm nhường dâng lên Thiên Chúa để nhận được lòng thương xót của Ngài dành cho Giáo hội, những lời cầu nguyện đó luôn được đón nhận và lắng nghe một cách thuận lợi, và đem lại cho Giáo hội những lợi ích to lớn và không thể không xảy ra, hoặc ảnh hưởngcủa chúng tạm thời bị giữ lại trong một thời gian cần thiết hơn. Thật vậy, những lời khẩn cầu này được thêm vào một sức nặng và ân sủng vô cùng tận – những lời cầu nguyện và công nghiệp của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã yêu mến Giáo hội và đã phó chính Ngài để thánh hóa Giáo hội. . , Ngài là Đấng Tối Cao của Bà, thánh khiết, vô tội, luôn sống để cầu thay cho chúng ta, nhờ quyền lực thánh thiêng mà chúng ta luôn có thể dựa vào những lời cầu nguyện và khẩn nài của Đấng mà chúng ta có thể nhờ cậyVì vậy, với những suy tư trước mặt họ, hết lần này đến lần khác, chúng tôi van nài đừng khuất phục trước những lời gian dối của kẻ thù cũ, cũng như không vì bất cứ lý do gì mà từ bỏ bổn phận cầu nguyện. Hãy làm cho lời cầu nguyện được bền bỉ, hãy cầu nguyện không ngừng nghỉ.” [2]

Con Thiên Chúa đã trở thành người, và do đó trở nên Đấng Trung Gian và Tư tế vào ngày Truyền Tin này: việc thánh hiến chức tư tế của Ngài đã được hoàn thành vào chính thời điểm Xin vâng – Fiat của Mẹ, và đây là lý do tại sao ngày 25 tháng Ba là một ngày lễ đặc biệt của chức tư tế, mặc dù khía cạnh này hầu như không bao giờ được đề cập. Nhưng do đó, chúng ta phải thường xuyên tìm kiếm các nguồn gốc và sự đổi mới của chức tư tế Công giáo – và của tất cả các bí tích – vào ngày Nhập thể này, và chính xác hơn là trong lời thưa  “Này tôi là tôi tớ của Chúa”.

Trong thông điệp Fidentem Piumque, Đức Lêô XIII viết: “Không nghi ngờ gì nữa, tên và phẩm tính của Đấng Trung Gian tuyệt đối không thuộc về Chúa Kitô, vì là một con người, nhưng vì vừa là con người vừa là Thiên Chúa, Ngài đã khôi phục loài người theo sự ưu ái của Cha trên trời: Một Đấng Trung Gian của Thiên Chúa và loài người, con người Kitô Giêsu. Đấng đã tự mình ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người (1 Titô 2: 5- 6). Tuy nhiên, như Tiến sĩ Thiên Thần đã dạy, không có lý do gì mà một số người khác không được gọi, một cách nào đó, là người trung gian giữa Thiên Chúa và con người, nghĩa là họ hợp tác với nhau bằng cách mở đường trước và phục vụ sự kết hợp của con người với Thiên Chúa (Summa, tr. III, q. Xxvi, Điều 1, 2). Đó là các thiên thần và các thánh, các tiên tri và các tư tế của cả hai Giao ước; nhưng đặc biệt có Đức Trinh Nữ vốn đã được ca tụng vinh quang bằng danh hiệu này. Không một cá nhân nào thậm chí có thể hình dung được ai đã từng đóng góp hoặc sẽ đóng góp rất nhiều vào việc hòa giải con người với Thiên Chúa. Mẹ đã dâng hiến cho nhân loại, vốn đang thúc giục sự đổ nát đời đời, một Đấng Cứu Thế, vào thời điểm đó khi Mẹ nhận được thông báo về mầu nhiệm bình an do Thiên thần mang đến cho trái đất này, với hành vi ưng thuận đáng ngưỡng mộ đó nhân danh toàn thể loài người (Summa . trang III, q. XXX., điều 1)” [3]

Mẹ Maria, người chỉ đường đến với Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật vai trò trung tâm của Chúa Kitô trong mọi hình thức cầu nguyện của Kitô giáo. Chúa Kitô là Đấng Trung gian, là cầu nối mà qua đó chúng ta đến với Chúa Cha (GLCG 2674). Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất: không có những người đồng cứu độ cùng với Chúa. Người là Đấng Trung gian tuyệt đối. Mỗi kinh nguyện chúng ta dâng lên Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và được thực hiện nhờ sự chuyển cầu của Ngài. Chúa Thánh Thần mở rộng sự trung gian của Chúa Kitô qua mọi thời và mọi nơi: không có danh nào khác mà nhờ đó chúng ta có thể được cứu độ  (Cv 4,12). Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người.

Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, những danh khác mà các Kitô hữu cầu khẩn khi cầu nguyện và sùng kính được có ý nghĩa và giá trị, trên hết là danh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Mẹ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của các Kitô hữu, và do đó, cả trong lời cầu nguyện của họ, bởi vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha nhắc lại truyền thống của các Giáo hội Đông phương thường miêu tả Mẹ Maria bằng từ tiếng Hy Lạp Odigitria,người chỉ đường đến với Chúa Giêsu Kitô, Con của Mẹ” Đức Thánh Cha nói về bức họa cổ Odigitria tại nhà thờ chính tòa Bari ở miền nam nước Ý. Bức họa mô tả Đức Mẹ bế Chúa Giêsu mình trần; sự trần trụi đó cho thấy Chúa Giêsu, một con người, sinh bởi Đức Maria, là Đấng Trung gian. Và Đức Mẹ chỉ cho chúng ta thấy Đấng Trung gian là Chúa Giêsu: Mẹ là Odigitria.

Sự Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria, đã ở trong lòng mẹ của mình là Thánh Anne, là một sự chuẩn bị cho thời điểm này của sự Nhập thể trinh nguyên của Con Chúa Cha Hằng Hữu. Bằng những lời cầu nguyện và những tiếng thở dài của mình cho Đấng Mêsia đến thế gian, Mẹ Maria, từ thuở còn non nớt nhất, trong quá trình giáo dục trong Đền thờ Giêrusalem, đã cầu bầu cho loài người trước mặt Thiên  Chúa của Israel. Trong Kinh Truyền Tin, Đức Trinh Nữ là kênh mà Thiên Chúa sử dụng để thực hiện sắc lệnh vĩnh cửu của Ngài về Sự Nhập Thể của Ngôi Lời; và Mẹ là Trung gian và Đại diện của tất cả nhân loại tiếp nhận Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc của họ.

Do đó, sứ mệnh hữu hình của Con Thiên Chúa đối với sự cứu rỗi thế giới phụ thuộc vào sự đồng ý của Đức Trinh Nữ, đó là lý do tại sao Đức Lêô XIII giải thích, trong thông điệp Octobri mense của ngài: “Theo ý Chúa, Đức Maria là Đấng trung gian phân phát cho chúng ta kho tàng lòng thương xót bao la do Thiên Chúa thu thập, vì lòng thương xót và sự thật được Chúa Giêsu Kitô tạo nên. Như vậy, không ai đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Con, vì vậy không ai đến với Đức Kitô mà không qua Mẹ của Ngài.” [4]

Chính nhờ Mẹ Maria mà Thiên Chúa đã tiếp xúc với nhân loại một cách chào hỏi. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Trinh nữ đã nhận được sự Truyền tin từ Thiên thần và Mẹ đã đáp lại một cách tích cực: chính nhờ sự cộng tác trung thành của Mẹ với những ân sủng đã nhận được, và bởi lòng trung thành của Mẹ đã làm cho những ân sủng này được nhân lên, mà Mẹ Maria xứng đáng được Lời của Thiên Chúa có thể nhận được xác thịt của con người. Lời khẳng định này có nghĩa là Đức Trinh Nữ Maria, bởi sự trong sạch và thánh thiện của mình, bởi tình bạn với Đấng Hằng Hữu, xứng đáng trở thành Mẹ Thiên Chúa: “Khi chúng ta cầu xin Mẹ Maria trong lời cầu nguyện, chúng ta đang cầu xin Mẹ của lòng thương xót, là người rất tốt đối với chúng ta, đến nỗi, bất cứ điều gì cần thiết thúc ép chúng ta, đặc biệt là trong việc đạt được sự sống vĩnh cửu, Mẹ ngay lập tức ở bên cạnh chúng ta, theo cách riêng của Mẹ, mặc dù Mẹ không được mời. Mẹ ban ân sủng bằng một bàn tay hào phóng từ kho tàng đó mà ngay từ đầu Mẹ đã được Thiên Chúa trao ban cho sự dồi dào đầy đủ nhất để có thể xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa. Bằng sự tràn đầy ân sủng đã ban cho Mẹ danh hiệu lừng lẫy nhất trong số nhiều tước hiệu của Mẹ, Đức Trinh Nữ rất cao trọng vô hạn so với tất cả các phẩm trật của loài người và thiên thần, một tạo vật gần gũi nhất với Chúa Kitô. “Thật là một điều tuyệt vời nơi bất cứ vị thánh nào đều có đủ ân sủng để cứu rỗi nhiều linh hồn; nhưng có đủ ân sủng để cứu rỗi tất cả mọi người trên thế giới, vốn dĩ là điều lớn nhất trong tất cả; và điều này được tìm thấy trong Chúa Kitô và trong Đức Trinh Nữ Maria.” [5]

Trong cảnh Truyền Tin, Thánh sử Luca mô tả cuộc biến động sâu sắc khiến Đức Trinh Nữ thành Nazareth xúc động, khi đối mặt với sự vĩ đại của sứ điệp mà Mẹ  nhận được:

Mẹ thấy mình phải đối mặt với hành động không chỉ liên quan đến cuộc sống của Mẹ, mà còn toàn bộ lịch sử của Vũ trụ. Qua tiếng Fiat của mình, Đức Maria dự cảm trước sự sẵn sàng của Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng sẽ xả thân cứu chuộc loài người. Mẹ Maria muốn hợp tác, theo cách tương tự như của Con Thiên Chúa, với tư cách là một thụ tạo thanh khiết vốn cho phép Mẹ, dự phần vào việc cứu rỗi những người mà Chúa Kitô đã đến trong thế gian vì họ.

Mẹ Maria, Evà mới

Thánh Irênê thành Lyon, môn đệ của các thánh Tông đồ, đã phát triển song song với hình ảnh của Thánh Phaolô, là người đã gọi Chúa Kitôlà Ađam Mới, bằng cách đặt Đức Maria đối diện với Evà. Người mẹ đầu tiên bị con rắn – vốn là thiên thần sa ngã – lừa lọc; Mẹ Maria đón nhận sứ thần do Thiên Chúa Chúa sai đến. Evà bởi sự không vâng lời của mình đã trở thành nguyên nhân gây ra cái chết cho toàn thể nhân loại, Mẹ Maria bởi sự vâng lời của mình đã trở thành nguyên nhân cứu rỗi cho toàn thế giới.

Không thể nói Mẹ vui mừng và hài lòng như thế nào khi chúng ta chào Mẹ bằng Lời chào thiên thần, “đầy ân sủng”; và khi lặp lại lời chào đó, hãy biến những lời khen ngợi này thành những vương miện thường xuyên cho Mẹ. Mỗi khi chúng ta nói những lời chào đó, chúng ta nhớ lại ký ức về phẩm giá cao quý của Mẹ và về sự Cứu chuộc loài người mà Thiên Chúa đã bắt đầu qua Mẹ” [6]  

Chân phước Hồng y John Henry Newman – là người được lên kế hoạch phong thánh vào năm nay – cho biết thêm rằng sự sóng đôi Evà – Maria này cho thấy sự tham gia khách quan của Đức Trinh Nữ vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu Kitô: sự đồng ý của Mẹ đối với Nhập thể và thậm chí đối với Cuộc Khổ nạn, vì tình trạng đạo đức trong sạch và thụ thai vô nhiễm của Mẹ đã giúp Mẹ có thể nghiền nát đầu con rắn, kẻ cám dỗ của Vườn Địa Đàng.

Mẹ Maria, Người bảo vệ đức tin.

Đức Trinh Nữ Cực Thánh đã nhận được sự Truyền Tin từ Thiên Thần trong đức tin trong khi biểu diễn cho mình vở kịch Canvê. Vì vậy, đức tin của Đức Maria vượt xa đức tin của Ábraham: Ábraham tin rằng mình sẽ có con khi về già, nhưng ông đã sẵn sàng hy sinh nó để hoàn thành ý muốn của Thiên Chúa. Đức Maria tin vào sự thụ thai đồng trinh của Con Thiên Chúa của Mẹ, và đồng thời tin vào sự hy sinh trọn vẹn của Ngài, là Đấng đã đắm mình trong sự chết và sống lại từ địa ngục:

Vì đức tin là nền tảng, là cội nguồn, của những ân huệ của Thiên Chúa, nhờ đó con người được nâng lên trên trật tự của tự nhiên và được ban tặng những thiên chức cần thiết cho sự sống đời đời, một cách chính đáng chúng ta nhất định phải nhận ra ảnh hưởng tiềm tàng của Mẹ Maria trong việc nhận được ân huệ của đức tin và sự trau dồi vì ơn cứu độ của đức tin đó – Mẹ Maria, người đã đưa “tác giả của đức tin”  vào thế giới này và là Đấng, vì đức tin tuyệt vời của chính mình, được gọi là “đầy ơn phúc.” “Hỡi Trinh nữ rất thánh, không ai có được sự hiểu biết về Thiên Chúa, ngoại trừ Mẹ; Hỡi Mẹ Thiên Chúa, không ai, đạt được ơn cứu độ ngoại trừ Mẹ; không ai nhận được một ận huệ từ ngai vàng của lòng thương xót, ngoại trừ Mẹ” [7]

Do đó, Đức Trinh Nữ Cực Thánh vẫn luôn cầu bầu cho các Kitô hữu, để đức tin của họ được lớn mạnh và chống lại sự tấn công của ma quỷ và thế giới thối nát.

Vì Đức Trinh Nữ mang thai là người bảo vệ thực tại của Thân Thể Con Thiên Chúa, nên Mẹ cũng là người bảo vệ sự chính trực và liêm chính của Công giáo. Thật vậy, Thánh Gioan Tông Đồ đã viết trong thư tín đầu tiên của mình: “Căn cứ vào điều này, anh em nhận ra thần khí của Thiên Chúa: thần khí nào tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn thần khí nào không tuyên xưng Chúa Giêsu, thì không bởi Thiên Chúa; đó là thần khí của tên phản Kitô”(1 Ga 4, 2-3). Và Thánh Augustinô sử dụng những từ này “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”, nhắc lại thư Rôma : “Thiên Chúa…sai chính Con mình đến mang thân xác” (Rôma 8:3) vốn chứa đựng trong tất cả giáo lý Công giáo, bởi vì không có tà giáo nào là không khuất phục Ngôi Lời Nhập thể; ở chỗ tà giáo này trái ngược với giáo lý mà Ngài đã đến để giảng dạy cho thế giới, và giáo lý mà Ngài đã để lại trong Giáo hội của mình, chính là để bảo tồn giáo lý đó, dạy giáo lý đó, và tuyên bố giáo lý đó với sự thật không thể chối cãi. Do đó, trong một số tài liệu Đức Giáo Hoàng Lêô XIII gọi Mẹ Thiên Chúa là “Kẻ hủy diệt mọi tà giáo”.

Mẹ Maria, Mẹ của Bí tích Thánh Thể

Trong Thánh lễ và khi rước Mình Thánh Chúa, đặc biệt là trong ngày Lễ Truyền Tin này, chúng ta hãy suy ngẫm lại những lời này của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đã nối kết mầu nhiệm Thánh Thể với mầu nhiệm Nhập Thể  của Chúa Kitô: “Lúc truyền tin, Đức Maria đã thụ thai Con Thiên Chúa trong chính thực tại thể lý thân xác và máu huyết, thực hiện trước trong Mẹ, những gì được thực hiện một cách bí tích, trong một mức độ nào đó, nơi mọi tín hữu lãnh nhận dưới hình bánh rượu, Mình và Máu Chúa” (Ecclesia de Eucharistia, số 55 ).

Tình yêu của Mẹ Maria là một tình yêu đón nhận, cũng là một tình yêu dâng hiến. Mẹ hoàn toàn dâng hiến cuộc đời, con người, trái tim của Mẹ cho Thiên Chúa. Mẹ đã dâng mình cho Thiên Chúa từ tuổi ấu thơ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xem thái độ dâng hiến của Mẹ Maria như một thái độ cơ bản của đức tin thánh thể (foi eucharistique ), và đã nối kết sự dâng hiến của Mẹ với hy tế Thánh Thể của Chúa Giêsu. Đức thánh cha viết: “Theo một nghĩa nào đó, Đức Maria đã ứng dụng đức tin thánh thể của mình trước khi bí tích Thánh Thể được thiết lập, vì Mẹ đã hiến dâng cung lòng trinh khiết của Mẹ để Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể” (Ecclesia de Eucharistia, số 55 ).

Đức thánh cha đã nối kết một cách mạnh dạn và kỳ diệu tiếng Fiat của Mẹ Maria lúc Truyền tin, với tiếng Amen của người tín hữu khi rước Mình Thánh Chúa (xem số 55). Tiếng Fiat của Mẹ đầy đức tin và tình yêu, thì tiếng thưa Amen của người tín hữu khi rước lễ cũng phải đầy đức tin và tình yêu. “Tiếp nối đức tin của Mẹ Maria, chúng ta  phải tin rằng cũng Chúa Giêsu đó, Con Thiên Chúa và Con của Mẹ Maria, hiện diện cách trọn vẹn gồm cả nhân tính lẫn thần tính dưới hình bánh rượu” (số 55).

Cha Stêphanô Manelli nói rằng: “Thánh Thể là Bánh từ trời đã đến qua Mẹ chúng ta. Đó là bánh do Mẹ chế biến từ bột của xác thịt vô nhiễm, và được nhào trộn với sữa trinh nguyên của Mẹ”. Và thánh Augustinô đã nói: “Chúa Giêsu lấy thân xác của Ngài từ thân xác của Mẹ Maria”. Đối lại với Giờ của Mẹ Maria, thì ba mưoi ba năm sau là Giờ của Chúa Giêsu, diễn ra qua cuộc Thương Khó. Lúc đó, Chúa Giêsu là Tấm Bánh được bẻ ra. Tấm bánh được bẻ ra như thế nào ?

Trên thập giá, Chúa Giêsu chịu hiến tế: “Đứng gần thập giá Chúa Giêsu, có Mẹ Người, chị của Mẹ Người là bà Maria vợ ông Clôpas và bà Maria Mácđala” (Ga 19, 25). Mẹ Maria đã trung thành hợp nhất với Con cho đến bên thập giá. Tấm bánh mà Mẹ đã làm ra ở ngày Giáng Sinh, hôm nay, sau 33 năm, Mẹ tiến dâng trên thập giá. Mẹ đã hết tình ưng thuận hiến tế lễ vật do lòng Mẹ sinh ra, để tấm bánh ấy được bẻ ra và trao ban.

Đúng vậy, Công Đồng Vatican II, trong Hiến chế về Giáo Hội đã nhắc nhở chúng ta nhớ lại lòng trắc ẩn của Mẹ Maria: trong tim Mẹ dội lại tất cả những gì Chúa Giêsu chịu đựng trong thân xác và linh hồn, đề cao lòng mong muốn của Mẹ được chia sẻ với hy lễ cứu chuộc của Con, và nối kết sự đau đớn tình mẹ của Mẹ với sự hiến dâng tư tế của Con. (Lumen Gentium 58)

Quả thật, nhờ lời Fiat – Xin vâng của Đức Maria mà Con Thiên Chúa đã trở thành Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, không chỉ trong suốt cuộc đời trần thế, mà trong Bí tích Thánh Thể Cực Thánh cho đến tận thế.

Chúa Giêsu là người con mà Mẹ Maria hằng tôn thờ. Ngài là xác thịt của xác thịt Mẹ. Xưa kia, Ađam có thể gọi Evà, khi bà được lấy từ xương sườn của ông, rằng: “Xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2, 23), thì nay, Mẹ Maria cũng có thể có lý để gọi Chúa Giêsu là “thịt bởi thịt tôi và máu bởi máu tôi”.

Thánh Tôma Aquinô đã nói: “Được lấy từ Đức Nữ Đồng Trinh, xác thịt của Chúa Giêsu là xác thịt thuộc mẫu tính của Mẹ Maria”. Thánh Augustinô đã dạy: “Trong Bí tích Thánh Thể, Mẹ Maria nối dài, và làm cho tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ mãi mãi tồn tại”.

 

Phêrô Phạm Văn Trung

Chú thích:

[1] theo eglise.catholique.fr

[2] ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Octobri mense, số 10, 22/9/1891.

[3] ĐGH Lêô XIII, thông điệp Fidentem Piumque Animum, số 3, 20/10/1896.

[4] ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Octobri mense, số 4, 22/9/1891.

[5] ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Magnae Dei Matris, số 9, 08/9/1892.             

[6] ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Magnae Dei Matris, số 10, 08/9/1892.             

[7] ĐGH Lêô XIII, Thông điệp Adjutricem Populi, số 9, 05/9/1896.

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Mùa Chay C

Video Player
 
00:00
 
16:06
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - GM BÙI TUẦN

  •  
    Chi Tran  chuyển

     
     
     
     

    Ðức Mẹ cho tôi thấy ơn tiên tri rất cần cho Hội Thánh lúc này

    1.

    Kinh Thánh cho thấy: Từ nghìn xưa, dân Chúa được hướng dẫn bởi một số nhân vật đặc biệt gọi là tiên tri.

    2.

    Các vị này báo trước những biến cố quan trọng sắp xảy ra cho dân Chúa.

    Các tiên tri đều do Chúa chọn và sai đi. Nhiều vị muốn trốn tránh trách nhiệm Chúa trao, vì trách nhiệm Chúa trao cho thường là báo trước cho dân những điều mà dân không muốn thấy.

    3.

    Những ngày này, bằng nhiều cách, Ðức Mẹ nhắc nhở tôi về vai trò của tiên tri tại Việt Nam hôm nay là rất cần thiết, và rất khó khăn.

    4.

    Hơn nữa, đang xuất hiện những tiên tri giả. Những người này như những con múa rối trên sân khấu. Múa máy, hát xướng do động lực muốn phô trương cái đạo đức giả, mà họ lại cho là đạo đức thực.

    Địa chỉ bán TƯỢNG ĐỨC MẸ BAN ƠN bằng thạch cao, composite chuẩn đẹp - Giá  gốc

    5.

    Tôi không dám nghĩ họ cố ý lừa dối. Nhưng họ bị quỷ Satan lừa dối, mà không hay biết.

    6.

    Tình hình hiện nay là rất phức tạp. Tôi xin Ðức Mẹ giúp tôi được an tâm trong trách nhiệm phục vụ theo thánh ý Chúa.

    7.

    Ðức Mẹ thương cứu tôi khỏi hoang mang. Mẹ cho tôi thấy dấu chỉ mà Mẹ cho là chắc chắn nhất, để nhận ra đúng hay sai, thực hay giả trong ơn tiên tri, đó là sám hối.

    8.

    Ai khuyên người ta ăn năn sám hối, thì người đó là tiên tri thực được Chúa chọn và sai đi.

    9.

    Ai sống sám hối ăn năn, luôn trở về với Chúa, thì người đó là tiên tri được Chúa chọn và được Chúa sai đi.

    10.

    “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Ðấng Tối Cao. Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1, 76). Ngôn sứ tức là tiên tri.

    11.

    Tiên tri là kẻ luôn đi trước mặt Chúa, được sự hướng dẫn của Chúa.

    12.

    Riêng tôi, tôi luôn xin Chúa giữ gìn tôi trong tình xót thương của Chúa.

    “Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tựa nương tháng năm. Trong cánh tay Người hồn con vui sống, tình yêu Chúa khoan dung bền vững muôn đời.

    Hồn con thao thức bên lòng Chúa, Chúa là gia nghiệp duy nhất đời con. Là chén phần phúc con trông mong, con tiến dâng Người tấm lòng cậy trông.

    Hồn con lên tiếng ca tụng Chúa, Chúa là hy vọng nâng đỡ đời con. Là chính cùng đích con trông mong, nơi cánh tay Người vững một niềm tin” (Ca tình tri ân - Lm. Kim Long).
    ĐGM GB BÙI TUẦN

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ NÚI CÚI-XUÂN LỘC

  •  
    HungThe 24-1-2022
     
     
     

    Tượng Đức Mẹ Maria cao nhất Việt Nam trên đỉnh Núi Cúi, Đồng Nai
     

    Bức tượng Đức Mẹ Maria cao nhất Việt Nam đã hoàn thiện cơ bản. Nơi đây hứa hẹn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên đán gần kề.

    Tuong Duc Me Maria anh 1
     

    Tượng Đức Mẹ Maria hay còn gọi là Tượng Đức Mẹ Núi Cúi, được xây dựng tại Trung tâm hành hương Núi Cúi, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Người Đồng Nai.

    Tuong Duc Me Maria anh 2
     

    Tượng Đức Mẹ nằm trong quần thể Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi của Giáo phận Xuân Lộc. Nơi đây là một trong những trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam, với quảng trường có sức chứa trên 100.000 người, chưa kể những khu vực phụ.

    Tuong Duc Me Maria anh 3
     

    Trung tâm hành hương có nhiều hạng mục xây dựng, trong đó tượng Đức Mẹ là công trình quan trọng hàng đầu. Với chiều cao từ chân lên đến đỉnh tượng là 33 m chưa bao gồm khối đế, đây được đánh giá là tượng Đức Mẹ cao nhất Việt Nam.

    Tuong Duc Me Maria anh 4
     

    Phần chân đế cao 17 m tượng trưng cho 17 tuổi đời của Đức Mẹ trước khi nhận lời Thiên Thần truyền tin. Phần tượng Đức Mẹ cao 33 m tượng trưng cho tuổi đời của Chúa Giêsu khi Ngài còn tại thế.

    Tuong Duc Me Maria anh 5
     

    Cả công trình tượng đài cao 50 m, tượng trưng cho 50 năm thành lập giáo phận Xuân Lộc vào năm 2015.

    Tuong Duc Me Maria anh 6
     

    Khuôn ảnh đầu tượng Đức Mẹ là điểm cao nhất của trung tâm hành hương, tượng trưng cho đỉnh cao của niềm tin giáo dân.

    Tuong Duc Me Maria anh 7
     

    Tượng được xây dựng bằng công nghệ CNC kết hợp với bê tông sợi thủy tinh (GRC) và trắc đạc để đảm bảo độ thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí và an toàn khi thi công.

    Tuong Duc Me Maria anh 8
     

    Điểm nhấn ấn tượng của công trình Tượng Đức Mẹ chính là được xây dựng trên đỉnh núi cao chót vót, phía sau lưng là lòng hồ Trị An mênh mông. Mắt của Đức Mẹ hướng về giáo dân của Giáo phận Xuân Lộc.

    Tuong Duc Me Maria anh 9
     

    Tượng được bố trí 2 lối đi để du khách thuận tiện di chuyển lên phía trên và chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ từ trên cao.

    Tuong Duc Me Maria anh 10
     

    Công trình được xây dựng trên Núi Cúi xanh rì, bên lòng hồ Trị An tĩnh lặng quanh năm. Nơi đây hứa hẹn trở thành địa điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm thú vị cho du khách mọi miền trong dịp đầu năm mới.

     ---------------------------------------------------

     


NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Dec 8 at 5:54 AM
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Trước hết, xin Kính mừng Lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội cho từng vị và tất cả chúng ta hôm nay, 8/12/2021.
    Hôm nay là ngày rất đặc biệt với những tâm hồn nào thiết tha gắn bó với Người Mẹ Thiên đình của chúng ta.
    Bởi thế, chúng ta có thể bỏ giờ ra, theo gương Mẹ, "lưu giữ và suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), về những gì Thiên Chúa muốn tỏ ra cho chúng ta nơi Mẹ,
    ở bài suy niệm rất hay của Thánh Alselmo Giám mục, được Giáo Hội chọn làm Bài Đọc 2 trong Phụng Vụ Giờ Kinh Sách hôm nay, 
    cũng như những gì được chính Mẹ Maria mạc khải tư cho chúng ta biết về đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm sau đây.

    Xin TMTX Maria giúp chúng con xứng đáng để LTXC hiện diện nơi đức tin tuân phục của chúng con và tỏ hiện qua đức  ái trọn hảo của chúng con, như Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ.

     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh
     
     

    Lạy Đức Trinh Nữ,
    nhờ phúc lành của Mẹ mà muôn loài được chúc phúc

     

    Trích bài giảng của thánh An-xen-mô, giám mục.

    Trời cao và tinh tú, đất thấp với sông ngòi, ngày lẫn đêm cùng bất cứ những gì thuộc quyền cai trị và sử dụng của con người đều hân hoan vì, lạy Mẹ Ma-ri-a là bà chúa, chính nhờ Mẹ mà tất cả đã được sống lại với vẻ đẹp nguyên thuỷ và được ban tặng một hồng ân mới, hồng ân khôn tả. Vì chưng mọi sự ra như đã chết khi đánh mất phẩm giá bẩm sinh của chúng, là được dựng nên cho những người ca tụng Thiên Chúa, để những người đó thống trị và hưởng dùng, nhưng chúng đã bị chà đạp và ra xấu xa vì bị những kẻ tôn thờ ngẫu tượng sử dụng sai trái. Chúng đã được dựng nên không phải cho những hạng người như thế. Nhưng nay chúng vui mừng như được sống lại vì chúng được những người tuyên xưng Thiên Chúa điều khiển và sử dụng vào mục đích tốt đẹp.

    Vậy có thể nói chúng nhảy mừng vì hồng ân mới mẻ và vô giá, không những khi chúng cảm nhận rằng chính Thiên Chúa, chính Đấng sáng tạo ra chúng và điều khiển chúng, đang ngự trên chúng cách vô hình, nhưng còn cả khi chúng thấy rằng Người thánh hoá chúng bằng việc sử dụng chúng cách hữu hình, theo những quy luật riêng của chúng. Những hồng ân lớn lao ấy được ban tặng cho muôn loài nhờ quả phúc từ lòng Mẹ Ma-ri-a đầy ơn phúc.

    Quả vậy, nhờ Mẹ đầy ân phúc mà mọi vật trong âm phủ vui mừng vì được giải thoát, mọi vật trên dương gian vui sướng vì được phục hồi. Nhờ chính người Con vinh hiển do lòng trinh khiết rạng ngời của Mẹ, mọi người công chính đã qua đời trước khi người Con ấy chịu chết để đem lại sức sống, đều hớn hở mừng vui vì được thoát khỏi chốn giam cầm ; các thiên thần cũng hân hoan vì thấy thành trì của mình xưa kia nghiêng ngả, nay lại được tái thiết. Ôi ! Lạy Mẹ chứa chan ơn phúc, nhờ ơn phúc sung mãn của Mẹ mà toàn thể thụ tạo được phục hồi sức sống như thế này. Mẹ là Trinh Nữ được chúc phúc hơn hết mọi người, nhờ phúc lành của Mẹ mà mọi loài mọi vật được chúc lành, không những thụ tạo được Đấng Hoá Công chúc lành nhưng ngược lại, thụ tạo cùng chúc tụng Đấng Hoá Công.

    Thiên Chúa đã trao cho Đức Ma-ri-a chính Con của mình, người Con độc nhất sinh ra từ lòng Thiên Chúa, đồng hàng với Người, người Con mà Người yêu mến như chính mình. Người Con do Đức Ma-ri-a sinh ra, cũng là Con Thiên Chúa, không phải là ai khác mà là chính người Con của Thiên Chúa, để chính người Con độc nhất ấy thật sự vừa là Con của Thiên Chúa vừa là Con của Đức Ma-ri-a. Mọi loài mọi vật đều được Thiên Chúa tạo thành, thế mà Thiên Chúa lại được Đức Ma-ri-a sinh hạ. Thiên Chúa, Đấng đã làm nên mọi sự, lại muốn thành hình nhờ Đức Ma-ri-a, và như thế Người tái tạo mọi sự Người đã tạo thành. Đấng có thể làm nên mọi sự từ hư vô lại không muốn tái tạo muôn loài đã bị hư hỏng mà không có Đức Ma-ri-a.

    Vì thế, Thiên Chúa là Cha muôn vật đã được tạo thành, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ muôn loài đã được tái tạo. Thiên Chúa là Cha làm nên muôn loài muôn vật, còn Đức Ma-ri-a là Mẹ của muôn vật muôn loài đã được tái thiết. Vì chưng, Thiên Chúa đã sinh ra Đấng tạo dựng muôn loài, còn Đức Ma-ri-a đã hạ sinh Đấng cứu độ muôn loài. Nếu không có Đấng do Thiên Chúa sinh ra thì chẳng có gì được hiện hữu, và nếu không có Đấng do Đức Ma-ri-a sinh ra thì chẳng có gì là tốt lành.

    Ôi ! Đúng vậy, Chúa ở cùng Mẹ, bởi vì Chúa đã ban cho Mẹ ơn làm cho mọi loài mọi vật phải mắc nợ Mẹ, cũng như đã mắc nợ chính Chúa.

     

    (Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)

     

    Xin theo dõi tiếp đề tài Thánh Mẫu Vô Nhiễm này ở cái link youtube "Người Nữ thoát giòng nước cuốn trôi" (Khải Huyền 12:13-18): https://youtu.be/_F3RxEJZLtc  

     

    --