20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Mon, Aug 15 at 10:43 AM
     
     

    MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.” (Rev 12:1)

     

    Người nữ mà thánh Gioan nhìn thấy trong cơn xuất thần không ai khác đó chính là Đức Nữ Trinh Maria, Nữ Vương trời đất. Hình ảnh này cũng là hình ảnh đã thấy xuất hiện ngay ở buổi đầu sáng tạo. Khi Thiên Chúa tuyên án phạt Satan, con rắn già hỏa ngục vì sự dối trá của nó, cùng với Nguyên Tổ là Adong, Evà vì tội không vâng lời mà ăn trái cấm:

    “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ. Giữa miêu duệ ngươi và miêu duệ người phụ nữ. Người sẽ đạp nát đầu ngươi, còn ngươi thì rình cắn gót chân người.” (Gen 3:15)


    Giêsu con lòng bà chính là người miêu duệ đã đạp dập đầu Satan, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh từ cõi chết, và đã về trời trong vinh hiển. Chính người miêu duệ ấy, hôm nay lại cùng với triều thần thánh đón rước mẹ của mình về trời cả hồn lẫn xác. Với vinh thăng cao cả ấy, lời phán năm xưa nay đã được thực hiện cách trọn vẹn. Thánh Phaolô đã diễn tả chiến thắng ấy như sau: “Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết.” (1 Cor 15:16)

     

    Sự chết đã bị tiêu diệt. Mối thù giữa con rắn già địa ngục và người nữ, nhưng Đấng đạp nát đầu con rắn lại không phải là người phụ nữ, mà là miêu duệ của người phụ nữ - Chúa Giêsu Kitô.

     

    Qua việc Thiên Chúa đem Mẹ hồn xác về trời, Ngài đã làm cho việc phục sinh và lên trời của mình được lặp lại nơi chính con người của lời hứa - Đức Trinh Nữ Maria - người nữ đồng trinh năm xưa. Và Mẹ cũng là người đã chiến thắng thần chết nhờ vinh quang của Con mình. Chiến thắng này đã trở thành bình minh mới cho con người tội lỗi, cho con cháu Evà nơi chốn châu lụy, và là niềm hy vọng cho tất cả toàn thể nhân loại. Vì một ngày kia sau khi đã từ giã cõi trần, tất cả những kẻ có lòng tin sẽ được cùng Mẹ về trời hưởng vinh quang thiên quốc. Điều này Giáo Hội vẫn hằng dạy chúng ta cầu xin với Mẹ: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.” Và “đến sau cõi đời này xin cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc bởi lòng Mẹ.”  

     

    “Tất cả hãy chúc tụng Chúa Kitô, vì chiến thắng của Ngài đã vượt xa quyền lực của sự chết”.

     

    Chúa Giêsu lên trời mang theo một ý nghĩa khác với việc Mẹ được đưa về trời. Chúa Giêsu, do quyền lực Thiên Chúa sống lại từ cõi chết. Ngài về lại nơi Ngài đã xuất phát.  Nhưng một con cháu Adong, Evà như Đức Maria thì sao? Điều này chỉ nói lên rằng nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu đã biến đổi tình trạng cuộc sống của chúng ta nên như Ngài. Nó đem lại niềm tin rằng “sự sống” của con người không bị giới hạn trong một thời gian nhất định trên trái đất. Nó nay đã vươn đến vô biên, đến vinh quang Thiên Chúa, ở đó không còn đau khổ, không còn bệnh tật, nghèo đói, không còn khóc lóc, không còn chết chóc, và ngay cả tội lỗi cũng không bén bảng đến được.

     

    Sự chết là bị đánh bại. Bị  hủy diệt. Chúng ta sẽ tiếp tục cảm nghiệm được điều này trong suốt cuộc sống nơi trần thế, và đặc biệt vào giờ sau hết. Nhờ chiến thắng của Chúa Giêsu, nhờ sự về trời cả hồn lẫn xác của Mẹ, giờ lâm tử, đúng ra không phải như một ngọn nến vụt tắt trước gió, một tim đèn bị dập tắt, nhưng như Mẹ, là “đi vào giấc ngủ” và khi tỉnh dậy thì thấy những điều mà mắt không hề thấy, tai nghe nhưng âm thanh chưa bao giờ được nghe, và lòng trí chưa bao giờ tưởng tượng (x. 1 Cor 15:6). Và điều này làm trọn lời hứa mà Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ của Ngài trong bữa Tiệc Ly: “Thầy sẽ… đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó với Thầy.” (Gioan 14:3)

     

    “Đức Maria được rước lên trời,

    Các thiên thần mừng rỡ hân hoan.”

     

    Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta tôn vinh Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Hãy hướng con mắt tâm hồn dõi theo hình bóng Mẹ đang được các thiên thần, các thánh tung hô đón rước Mẹ vào thiên đàng:   

     

    Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng. Đàn ca các Thánh tung hô! Nhân loại vui hát mừng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung. Mẹ lên trời ngày mừng vui cho thiên quốc. Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi. Sáng ngời khắp chín tầng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới thiên đường. (Mẹ Lên Trời- Triệu Hà)

     

    Hãy để những hình ảnh đẹp đẽ này bao phủ đời sống chúng ta cho đến khi được nhìn xem Thiên Chúa mặt đối mặt.

     

     




     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - 8 ĐIỀU QUAN TRỌNG

  •  
    Chi Tran

     
    ĐỨC MẸ LÊN TRỜI – 8 ĐIỀU QUAN TRỌNG
    Tác giả: Trầm Thiên Thu.

    Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Mông Triệu) được cử hành vào ngày 15 tháng Tám hằng năm, lễ này không chỉ đặc biệt mà còn gia tăng nền tảng đức tin. Đó là giáo huấn quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh Thánh và phù hợp trực tiếp với đời sống hằng ngày của chúng ta.

    Đây là 8 điều quan trọng liên quan lễ Đức Mẹ Lên Trời.

    1. CHÚNG TA SẼ CHIA SẺ SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ

    Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, điều cốt lõi của đức tin là tin rằng Đức Kitô đã sống lại về thể lý và Ngài đã về trời với chính thân thể của Ngài. Lễ Đức Mẹ Lên Trời xác định rằng sự biến đổi khác thường này không giới hạn cho Đức Kitô. Nếu Đức Mẹ có thể lên trời, cả hồn và xác, chúng ta cũng có thể chia sẻ với Đức Mẹ về tính nhân loại.

    2. CHÚNG TA HY VỌNG SỐNG LẠI CẢ HỒN VÀ XÁC

    Tín điều này nhấn mạnh cuộc lên trời của Đức Mẹ về thể lý. Nếu không thì không cần. Tranh luận rằng linh hồn Đức Mẹ lên trời không tuyên bố gì hơn điều xảy ra với những người chết trong tình trạng ân sủng. Dĩ nhiên những người chưa lành thánh sẽ phải vào luyện hình trước khi vào Thiên Đàng.

    Cuộc lên trời của Đức Mẹ nhắc chúng ta nhớ rằng việc cứu độ là vấn đề chính. Thiên Chúa không chỉ cứu độ một nửa số người trong chúng ta. Ngài không chỉ kéo linh hồn ra khỏi thân xác tội lỗi. Chúng ta được cứu độ trong tình trạng đầy đủ tính nhân loại của chúng ta – cả thân xác và linh hồn.

    3. NƯỚC TRỜI DÀNH CHO CÁC THÁNH

    Một trong các đặc điểm của Cựu Ước là không có khái niệm rõ ràng về Nước Trời. Khi người ta chết, dù là người công chính, họ vào Âm Ty hoặc Âm Phủ (Sheol hoặc Hades) – một “thế giới ngầm” có bóng tối. Người Israel xưa hiểu rằng có một Đền Thờ trên trời, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Điều này được mô tả trong thị kiến của ngôn sứ Isaia. Nhưng họ không nhất thiết coi Nước Trời là nơi đến của các thánh. Các tiên tri Ênóc, Êlia, và Môsê là dạng đặc biệt đối với quy luật đó.

    Lễ Đức Mẹ Lên Trời làm rõ và xác định rằng Nước Trời của Tân Ước là nơi các thánh tận hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Mẹ là người đầu tiên vào đó theo Giao Ước Mới. (Chúng ta không thể biết chắc rằng Người Trộm Lành có vào thẳng Nước Trời hay không). Theo cách nào đó, Đức Mẹ đã mở cửa trời cho số các thánh còn lại, như Đức Mẹ đã mở thế gian tới sự nhập thể trọn vẹn của Thiên Chúa.

    4. SỰ ĐẢO NGƯỢC CUỐI CÙNG CỦA SỰ SA NGÃ

    Giáo Hội dạy rằng Đức Mẹ thông phần với Đức Kitô. Điều này dựa vào vai trò của Đức Mẹ là Êva Mới đối với Ađam, rõ ràng trong lời tiên tri của ông Simêon và sự hiện diện của Đức Mẹ trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Lễ Đức Mẹ Lên Trời là sự biến đổi cuối cùng của tội lỗi và sự chết.

    5. CON NGƯỜI KHÔNG CÔ ĐƠN

    Người này sống tương quan với người khác. Đó là một trong những điều đầu tiên Kinh Thánh cho biết về con người. Ađam sống trong Vườn Địa Đàng, không thiếu thứ gì, có các bạn thụ tạo, nhưng “không tốt” cho ông sống “một mình”. Thế nên Thiên Chúa đã tạo nên Êva. Đức Kitô, Đấng là Con Người, “cần” tình bạn hoàn hảo của một người khác, đặc biệt là ở Thiên Đàng, như thần học gia Matthew Levering nói trong cuốn sách của ông đề cập vấn đề mông triệu. Đức Kitô không là Đấng Cứu Độ đơn độc. Theo thần tính, Ngài tận hưởng sự hiệp thông của Tam Vị Nhất Thể. Theo nhân tính, Ngài ngự trị trên trời cùng với Mẹ của Ngài.

    6. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẬP TRUNG VÀO ĐỨC KITÔ

    Đức Mẹ lên trời có nghĩa là không có thánh tích hoặc ngôi mộ của Đức Mẹ được tôn kính. Điều này có nghĩa là tôn kính Đức Mẹ là tập trung vào Đức Kitô, trái ngược với việc kết án của Tin Lành. Nhờ cuộc lên trời của Đức Mẹ, không thể nghĩ về Đức Mẹ mà không nghĩ tới Đức Mẹ trong tình trạng trọn vẹn hiện hữu của Đức Kitô ở trên trời.

    7. ĐỨC MẸ CÓ NHIỆM VỤ GIÚP ĐỠ CHÚNG TA

    Theo Thánh Thomas Aquinas, mặc dù linh hồn trên Thiên Đàng không mất tầm nhìn tốt đẹp mà họ bị hạn chế vì không có thân xác. Ngài giải thích rằng linh hồn không có thân xác là ở trong tình trạng không bình thường, thiéu sự hoàn hảo, và chưa được tận hưởng sự viên mãn của niềm hạnh phúc. Thậm chí tầm nhìn tốt đẹp còn bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Cũng theo Thánh Thomas, mặc dù Thiên Chúa nhìn qua con mắt của trí tuệ, các linh hồn cần thân xác để thấy vinh quang của Ngài phản ánh nơi các thụ tạo khác. Cuộc lên trời của Đức Mẹ bảo đảm rằng Đức Mẹ không có giới hạn nào.

    Có thân xác là điều quan trọng để Đức Mẹ được trao nguồn của nhiều quyền phép: Thiên Chúa Nhập Thể đã nhận máu thịt từ Đức Mẹ và qua thân xác Đức Mẹ mà Ngài sinh ra. Hệ quả của điều này là Đức Mẹ có mọi sư mà Mẹ cần để thấy các vấn đề của chúng ta – kể cả tiềm năng để nên thánh – và giúp chúng ta phát triển thành các Đức Kitô bé nhỏ (little Christs).

    8. VẺ ĐẸP HOÀN HẢO CỦA ĐỨC MẸ

    Một điều ngụ ý khác về những gì đã nói trên đây là vẻ đẹp hoàn hảo của Đức Mẹ trên trời. Linh hồn Đức Mẹ không lìa khỏi thân xác. Vẻ đẹp đó trở nên Hiền Thê của Chúa Thánh Thần sống trong sự viên mãn của Đức Mẹ trên Thiên Đàng, thị kiến này được mô tả rõ trong sách Khải Huyền, chương 12. Đó là lý do mà Giáo Hội tôn kính Đức Mẹ hơn các thánh.

    STEPHEN BEALE

    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - ĐẠI HỘI THÁNH MẪU THỨ # 43/2022

  •  
    phung phung
    Thu, Aug 4 at 1:41 PM
     
     

     
     
    ----- Forwarded Message -----
    From: NguyenNThu   
    Sent: Thursday, August 4, 2022 at 01:52:49 PM CDT
    Subject: E Subj.: [ PHV ] -> Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!
     

    From: thanhlamle.le
    Subject: [ PHV ] -> Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!

    dai hoi mot.jpg

     

    Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!

     

    duc me hai.jpg

     

    *Luôn Luôn Có Con Số Kỷ Lục! Trên Hàng Trăm Ngàn Người Tham Dự Mỗi Năm!

    Điểm tụ mọi người Công Giáo Việt Hải ngoại. Hàng trăm Linh mục, nhiều Giám mục, Nữ tu… nơi quy tụ đông nhất hàng giáo phẩm và giáo dân Công giáo Việt.

    *Với đầy đủ mọi tiết mục, đạo, đời, không thiếu một thứ gì!

    Ngoài những Thánh Lễ, với các bài giảng hay nhất, trên 20 ban hợp ca quy mô, quy tụ gần hàng ngàn ca viên, nơi đâu cũng có thể xưng tội, tĩnh tâm. Còn đầy đủ các hàng quán, thực phẩm đa dạng, chợ búa, chương trình văn nghệ quy mô do SBTN, Nhạc sĩ Trúc hồ phụ trách. Cảm tưởng như sống trong một khu phố nhỏ toàn người Việt, ngoài Việt Nam.

    *Ðại Hội Thánh Mẫu năm 2022! Bắt đầu từ Thứ Tư tuần này!

    Tại Tỉnh Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Carthage, Missouri sẽ khai mạc ngày 04 kéo dài đến ngày 07 tháng 08 năm 2022. Được tổ chức lại, sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh.

     

    dai hoi hai.jpg

     

    *Mở đầu…như một phép lạ!

    Năm 1978, các cha dòng Đồng Công có trụ sở tại thành phố Carthage MO, trong tinh thần yêu mến Đức Mẹ, bắt đầu tổ chức ngày Thánh Mẫu đầu tiên. Chưa đáng gọi là “Đại hội” vì số giáo dân tham dự chỉ khiêm tốn vào khoảng 1.500 người.

    Thế nhưng, như là một phép lạ! không thể tượng tượng nổi, chỉ cần mấy năm sau, con số đã lên đến trên 40.000 người! Từ đây ngày đại hội truyền thống quy mô ra đời. Không dừng lại ở con số đó, vì mỗi năm mỗi tăng, tới nay số giáo dân khắp nơi đổ về, tham dự chắc chắn trên cả trăm ngàn người! Đạt con số kỷ lục, không có Đại Hội nào ở hải ngoại có con số lớn hơn thế!

     

    dai hoi a (1).jpg

    *Những điều thú vị…không nơi nào có!

    Ban đầu, đại hội này chỉ dành riêng cho người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng không ngờ sự nhộn nhịp hân hoan và sinh động của mỗi kỳ đại hội Thánh Mẫu, đã lôi cuốn những người Mỹ tại thành phố trên 20.000 người này hòa chung một niềm vui cùng với dòng người khắp thế giới tề tựu về đây tham dự đại hội.

    Cả thành phố bừng lên một sức sống vui nhộn, như sau khi qua cơn bạo bệnh được sống lại! Từ hàng quán, siêu thị … chật ních người Việt Nam, họ mua sắm những vật dụng cần thiết cho những ngày đại hội, làm cho thành phố có thêm thu nhập đáng kể, qua các khoản thuế hay dịch vụ khách sạn, du lịch.

    Người ta cũng không thể tượng tưởng bởi các khách sạn tại thành phố này và những thành phố xung quanh, đã không còn chỗ trống! vì người ta đã đặt chỗ từ gần năm nay! Những ai chậm chân, đều phải ra các siêu thị mua lều vải, căng lên trong khu vực được chỉ định, để làm nơi nghỉ ngơi qua đêm, qua những ngày tham dự đại hội, tạo thành một khu phố toàn lều!

    Tầm ảnh hưởng sinh hoạt lớn lao, đến nỗi chính quyền thành phố, quyết định đổi ngày lễ hội hằng năm, để lấy ngày đại hội Thánh Mẫu của người Việt Nam làm Ngày của thành phố! Đã đóng góp một số lợi tức to lớn, vì thế vấn đề an ninh, y tế, chữa lửa, được thành phố lo liệu hết! Nên ban tổ chức đại hội rất an tâm, những vấn đề an toàn đã có thành phố lo! Không có một đại hội nào, lại thành là công việc chính của tất cả cư dân thành phố!

     

    dai hoi bon.jpg

    MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ THAM DỰ NGÀY THÁNH MẪU NĂM 2022!

    (Theo tin Triều Giang) 

    Kính Mời Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu Missouri lần thứ 43

    Chủ Đề “Này Là Con Mẹ, Đây Là Mẹ Con!”

    Năm nay Đại hội Thánh Mẫu với chủ đề “Này Là Con Mẹ, Đây Là Mẹ Con” (Gioan 19:27) - nói lên sự cậy trông vào sự cầu bầu của Đức Mẹ trong mọi khó khăn của cuộc sống. 

    Hàng Giáo Phẩm Đặc Biệt Tham Dự và Giới Thiệu Thành Phần Ban Tổ Chức:

    Đại Hội Thánh Mẫu năm nay sẽ có sự tham dự của Các Đức Giám Mục: Đức Cha Carl Keme, thuộc địa phận Wichita, Kansas, Đức Cha James Johnston, địa phận St. Joseph, Missouri, Đức Cha Gerald Vincke, địa phận Salina, Kansas, và Đức Cha Edward M. Rice, địa phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri.

    Ban Tổ chức gồm các Linh mục: Trưởng Ban là Cha Philipphe Neri M. Đỗ Thanh Cao, Phó Nội vụ: Cha Phanxicô Xaviê M. Đỗ Cao Tùng, Phó Ngoại vụ: Cha Timôthê M. Trần Việt Thắng, thư ký: Cha Phanxicô Assisi M. Trần Hưng Long và thủ quỹ: cha Pôlycarpô M. Nguyễn Đức Thuần cùng với sự hỗ trợ của trên 80 Linh Mục, trên 40 Giáo Xứ, khoảng 20 ca đoàn và hàng trăm các thiện nguyện viên trong các ban ngành từ ban an ninh trật tự, vệ sinh, tiếp tân, ẩm thực…

    Một chương trình sinh hoạt ý nghĩa đầy ắp đã được quý cha post trên website của nhà Dòng: www.ngaythanhmau.net.

    Trước ngày Đại hội, ngày thứ Tư 3/8 sẽ có buổi chiếu phim phim Fatima về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, từng được khen là phim cảm động có hình ảnh tuyệt đẹp. Ngày thứ Năm 4/8 sẽ chiếu phim tài liệu về Ngày Thánh Mẫu “Marian Days - A Spiritual and Cultural Homecoming”, tạm địch là “Ngày Thánh Mẫu - Ngày Tìm Về Nghi Thức Và Văn Hóa Quê Hương”. Cả hai đều được chiếu tại Hội trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 2 giờ chiều. Chiều ngày thứ Tư trước Đại Hội sẽ có cuộc cung nghinh và Thánh Lễ kính Thánh Cả Giuse tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình do Cha Pôlycarpô M. Nguyễn Đức Thuần chủ tế và Cha Đaminh M. Nguyễn Phúc Lộc giảng thuyết.

     

    dai hoi b (1).jpg

    Đại Lễ khai mạc Ngày Thánh Mẫu 2022

    Sẽ diễn ra lúc 7 giờ chiều Thứ Năm 4/8 tại Lễ Đài chính do Đức Cha Edward M. Rice thuộc địa phận Springfield-Cape Girardeau chủ tế, và Cha Gioan Trần Khả đến từ Houston giảng thuyết. Tiếp theo là 12 Thánh lễ lần lượt được cử hành tại nhiều địa điểm khác nhau trong khuôn viên nhà Dòng, kiệu Thánh Thể sau Lễ Khai Mạc tối Thứ Năm và cuộc Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima chiều Thứ Bảy, 12 buổi Hội Thảo với các đề tài về gia đình, niềm tin, và Đức Mẹ do 8 Linh mục giảng thuyết. Đặc biệt là có cuộc Hội Thảo dành cho giới trẻ bằng tiếng Anh do cha Timothy Thắng phụ trách. Cuối cùng là Thánh lễ Bế mạc vào sáng Chủ Nhật lúc 7 do Đức Cha James V. Johnston, giáo phận Kansas City-St. Joseph, Missouri, chủ tế và cha Lawrence M. Châu Hy giảng thuyết. Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ 44 sẽ được công bố sau Thánh Lễ.

    Giới trẻ được đặc biệt chú trọng

    Tản bộ từ trung tâm nhà Dòng để đến đồi Canvê với những hàng cây cao đầy đặc những tàng lá. Có những nơi không một tia nắng nào có thể xuyên qua. Tượng của 14 đàng Thánh giá được đặt tại đây. Dưới các gốc cây cổ thụ còn có những tượng thiên thần cầu nguyện, tượng lão ông ngồi suy tư và nhiều pho tượng khác tạo cho khu vườn một vẻ trầm lắng, bình an. Có 2 xe truck và một số công nhân đang cắt cây cho bớt rậm rạp, một sân khấu vừa được thiết lập. Nơi đây sẽ là nơi sinh hoạt của hàng trăm các học sinh, sinh viên, và những người trẻ đến để sinh hoạt, trình diễn âm nhạc, hội thảo, tham dự Thánh Lễ, và chơi những trò chơi ngoài trời. Có năm đông cũng có tới trên 500 em. Đề tài Hội thảo năm nay là: “Who is at Your Table”. Tạm dịch là “Ai là người ngồi cùng bàn của bạn?” do Sơ Janine Vân Trần, Dòng Trinh Vương, giảng thuyết.

    Cha Timothy Thắng phụ trách việc hướng dẫn giới trẻ trong nhiều năm qua, các em đến từ các Giáo Xứ, Cộng Đoàn, hoặc đến từ các nhóm tự do và có nhiều em đã tham dự trong nhiều năm từ khi còn là thiếu nhi cho đến khi trưởng thành. Giới trẻ đặc biệt được nhà Dòng chú tâm đến việc chăm sóc và hướng dẫn tinh thần nên đã đầu tư rất nhiều cho giới trẻ. Không chỉ trong những ngày Đại Hội mà suốt năm, đặc biệt là mùa hè, có những khóa huấn luyện dành cho các hội đoàn thanh thiếu niên từ khắp các giáo xứ.

    dai hoi ba.jpg

    Chương trình văn nghệ quy mô do SBTN đảm trách:

    Tuy là cuộc hành hương mang nặng tính cách tôn giáo, quý cha cũng đã nghĩ đến nhu cầu giải trí của khách hành hương nên năm nào ngoài những tiết mục văn nghệ truyền thống của các giáo xứ và một số hội đoàn, nhà Dòng năm nào cũng mời một trung tâm ca nhạc đến trình diễn vào hai ngày thứ sáu 5/8 và thứ bảy 6/8. Năm nay quý cha đã mời đài SBTN đứng ra kêu gọi các ca nhạc sĩ đến giúp vui cho Đại Hội. Chúng tôi có tiếp xúc với MC Diệu Quyên là phối trí viên, chị cho biết:

    “Có anh Trúc Hồ và hai ban nhạc; một của Trúc Sinh và một của Sĩ Đan. Về ca sĩ có rất nhiều người tham dự để giúp vui với các ca sĩ nổi tiếng như Việt Khang, Hoàng Quân, Gia Vy, Dạ Nhật Yến, Thúy An, Hoàng Anh Thư…MC ngoài Diệu Quyên còn có Kim Nhung, Hoàng My và nhà báo Nguyễn Khanh. Cha có yêu cầu tấu hài nên Diệu Quyên có mời Thành Lễ đến để đem những trận cười thoải mái cho bà con tham dự Ngày Thánh Mẫu.”

     

    dai hoi a (2).jpgBa lý do khiến bạn nên tham dự Ngày Thánh Mẫu Missouri:

    Nhiều lý do chung và riêng của mỗi người, có thể nêu ra 3 lý do chính là trong những năm vừa qua biết bao nhiêu điều đã xảy ra cho chúng ta từ dịch bệnh, chiến tranh cho đến vấn đề khó khăn kinh tế khiến đời sống của mọi người bị ảnh hưởng, chúng ta cùng đến đây để cầu nguyện chung giữa người Việt chúng ta, với giáo hội Hoa Kỳ. Lời cầu nguyện chung luôn có kết quả tốt đẹp. Thứ hai là chúng ta đem tâm tình riêng đến đây để chia sẻ và được ủi an trong những buổi hội thảo để chúng ta cảm thấy là mình không phải chịu đựng khó khăn trong cô đơn, bế tắc. Thứ ba là năm nay cũng là năm kỷ niệm 105 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Chúng ta đến đây để cầu nguyện và được ơn của Mẹ Fatima.”

     

    dai hoi c.jpg

    Giới thiệu những sinh hoạt nổi bật!

     “Rước kiệu là sinh hoạt được sự quan tâm và khen ngợi nhất của các Đức Cha Hoa Kỳ và người bản xứ khi họ được chứng kiến kiệu hoa trang hoàng đẹp, rực rỡ, trang nghiêm, những cảnh dâng hoa của các đoàn đầy nét độc đáo mang sắc thái văn hóa đặc thù Việt Nam và sự cung kính của toàn thể khách hành hương đã khiến cho báo chí truyền thông địa phương luôn tấm tắc khen ngợi. Năm nay Đại Hội sẽ có 2 cuộc rước kiệu vào chiều thứ tư để kính thánh Giuse và chiều thứ Bảy để cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima.

    Riêng các buổi Hội Thảo phụ trách bởi quý cha Giảng Thuyết có nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng như quý Cha Vũ Thế Toàn, Cha Nguyễn Khắc Hy, Cha Trần Khả, Cha Nguyễn Thiết Thắng, Cha Nguyễn Bá Quốc Linh, Cha Phạm Quốc Văn, Cha Nguyễn Nam Thảo, Sơ Janine Vân Trần, với những đề tài phong phú và thiết thực với đời sống hàng ngày đem lại những lời khuyên hữu ích, những ủi an xoa dịu phần nào những khổ đau lại là sinh hoạt được nhiều khách hành hương quan tâm, tâm đắc nhất.

    Rồi các chương trình sinh hoạt, Thánh Lễ và hội thảo dành riêng cho giới trẻ tại đồi Canvê do cha Timothy M. Thắng phụ trách cũng là một dấu ấn của Đại Hội”.

    Lời kết: Đại Hội là cơ hội vừa sống đạo, vừa tìm lại quê hương và tình người

    Nhìn chung, Đại Hội Thánh Mẫu Missouri luôn hội tụ đông đảo khách hành hương hàng năm mặc dù địa điểm của nhà Dòng tương đối tách biệt với những thành phố lớn có đông người Việt sinh sống, chính là vì chương trình Đại Hội phong phú, đầy ắp những sinh hoạt cần thiết cho đời sống đức tin của mọi lứa tuổi, và cũng là nơi có cuộc hội tụ đông đảo nhất của người Việt hằng năm cả những người Công giáo và khác tôn giáo. Khách hành hương đến đây ngoài việc để tìm ý nghĩa cho cuộc sống còn tìm được hình ảnh, bóng dáng, không khí của quê hương Việt Nam ngày xưa, và để gặp gỡ những người thân quen hoặc những người chưa quen trong một khung cảnh rất Việt Nam trên đất khách, quê người mà khó có thể tìm được dù ngay trên quê hương Việt Nam hôm nay. 

    Muốn tham dự, xin liên lạc:

    Quý vị muốn ghi thanh tham dự, có thể liên lạc với nhà Dòng theo địa chỉ và số điện thoại dưới đây:

    1900 Grand Avenue

    Carthage, MO 64836

    Điện thoại: +1 (417) 358-7787

    Hoặc vào Link để ghi danh online:<www.ngaythanhmau.org>

     
    duc me mot.jpg

     

     

     

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - HỒNG CHUYỂN - ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ

  •  
    Hong Nguyen CHUYỂN
     
    Thu, Aug 4 at 2:56 PM
     
     

    Ngày 05/08: Lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà cả, ở Rôma

    I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

    Hôm nay chúng ta cử hành thánh lễ cung hiến Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả một trong những đại thánh đường ở Rôma. Vương cung Thánh đường này được xây dựng để dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Đây là Đền thờ kính Đức Mẹ đầu tiên và lớn nhất được xây cất ở Tây Phương. Đền thờ này cũng được coi là tột đỉnh lòng sùng kính của Dân Chúa, đặc biệt là dân chúng thành Roma đối với Đức Maria. Lòng sùng kính Đức Maria là một trong những đặc điểm lòng đạo đức của dân chúng Roma ngay từ lúc khởi đầu Kitô giáo. Người ta vẫn thường gọi đây là “Hang đá Belem ở Roma”. Năm 1853, tại Rôma người ta đếm được có 1.421 những khánh nhỏ có để hình Đức Mẹ. Đến năm 1939 thì chỉ còn lại 530 khánh nhỏ ở rải rác khắp nơi trong thành phố Roma.

    Thánh đường Đức Maria được xây cất vào thế kỷ thứ 4 dưới thời đức giáo hoàng Libêriô. Truyện kể rằng chính Đức Mẹ đã chọn nơi này để người ta xây ngôi thánh đường tôn kính Mẹ. Mẹ đã thân hiện ra với đôi vợ chồng sở hữu mảnh đất cũng như với Đức Giáo Hoàng, bảo họ rằng khoảng đất trên ngọn đồi được bao phủ đầy tuyết kia chính là nơi Đức Mẹ đã chọn. Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng 5 tháng Tám, một thời điểm rất nóng trong năm ở Rôma, có một lớp tuyết bao phủ ngọn đồi Esquiline. Đôi vợ chồng đã xin dâng phần đất cũng như tiền bạc cần thiết để xây ngôi thánh đường như là món quà dâng kính Đức Mẹ.

    Thoạt tiên, ngôi thánh đường này mang tên là vương cung thánh đường Libêriô, theo tên của đức giáo hoàng Libêriô. Nó cũng được gọi là thánh đường Đức Mẹ Xuống Tuyết để nhắc nhớ sự kiện Đức Mẹ đã chỉ cho biết mảnh đất dành cho việc xây cất. Sau đó, ngôi thánh đường được đức thánh cha Sixtô III cung hiến cho Đức Maria sau khi Công đồng chung Êphêsô năm 431 tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo hội dành tặng cho Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng “CẢ” được thêm vào danh hiệu “thánh đường Đức Bà” bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Đức Mẹ.

    Bên trong thánh đường có máng cỏ Bêlem nơi Đức Maria đã đưa nôi Chúa Hài Nhi Giêsu. Điều này biểu lộ lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh, với hình Chúa Hài Nhi nhỏ bằng bạc đang nằm trong máng cỏ.

    Giáo hội tôn kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với những ngôi đền và thánh đường rất đặc biệt để các Kitô hữu có thể đến viếng nhằm bày tỏ lòng yêu mến đối với Đức Mẹ và cầu xin Người ban cho ơn lành. Hành hương đến một trong các đền thờ hay thánh đường này chính là một cảm nghiệm đức tin thú vị.(tinmung.net)

    II. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỐI VỚI ĐỨC MẸ

    * Mẹ làm gương ẩn dật khiêm cung nhưng đồng thời Mẹ luôn luôn hiện diện phục vụ; Mẹ không ra mặt, chúng lên tiếng, nhưng Mẹ hằng ở gần bên Chúa Giêsu: sống trọn vẹn cho Chúa và Chúa trong con. (ĐHV 926)

    * Chúa Giêsu đang tiếp tục sống và hành động trong  Hội Thánh, vì thế Mẹ Maria hiện diện trong Hội Thánh và trong con, Mẹ Hội Thánh và Mẹ con. (ĐHV 927)

    Mỗi vị thánh đều có những, nét đặc thù hoàn toàn khác biệt nhau, “mỗi thánh mỗi thể” mà! Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ta sẽ thấy tất cả các ngài cùng có một điểm chung: “Vị thánh nào cũng yêu mến đức Mẹ”

    * Thánh Gioan Tông đồ thì kể từ giây phút Chúa trối dưới chân Thánh Giá, ngài đã đưa Đức Mẹ về nhà mình và sống thảo hiếu với Mẹ.

    * Thánh Bênađô nổi tiếng về lòng sùng kính Mẹ Maria. Người ta nói cạnh ngài đã đặt ra kinh “Hãy nhớ” (Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria...). Những câu cuối cùng trong kinh “Lạy Nữ Vương” cũng do ngài thêm vào vì lòng quá mến yêu Đức Mẹ: “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh!”

    * Thánh Anphongsô đã nhiệt thành rao truyền lòng thành kính Đức Mẹ hằng cứu giúp và soạn một tác phẩm gồm hai cuốn nhan đề là “Vinh quang của Đức Mẹ” để cổ võ mọi người yêu mến Đức Mẹ.

    * Thánh Đaminh lãnh nhận sứ mệnh phổ biến việc lần hạt Mân côi như là một phương thế hiệu nghiệm để cứu rỗi bản thân và thế giới.

    Ngoài ra còn không biết bao nhiêu là vị thánh đã chép sách, đã cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ cách này hoặc cách khác; đã được Mẹ hiện ra; đã lập các dòng tu nam nữ với tước hiệu của Mẹ...

    Các Đức Giáo hoàng cũng luôn luôn nhắc nhở toàn thể Hội thánh phải yêu mến, cậy trông và bắt chước gương Mẹ. Như Đức Piô V, Đức Grêgôriô XIII, Đức Clêmentê XI, Đức Bênêđictô XIV, đức Lêô XIII đều xác nhận: nhờ ơn Đức Mẹ mà Hội thánh thoát khỏi nhiều cơn gian nan nguy hiểm không thể tưởng tượng được. Các ngài cũng thúc giục giáo dân lần hạt Mân côi, chạy đến cùng Mẹ trong hết mọi dịp.

    Gần ta hơn, Đức Piô IX đã công bố Tín điều ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM ngày 8-12-1854. Đức Lêô XIII lập tháng Mân côi (tháng 10) trong toàn thể Hội thánh. Đức Piô XI dạy xây một hang đá Lộ Đức trong vườn Vatican và mỗi chiều ngài đều xuống dạo vườn đến trước hang kính viếng Đức Mẹ. Đức Piô XII thì do một sự quan phòng đặc biệt đã thụ phong Giám mục vào chính ngày Đức Mẹ hiện ra mân đầu tiên tại Fatima (13-5-1917). Ngài đã tuyên bố Tín điều ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI ngày 1-11-1950. Chính chiều hôm ấy, ngài được xem thấy phép lạ mặt trời xoay vần ngay trên khung trời Vatican y hệt như ở Fatima. Ngài đã dâng loài người cho Trái Tim Mẹ và công bố Năm Thánh kính Đức Mẹ (1945).

    Đức Gioan XXIII thì có ra một Thông điệp về việc sùng kính Đức Mẹ (29-9-1961). Ngài đã đi đến tận Loretto, nơi tục truyền có nhà của Đức Mẹ để cầu nguyện và phó dâng Công đồng Vatican II Cho Đức Mẹ.

    Đức Phaolô VI đã đích thân sang chủ tọa lễ kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-1967), gặp chị Lucia. Ngài cũng đã ban hành một Tông huấn nói về việc sùng kính đức Mẹ (Manalis cultu), đặc biệt nhấn mạnh về kinh Truyền tin, chuỗi Mân Côi và Kinh Cầu Đức Mẹ.

    Trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh, Đức Phaolô VI và cùng các nghị Phụ công bố Đức Mẹ là “Mẹ Hội Thánh” vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21-11-1964. Ngài cũng đã chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-1965) để bế mạc Công đồng Vatican II.

    Đức Gioan Phaolô II là một “Tâm hồn Thánh Mẫu”.

    Nhìn lên huy hiệu của ngài, ta thấy trên nền xanh, chỉ có một Thánh giá và một chữ M(Maria) màu vàng núp ẩn dưới cánh thập tự thực là đơn sơ và giàu ý nghĩa! Khẩu hiệu của ngài càng vắn tắt, thâm thúy và bộc lộ rõ ràng hơn nữa tâm hồn Thánh Mẫu: “Totus Tuus”. một khẩu hiệu rất khó mà diễn tả hết mọi ý nghĩa: “Tận hiến cho Mẹ, toàn thân thuộc về Mẹ, tất cả đều là của Mẹ...”
    Kính chuyển:
    Hồng
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ LA VANG

  •  
    Chi Tran

     
     
     


    Mẹ La Vang : Mẹ của người bị áp bức.
    Do lòng thành kính và yêu mến, con cái của Đức Maria qua các thời đại đã tặng cho Mẹ rất nhiều danh hiệu như chúng ta thấy liệt kê trong Kinh Cầu Đức Bà. Mỗi danh hiệu mô tả một nhân đức của Mẹ như “Đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh”; hay một tước hiệu như “Mẹ Chúa Trời”; hoặc nói lên lòng yêu thương của người mẹ như “Yên ủi kẻ âu lo”.
    Ngoài ra Đức Maria còn có nhiều danh hiệu khác, được gọi theo tên của nơi Mẹ hiện ra. Nổi tiếng nhất chúng ta có Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp, Đức Mẹ Fatima ở Bồ, Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ, Đức Mẹ Medjugorje ở Bosnia, và.. . Đức Mẹ La Vang của Việt Nam v v.
    Ở mỗi nơi hiện ra dù được Vatican công nhận hay không, thường thường Đức Maria gởi cho con cái một sứ điệp tinh thần như xác nhận tính không mắc tội tổ tông của Mẹ ở Lộ Đức, sứ điệp về chuỗi mân côi và sám hối ở Fatima, sứ điệp cầu nguyện, ăn chay và sám hối ở Medjurgoje v. v. Nhưng ở La Vang thì khác. Đức Maria tới La Vang không mang theo một sứ điệp nào. Mẹ chỉ mang tình thương.
    BỐI CẢNH LỊCH SỬ
    Sự kiện La Vang xảy ra năm 1798 tại vùng rừng núi phía tây Quảng Trị, bây giờ thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Đức Mẹ hiện ra trong bối cảnh một cuộc cấm đạo nghiệt ngã dưới thời vua Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn. Cuộc cấm đạo rất tàn bạo và ác liệt, giáo dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy vào rừng sâu hoặc nơi xa xôi hoang vu để lánh nạn. Họ thường tụ tập quây quần với nhau để nương tựa nhau. Họ thường đặt tên cho các địa điểm mới tới bằng một cái tên đánh lạc hướng quan quân mà chỉ người trong cuộc mới biết đó là nơi dung thân của những người chạy trốn. Người ngoài nghe qua tưởng đó là tên người chứ không phải là một địa danh. Ở phía bắc, những nơi đó thường có cái tên bắt đầu với chữ “Kẻ” như Kẻ Sặt, Kẻ Sở.. . Trong nam tên gọi thường có chữ “Cái” như Cái Nhum, Cái Mơn, Cái Bè.. . Động Phong Nha nổi tiếng ở Quảng Bình chỉ mới được khám phá cách đây trên 10 năm vì nó quá hoang vu khuất nẻo. Nhưng giáo dân đã chạy về đó ẩn náu trước đây cả mấy trăm năm trong thời cấm đạo và để lại một địa danh mập mờ Kẻ Bàng. Đi sâu hơn nữa vào rừng núi khoảng 20 cây số hướng tây nam của Phong Nha, ta có Động Thiên Đường, mà cư dân trong vùng hiện nay hầu hết là Công Giáo thuộc hai ba xứ đạo với nhà thờ có tháp nhọn cao chót vót. Họ là con cháu của các anh hùng tử đạo thời xưa trôi dạt về đó ẩn náu.
    Vua Quang Trung mất năm 1792, trước sự kiện La Vang sáu năm. Con thứ là Thái Tử Nguyễn Quang Toản lên ngôi mới 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, cậu của vua, giúp vua trẻ trị vì, nắm hết quyền hành trong tay.
    Thông thường ngược đãi hay bách hại tôn giáo xảy từ hai nguồn chính: hoặc do quần chúng hoặc do chính quyền. Kỳ thị và ngược đãi tôn giáo trong quần chúng xảy ra do đố kỵ về văn hoá tập tục hoặc do cuồng tín, quá khích. Hiện nay cảnh dân đàn áp dân vì lý do tôn giáo vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước Hồi Giáo và Ấn giáo cực đoan. Ở đó nhiều tín hữu Ky Tô và các tôn giáo thiểu số khác bị người theo đạo đa số cáo buộc xúc phạm tôn giáo của họ và giết chết. Đó là sự đàn áp của một đa số áp đảo trên một thiểu số yếu ớt. Nhưng nếu bên bị áp bức có lực lượng tương đương với bên đàn áp thì tình thế có thể biến thành xung đột võ trang như cảnh chém giết đẫm máu giữa người Miến Điện Phật Giáo và người thiểu số Rhingya theo Hồi Giáo cách đây mấy năm và hiện vẫn còn âm ỷ; hay xung đột võ trang giữa người đạo Ky Tô và đạo Hồi ở Cộng Hòa Trung Phi những năm 2012-2014 v.v...
    Đàn áp tôn giáo trên bình diện nhà nước là do chính sách của chính quyền, nhất là trong các chế độ độc tài. Nhà nước đàn áp một tôn giáo hay mọi tôn giáo trong nước vì nhà nước thấy tôn giáo đe dọa quyền lực của mình. Nổi tiếng nhất là cuộc cấm đạo Công Giáo 300 năm của đế quốc La Mã và các cuộc cấm đạo sau này của các vua chúa ở nhiều nước trên thế giới như thời Cảnh Thịnh,Minh Mạng ở VN.
    Đền Đức Mẹ La Vang ngày xưa
    Ngay từ khi lập nghiệp, nhà Tây Sơn từ Nguyễn Nhạc đến Nguyễn Huệ nói chung không chủ trương cấm đạo Công Giáo. Đôi khi họ còn có cái nhìn tích cực đối với tôn giáo này. Năm 1779 Nguyễn Nhạc gửi cho cha D’Ars, tức thày Thiện, một thẻ bài “ được tự do giảng đạo”. Ông còn khen người Công Giáo biết sống hoà thuận không tranh chấp. Năm 1783 khi quân Tây Sơn vào đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định lần thứ ba, bắt hai linh mục dòng Phan Xi Cô vì nghi các ông theo Nguyễn Ánh. Nhưng sau khi hỏi cung điều tra nhà chửc trách đã thả hai ông vì “thấy họ hoàn toàn không có gì đáng nghi ngờ. Còn giáo dân, họ được tự do giữ đạo nếu đó là đạo thật. Còn nếu đó là đạo lừa dối, chúng tôi sẽ không dung thứ.(Theo Học Viện Đa Minh; Những Văn Kiện Cấm Đạo Của Nhà Tây Sơn)
    Có một điểm cần nêu rõ ở đây là trong lần tiến đánh Gia Định lần thứ hai năm 1782, quân Tây Sơn đã phải đương đầu với lực lượng thủy quân hùng mạnh hơn của Nguyễn Ánh vì Ánh có một đơn vị chiến thuyền tây phương do sự trợ giúp của ông giám mục thực dân Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc thường gọi là Cha Cả có mộ là lăng Cha Cả gần phi trường Tân Sơn Nhứt) và nhà buôn thích mạo hiểm trở thành lính đánh thuê Manuel. Đội thuyền này do chính Manuel chỉ huy nhưng đã bị quân Tây Sơn tiêu diệt ở sông Vàm Cỏ và Manuel tử trận. Sau đó Pigneau tiếp tục giúp đỡ Nguyễn Ánh tận lực về kỹ thuật và tài chánh. Thế nhưng khi hai linh nục Phan Xi Cô bị Tây Sơn bắt trong cuộc chinh phạt Gia Định lần thứ ba năm 1783, hai ông vẫn được xét xử công tâm, không bị thiên kiến vơ đũa cả nắm. So với cách Tây Sơn tàn sát người Minh Hương ở Cù Lao Phố, Biên Hòa; Chợ Lớn và Mỹ Tho vì người Hoa phò Nguyễn Ánh thì Tây Sơn đối xử với người Công Giáo quả là phân minh và tiến bộ.
    Nhưng chính sách đúng đắn và tiến bộ lúc đầu của nhà Tây Sơn chẳng bao lâu sau đã biến thành đàn áp khởi đầu với sắc lệnh cấm đạo năm 1783của Nguyễn Nhạc và sắc lệnh bắt giáo sĩ thừa sai nước ngoài năm 1790 của Nguyễn Huệ. Đến thời Nguyễn Quang Toản thì việc đàn áp càng gay gắt khiến giáo dân phải trốn tránh qua địa phương khác. Một số chạy lên rừng ẩn náu.
    Lý do thường được nêu ra là nhà vua sợ rằng người Công Giáo sẽ theo Giám Mục Pigneau de Béhaine ủng hộ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn. Thực ra anh em nhà Tây Sơn không sợ Nguyễn Ánh mà còn phạm sai lầm chiến lược là coi thường Nguyễn Ánh, không cho đó là lực lượng đối kháng nguy hiểm cần phái tiêu diệt để trừ hậu họa. Có lẽ vì Nguyễn Huệ thấy ba lần ông vào dẹp loạn là ba lần quân Nguyễn thua chạy tả tơi. Do đó anh em Tây Sơn đã chú tâm vào việc tiêu diệt lẫn nhau hơn là tiêu diệt Nguyễn Ánh.
    Năm 1787 Nguyễn Huệ, vì mối hiềm khích anh em phát sinh do nghi kỵ và tham vọng quyền lực, đã đưa 60,000 quân từ Phú Xuân vào đánh và vây khốn Nguyễn Nhạc ở thành Quy Nhơn đến nỗi Nhạc phải lên thành khóc xin Huệ rút quân. Tháng 9 năm 1792 Nguyễn Huệ chết. Nguyễn Nhạc ra viếng tang nhưng con của Nguyễn Huệ là vua Quang Toản cho quân ngăn chặn không cho Nhạc đến Phú Xuân. Sử không nói lý do, nhưng người ta nghĩ có thể Quang Toản, đúng hơn là nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên, sợ Nguyễn Nhạc lợi dụng tình huống tang gia bối rối sẽ đánh cướp Phú Xuân, hoặc dò la tình thế để tính chuyện thôn tính sau này.
     
    Năm sau 1793 Nguyễn Ánh từ trong Nam kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cự không nổi phải cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản cử Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng đem quân vào giải nguy. Nguyễn Ánh thua bỏ chạy về Nam. Theo chiến lược quân sự thông thường thì lẽ ra bác cháu phải hợp tác với nhau truy đuổi để tiêu diệt kẻ thù chung, trừ khử cái họa về sau. Đằng này quân của Quang Toản nhân dịp chiếm luôn thành Quy Nhơn, khiến Nguyễn Nhạc, sẵn đang có bạo bịnh, uất ức thổ huyết mà chết.
    Đàng khác số người theo đạo Công Giáo lúc đó không đáng kể, so với toàn dân số, không thể là một đe dọa cho nhà vua được. Trong sắc chỉ cấm đạo năm 1783 Nguyễn Nhạc không hề đề cập tới vấn đề chính trị, chỉ nói về lý do văn hóa, tập tục và đạo lý, khác hẳn với nguyên nhân đàn áp thời nhà Nguyễn và Cộng Sản.
    Vậy lý do chính của việc cấm đạo thời Tây Sơn phải nói là trên bề mặt do khác biệt về văn hóa, tập tục và đạo lý. Chẳng hạn việc thờ kính tổ tiên. Người Công Giáo vẫn tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, nhưng không thờ lạy, cúng bái tổ tiên. Vì không thờ cúng tổ tiên họ bị coi là bất hiếu và mất gốc và đạo Công Giáo bị coi là tà đạo. Những kẻ hoạt đầu đã chính trị hóa vấn đề để trục lợi.
    Dưới thời Quang Toản cấm đạo có thể nói là một chiến dịch chính trị của nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên. Ông này là một gian thần. Lợi dụng quyền nhiếp chính ông thu tóm quyền lực trong tay,mưu đồ soán đoạt ngôi vua. Trong triều đình ông ám hại các tướng sĩ không ăn cánh. Ngoài xã hội ông mượn danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc chỉ cấm đạo Công Giáo ngày 07/01/1795 và 24/01/1975. Sắc chỉ thứ nhất nêu chuyện củng cố đạo Nho và sắc chỉ thứ hai phục hưng đạo Phật và đạo thờ Thần làm cớ diệt Công Giáo. Thưc ra đó chỉ là ngụy tạo chính nghĩa để chiêu dụ dân chúng bởi chính bản thân ông sống rất phóng đãng trác táng thì lấy gì để phục hưng cương thường đạo lý. Cũng giống như các quan chức cộng sản bây giờ tha hóa và nhũng lạm đến tàn ác nhưng vẫn lớn giọng dạy dân phải liêm khiết đạo đức. Bởi vì cấm đạo là một phần trong mưu đồ đen tối của Bùi Đắc Tuyên, khi ông bị Vũ Văn Dũng trừ khử rồi, vua Cảnh Thịnh không ra thêm sắc chỉ cấm đạo nào nứa.
    MẸ CỦA NGƯỜI BỊ ÁP BỨC
    Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang đang được xây cất
    Khi tôi vượt biên vào giữa năm 1989, thì các trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore và Mã Lai đã đóng cửa không nhận người tị nạn nữa. Thuyền của chúng tôi được tàu tuần duyên của Mã Lai vớt lên bờ. Nhưng sau 10 ngày họ cho chúng tôi lên một con thuyền đánh cá ọp ẹp, kéo ra khơi, cắt cáp và ra hiệu cho chúng tôi đi xuống Nam Dương. Buổi chiều ngày thứ hai tàu chết máy cách một đảo nhỏ chừng 100 thước. Trời bắt đầu nổi dông, mây kéo đen trời, gió giựt mạnh. Thuyền bắt đầu bị sóng xô đẩy nghiêng qua nghiêng lại. Chúng tôi hết sức lo lắng, tìm đủ cách nhưng không sao nhúc nhích được con thuyền. Rất may cho chúng tôi là dân đảo thấy bão lớn đang tới mà thuyền của chúng tôi không chịu vào bãi. Họ nghĩ là chúng tôi bị nạn nên huy động nhiều thuyền con ra đón chúng tôi vào bờ. Chiều tối thì bão lớn ập tới. Sáng hôm sau ra coi thì thuyền đã bị lật nằm nghiêng một bên. Nhờ gần bờ nước nông nên thuyền không bị lật úp. Hai tuần sau tàu Cao Ủy Tị Nạn đón chúng tôi về trại Galang. Lên đảo tôi thấy tượng đài Đức Mẹ La Vang đứng trên con thuyền vượt biên. Tôi bật khóc và nhiều người đã khóc. Tôi chợt hiểu rằng Đức Mẹ La Vang đã cứu chúng tôi
    Tôi vẫn có lòng sùng kính Đức Mẹ từ thủa bé do thói quen gia đình lần chuỗi cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều nữa là khi mẹ tôi mất lúc tôi chín tuổi có một người nào đó nói với tôi rằng tôi mất mẹ nhưng lại có một bà mẹ khác rất quyền năng ở trên trời là Đức Mẹ Maria. Vậy khi nào nhớ mẹ hoặc cần mẹ giúp đỡ thì hãy cầu xin với Đức Mẹ Maria. Và tôi đã làm như vậy suốt đời tôi. Đức Maria đã phù hộ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, có trường hợp tưởng chừng không lối thoát, nhất là thời gian 13 năm trong nhà tù cộng sản sau 1975. Bây giờ nghĩ lại tôi không biết làm sao vào những lúc đó tôi có được ý tưởng như vậy, nếu không có ơn trên.
    Đầu năm 1979 ở trại tù Số 5 Thanh Hóa sau cuộc tuyệt thực toàn trại đòi cải thiện chế độ lao tù, người quản giáo buồng giam chúng tôi phát giấy bắt chúng tôi phải làm đơn xin ăn mới cho ăn lại. Lúc đó tôi nghĩ: xin ăn... . nhục thật. Mà tôi cũng đói thật! Đàng khác tôi nghĩ: bắt xin ăn không phải chỉ để làm nhục mà còn để bẻ gãy ý chí của chúng tôi. Nếu chúng tôi khuất phục, không biết họ sẽ đẩy chúng tôi tới vực thẳm nào nữa, bởi vì họ đã đè bẹp được chúng tôi rồi thì họ muốn làm gì chúng tôi là họ làm.
     
    Nhưng tôi không biết phải làm gì, nhất là mình đang ở thế yếu. Tôi đọc thầm kinh Kính Mừng, xin Chúa và Đức Mẹ giúp tôi. Anh em bắt đầu nhận giấy bút để viết. Tôi thấy rõ nét băn khoăn dằn vặt trên mặt họ. Cũng là băn khoăn trăn trở trong lòng tôi. Bỗng một ý tưởng đến trong đầu. Tôi e ngại vì sợ hậu quả. Nhưng ý tưởng như càng thôi thúc vì đó là điều hợp lý. Đó là là lẽ phải. Ai cũng sợ lẽ phải. Và tôi tin tưởng anh em sẽ ủng hộ tôi như đã đồng ý với tôi là buồng chúng tôi phải tham gia tuyệt thực với các buồng khác vào đêm bắt đầu. Tôi quyết định nói lên. Tôi nói với người quản giáo, “Các ông đưa chúng tôi vào đây. Các ông có trách nhiệm phải nuôi ăn chúng tôi. Chúng tôi không xin vào đây. Chúng tôi không phải xin ăn. Nuôi ăn chúng tôi là trách nhiệm của các ông. Ăn hay không là quyền của chúng tôi.”
    Anh em không làm đơn. Quản giáo đứng nhìn một lúc rồi bỏ đi. Lát sau trở lại anh ta kêu chúng tôi ra ngoài sân tập họp, và ngồi xuống. Rồi anh ta nói ai muốn xin ăn thì đứng qua một bên. Tôi nhì quanh quẩn thấy còn mình tôi ngồi lại, Tôi lại cầu nguyện với Đức Mẹ. Viên quản giáo nhìn tôi mặt đỏ gay, nhưng không nói gì. Có lẽ anh ta đang bối rối không biết xử trí thế nào.. Trại đã lùi một bước rồi là không đòi phải viết đơn nữa. Nhưng vẫn bắt xin ăn. Tôi không biết tình thế sẽ ra sao. Tôi chỉ biết tôi không thể xin ăn được. Tôi nghĩ chắc họ sẽ đưa tôi đi cùm. Trong lúc căng thẳng đó bỗng một anh bạn tới xốc tôi dậy. Tôi chống cự, và vì sau tuyệt thực ai cũng yếu, cả hai ngã lăn kềnh ra sân. Mấy người nữa xúm vào khiêng tôi nhập chung với anh em. Viên quản giáo kêu moi người vào buồng và sau đó họ trói giải tôi qua một phân trại khác giam chung với một số anh em đã bị bắt đi trước đó.
     
    Trước đây Đức Mẹ đối với tôi là một Đức Mẹ chung chung. Tôi biết các danh xưng Đức Me Fatima, Đức Me Lộ Đức, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.. . nhưng không hiểu sự phân biệt và cũng chẳng để ý vì tôi tiếp nhận không thắc mắc từ thuở nhỏ. Đức Mẹ La Vang cũng chỉ là một danh xưng khác.
    Nhưng từ ngày vượt biên Đức Mẹ chung chung đã trở thành Đức Mẹ La Vang của tôi. Trước hết là do khuynh hướng tình cảm chung của con người đối với mẹ của mình. Con cái luôn luôn muốn ở gần mẹ vì con người luôn luôn cần tình thương không nhất thiết phải là lúc gặp khó khăn. Nó giống như em bé đang chơi với bạn, khi cảm thấy cần tình thương, nó bỏ đó chạy tới mẹ, kéo áo bà và người mẹ hiểu ý cúi xuống ôm con và hôn. Em bé thấy hạnh phúc và trở lại chơi với bạn. Nhu cầu gần gũi tình cảm này đã làm nảy sinh việc địa phương hóa Đức Mẹ thành những Đức Mẹ Việt Nam, Trung Hoa, Phi Châu, Nam Mỹ.. . Đức Mẹ đã được địa phương hóa toàn diện trong y phục, nét mặt và cả màu da.. Tôi vẫn thích nhìn Đức Mẹ La Vang dịu hiền, có gương mặt VN mũi thấp, trong tà áo tứ thân và khăn mỏ quạ.
    Đối với người VN Công Giáo Đức Mẹ La Vang là tiêu biểu cho VN như Đức Mẹ Guadalupe đối với người Mễ Tây Cơ. Nhất là với người VN Công Giáo xa quê hương, thấy Đức Mẹ La Vang là thấy quê hương và đỡ nhớ nhà. Cho nên người VN ngoài nước sùng kính Đức Mẹ La Vang hơn người trong nước. Người đi xa mới nhớ nhà. Ở đâu có cộng đồng VN Công Giáo ở đó có nhà thờ hoặc tượng đài Đức Mẹ La Vang. Ở Mỹ có 19 xứ La Vang, Phi Luật Tân có ba. Canada có một. Tôi không có số liệu về Châu Âu và Úc. Đức Mẹ La Vang đi theo cả với các anh chị em lao động xuất khẩu ở Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan.. .
    Với người vượt biên tị nạn, Đức Mẹ La Vang có ý nghĩa đặc biệt. Lễ Giáng Sinh 1989 ở trại tị nạn Galang, Nam Dương tôi băn khoăn không biết nói gì với mấy em minors (trẻ em vượt biên không có người thân lớn tuổi đi theo) đang khóc vì buồn tủi, bơ vơ nhớ nhà. Tôi phải nói gì để các em thấy Chúa sinh ra có dính dáng tới các em chứ không phải chỉ là mấy đèn ngôi sao, cờ hoa trưng bày nhộn nhịp càng làm các em nhớ nhà. Tôi chợt nhận ra rằng Đức Mẹ, Thánh Giu Se và Chúa Giê Su cũng đã trải qua thân phận tị nạn như chúng tôi nên rất hiễu và thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi. Các ngài là những nạn nhân bị đàn áp phải vượt biên đầu tiên của kỷ nguyên này. Chúa Giê Su lúc đó tối đa chỉ mới hai tuổi.bởi vì Hê Rôđ Cả (Herod the Great, cha của Hê Rôđ thời Chúa Giê Su) ra lệnh giết hết trẻ em từ hai tuổi trở xuống trong vùng Giê Ru Sa Lem để loại bỏ Chúa khỏi mặt đất vì ông nghĩ em bé Giê Su sẽ là mối nguy cho vương quyền của ông. Giết lầm còn hơn bỏ sót.
    Mức độ tàn sát con nít của Hê Rôđ cho thấy cuộc đàn áp rất triệt để và bạo tàn. Vì thế Thánh Giu Se phải đưa gia đình chạy xuống tận Ai Cập xa xôi. Syria và Jordan lúc đó cũng là những tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã và gần Do Thái hơn nhưng ông không tới đó bởi vì ông sợ thế lực rất lớn của Hê Rôđ Cả trong vùng. Hê Rôđ là vua chư hầu nhưng ông là bạn của hoàng đế La Mã và có quốc tịch La Mã.. Giống như người VN trốn bọn cộng sản cai trị. Trịnh Xuân Thanh phải chạy thật xa khỏi VN qua tận Châu Âu chứ không chỉ quanh quẩn ở Lào hay Cam Bốtm mà vẫn không yên.
    Cuộc vượt biên của gia đình Đức Mẹ có nhiều gian truân. Ngoài những khó khăn thiên nhiên của địa thế sa mạc, còn có thể bị nguy hiểm vì thú dữ và cướp bóc. Vì thế đi trong sa mạc, người ta thường phải đi từng đoàn để nương tựa và bảo vệ nhau. Việc định cư cũng không hề dễ dàng. Người ti nạn ngày nay thường được quốc tế, các chính phủ hay tổ chức tư giúp đỡ. Thời Đức Mẹ không có chuyện đó. Ngày nay ở Ai Cập có nhiều nhà thờ Công Giáo Coptíc dâng kính Đức Mẹ vì tương truyền ngày xưa khi đi tị nạn gia đình Đức Mẹ đã ở những nơi đó. Điều này có nghĩa rằng cuộc sống nơi đất khách quê người của Đức Mẹ có nhiều khó khăn và phải đỗi chỗ ở nhiều lần. Có thể vì sinh kế khó khăn. Có thể vì bị kỳ thị vì khác biệt ngôn ngữ, tập tục, hay lễ nghi tôn giáo.. . Lý do Môi Sê đưa ra để đòi cho dân Do Thái đi ra hoang địa để phụng sự Chúa là của lễ họ dâng cho Chúa sẽ làm người Ai Cập ghê sợ. Nên họ phải đi cách thật xa người Ai Cập.
     
    Đức Mẹ đến La Vang để yên ủi nâng đỡ con cái như một người đồng cảnh ngộ là nạn nhân của sự đàn áp. Hơn thế, Mẹ còn đến với tư cách là mẹ của người con bị đàn áp nữa. Trong khoảng 2000 lần hiện ra được biết từ trước tới nay, chỉ có dưới 10 lần Đức Mẹ bế theo Chúa Giê Su. La Vang là một trong số ít ỏi đó. Ở Lộ Đức, Fatima, Guadalupe.. . Đức Mẹ chỉ đến một mình. Bế theo con thơ, Mẹ muốn nói rằng Mẹ thương yêu và che chở con cái VN như thương yêu và che chở con thơ của Mẹ. Hãy tín thác vào Mẹ. Chính con Mẹ cũng đã bị đàn áp bách hại từ lúc mới sinh.
    Hỡi những ai đang bị đàn áp hãy đến với Mẹ La Vang !
    Posted by: hoa pham <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>