20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME - MẸ NÚI CAT MINH

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    Lễ Kính Đức Mẹ Núi Cát Minh (Camêlô) 16-07
     
    Cát Minh (còn gọi là Camêlô hay Carmen) là tên ngọn núi đứng hiên ngang trên đồng bằng Galilêa, nước Palestine, gần Nagiarét, nơi Đức Mẹ đã sống và có biết bao kỷ niệm êm đềm, thánh thiện với Chúa Giêsu.
    Cát Minh theo gốc từ có nghĩa là “vườn cây trái”, “khu vườn”. Trong Kinh Thánh, Cát Minh là biểu tượng của sắc đẹp, phì nhiêu
    (Giê-rê-mi-a 50, 19; Is 35, 2…).
     
    Cát Minh cũng chính là ngọn núi danh tiếng gắn liền với cuộc đời của tiên tri Êlia. Tiên tri Êlia đã làm một phép lạ vĩ đại ở đó: Chương 18 sách Các Vua quyển thứ I kể rằng Êlia đã đương đầu chống lại 450 tiên tri của thần Baal trên ngọn núi này. Bằng lời cầu nguyện, Êlia đã xin Thiên Chúa làm phép lạ để minh chứng rằng Thiên Chúa của Êlia là Thiên Chúa chân thật. Và Thiên Chúa đã nhận lời Êlia cầu xin.
     
    Vào thế kỷ thứ 12, một nhóm ẩn sĩ mong muốn hiến dâng tình yêu trọn vẹn cho Đức Kitô theo tinh thần của tiên tri Êlia đã bắt đầu đến sống trên các triền núi Cát Minh. Thế kỷ tiếp theo, giáo phụ Albertô thành Giêrusalem đã ban cho các ẩn sĩ tu luật, theo đó các tu sĩ “sống tùy thuộc hoàn toàn vào Chúa Giêsu Kitô” và “trung thành phục vụ bằng một trái tim tinh tuyền” trong thinh lặng, cô tịch, suy gẫm sách Thánh và chiến đấu thiêng liêng như Thánh Phaolô đã nói đến (Ep 6).
     
    Ngay từ đầu, dòng Cát Minh đã được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, với tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Vì thế, các ẩn sĩ này thường được gọi là các cha dòng Đức Mẹ Cát Minh. Đức Thánh Cha Hônôriô III phê chuẩn tu luật của Hội dòng vào năm 1226. Năm 1247, Simon Stock (còn gọi là Simon Cột), một linh mục gốc Anh, trở thành bề trên tổng quyền dòng Cát Minh. Ngài đã giúp Hội dòng phát triển và thích nghi với thời đại.
     
    Ngày 16 tháng 7 năm 1251, sau một đêm thức trắng cầu xin Đức Mẹ ban ơn phù trợ để Dòng Cát Minh thoát khỏi những hiểm nguy đang giăng mắc có thể đi tới chỗ sụp đổ, Thánh Simon Stock đã được thị kiến thấy Đức Mẹ: Đức Trinh nữ tay bồng Chúa Hài Nhi, có các Thiên Thần hầu cận, đã trao hai miếng nhung nhỏ màu nâu bằng bàn tay, có hai dây đính lại với nhau, cho thánh Simon Stock:“Hỡi con yêu dấu, hãy lãnh nhận tấm áo này cho Hội Dòng của con. Đó là dấu chỉ đặc biệt một hồng ân mà Mẹ đã xin cho các con và tất cả con cái của Chúa, những người tôn vinh Mẹ dưới tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Hễ ai chết trong lúc sốt sắng mặc áo này sẽ được cứu thoát khỏi lửa muôn đời. Áo nâu là một huân chương phần rỗi. Áo nâu còn là khiên thuẫn trong lúc hiểm nguy. Áo nâu là bảo chứng ơn bình an và sự che chở đặc biệt, cho đến ngày tận cùng trần gian”. Quả thật, sau đó, nhiều phép lạ đã xảy ra khi những người mang áo Đức Mẹ Cát Minh: Đức Mẹ làm chuyển đổi hướng gió, làm dịu giông bão, dập tắt hỏa hoạn, làm đổi hướng lằn tên mũi đạn,v.v. Áo Đức Bà cũng xuất hiện trong hai lần Đức Mẹ hiện ra: Đức Mẹ mặc áo mầu nâu khi hiện ra lần sau cùng ở Lộ Đức, ngày 16 tháng 7 nhằm ngày lễ Đức Mẹ núi Cát Minh; và khi Đức Mẹ làm cho mặt trời nhảy múa tại Fatima.
     
    Thánh Giáo Hoàng Piô X (làm Giáo Hoàng từ năm 1903 tới năm 1914) nói rằng người ta cũng nhận được những phúc lành tương tự nếu họ mang tượng ảnh thay Áo Đức Bà. Ảnh đeo Đức Mẹ Núi Cát Minh có một mặt hình Đức Mẹ Cát Minh và mặt kia hình Thánh Tâm Chúa Giêsu.
    Đây những đặc ân Mẹ ban cho những ai mang áo Đức Mẹ Núi Cát Minh:
    – Ơn được Mẹ nhận làm con riêng và đặc biệt phù trợ
    – Ơn được thông công những việc đạo đức của dòng Cát Minh
    – Ơn được lãnh các ân xá Giáo Hội ban
    – Ơn được Mẹ cứu khỏi luyện ngục vào ngày thứ bảy sau khi qua đời, nếu giữ được đức trong sạch tùy theo bậc sống và ơn kêu gọi của mình, đọc kinh nhật tụng kính Đức Mẹ hàng ngày, hoặc ăn chay kiêng thịt những ngày Giáo Hội chỉ định.
    – Ơn được khỏi lửa hỏa ngục đời đời, nghĩa là khi hấp hối mà còn mắc tội trọng, thì sẽ được ơn sám hối xứng đáng và kịp thời.
     
    Đức Thánh Cha Bênêđitô VIII năm 1726 đã phổ biến lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh trong toàn thể Giáo Hội để kính nhớ lần Đức Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock (trước đó, lễ này chỉ được mừng kính trong các cộng đoàn dòng Cát Minh).
     
    Suy niệm và cầu nguyện:
    Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, cũng chính là Mẹ của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy nài xin Mẹ giúp đỡ để ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Mẹ sẽ bảo vệ chúng ta trong cuộc sống và giúp đỡ chúng ta lúc lâm tử. Chúng ta có thể bày tỏ lòng tôn kính Mẹ bằng việc mang Áo Đức Bà hay mang ảnh đeo thay Áo Đức Bà.
    Bạn đã thấy nhiều người mang huy hiệu hay huân chương đầy ngực. Họ có vẻ hiên ngang và tự hào! Còn bạn, người con của Mẹ, bạn có ý thức được Áo Đức Mẹ là huy hiệu của đoàn con Đức Mẹ, là huân chương của lòng hiếu thảo, trung thành đối với Mẹ, là dấu hiệu của những đặc ân Mẹ ban phát cho bạn. Với ý thức đó, bạn hãy tôn trọng Áo / Ảnh tượng Đức Mẹ theo đúng tầm quan trọng và đúng mức nhiệt thành. Bạn không ngại ngùng khi đeo áo / ảnh tượng Đức Mẹ trên mình; trái lại, bạn còn hiên ngang và tự hào hơn cả những người đeo đầy huy hiệu và huân chương. Bạn mang ảnh / áo Đức Mẹ ngày đêm, với một thiện chí ngay thẳng, một lòng mến yêu trung thành, một niềm tin cậy và tri ân sâu đậm đối với Mẹ. và trái tim của bạn sẽ rực nóng, tâm hồn bạn sẽ an vui với tước hiệu cao quý của Mẹ chúng ta: Đức Mẹ Núi Cát Minh.
    Lạy Chúa, vì lời Đức Trinh Nữ Maria cầu thay nguyện giúp, xin Chúa luôn bảo vệ và hướng dẫn chúng con trên đường đời, để chúng con thẳng tiến về núi thánh đích thực là Đức Giêsu Kitô (Lời nguyện Nhập lễ, lễ Đức Mẹ núi Cát Minh).
     
    KINH KÍNH ĐỨC MẸ NÚI CÁT MINH
    Lạy Đức Trinh Nữ Maria đầy phúc không mắc tội truyền. Mẹ là vẻ đẹp cùng là vinh hiển Núi Cát Minh. Mẹ lấy lòng từ bi nhân hậu đoái nhìn các kẻ mang áo thánh Mẹ. Xin khấng đoái xem đến con, và che chở con dưới áo Mẹ. Con yếu đuối, xin uy quyền Mẹ nâng đỡ. Xin đức khôn ngoan Mẹ soi sáng tâm trí u ám con. Xin in vào lòng con đức tin cậy và đức mến. Xin hãy dùng thánh sủng và đức hạnh mà trang điểm linh hồn con, để con được chính là con của Mẹ và được Mẹ yêu thương. Xin hãy phù hộ con khi sống và trong giờ lâm chung. Xin Mẹ âu yếm đến viếng thăm và yên ủi con, và dâng trình cho Chúa Ba Ngôi con là con cùng là đầy tớ tận tình của Mẹ hầu con được ngợi khen chúc tụng Mẹ đời đời trên thiên đàng. Amen.
    Lạy Nữ Vương là xinh đẹp Núi Cát Minh, xin cầu cho chúng con.
     
    KINH ÁO ĐỨC BÀ
    Lạy Rất Thánh Đức Bà Maria là Quan Thầy họ Áo Đức Bà, chúng con dốc lòng vào họ Áo Đức Bà, cùng mặc Áo Đức Bà cho đến trọn đời. Khi chúng con chết, thì Đức Bà sẽ lấy Áo thánh ấy ở nơi mình chúng con mà nhận chúng con là con cái Đức Bà, và đưa chúng con về thiên đàng mà chầu chực Đức Giêsu cùng rất thánh Đức Bà đời đời chẳng cùng. Amen.
     
    KINH ĐỌC BUỔI SÁNG CỦA NGƯỜI ĐEO ÁO ĐỨC BÀ
    Lạy Thiên Chúa của con, con xin hợp với Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria (hôn Áo Đức Mẹ) để dâng cho Chúa Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu trên các bàn thờ khắp thế giới. Con cũng xin hợp với Máu Thánh Chúa Giêsu để dâng cho Chúa mọi tư tưởng, mọi lời nói, và mọi việc làm của con trong ngày hôm nay.
    Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay, con ước mong được hưởng mọi ân xá mà con có thể được hưởng. Con cũng xin dâng các ân xá ấy cùng với chính mình con cho Mẹ Maria Vô nhiễm để Mẹ làm vinh danh Thánh Tâm Chúa.
    Lạy Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu, xin cứu chúng con. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    3Hoa Nguyen, Ngọc Kim Ngà và 1 người khác
     
     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MƯỜI CACH TÔN KÍNH MẸ

  •  
    Chi Tran

     
     
     


     
    MƯỜI CÁCH TÔN KÍNH ĐỨC MẸ
     
    Theo Phụng Vụ, Tháng Năm thì chúng ta dâng hoa lòng lên Đức Mẹ; Tháng Sáu thì chúng ta đắm mình trong Đại Dương Thương Xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu; Tháng Bảy thì chúng ta chúc tụng và tôn thờ Máu Thánh Chúa Giêsu, giá cứu độ; Tháng Mười thì chúng ta chuyên cần lần Chuỗi Mân Côi; Tháng Mười Một thì chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
    Đức Maria là Nữ Tử của Chúa Cha, là Thánh Mẫu của Chúa Con, là Hiền Thê Huyền Nhiệm của Chúa Thánh Thần, là Nữ Vương các Thiên Thần và các Thánh, là Nữ Vương Trời Đất. Thánh Louis de Montfort tôn xưng Đức Mẹ là Nữ Vương mọi tâm hồn và là Kiệt Tác của Thiên Chúa.
    Các thánh dùng những lời mạnh mẽ, đẹp đẽ, và thường theo dạng thi ca, để tôn vinh Đức Nữ Trinh Maria.
    Chúng ta có cách nào để thể hiện lòng yêu mến và sùng kính đối với Đức Mẹ? Chúng ta có 10 cách.
    1. TẬN HIẾN.
    Việc đầu tiên chúng ta có thể làm mỗi buổi sáng là cầu nguyện – tận hiến cho Chúa Giêsu qua Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Hãy bắt đầu một ngày mới qua Đức Mẹ! Mẹ Thánh Teresa Calcutta luôn dành tình yêu cho Đức Mẹ:“Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ: tươi đẹp, thuần khiết, vô nhiễm; trái tim Mẹ đầy yêu thương và khiêm nhường mà con có thể đón nhận Chúa Giêsu trong Bánh Hằng Sống và yêu mến Ngài như Mẹ đã yêu thương Ngài và phụng sự Ngài khi con hướng dẫn người nghèo”.
    2. KINH TRUYỀN TIN và KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG .
    Lời kinh truyền thống này thường được đọc vào buổi trưa, nhưng cũng có thể đọc bất cứ lúc nào. Có thể đọc ba lần mỗi ngày – lúc 9 giờ sáng , 12 giờ trưa, và 6 giờ chiều. Cầu nguyện như vậy thì chúng ta sẽ thánh hóa giờ kinh sáng, kinh trưa và kinh chiều qua sự hiện diện của Thánh Mẫu Maria.
    Các kinh này gợi nhớ sự hiện diện quan trọng của Đức Mẹ trong Mầu nhiệm Cứu độ – Nhập thể, Khổ nạn, Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan Vianney nhắc chúng ta về sự hiện diện và hành động của Đức Mẹ trong đời sống của chúng ta:“Chỉ khi nào kết thúc Cuộc Phán Xét thì Đức Mẹ mới được nghỉ ngơi; từ nay tới lúc đó, Đức Mẹ rất bận rộn với con cái của Mẹ. Phục vụ Đức Mẹ là sống theo mệnh lệnh của Đức Mẹ hơn là cai quản”.
    3. TẬN HIẾN GIA ĐÌNH CHO MẪU TÂM VÔ NHIỄM.
    Hãy chuẩn bị tận hiến bằng tuần cửu nhật Kinh Mân Côi và cầu nguyện với phép lành do linh mục trao ban như những thành viên trong gia đình. Qua phép lành và việc tận hiến này, Chúa Cha sẽ tuôn tràn ân phúc trên mọi người trong gia đình.
    4. TẬN HIẾN CHÍNH MÌNH .
    Hãy tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu qua Đức Mẹ. Bạn có thể chọn nhiều cách theo Thánh Maximilian Kolbe, theo Thánh Louis de Montfort, hoặc theo Lm Michael Gaitely – trong cuốn “33 Days to Morning Glory”. Việc tận hiến này có thể biến đổi cuộc đời bạn.
    Nếu bạn đã tận hiến cho Đức Mẹ, bạn có thể lặp lại lời tận hiến hằng năm và đi sâu vào kho tàng yêu thương vô tận của Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ. Đức Mẹ tỏ uy quyền trên chúng ta theo cách vượt xa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Thánh Louis de Montfort nhắc nhở chúng ta:“Thiên Chúa đã tỏ uy quyền trên Con Một Yêu Dấu của Ngài, và Ngài cũng tỏ uy quyền trên các con cái của Ngài – không chỉ quan tâm thân xác mà còn quan tâm linh hồn”.
    5. NOI GƯƠNG ĐỨC MẸ.
    Nếu chúng ta thực sự yêu mến ai đó, chúng ta muốnbiết nhiều về họ, theo sát họ và bắt chước đức tính của họ. Trong cuốn “True Devotion to Mary” (Sùng Kính Đức Maria), Thánh Louis de Montfort cho chúng ta biết 10 nhân đức chính của Đức Mẹ. Hãy noi gương Đức Mẹ và bạn sẽ tiến bộ trên đường nên thánh. Đó là:
    ◾Khiêm nhường thật lòng,
    ◾Đức tin sống động,
    ◾Vâng lời tuyệt đối,
    ◾Cầu nguyện liên lỉ,
    ◾Luôn từ bỏ mình,
    ◾Trong sạch,
    ◾Yêu mến nồng nàn,
    ◾Kiên nhẫn chịu đựng,
    ◾Tử tế nhân hậu,
    ◾Khôn ngoan.
    Thánh Louis de Montfort nói: “Các vị thánh lớn nhất, phong phú nhất về ân sủng và nhân đức cũng vẫn siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ, ngước nhìn Mẹ là mẫu gương hoàn hảo để bắt chước và là người giúp đỡ hiệu quả”.
    6. BỊ CÁM DỖ, HÃY CẦU XIN ĐỨC MẸ.
    Cuộc đời của chúng ta là cuộc chiến đấu không ngừng cho đến chết, nhưng chúng ta không một mình chiến đấu với ma quỷ, xác thịt và thế gian. Khi bị cám dỗ, khi mọi sự có vẻ mất hết, hãy kêu cầu Thánh Danh Maria, hãy đọc Kinh Kính Mừng! Nếu làm như vậy, quyền lực hỏa ngục sẽ tan biến.
    Đức Mẹ là “Tổng Tư Lệnh”. Khi Đức Mẹ ra lệnh, kẻ thù phải chạy xa, biến mất, và thua cuộc! Khi bị cám dỗ thất vọng, Thánh Phanxicô Salê đã cầu nguyện với Đức Mẹ bằng“Kinh Hãy Nhớ” (Memorare, được coi là của Thánh Bernard), và cơn cám dỗ đã bị chế ngự.
    Thánh Antôn Maria Claret đã bị cám dỗ dữ dội về đức trong sạch. Nhờ lời cầu nguyện sốt sắng với Đức Mẹ mà thần ô uế bị đẩy lùi, và Thánh Antôn được đặc ân sống khiết tịnh, lập dòng, giảng dạy và viết nhiều sách hay. Thánh Bônaventura xác định: “Đừng sợ kẻ thù hùng mạnh, vì quyền lực hỏa ngục sợ Thánh Danh và sự bảo vệ của Đức Mẹ”.
    7. ĐỨC MẸ và PHỤNG VỤ.
    Hãy nhận biết sự hiện diện của Đức Mẹ trong Nhiệm Thể Đức Kitô là Giáo Hội. Đặc biệt là hãy nhận biết sự hiện diện của Đức Mẹ trong Phụng Vụ – Thánh Lễ. Minh định cuối cùng của Thánh Lễ là chúc tụng và tôn thờ Chúa Cha, qua việc hiến dâng Chúa Con và qua quyền phép của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, Đức Mẹ có một vị trí đặc biệt trong Phụng Vụ.
    Đức Mẹ là Thánh Mẫu Thiên Chúa, là Mẹ Giáo Hội và là Mẹ của chúng ta trong ân sủng. Hãy đọc và suy nghĩ về Tông thư “Marialis Cultus” (Lòng Sùng Kính Đức Mẹ, 2-2-1974) của Chân phước GH Phaolô VI (1897-1978, Giáo Hội sẽ tuyên thánh vào Chúa Nhật 14-10-2018 cùng với 5 chân phước khác), trong đó giải thích rõ ràng về sự hiện diện của Đức Mẹ trong Phụng Vụ. Đó là một tác phẩm tâm linh quan trọng cần phải đọc!
    8. ĐỌC SÁCH VỀ ĐỨC MẸ.
    Về Thánh Mẫu học, chúng ta nên trau dồi cả về giáo lý và sự sùng kính. Giáo lý mà không có lòng sùng kính có thể khô cằn và vô vị. Lòng sùng kính mà không có giáo lý có thể dễ dàng thoái hóa, chỉ còn là cảm tính mà thôi!
    Cũng cần phải đọc Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” (Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria, 16-10-2002) của Thánh GH Gioan Phaolô II. Viên ngọc tâm linh này kết hợp giáo lý Công giáo chắc chắn (Mariology – Thánh Mẫu học) với tình yêu êm đềm và lòng sùng kính dành cho Đức Mẹ. Thánh Gioan Phaolô II động viên toàn thế giới chiêm ngưỡng Tôn Nhan Chúa Giêsu qua con mắt và trái tim của Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ là con đường đến với Chúa Giêsu nhanh nhất, ngắn nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất.
    9. TÔNG ĐỒ CỦA ĐỨC MẸ.
    Hãy trở nên tông đồ nhiệt thành, nồng nàn và sôi nổi của Đức Mẹ. Một trong các thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ là Thánh Maximilian Kolbe. Tình yêu ngài dành cho Đức Mẹ không thể diễn tả hết. Một trong các phương pháp ngài áp dụng là phát triển lòng sùng kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm qua Ảnh Vô Nhiễm Huyền Diệu (Miraculous Medal, Medal of the Immaculate Conception).
    Bất cứ khi nào có cơ hội, Thánh Maximilian Kolbe đều tặng Ảnh Vô Nhiễm cho người ta. Ngài gọi đó là “viên đạn tâm linh”. Ngài giải thích ý nghĩa về ảnh đó:“Gọi là huyền diệu vì nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ người ta biết yêu mến Đức Mẹ và tin tưởng vào lời cầu bầu của Đức Mẹ”.
    Hãy trở nên tông đồ của Đức Mẹ trong thời đại ngày nay, theo bước chân của Thánh Maximilian Kolbe. Vị thánh này xác tín:“Trái Tim Vô Nhiễm được Thiên Chúa hứa ban sự chiến thắng đối với Satan. Đức Mẹ tìm kiếm các linh hồn tận hiến cho Mẹ, sẽ trở nên khí cụ mạnh mẽ để đánh bại Satan và mở rộng Nước Chúa”.
    10. KINH MÂN CÔI.
    Tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra 6 lần với ba trẻ chăn chiên – Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Mỗi lần hiện ra, Đức Mẹ đều nói về việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Trong tài liệu nói về Đức Mẹ và Kinh Mân Côi, Thánh GH Gioan Phaolô II đã cầu mong cả thế giới cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi để xin ơn cứu độ cho gia đình và thế giới.
    Là người tôn sùng Đức Mẹ, có biệt danh là Linh mục Kinh Mân Côi, Bậc đáng kính Patrick Peyton (1909-1992) nói: “Gia đình cầu nguyện với nhau thì hòa thuận với nhau. Thế giới cầu nguyện là thế giới bình an”.
    Tại sao không thực thi mệnh lệnh của Đức Mẹ Fátima, Thánh Mẫu Thiên Chúa? Tại sao không vâng lời Thánh GH Gioan Phaolô II? Nếu thực thi huấn lệnh, gia đình sẽ được cứu và sẽ có sự hòa bình mà nhân loại hằng khao khát.
    Lm. ED BROOM, OMV
    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ

  •  

    25.6.2022 – TH BY  TUN XII THƯỜNG NIÊN
    L TRÁI TIM VÔ NHIM ĐC M

    TIN MỪNG LUCA 2, 41-51
    “Đc Maria hng ghi nh tt c nhng điu y trong lòng.” (Lc 2,51)

    CHIÊM NGM M SNG TIN MNG:

    “Ngày 10-12-1925, Đc M hin ra vi con, và bên cnh Đc M, ng trong đám mây sáng chói có mt Hài Nhi. Đc M đt mt tay trên vai con, tay kia cm đưa cho con xem mt Trái Tim qun đy gai nhn. Cùng lúc y, Hài Nhi nói: “Hãy thương đến Trái Tim M Rt Thánh con, ph đy gai mà loài người t bc không ngng đâm thng vào Trái Tim và không có ai làm vic đn t đ rút các gai nhn khi Trái Tim”.[1] Đó là li ch Lucia, mt trong ba tr đã được thy Đc M hin ra ti Fatima k li, theo ý mun ca Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mun cho mi người nhn biết và yêu mến Đc Maria, tôn sùng Trái Tim Vô Nhim ca M rt yêu du ca Người.

    Sau khi mng kính trng th l Thánh Tâm Chúa Giêsu – ngun mch tình yêu và ân sng, thì hôm nay, Giáo Hi mi gi chúng ta chiêm ngm Trái Tim Vô Nhim Đc M, mt trái tim đy tình yêu đi vi Thiên Chúa và lòng thương xót vi con người. Trái Tim Chúa Giêsu hoàn toàn hướng v Chúa Cha và hướng v con người thế nào, thì Trái Tim ca M Maria cũng hoàn toàn hướng v Thiên Chúa và nhân loi như vy.

    Cùng vi Chúa Giêsu, M hướng v Chúa Cha đ th ly, tôn vinh và cm t lòng thương xót và trung tín ca Thiên Chúa đi vi dân tc ca M và vi cá nhân M. Qua Chúa Giêsu, M nhn biết Thiên Chúa đích thân đến vi M và vi nhân loi. M tìm kiếm, ghi nh và suy đi nghĩ li tt c nhng gì liên quan đến Chúa Giêsu như Kinh Thánh đã ghi nhn: “Riêng m Người thì hng ghi nh tt c nhng điu y trong lòng” (c.51).

    Đi vi ph n, đc bit người ph n nhy bén và giàu cm xúc như M Maria, nhng biến c vui, bun trong cuc đi ca M và Chúa Giêsu li càng được M ghi nh và sng sâu xa tng biến c y qua vic hng suy đi nghĩ li trong lòng. Đc bit, M liên kết mt thiết vi Chúa Giêsu trong tình yêu thương cu đ nhân loi. Trái Tim Vô Nhim ca M luôn đp cùng mt nhp vi trái tim ca Chúa Giêsu: nhp khiêm nhường vâng phc ý Cha, nhp yêu thương và tha th cho nhng xúc phm ca con người. Đc bit trong cuc kh nn ca Chúa Giêsu, M luôn cn k đ cùng chia s mi kh hình, đau đn… Chúa Giêsu chu s nhc, đi mão gai, chu đánh đòn, đóng đinh và chết tc tưởi…thì lòng M cũng tan nát tơi bi, chết lng vì đn đau.

    Khi hin ra vi thánh n Catherine Labouré, M đã cho thánh n thy s liên kết mt thiết ca Trái Tim M vi Thánh Tâm Chúa Giêsu qua mt sau mu nh Phép L: Cây thánh giá lng vào ch M, dưới có hai trái tim ca Chúa Giêsu và M. Trái Tim ca Chúa Giêsu có vòng gai bao quanh, và Trái Tim M có lưỡi gươm xuyên thu.[2] Đó chính là lưỡi gươm vô hình nhưng rt sc bén mà c già Si-mê-on đã tiên báo năm xưa.[3] M cùng chu mi đau kh vi Chúa Giêsu đ đem li ơn cu đ cho tt c nhân loi.

    Mng l Trái Tim Vô Nhim Đc M hôm nay, chúng ta được mi gi hoán ci tâm hn mình mi ngày, t b nhng đam mê ti li đ ngày mt thánh thin hơn, thc hành các vic đo đc nhiu hơn đ đn bù nhng ln ta đã xúc phm đến Thánh Tâm Chúa Giêsu và làm đau lòng M. Thay vì dng dưng, vô cm trước đau kh ca tha nhân, ta biết liên đi, trách nhim, sng tình huynh đ vi mi người, nht là nhng người nghèo và b b rơi…

    SNG TIN MNG VI M:

    Cùng vi M Maria, tôi

    • Liên kết nhng đau kh ca tôi vi cuc kh nn ca Chúa Giêsu, đ đn t và tôn vinh tình yêu Chúa.
    • Cng tác vi ơn Chúa đ thc hin kế hoch ca Chúa trên cuc đi tôi.

    CU NGUYN VI M:

    Ly Trái Tim Vn Sch M Maria, xin un nn trái tim con nên ging Trái Tim M, đ trái tim con được hoà chung nhp đp mến Chúa và yêu người vi M. Amen

    Ly M Maria Vô Nhim Nguyên ti,
    Xin cu cho chúng con hng chy đến kêu xin M.

    Kính chuyển:
    Hồng
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LM MINH ANH -

  •  
    LM MINH ANH
     
     
    Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Thứ Bảy tuần XII Thường Niên  -   Is 61, 9-11 -   Lc 2, 41-52
     

    KHÔNG PHẢI TẤT CẢ MỌI THỨ ĐỀU RÕ RÀNG

    “Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.

    Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học lẫy lừng nhất của Đức ở thời kỳ thơ ca hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Hôm qua, trọng kính Trái Tim Chúa Giêsu, Hội Thánh ‘quỳ gối’; hôm nay, kính nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Hội Thánh ‘cúi đầu’. Trái Tim Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa dành cho con người; Trái Tim Đức Mẹ tỏ bày tình yêu vô điều kiện con người dành cho Thiên Chúa. Nói rằng, vô điều kiện; bởi lẽ, trước kế hoạch của Thiên Chúa, Mẹ đã khiêm cung đón nhận mọi sự, dẫu ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Mẹ Maria cưu mang, sinh hạ Chúa Giêsu; Mẹ yêu thương, một lòng với con, có mặt với con trên mọi nẻo đường. Mẹ cùng con lắng nghe những lời tán tụng cũng như những sỉ nhục; có thể nói, từ khi Con Chúa nhập thể trong cung lòng, Mẹ gặp nhiều thử thách và khó khăn hơn là xuôi may! Tuy nhiên, Maria vẫn quyết đồng hành với con. Mẹ đi theo con, tìm hiểu sứ vụ của con; bởi lẽ, sứ vụ của con cũng là sứ vụ của Mẹ. Và nhiều bất ngờ sẽ dành cho Mẹ dù Maria không bao giờ mong đợi điều này; chẳng hạn, mất con ba ngày khi con ở độ tuổi mười hai! Chúa Giêsu muốn ở lại nhà Cha, chuẩn bị cho ngày lên đường, hoàn tất sứ vụ Cha trao. Mẹ Maria cũng chuẩn bị cho ngày lên đường đó, và Chúa Giêsu đã giúp Mẹ Ngài sẵn sàng.

    Trong gia đình Nazareth, sự kinh ngạc không bao giờ nguôi ngoai, ngay cả trong một thời điểm kịch tính như việc Chúa Giêsu ở lại đền thờ. Đó là khả năng kinh ngạc trước sự tỏ mình tiệm tiến của Con Thiên Chúa; chính sự kinh ngạc này cũng đã làm cho các bậc thức giả trong đền thờ “ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Ngài đáp lại”. Thế nhưng, kinh ngạc là gì để có thể trở thành ngạc nhiên? Kinh ngạc và ngạc nhiên là trái ngược với việc coi mọi thứ là điều hiển nhiên; kinh ngạc và ngạc nhiên mang ý nghĩa thán phục. Nó ngược với thực tế khi các sự kiện lịch sử chỉ được nhìn theo con mắt loài người; vì ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Thật khó cho Maria để hiểu hết ý nghĩa từng biến cố xảy ra trong đời của con mình. Là một phụ nữ cầu nguyện và chiêm ngắm, Mẹ cất giữ tất cả trong lòng để có thể nhớ lại và gẫm suy; đồng thời, so sánh chúng với những khoảnh khắc khác trong đời. Đó là kế hoạch của Thiên Chúa vốn chỉ bộc lộ theo thời gian, và Mẹ sẽ sẵn sàng cho điều đó. Mẹ không cần hiểu biết nhiều, nên cũng chẳng thắc mắc nhiều; trái lại, đón nhận, thuỷ chung, và tìm mọi cách để hoàn thành nó. Mẹ biết, Mẹ có một vai trò trong đó và cần chuẩn bị nó thông qua một đời sống cầu nguyện.

    Anh Chị em,

    “Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Đó là cách ứng xử tuyệt vời, cao thượng của Mẹ trước những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Làm sao một phàm nhân có thể hiểu được kế hoạch của Ngài; dẫu thế, trong đức tin, Mẹ Maria vẫn dò dẫm tìm hiểu và thi hành trong tín thác tuyệt đối. Nơi trái tim vẹn sạch của Mẹ, không có chỗ cho cái tôi! Mẹ dành cho Thiên Chúa một con tim tinh tuyền với một tình yêu vô điều kiện. Cũng thế, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu hết giá trị, mục đích và ý nghĩa đời mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, trừ khi có một đời sống cầu nguyện và chiêm ngắm như Mẹ. Nó cần có thời gian, kiên nhẫn và tin tưởng đơn sơ. Hãy học như Mẹ và trung thành bước đi trên con đường đã vạch sẵn cho chúng ta, dẫu đó có thể là một con đường không rõ ràng. Không cần biết tất cả những gì phía trước, chỉ cần biết nơi chúng ta phải đi. Trên con đường mù tăm, khó khăn và không biết trước đó, Mẹ Maria không thể không nắm lấy tay bạn và dẫn dắt bạn; bởi lẽ, ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Mẹ Maria, xin gìn giữ trái tim con tinh tuyền, thuộc trọn về Chúa như Mẹ; để con chỉ làm theo ý Chúa như Mẹ đã làm; xin dẫn dắt con, vì ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ THĂM BÀ ELISABET

  •  
    Mon, May 30 at 2:49 PM
     
     
    Ngày 31/05: Đức Mẹ đi viếng bà thánh Êlisabét: LUCA 1, 39 - 56
    Lên đường thăm viếng
    Khi trao đổi với Thiên Sứ trong cuộc truyền tin, Mẹ Maria đã biết được chuyện người chị họ của mình là bà Êlisabet đang mang thai. Người chị họ này của Mẹ đã lớn tuổi nhưng chưa có đứa con nào.
     
    Không có con là một nỗi nhục nhã to lớn cho bất kỳ người phụ nữ nào đã lấy chồng thời ấy, vì họ cho rằng việc đó là do bị Thiên Chúa chúc dữ. Tin người chị họ được Thiên Chúa ban cho một đặc ân lớn như thế đến tai Maria, Mẹ đã không chần chừ, nhưng vội vã lên đường viếng thăm. Niềm vui của người chị họ đã trở thành niềm vui của Mẹ. Niềm vui ấy chảy từ con tim đến khối óc và đôi bàn chân.

    Dặm trường xa xôi không đủ ngăn bước chân Mẹ. Những mệt mỏi hay soi đá trên đường không làm Mẹ chùn bước. Mẹ ra đi đến với người chị họ, không chỉ là muốn chia sẻ niềm vui, nhưng Mẹ còn tinh nhạy cảm nhận được những khó khăn mà chị mình sẽ gặp phải trong thời gian này. Mẹ đến là để viếng thăm, để hiện diện và còn để giúp đỡ trong những lúc cần kíp. Tình yêu và trực giác của một người phụ nữ đã trở nên sức mạnh cho Mẹ vượt thắng những gian nan. Trong dạ Mẹ lúc ấy, có lẽ Ngôi Lời đang dần dần nhập thể. Hai mẹ con cùng vượt non cao tìm đến với người khác để trao ban tình thương, để sẻ chia hạnh phúc.

    Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ và bà Elizabet đã trở thành một cuộc gặp gỡ lịch sử. Nơi ấy, một lời chào của Mẹ đã đổ đầy Thần Khí trên cả người chị họ lẫn bào thai trong dạ bà. Còn bà Elizabet thì trở thành người đầu tiên ca ngợi tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Maria và khen Mẹ là người được diễm phúc nhờ lòng tin. Cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ, cũng là cuộc gặp gỡ giữa hai người con đang thành hình. Cuộc gặp gỡ tràn trề ơn thánh, chan chứa niềm vui và hạnh phúc. Một chút cho đi nhưng thật nhiều nhận lãnh. Mẹ đi đến đâu, ân sủng của Chúa tràn trề đến đó. Mẹ phục vụ cho hai mẹ con Êlizabet và Gioan Baotixita, rồi đây, Gioan Baotixita sẽ là người dọn đường cho con Mẹ thực thi sứ mạng cứu thế.

    Cuộc sống của chúng ta là một tập hợp của rất nhiều những thăng trầm, buồn vui lẫn lộn. Nhưng phần lớn chúng ta thường hay nghĩ về cuộc sống với những mảng tiêu cực hơn. Ta thấy mình hay bị chìm vào những nỗi lo lắng hơn là xoay mình đi một tí để thấy ánh mặt trời. Một cây cổ thụ đổ xuống làm người ta chú ý hơn ngàn vạn búp non đang chớm chớm vươn mình. Cuộc sống của chúng ta có tươi đẹp hay không, là thiên đàng hay địa ngục là do chúng ta xây dựng. Tại sao chúng ta chỉ chăm chăm nhìn màn đêm âm u giăng lối để rồi thấy sợ hãi mà không chịu phóng mình ra xa hơn để chiêm ngưỡng những tinh tú lấp lánh trên cao? Bởi ta hay khép mình trong nỗi sợ hãi và vị kỷ nên cuộc sống của ta cứ trầm buồn là thế.

    Sẽ tươi đẹp hơn biết mấy khi chúng ta cũng có một tâm hồn nhạy cảm như Mẹ. Một chút hy sinh khi nghĩ đến người chị em của mình. Một lời chào hỏi trao ban bình an và Thần Khí. Chung quanh Mẹ cũng nào cũng là Thiên Đường vì Mẹ đã cho phép Chúa luôn hiện diện bên mình bằng những lối hành xử đậm nét yêu thương của Mẹ. Có lẽ chúng ta không nên định nghĩa Thiên Đường là nơi Chúa ngự. Nhưng phải nói ngược lại là bất cứ nơi nào Chúa ngự  đều là Thiên Đường. Lối sống khiêm nhường và bác ái của Mẹ đã giúp xua tan đi khoảng cách thăm thẳm giữa Thiên Đường và trái đất. Cả con người của Mẹ đã thật sự là một Thiên Đường ấm cúng và bình an.

    Chúng ta hãy noi gương Mẹ, hãy biết lên đường trao ban những niềm vui và sự phục vụ, đừng ở lại trong những toan tính và kế hoạch của riêng mình. Một ánh nhìn yêu thương dành cho hàng xóm, cho đồng nghiệp cũng đủ giúp ta thắp lên cho cuộc đời tối đen những ánh sao lấp lánh. Một suy nghĩ tích cực về người khác, một sự cảm thông dành cho người khác là nhân tố cốt yếu của hạnh phúc và bình an. Một lời chào hỏi nhau khi đi đường, một nụ cười dễ thương khi gặp gỡ, tưởng chừng nhỏ bé và đơn giản thế thôi, nhưng là nhịp cầu trao gửi hồng ân của Thiên Chúa.
     
    *TÔI NOI GƯƠNG MẸ MARIA lên đường để gặp gỡ, chứ đừng giam mình trong những góc nhỏ thân quen. Ơn Chúa sẽ càng tràn trề lênh láng khi con người biết chia sẻ cho nhau. Càng cho đi, người ta càng thấy mình được nhận lãnh. Ấy là bí quyết của Mẹ, bí quyết để không bị những tốt đen của thế gian này thống trị, bí quyết để luôn sống trong Thiên Đường của Chúa.

    Chính chúng ta là người quyết định cuộc sống của mình được bình an hay đau khổ. Chính chúng ta là người chọn lựa sống trong Thiên Đàng hay ở nơi khác. Chúng ta làm điều đó qua những cử chỉ vô cùng nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày. Vui với người vui, khóc với người khóc. Ta sẽ thấy cuộc đời mình thật đậm đà hương hoa của tình người, tình Chúa.

    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

    Kính chuyển:
    Hồng