20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - GM BÙI TUẦN

  •  
    Mo Nguyen
    Tue, Dec 7 at 12:35 AM
     
     

     

                                     NHỚ LẠI VÀ LẮNG NGHE

     

    Mừng lễ Đức Mẹ Vô nhiễm là một niềm vui của các con cái Đức Mẹ.  Có nhiều cách mừng.  Riêng tôi, khi cuộc đời đã sang thu, sắp bước vào mùa đông, tôi mừng lễ Đức Mẹ vô nhiễm một cách cũng rất riêng tư.  Tôi mừng lễ bằng cách vừa nhớ lại Đức Mẹ trong Phúc Âm, vừa nhìn lại Đức Mẹ trong đời tôi.  Để rồi lắng nghe Mẹ nhắn nhủ hôm nay.

    Nhớ lại.

    Tôi thấy Đức Mẹ thuở xưa trong Phúc Âm cũng là Đức Mẹ trong chuyến đi dài đời tôi.  Đức Mẹ dạy tôi bằng Phúc Âm.  Đức Mẹ cũng dạy tôi bằng những dắt dìu trong dòng lịch sử.  Nếu cần tóm tắt, thì xin vắn gọn thế này:

    Đức Mẹ, tuy được ơn vô nhiễm, nhưng cũng chịu nhiều đau đớn, để góp phần vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu.  Đúng như lời tiên tri Simeon đã báo trước: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà” (Lc 2,25).

    Những con cái Mẹ, nhất là tôi, mình đầy ô nhiễm, càng không được phép miễn khỏi thánh giá.  Ít là phần nào.  Chúa Giêsu là con Mẹ, xưa “đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thánh giá” (Pl 2,8).

    Đức Mẹ nên giống Chúa cứu thế không phải ở sự chịu đóng đinh, nhưng ở sự Mẹ chịu những lưỡi gươm đâm vào lòng.  Những lưỡi gươm vô hình, với những nhát đâm vô hình, cùng những vết thương vô hình.  Vô hình, nhưng thực sự đau đớn.  Chẳng nói hết được những đau đớn đó của Mẹ.

    Còn những con cái Mẹ, thì kẻ cách này, người cách nọ, họ cũng được thanh luyện bằng trải qua những đớn đau lớn nhỏ.  Đớn đau của họ tự nó chẳng có gì là giá trị.  Nhưng nhờ Mẹ nhuộm nó vào tình yêu của Mẹ, nên nó trở thành bông hoa.  Những bông hoa như thế nơi tôi chẳng nhiều.  Nếu muốn tìm nó, thì phải tìm ở những dòng nước mắt.

    Trước hết là hoa sám hối trong những nước mắt ở cuộc chiến nội tâm.  Cuộc chiến nội tâm của tôi cũng đã có một người xưa trải qua và diễn tả rất rõ.  Đó là thánh Phaolô.  Ngài phơi bày như những tiếng nức nở nghẹn ngào: “Vẫn biết rằng Lề luật là bởi Thần Khí, nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi.  Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu, vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm..

    Bởi đó tôi khám phá ra luật này: Khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay.  Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa.  Nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: Luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí.  Nó giam cầm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi.

    Tôi thật là một người khốn nạn!  Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?  Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,14-25).

    Cuộc chiến nội tâm giữa thiện và ác nơi thánh Phaolô chỉ được tả là rất cam go.  Còn chiến thắng hay chiến bại thì không thấy ngài nói.  Phần tôi, có lúc thắng và cũng có lúc bại.  Vì thế mà tôi sám hối.  Sám hối là bông hoa đầu tiên tôi dâng lên Mẹ vô nhiễm.  Mẹ đã thương giúp tôi trở về, như Mẹ đã giúp kẻ trộm lành xưa chịu treo trên thập giá.

    Bên cạnh bông hoa sám hối trồng trong dòng nước mắt ăn năn, tôi có thể lượm được một bông hoa khác.  Tôi tạm gọi nó là hoa cảm thương trôi trong dòng nước mắt bất lực không thể phục vụ.  Biết bao lần, tôi cảm thấy đau đớn vì bất lực trong việc loan báo Tin Mừng.  Tôi nghĩ Đức Mẹ xưa đã khóc khi phải chấp nhận âm thầm bồng con trốn sang Ai Cập và ở lại đó ẩn mình trong cảnh nghèo khó (Mt 2,13-18).

    Đức Mẹ chắc cũng đã khóc, khi phải chứng kiến cảnh con mình bị hành hạ và bị giết (Ga 19,25-27).  Mẹ đã không cứu được con mình.  Nhưng Chúa lại muốn như vậy.  Sự vâng lời như thế còn đau hơn là chết.

    Chương trình cứu độ của Chúa rất khác ý nghĩ của con người.  Chúng ta tưởng sẽ cứu được các linh hồn và làm vinh danh Chúa, nhờ những phô trương quyền bính, cao rao chức tước, thổi phồng uy tín, tổ chức lễ lạt linh đình.  Nhưng tất cả sẽ không có giá trị bằng sự vâng phục ý Chúa.  Ý Chúa là muốn ta chấp nhận hạ mình xuống, đi theo con đường Chúa cứu thế đã đi, và Đức Mẹ vô nhiễm cũng đã vâng ý Chúa bước theo từng bước.

    Ngoài ra, biết bao lần, tôi cảm thương đau đớn vì bất lực trong việc cứu giúp những người cần được giúp đỡ, hoặc về vật chất hoặc về tinh thần.  Tôi muốn giúp.  Nhưng ý muốn của tôi đụng vào những giới hạn khắp nơi của tôi.  Những giới hạn đó càng ngày càng lớn, khi tuổi tác bệnh tật càng tăng lên.  Phục vụ trong những tình trạng này sẽ chỉ còn là tập trung vào cầu nguyện và dâng đau khổ với tình yêu siêu nhiên lên Chúa giàu lòng thương xót, qua trái tim Mẹ vô nhiễm, để góp phần nào vào việc loan báo Tin Mừng.

    Chính trong những tình trạng này, mà tôi được thu hút nhiều hơn đến việc lắng nghe Đức Mẹ nhắn nhủ con cái Mẹ đang sống trong thời điểm hiện nay.

    Lắng nghe.

    Thời điểm hôm nay là một thời điểm rất đáng ngại.  Ngại vì ma quỉ và thế tục xấu đang cố tình tạo ra một môi trường ô nhiễm.  Tôi không muốn nói về môi trường ô nhiễm sinh thái, mà về môi trường phong hoá và luân lý.

    Ô nhiễm khắp nơi.  Ai cũng phải sống chung với ô nhiễm.  Nhưng khả năng và mức độ chịu ảnh hưởng ô nhiễm sẽ tuỳ theo ba cái mốc này: Nơi chốn, lứa tuổi và giới phái.

    Nơi chốn là một nước, một vùng, hoặc một văn hoá, một tôn giáo hay không tôn giáo, hoặc một giai cấp, một mức sống, một tổ chức.  Có nơi ô nhiễm hơn nơi khác.  Lứa tuổi là lớp già, lớp thanh niên, lớp thiếu nhi, lớp trẻ thơ.  Có lớp tuổi dễ bị ô nhiễm hơn lớp tuổi khác.  Giới phái là nam, là nữ.  Có giới phái dễ bị ô nhiễm hơn giới phái khác.

    Hiện nay, làm sóng ô nhiễm mạnh nhất về phong hoá là hưởng thụ độc hại.  Người ta tìm mọi cách để tìm hưởng thụ đó.  Hưởng thụ nhờ danh vọng, chức tước, địa vị, quyền lợi, tiền bạc, ăn uống, tiện nghi, giải trí, sắc dục, vv….  Nếu không cảnh giác, thì cả những gì vốn được tôn trọng là thánh thiêng, cũng có thể bị lợi dụng cho mục đích hưởng thụ xấu xa.

    Trước một nguy cơ lớn mạnh và tinh vi có khả năng tiêu diệt những giá trị thiêng liêng, đẩy các linh hồn vào tay thần dữ, để chúng tha hồ lôi xuống hoả ngục, Đức Mẹ vô nhiễm đã hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima, ở Mễ Du và nhiều nơi khác, để tha thiết kêu gọi nhân loại sám hối, khiêm tốn đi vào đàng thiện.  Kẻo sẽ quá muộn.

    Vậy ta hãy lắng nghe Mẹ, mà vâng phục ý Chúa.  Chính bản thân ta hãy trở thành đền thờ Chúa Thánh Thần, trong đó ta được hưởng thụ những gì là chân thiện mỹ, bình an, hạnh phúc đích thực và bền vững.

     

    Tôi có cảm tưởng là nhiều người hiện nay đang sống như không có lương tâm, hoặc với một cái tâm đã lạnh cứng.  Không còn khả năng rung cảm với những nỗi đau của Chúa, của Đức Mẹ, của Hội Thánh, của những kẻ khốn cùng đang dở sống dở chết xung quanh mình.

    Nhưng tôi vẫn tin vững vàng lời Chúa phán trong Phúc Âm: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37).  Nhất là với lời cầu bầu của Đức Mẹ vô nhiễm.  Nên sự phục hưng lại Hội Thánh giữa một thế giới đầy ô nhiễm sẽ thực hiện được.

    Nhưng đừng quên sự phục hưng như thế phải bắt đầu từ mỗi người chúng ta, con cái của Mẹ vô nhiễm.

    Trong mỗi người, việc phục hưng sẽ bắt đầu và nhấn mạnh ở cái tâm.  Cái tâm làm sao giữ không bị nhiễm, sẽ dẫn đưa tất cả con người về đàng thiện.  Không bị nhiễm là nhờ thánh giá.  Hoặc bị nhiễm mà được rửa sạch cũng là nhờ thánh giá.

    Chúng ta ít là hãy ước muốn việc đó, và dâng ước muốn chân thành đó lên trái tim Mẹ vô nhiễm.  Người là Mẹ Chúa Cứu thế và cũng là mẹ chúng ta.  Người là hy vọng của những ai sống bé mọn và tín thác nơi trái tim vô nhiễm đầy tình mẫu tử dịu dàng xót thương của Người.  Người là nơi trú ẩn của những kẻ lỗi lầm biết sám hối.  Người là Đấng cầu bầu đắc lực nhất trước toà Chúa cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người.

    ĐGM JB. Bùi Tuần

     

    Đáp Ca Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Ái Trinh Với Thánh Vịnh 97 - Thái Nguyên:

     

    Đáp Ca Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - Ái Trinh Với Thánh Vịnh 97 - Thái Nguyên - Bing video

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - SR MINH NGUYỆT

  •  
    Chi Tran chuyển


    CHUYỆN KỂ VỀ MẸ MARIA.
     
    Câu chuyện xảy ra vào thời Cha thánh Pio thành Pietrelcina (1887-1968) còn sống. Một bà đạo đức người Ý vừa mất một bào huynh đáng kính. Bà buồn vô kể. Thêm vào đó người anh lại là tín hữu Công Giáo ngoan đạo tốt lành. Một đêm kia bà nằm mơ trông thấy Cha thánh Pio đến an ủi bà và nói:
     
    – Con hãy lần 200 tràng chuỗi Mân Côi và anh con sẽ được vào ngay Thiên Đàng!
    Tỉnh dậy, bà nhớ rõ giấc mơ, nhưng không quan tâm cho lắm về lời căn dặn của Cha Pio. Tuy nhiên, ngay sáng hôm ấy bà lên xe đến San Giovanni Rotondo để gặp Cha Pio. 
    Vừa trông thấy Cha bà liền khóc như mưa nhưng quên bẵng giấc mơ. Nước mắt đầm đìa bà nghẹn ngào hỏi Cha Pio cho biết hiện giờ Linh Hồn của người anh yêu dấu đang ở đâu và bà có thể làm gì để cứu giúp anh. Cha thánh Pio trả lời ngay:
    – Cha đã không nói với con đêm nay rồi sao? .. Hãy lần 200 tràng chuỗi Mân Côi và anh con sẽ vào ngay Thiên Đàng!
    Cũng chính Cha thánh Pio thành Pietrelcina một hôm khi tặng một Tràng Chuỗi Mân Côi cho một người con thiêng liêng đã nói với giọng vô cùng nghiêm trọng:
    – Cha ký thác cho con một kho tàng và hãy biết tích trữ kho tàng này. Chúng ta hãy giải thoát tất cả Các Linh Hồn ra khỏi Lửa Luyện Hình.
     
    ***… Câu chuyện ghi rõ trong Án phong chân phước của thánh Gioan Massias. Thánh nhân là Tu sĩ dòng ba Đa Minh. Ngài chào đời ngày 2-3-1585 tại Rivera del Fresno bên nước Tây Ban Nha và qua đời ngày 16-9-1645 tại Lima, thủ đô nước Perù.
    Ngài là vị Thánh đặc biệt kính mến Đức Mẹ MARIA và hăng say cổ động việc lần hạt Mân Côi. Người ta đọc thấy rằng chính Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA đã hiện đến bên giường chết và tiết lộ rằng thánh nhân – nhờ việc lần hạt Mân Côi liên lỉ – đã giải thoát 1.400.000 (một triệu bốn trăm ngàn!) Linh Hồn ra khỏi Lửa Luyện Ngục.
     
    Khi quyết định tôn phong á thánh cho thầy Gioan Massias, Đức Giáo Hoàng Gregorio XVI (1831-1846) truyền phải ghi vào Sắc Chỉ Chân Phước rõ ràng con số tuyệt vời 1.400.000 với chủ ý khích lệ tất cả những ai có lòng yêu mến và sốt sắng lần hạt Mân Côi.
    Tu sĩ Gioan Massias được Đức Gregorio XVI nâng lên hàng á thánh vào năm 1837 cùng với một tu sĩ Đa Minh cùng dòng là thầy Martino De Porres (1579-1639) người Perù. Chân phước Gioan Massias được phong hiển thánh ngày 28-9-1975.
     
    ***… Thánh nữ Têrêsa thành Avila (1515-1582) viết trong một tác phẩm như sau.
    Một hôm lúc bắt đầu lần hạt Mân Côi, thánh nữ bỗng được ơn xuất thần và trông thấy Chốn Luyện Ngục có hình dạng một khu vực mênh mông bọc kín, trong đó Các Linh Hồn phải chịu cực hình giữa các Ngọn Lửa Thanh Luyện. 
    Ngay khi Kinh Kính Mừng đầu tiên vừa đọc lên, thánh nữ bỗng trông thấy tức khắc một luồng nước mát được dội xuống Các Linh Hồn. Cứ thế tiếp tục đến Kinh Kính Mừng thứ hai .. rồi thứ ba .. rồi thứ tư ..
    Thánh nữ Têrêxa Avila liền hiểu rằng Tràng Kinh Mân Côi quả có sức mạnh lớn lao thoa dịu và giải thoát Các Linh Hồn ra khỏi Chốn Luyện Hình. Kể từ ngày đó thánh nữ Têrêsa Avila không bao giờ sao lãng trong việc lần hạt Mân Côi.
    (Nguồn RV)
    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
     

BÀI VỀ ĐỨC MẸ - HIỆN RA Ở FATIMA 13-10-1917

    • 'thuy PHUNG' via PSXH>
    •  

 

  • 13 tháng 10 -2021 Hôm nay 13 tháng 10-1917,  là kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
  • Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín. Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.Hôm nay 13 tháng 10, là kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
  • Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Lucia. Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tội. Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy ra...
  • Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, ai cũng cảm thấy lạnh cóng, nhưng đều hiệp ý với nhau trong lời kinh Mân Côi kính Mẹ. Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em bé mục đồng, trong y phục rách rưới và bê bết những bùn.Lucia bắt đầu đọc kinh Mân Côi, bỗng cô hô lớn:
  • "Xin mọi người hãy xếp dù lại". Với hai em Phanxicô và Giacinta, cô ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống, vì Ðức Mẹ đang hiện đến".Cùng với ba em, nhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trời. Trong một cái nhìn vừa cảm thông và u buồn, Ðức Mẹ nói với ba em bé: "Ta là Ðức Mẹ Mân Côi... Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày".
  • Và Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người mà Lucia đại diện trình lên Mẹ. Nhưng Mẹ cảnh cáo: "Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi". Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời... Trong cơn ngây ngất, Lucia đã thốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".Lạ lùng thay, ai cũng có thể nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc.
  • Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút. Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thường, mọi người đều nhận thấy rằng, bãi cỏ ướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.Việc Ðức Mẹ hiện ra và hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được mô tả trên đây, mang nhiều ý nghĩa.Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín.
  • Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.Phép lạ mặt trời múa vừa là một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa là một lời mời gọi sám hối. Ðệ nhất chiến tranh đã phát sinh nhiều làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực. Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con người, nhiều người cũng buông thả trong đời sống luân lý.
  • Thế giới chỉ có thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cải: đó là sứ điệp mà Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tai Fatima. Và phương tiện để giúp con người hoán cải trước tiên đó là cầu nguyện. Cầu nguyện không những là quay trở lại với Chúa, nhưng còn là một cải đổi tương quan đối với người anh em.Lịch sử đang lập lại không ngừng. Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giới.
  • Con người cũng chối bỏ và chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân lý. Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hối, siêng năng cầu nguyện với kinh Mân Côi... Ðó là phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta. Lẽ Sống 10-13-20211/"Người sẽ trả lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp".3/ "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".
  • PHÚC ÂM: Lc 11, 42-46===BÀI ĐỌC I:  "Người sẽ trả lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp". Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
    Hỡi con người kia, hễ ngươi xét đoán, thì ngươi không thể chữa mình được đâu. Vì ngươi xét đoán kẻ khác thế nào, thì ngươi tự lên án mình như vậy: bởi lẽ ngươi cũng phạm điều ngươi lên án. Chúng ta đều biết Thiên Chúa căn cứ theo chân lý mà xét đoán những kẻ hành động như thế. Hễ kẻ nào làm sự dữ, thì mắc phải gian nan phiền muộn, trước là những người Do-thái, sau là những người Hy-lạp: vì Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả.  Đó là lời Chúa.A=Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa làB=Nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi ơi, hãy an vui, vì do Người, tôi được điều tôi trông đợi. Phải, chính Chúa là Đá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.    A+B=Lạy Chúa, Chúa sẽ trả công mỗi người theo như việc họ làm (c. 13b).- Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia. Khi ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia. Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ. Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!"Đó là lời Chúa. 
    Shanda Thuy PhungCell: 714-365-6535/ Office: 714-775-2614/www.shandahomes.com
    Shanda Thuy PhungCell: 714-365-6535/ Office: 714-775-2614/www.shandahomes.com--
    ************************************

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ -

  •  
    Chi Tran

     
     

    Chuỗi hạt Mân Côi với Cha Sáu (Pere Six), Trần Lục, quan Lớn Khâm

    Hầu hết những người công giáo VN ở miền Bắc nói riêng, và mìền Nam nói chung, đều có nghe về sự tích cha Sáu đã xây cất thánh đường Phát Diệm như thế nào. Ở đây chúng tôi không chú trọng đến vấn đề lịch sử, vì đã có rất nhiều sách vở, báo chí VN và Pháp nói rất nhiều về đề tài này. Cho đến nỗi thời Pháp thuộc, người Pháp đã kể Vương cung thánh đường Phát Diệm và quần thể thánh đường này là kỳ công cửa thế giới. Sở dĩ người ta gọi cha là cha Sáu là vì năm 1857, Đức Cha Jeantet đã phong chức sáu cho thày. Cho nên người ta quen gọi là thày Sáu. (theo thủ tục bấy giờ, 4 chức gọi là thày bốn, 5 chức gọi là thày Năm , 6 chức gọi là thày Sáu). Sau này khi được phong chúc linh mục rồi, người ta vẫn có thói quen gọi cha là Cha Sáu (Père Six). Dịch ra hán văn: Cha Trần Lục. Quan Lớn Khâm, là vì cha vừa là linh mục, vừa là quan của Triều đình Huế. Sau khi đã dẹp xong loạn quân Lê Phụng, cha được triều đình Huế phong chức “Khâm sai đại thần”, có quyền tiền trảm hậu tấu. Nhưng suốt cuộc đời làm quan, cha chưa bao giờ giết ai, và bỏ tù ai, chỉ lấy lòng từ bi bác áí, mà xét xử cho tội nhân được ăn năn trở lại.

     Cha Sáu có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi đặc biết. Cha hằng khuyên dạy giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Cha đã đặt ra rất nhiều ca vè dạy dỗ giáo dân, và nhất là có lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi. Bản thân cha cũng hằng ngày lần chuỗi Mân Côi. Cha hứa với Đức Mẹ, cha sẽ cho xây cất 1 thánh đường rất nguy nga đồ sộ, lấy danh hiệu là thánh đường Rất thánh Đức Mẹ Mân Côi. Cho nên ngày nay người ta thấy ở trên bàn thờ sơn son thiếp vàng, có tượng Rất thánh Đức Mẹ Mân Côi cao khoảng 4 thước tây. Mẹ đứng đây, để chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của con cái Mẹ, của Giáo Hội VN. Năm 1881, cha khởi công xây cất thánh đường Đức Mẹ Mân Côi. Thật là 1 công trình vĩ đại, mà thời ấy người ta không thể hiểu nổi. Làm sao cha có thể đem những 50 cây cột gỗ lim (bois de fer) cao 18 thước tây , 2m50 chu vi, (tức 2 người ôm) từ rừng núi Thanh Hoá về Phát Diệm. Tất cả đều dùng bằng voi và bè tre dầy 2 thước tây. Xin nhớ rằng: thời bấy giờ chưa có các máy móc tối tân như ngày nay. Tất cả đếu phải dùng sức lao động của con người. Trước khi xây cất thánh đường Đức Mẹ, cha đã yêu cầu giáo dân tổ chức phong trào lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, xin Mẹ ban cho cha và toàn giáo xứ có sức mạnh và đầy công phúc để hoàn thánh thánh đường Đức Mẹ Mân Côi .

     Đây là những phép lạ, hay còn gọi là những ơn lạ Đức Mẹ đã ban cho con cái Mẹ khi xây cất thánh đường ( khi nói công khai ra ngoài, người ta đã không đề cập đến). Tương truyền, mỗi khi kéo 1 cây cột lên như vậy, thì trai tráng ăn mặc chỉnh tề, buộc dây thừng kết bằng sợi cây gai vào đầu cột, đào lỗ thật sâu, có những tảng đá làm móng. Đàn bà con gái thì xướng kinh lần chuỗi Mân Côi, kêu xin Đức Mẹ cho kéo cột lên được an toàn. Có nhiều ông bà già thấy rất nhiều chim bồ câu đậu đen nghịt vào các sợi dây, và có thiên thần hiện ra bám vào các dây, cùng kéo với giáo dân. Tất cả 50 cây cột được kéo lên như vậy . Những trai tráng nói: họ thấy nhẹ hững, như khi kéo cột nhà bình thường. Mỗi khi kéo cột như vậy, thì cha Sáu chủ trì buổi đọc kinh cầu nguyện, lần hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ giúp sức cho con cái Mẹ hoàn thành sứ mạng được giao phó. Ngoài ra, còn những tảng đá rất lớn đem từ núi Thiện Dưỡng về, để xây cất thánh đường. Cho nên ngưòi ta còn gọi là nhà thờ đá Phát diệm, với 1 phương đình toàn bằng đá. Xin lưu ý bạn đọc: nhà thờ chính toà Phát diệm chỉ được xây cất bằng 2 thứ vật liệu chính, đó là gỗ và đá. Gỗ để làm cột kèo, đá để xây cất chung quanh, theo công thức xếp từng đợt. Chúng tôi không chủ trương trình bày công trình lịch sữ vĩ đại này, mà chỉ có ý nói lên tất cả đều do bàn tay Đức Mẹ Mân Côi đã ban cho cha Sáu, có tài ba lỗi lạc để xây cất thánh đường của Mẹ. Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi đồ sộ to lớn: rộng 25m, dài 80m, cao 20m, chia làm 9 gian ,đã được hoàn thành vào năm 1891. Giáo dân khắp nơi đã đổ về Phát diệm để chiêm ngưỡng thánh đường kỳ lạ này, và đọc kinh Mân Côi tạ ơn Đức Mẹ.

    Lời bàn : Có lẽ trên toàn thế giới , trừ thánh đường Đức Bà ở Roma dâng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, không còn nhà thờ nào vĩ đại, kỳ công kiệt tác như thánh đường Phát diệm do Cha Sáu xây cất. Nhà thờ Notre Dame de Paris cũng là 1 thánh đường vĩ đại, cổ kính và đẹp nhất nước Pháp, nhưng là 1 nhà thờ xây cất bằng sắt thép xi măng. Cho nên nếu đem so sánh về kỹ thuật, thì chắc không bằng nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi ở Phát Diệm. Sở dĩ chúng tôi đưa bài này vào truyện tích Đức Mẹ Mân Côi, là vì khi cha Sáu khởi công xây cất thánh đường Đức Mẹ, cha đã đặt hoàn toàn tin tưởng vào quyền phép Đức Mẹ, nhất là vào sức màu nhiệm vạn năng của Chuỗi hạt Mân Côi. Như vậy, dù khi ta làm việc gì khó khăn nhất, mà bám lấy Đức Mẹ Mân Côi, thì chúng ta cũng sẽ thành công mỹ mãn.

    Cố Tác giả  :  Thomas  Trần Khắc Khoan
     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - KINH KÍNH MỪNG

  •  
    Chi Tran

     
    Kinh Kính Mừng Maria, việc tôn kính Mẹ hàng đầu
    Thánh Anphongsô luôn luôn là vị Tiến sĩ cầu nguyện và là vị Tiến sĩ “Những Vinh Hiển Đức Mẹ MARIA”, đã đặt kinh Kính Mừng vào hàng đầu trong 10 việc tôn kính Đức Mẹ.
    Lời vàng ngọc của Người : “Ôi lời chào mừng của Thiên thần đẹp lòng Đức Trinh Nữ biết bao!” khi nghe lời ấy, cơ hồ như Người cảm nhận lại niềm vui lúc Thiên sứ Gabriel báo tin Người sắp làm Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta hãy vui mừng dâng nỗi hoan lạc đó cho Người bằng cách thường xuyên đọc Kinh Ave Maria.
    Ông Tôma a Kempis khuyên: “Chúng ta hãy năng ngỏ với Mẹ Maria lời chào của Thiên Thần, vì Người rất thích thú khi nghe lời ấy”.
    Chính Người đã tâm sự với Thánh Mechtilda: Trong tất cả mọi lời chào kính, lời chào kính thiết thân với lòng Người hơn cả là kinh Kính Mừng.
    Ai chào Mẹ sẽ được Người chào lại. Ngày kia, thánh Bênađô nghe rõ ràng từ một tượng Mẹ: “Bênađô, Mẹ chào con” mà lời chào của Đức Trinh nữ là Một ân sủng Người ban để đáp lễ.
    Thánh Bonaventura nói: “Người hoan hỉ chào ta, nếu ta sốt sắng chào Người bằng kinh Kính Mừng.
    Rítta Lôrenxô thêm: “Nếu ai trình diện Đức Trinh Nữ với kinh Kính Mừng, bạn tưởng Người có thể nào không ban ơn cho đương sự không ? Chính Mẹ đã hứa với Thánh Gertrude sẽ ban trong giờ lâm chung bao nhiêu điều giúp đỡ bằng bấy nhiêu lần đọc kinh Kính Mừng.
    Thánh Alanh Rốt (Alain de la Roche) quả quyết: Khi đọc kinh Kính Mừng cả thiên đàng nhảy mừng hoan lạc, hỏa ngục run rẩy và ma quỷ chạy trốn.
    Tôma a Kempis cũng minh xác, vì chính ông kinh nghiệm: Ngày kia ma quỷ hiện ra, ông liền đuổi nó chạy trốn với kinh Ave Maria.
    Thánh Tiến sĩ của Đức Trinh Nữ khuyên ta đọc kinh Kính Mừng trong 6 trường hợp sau đây:
    1- Đọc 3 kinh Kính Mừng ban sáng và ban tối.
    2- Đọc kinh Nhật Một ngày 3 lần (kinh Truyền Tin)
    3- Đọc kinh Kính Mừng khi nghe điểm giờ.
    4- Đọc kinh Kính Mừng khi ra khỏi nhà và khi về.
    5- Đọc kinh Kính Mừng khi thấy tượng Đức Mẹ.
    6- Đọc kinh Kính Mừng trước và sau khi làm một việc gì.
    * GIAI THOẠI : Một Đại úy bay nổi qua đường
    Khi chúng ta cầu nguyện với Mẹ Maria là đại hiền Mẫu, không những Ngài giúp ra nên thánh hoặc hối cải, mà còn tránh cho ta những nguy hiểm làm ta tái phạm. Câu chuyện lý thú sau đây minh chứng:
    Trong tác phẩm “Người Giáo Hữu thông thái”, linh mục Xenhơri (Segneri) kể:
    Ở La Mã có một thanh niên, đầy tội lỗi trắng trợn và nô lệ những tập quán xấu xa, ngày kia, đến xin xưng tội với cha Duchi (Nicolas Zucchi).
    Ngài tiếp chàng với lòng tự ái, và cảm thông thảm trạng của chàng. Ngài quyết chắc lòng tôn sùng Đức Mẹ có thể cứu chàng khỏi tật xấu quái ác ấy.
    Bởi vậy, Ngài ra việc đền tội cho đến lần xưng tội kế tiếp là: Mỗi ngày đọc một kinh Kính Mừng khi thức dậy, trước khi ngủ và dâng con mắt, tay chân và toàn thân cho Mẹ để xin Người giữ gìn như là sở hữu của Người, cuối cùng là hôn đất 3 lần.
    Hối nhân làm đầy đủ việc đền tội, lúc đầu không thấy hiệu quả lắm. Nhưng Cha Duchi buộc chàng không bao giờ được bỏ, khuyên chàng can đảm và tin mạnh vào sự che chở của Đức Trinh Nữ.
    Trong thời gian kế tiếp, chàng với một số bạn hữu cùng rời La Mã chu du khắp thiên hạ.
    Khi về, chàng đến trình diện cha giải tội. Ngài sung sướng và sửng sốt thấy chàng hoàn toàn thay đổi cùng lành hẳn những tật xấu.
    Người hỏi:
    - “Con làm thế nào mà được Chúa cho thay đổi lạ lùng như vậy”.
    Chàng thưa:
    - “Chính nhờ Đức Trinh Nữ mà còn được ơn ấy. Người thưởng con đã đọc kinh Ave hôm sớm như cha đã dạy”.
    Thừa thắng xông lên. Cha Duchi lên tòa giảng, trình bày sự linh nghiệm của kinh “Tấu lạy Bà” hôm sớm ấy.
    Trong số thính giả có một Đại úy, đã lâu, sống lộn xộn. Viên sĩ quan liền đem ra áp dụng, quyết bứt dây ràng buộc đương sự trong nô lệ ma quỷ. Nhờ việc đạo đức nhỏ mọn ấy, viên sĩ quan áp đảo được mối đam mê ô nhục của mình và đổi đời.
    Sau nửa năm, anh chàng, quá ỷ lại vào sức mình, đã điên cuồng nghĩ: đến xem người đồng phạm cũ có hối cải không …
    Nhưng khi đến nhà dâm phụ tức là liều mình có thể tái phạm, chàng cảm thấy một sức vô hình bắt và đưa chàng qua cuối đường bên kia, rồi để chàng trước nhà mình.
    Thế là chàng hiểu rõ Đức Trinh Nữ đã rứt chàng ra khỏi sự hư mất.
    * LỜI NGUYỆN
    Mẹ ôi: uy lực vô song của kinh Kính Mừng làm chúng con sung sướng và phẩn khởi! Xin Mẹ cho toàn thể nhân loại, 6 tỷ người hiện nay, ai cũng đọc kinh Kính Mừng. Ai cũng đọc kinh toàn năng, toàn lực đó thì không mấy chốc thế gian biến thành Thiên đàng.
    BÌNH AN CHÚA KI-TÔ
    Có thể là hình ảnh về 1 người
     
     
     

    Log in or sign up to view

    See posts, photos and more on Facebook.