20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ TRUYỀN TIN

Khiêm Hạ và Vâng Phục

Nữ Tỳ Mọn Hèn Luôn Khiêm Hạ

Đức Mẹ Vâng Phục Trọn Tín Trung.

NHỜ ƠN CHÚA TÔI TUYẾT TÂM NOI GƯƠNG MẸ LUÔN KHIÊM HẠ XỨNG MÌNH LÀ TỐI TỚ.

Khiêm hạ và vâng phục là hai nhân đức rất quan trọng: Khiêm hạ là nền tảng của tòa nhà nhân đức, vâng phục cao quý hơn lễ vật. (1 Sm 15:22; Tv 50:8-9; Tv 40:7-9) Hơn nữa, vâng phục cũng liên quan đức tin, bởi vì có tin tưởng thì mới vâng lời. Thật vậy, Đức Mẹ là người tuyệt đối tín thác nên cũng tuyệt đối vâng phục Thiên Chúa, sự kiện Truyền Tin minh chứng điều đó.

Màu tím là sắc màu Mùa Chay, với gai nhọn và đinh sắc, nhắc nhớ Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, thế nhưng lại có một khởi sắc sáng tươi: Ơn Cứu Độ được trao ban cho nhân loại qua sự chết và phục sinh của Con Thiên Chúa, khởi đầu từ Cuộc Truyền Tin. Điều đó không chỉ là Đại Hỉ Tín đối với Đức Maria mà còn cho cả nhân loại. Nhờ sự kiện truyền tin và nhờ lời “xin vâng” của Đức Maria mà chúng ta có Đấng Emmanuel, vị Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Mầu nhiệm thứ nhất Mùa Vui suy niệm về việc Sứ thần truyền tin cho Đức Maria, Giáo Hội dạy chúng ta xin cho biết SỐNG KHIÊM NHƯỜNG – trở nên đơn sơ và bé nhỏ, để có thể biết quên mình và dấn thân.

Chỉ trong vòng nửa năm mà có hai tin vui vĩ đại: Người chị họ Êlidabét (Isave) mang thai ngôn sứ Gioan Tẩy Giả, và Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế. Cả hai tin đều quan trọng vá vui mừng, nhưng tin thứ hai lớn hơn tin thứ nhất. Quả thật, niềm vui ấy lan tỏa mau chóng, bao phủ khắp nơi, đầy ắp lòng người. Chúng ta có Thánh ca “Chúc Tụng” (Benedictus, của ông Dacaria, Lc 1:68-79) đối với hỉ tín thứ nhất, và có Thánh ca “Ngợi Khen” (Magnificat, của Đức Maria, Lc 1:46-55) đối với hỉ tín thứ hai. Thánh Ý Chúa thật là mầu nhiệm.

Có nói và viết bao nhiêu cũng không thể diễn tả hết về Đức Maria – một Nữ Tỳ Vĩ Đại, một Kiệt Tác, và là một loại kỳ hoa dị thảo đặc biệt nhất của Thiên Chúa. Trí óc phàm nhân không thể nào hiểu nổi chuyện “thụ thai mà còn đồng trinh,” có so sánh cách nào thì cũng chỉ hiểu được phần nào mà thôi. Càng khó hiểu hơn về một thụ tạo mà lại trở thành Mẹ của Thiên Chúa, điều mà chính bà Êlidabét đã vui mừng xác nhận: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1:43) Thực sự vô cùng kỳ diệu đối với nhân loại.

Ngày xưa, Vua A-khát được phép của Đức Chúa: “Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.” (Is 7:11) Ngài cho phép nhưng ông không dám xin. Ông xác định: “Tôi sẽ không xin, tôi KHÔNG DÁM thử thách Đức Chúa.” (Is 7:12) Thật tuyệt vời với cách sống đức tin và khiêm nhường như vậy, đó tấm gương sáng mà mỗi chúng ta phải thường xuyên “soi” để nhận biết dung nhan linh hồn mình thế nào. Bởi vì đôi khi chúng ta có thể thử thách hoặc đòi hỏi Thiên Chúa thái quá.

Thật vậy, ngôn sứ Isaia cũng đã có lần cảnh báo: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel.” (Is 7:13-14) Đó là dấu lạ lớn hơn các dấu lạ nào khác – Con Thiên Chúa nhập thể làm người.

Đó không chỉ là lời cảnh báo cho Israel mà còn là lời cảnh báo cho chúng ta ngày nay, bởi vì chúng ta vẫn thường có “máu nổi loạn” là làm phiền Thiên Chúa, khoái sự lạ, hiếu kỳ hơn là tin tưởng. Chẳng hạn khi đi đường, thấy có gì khác một chút thôi, người ta xúm lại rồi bàn tán, thậm chí còn suy diễn đủ kiểu – trên facebook thấy rất rõ, có nhiều thứ vớ vẩn, có người nói “khó hiểu” vì chẳng đâu vào đâu. Đã và đang có biết bao người là “nạn nhân” của những “cái lưỡi không xương” như vậy. Tương tự, người ta nghe nói có “sự lạ” ở nơi này hoặc nơi kia, họ rỉ tai nhau rồi kéo nhau đi. Xong rồi thôi, chính cuộc sống của những người đó chẳng thấy có gì thay đổi tích cực về tâm linh. Như thế cũng chỉ là vô ích. Thậm chí có người còn nói thấy Chúa, thấy Mẹ, hoặc thấy “người lạ” nào đó, một dạng đề cao mình, như muốn người khác biết mình là “thị nhân” vậy. Có thể đại dịch corona là tiếng Chúa nhắc nhở người ta “dừng lại” những hoạt động không cần thiết.

Hằng ngày vẫn có “dấu lạ” nhãn tiền mà lại không thực sự quan tâm hoặc cố ý làm ngơ. Thật ư? Hoàn toàn thật. Đó là các “dấu lạ” minh nhiên như không khí mà chúng ta hít thở để có thể sống, hoặc ánh sáng, đặc biệt là phép lạ Thánh Thể vẫn tái diễn trên bàn thờ, qua thừa tác viên linh mục, và chính Chúa Giêsu thực sự hiện diện sống động ở giữa chúng ta, ngày đêm ở nơi Nhà Tạm, nhất là khi chúng ta rước lễ thật hoặc rước lễ thiêng liêng.

Xét về đức hạnh thì đức khiêm nhường và đức vâng phục không tách rời nhau. Đối với các tu sĩ, vâng phục là lời khấn thứ nhất, sau đó là nghèo khó và khiết tịnh – một số dòng còn có thêm các lời khấn khác. Thánh Vịnh gia nói: “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: ‘Này con xin đến!’ Trong sách có lời chép về con rằng: con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con.” (Tv 40:7-9) Điều này thể hiện rõ nét nơi Đức Mẹ, vì Đức Mẹ cũng là người ít nói, biết được gì thì cũng “hằng ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2:19) Im lặng là vàng, người ta so sánh thật chí lý.

Thánh Vịnh gia bộc bạch với niềm vui nỗi mừng: “Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh. Đức công chính của Ngài, con chẳng giữ riêng lòng mình biết; nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài, chẳng giấu giếm chi cùng đại hội rằng Ngài thành tín và yêu thương.” (Tv 40:11) Không thể không chia sẻ. Và đó cũng phải là quyết định của mọi tín nhân. Hành động như vậy là hợp tác với Thiên Chúa – loan báo Tin Mừng, truyền bá lòng sùng kính Thánh Tâm, Lòng Chúa Thương Xót, đồng thời cũng là cố gắng hoàn thiện, chia sẻ Chúa với người khác để họ nhận biết Ngài và được Ngài cứu độ. Không thể chỉ lo cứu mình, vì lên Thiên Đàng một mình là ích kỷ, Thiên Chúa không chấp nhận như vậy.

Thánh Phaolô cho biết: “Máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.” (Dt 10:4-7) Thi hành ý Chúa là điều quan trọng – từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa. Vì đức vâng phục, cậu bé Samuel đã biết thân thưa: “Người là Đức Chúa. Xin Người cứ làm điều Người cho là tốt.” (1 Sm 3:18) Ước gì mỗi chúng ta cũng biết vâng phục mà tâm nguyện như vậy suốt đời này.

Vì là điều quan trọng nên đức vâng phục cứ được lặp đi lặp lại. Thánh Phaolô dẫn chứng: “Trước hết, Đức Kitô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.” (Dt 10:8-10) Với tinh thần tuân phục tuyệt đối, Đức Mẹ đã sẵn sàng và mau mắn “đồng ý” vì vâng phục Thiên Chúa chứ không theo ý mình. Chính Đức Kitô cũng hoàn toàn vâng phục ý Chúa Cha, mặc dù Ngài cũng bị nhân tính giằng co khi được trao “chén đắng.” (Mt 26:39, 42; Mc 14:36; Lc 22:42)

Theo lời kể của Thánh sử Luca, Lc 1:26-38 cho biết rằng khi bà Êlidabét có thai được sáu tháng thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến gặp trinh nữ Maria, đã thành hôn với Giuse, thuộc hoàng tộc Đa-vít, tại thành Nadarét, miền Galilê. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, Maria rất bối rối và không hiểu lời chào đó là thế nào. Nhưng Sứ thần trấn an ngay: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Rất ngạc nhiên, Đức Maria thưa với Sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần xác định: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Chị, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa Cô Ê-li-sa-bét, người họ hàng với Chị, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Cô ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC.” Ôi, thật tuyệt vời vô cùng!

Và như thế thì không còn gì phải quan ngại, Đức Maria nói ngay: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1:38) Một câu ngắn gọn nhưng chứa đầy sự can đảm và mang tầm nhìn tương lai rộng lớn. Thật không dễ gì mà có thể quyết định mau mắn với đại sự như vậy. Đó là quyết định rất quan trọng, vì nhờ Đức Mẹ vui lòng chấp nhận mà Ngôi Hai nhập thể và khởi sự Chương Trình Cứu Độ: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.” (Kinh Truyền Tin)

Tổng thần Gabriel từ biệt ra đi sau khi hoàn thành sứ vụ. Từ giây phút đó, Đức Maria khởi đầu trang sử cuộc đời mới – với trọng trách mới và nhiều nỗi gian khó ở phía tương lai.

Cả nhân loại phải cảm tạ Thiên Chúa và tri ân Đức Trinh Nữ Maria. Chính Đức Mẹ là Nhà Tạm đầu tiên, bởi vì Đức Mẹ là “Người Mang Thiên Chúa” – Theotókos, God-Bearer. Thật diễm phúc đối với chúng ta – phàm nhân và tội nhân. Thật vậy, bởi vì mỗi khi đón nhận Thánh Thể, chúng ta cũng được chính Thiên Chúa Ngôi Hai Giêsu Kitô ngự vào, nghĩa là chúng ta cũng diễm phúc trở nên Nhà Tạm của Ngài. Đúng như Thánh Phaolô xác nhận rằng chúng ta là “đền thờ của Thiên Chúa hằng sống.” (2 Cr 6:16) Hạnh phúc mặc vẻ bí ẩn như một mầu nhiệm, không thấy mà có thật, khả dĩ cảm nhận, thực sự rất kỳ diệu.

Lạy Thiên Chúa chí thánh, chí thiện và toàn năng, Đấng duy nhất mà con tôn thờ, xin cứ thực hiện điều Ngài muốn vì lợi ích cho con, dù điều đó trái với ý muốn của con. Xin giúp con biết vâng phục Thánh Ý Ngài mọi nơi và mọi lúc. Xin gia tăng Hệ Miễn Nhiễm TIN-CẬY-MẾN cho mọi người, đặc biệt trong thời gian căng thẳng của đại dịch Corona phức tạp hiện nay. Lạy Đức Mẹ, xin giúp con giản dị hóa cuộc sống, từ bỏ những gì không cần thiết, và luôn khiêm hạ theo cách thức như Mẹ. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

Trầm Thiên Thu

Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - TRÀNG HẠT MÂN CÔI- MÙA DỊCH CORONA

Câu chuyện tràng hạt Mân Côi trong mùa dịch COVID – 19

Chuyện đã cũ và chỉ xin phép được kể lại :

Trên một chuyến xe lửa về Paris, một sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già…Chỉ ít phút sau khi tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một tràng chuỗi hạt…và từ từ chìm đắm trong cầu nguyện…Người sinh viên quan sát cử chỉ của ông cụ với chút khinh thường của một người trẻ có học…Khi thấy ông cụ thoáng mở mắt, anh chàng ta vội nắm lấy cơ hội :

Thưa ông, hình như ông vẫn còn “bám” vào những thứ nhảm nhí này ?!

-Đúng thế, người bạn trẻ, tôi vẫn “tin”, vẫn “bám” vào việc cầu nguyện với tràng hạt Mân Côi…Còn cậu thì sao ? Cậu không tin ư ?

Một cách ngạo mạn, “người bạn trẻ” phá lên cười và quả quyết:

-Lúc nhỏ tôi tin, nhưng bây giờ…làm sao tôi có thể tin vào những chuyện như thế nữa chứ…Thưa ông, khoa học đã thực sự mở mắt cho tôi…Ông cứ tin tôi đi : hãy quăng chuỗi tràng hạt và hãy học cho biết những khám phá mới, ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan…

Ông cụ nhẹ nhàng và điềm tĩnh hỏi anh chàng sinh viên:

-Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học…Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều này không ?

Anh chàng sinh viên hăng hái đề nghị:

-Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi đến cho ông một quyển sách…Ông tha hồ đi vào thế giới của khoa học…

Cụ già từ từ rút trong túi áo mình ra một tấm danh thiếp và trao cho cậu sinh viên…Đọc tấm danh thiếp, anh chàng sinh viên im lặng cúi đầu…và – khi ông cụ tiếp tục tràng chuỗi với đôi mắt lim dim – anh chàng đã nhẹ nhàng rời sang toa khác…Tấm danh thiếp ấy ghi : “Louis Pasteur – viện nghiên cứu khoa học Paris”…

Dĩ nhiên là không ai trong chúng ta – và hy vọng các bạn trẻ cũng thế – mà không biết đến Louis Pasteur (1822 – 1895) – nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người Pháp với những phát hiện về nguyên tắc tiêm chủng, lên men vi sinh…Qua người đồ đệ của ông là Albert Calmette (1863 – 1933) – một bác sĩ,nhà vi khuẩn học,nhà miễn dịch học – Viện Pasteur Sài Gòn được thành lập năm 1891…Sau đó là Viện Pasteur Hà Nội năm 1925, Viện Pasteur Đà Lạt năm 1936…Riêng Viện Pasteur Nha Trang được thành lập năm 1895 do bác sĩ và là nhà vi khuẩn học Alexandre Yersin (1863 – 1943)…Ông qua đời tại Nha Trang và mộ phần ông được đặt tại Suối Dầu…Người viết cũng nhân cơ hội này để có đôi ba chi tiết nho nhỏ về những nhân cách lớn ấy…

Đức Ông Alfred Xuereb, thư ký cũ của Đức Phan-xi-cô, đã từng chia sẻ về ngài với Vatican Radio : “ Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô không phí một phút nào ! Ngài làm việc không ngừng nghỉ, và khi thấy cần một khoảng dừng , ngài nhắm mắt lại và chẳng làm gì cả, mà chỉ ngồi đó và đọc kinh Mân Côi. Tôi nghĩ là ngài lần hạt ít nhất ba chuỗi mỗi ngày. Ngài bảo với tôi rằng: “Việc này giúp tôi nhẹ nhõm. Chuỗi Mân Côi là lời kinh đi cùng tôi, và đó cũng là lời kinh của người thường và các vị thánh…Đó là lời kinh từ trái tim tôi.” Và rồi sau khi đọc kinh xong, ngài lại lao vào công việc.”

“Đó là lời kinh của người thường và các vị thánh…” – đấy cũng là lý do người viết chọn bức ảnh đầu cho chuyện cầu nguyện với tràng hạt Mân Côi – một hoạt động nền móng của đời sống những người tin, và – ngay từ đầu mùa Chay – Chúa Giê-su nhắc nhở : “Hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha anh em” ( Mt 6 , 6a)…Lời kinh của “người thường”, nhưng hình ảnh rất đáng trân trọng ấy chắc là khó gặp trong hôm nay…nên là của “các vị thánh”…và sẽ mang rất nhiều Ơn Chúa đến trong thời COVID-19 để nhân loại lành và thánh hơn ở Mùa Chay 2020 này…Chắc chắn COVID-19 sẽ được nhắc đến trong những tràng chuỗi của Đức Thánh Cha và của mỗi chúng ta…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - THIÊN CHÚA LÀ CHA

Thiên Chúa Cha để việc cứu thế tùy Đức Mẹ

        Vai trò của  Đức Maria trong Nhiệm Cục Cứu Độ là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ tất cả là nhờ ở Tiếng Xin Vâng ( Fiat ): “ Chính người Công giáo cũng không thể tưởng tượng nổi vị thế quan trọng của Đức Maria. Các tiến sĩ của Hội Thánh cho rằng: Nếu cô từ chối chức làm Mẹ đã dành riêng cho cô Ngôi Hai làm sao  nhập thể ? Việc quan trọng vô cùng Thiên Chúa chờ đợi câu “Xin Vâng” của nữ tỳ Chúa ở Nazareth để cho  Đấng Cứu Thế nhập thể. Lời Xin Vâng đã cáo chung thời đại cũ, khai mạc một thế giới mới, ứng nghiệm các lời tiên tri, tạo khúc quanh lịch sử muôn đời. Ánh sao mai mới bắt đầu chiếu sáng, báo tin Mặt  Trời Công Chính sắp mọc lên. Câu “ Xin vâng” đã làm được những việc siêu phàm, tạo lại đường liên lạc từ trời xuống đất để  đưa nhân loại trở về trời” ( TB chương 39 – Sl 453 ).

          Qua trình thuật Lu Ca cho thấy sau  khi nghe lời chào và sự giải thích cặn kẽ của sứ thần Gabriel, Đức Maria đã khiêm nhường thưa: “ Này tôi là tôi tá ĐCT, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” ( Lc 1, 38 ).

          Như các tiến sĩ Hội Thánh nói: Tiếng Xin Vâng đã cáo chung thời đại cũ, khai mạc một thế giới mới. Thời đại cũ, ám chỉ cho thời Cựu Ước là thời Dân Chúa vẫn còn sống dưới sự trói buộc của lề luật và vì thế đã không nhận được Lời Hứa của Thiên Chúa chio tổ phụ:

          “ Cho nên Ta chán phiền dòng dõi này và phán rằng:  Trong lòng họ lầm lạc luôn, chẳng hề biết  đến đường lối của Ta nên Ta mới thịnh nộ thề rằng chúng sẽ không được vào Chốn  Yên Nghỉ của Ta” ( Dt 3, 10 -11 ).

          “ Chốn  Yên  Nghỉ” đây chính là Nước Trời mầu nhiệm nội tại mà  Đức  Ki Tô trong thời Tân Ước sẽ dẫn đưa chúng ta vào: “ Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng Nước Thiên Chúa được  rao giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ).

          Chúa nói: “ Nỗ lực mà vào”  có nghĩa phải xoay cái tâm trở vào bên trong hầu nhận biết Nước Trời ở nơi mình.  Để có thể có được sự nhận biết ấy, cần có hai điều kiện. Một là lòng tin và hai là sự ăn năn sám hối: “ Thời đã mãn, Nước Thiên Chúa đã gần đến. Các ngươi hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”( Mc 1, 15 ).

          Giữa lòng tin và sự ăn năn sám hối có một mối liên kết chặt chẽ  với nhau. Lòng tin chỉ có thể triển nở  cùng với sự ăn năn sám hối. Ngược lại không có sự ăn năn sám hối  thì không thể có lòng tin. Tại sao ? Bởi vì lòng tin ấy là tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô về Nước Trời nội tại  ( Lc 17, 20 -21 ).

          Tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô là điều rất khó. Thế nhưng chỉ lòng tin ấy  mới có thể giúp chúng ta vượt qua những gian nan, trở ngại trên con đường…ngộ nhập Nước Trời: “ Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người truyền đạo, là tông đồ và giáo sư. Lại cũng vì cớ ấy mà ta đã chịu những nỗi khổ này. Dẫu vậy ta chẳng hổ thẹn đâu  vì ta biết Đấng mà ta đã tin rồi. Cũng tin chắc rằng Ngài có thể giữ sự ta đã phó thác cho Ngài đến ngày đó” ( 2Tm 1, 11 -12 ).

          “ Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người truyền đạo, là tông đồ…”. Điều đúng với Thánh Phao Lô thì tất nhiên cũng đúng với các Tông Đồ khác và cho toàn thể Giáo Hội. Nói cách khác Giáo Hội nhất thiết cần rao giảng Tin Mừng của Đức Ki Tô về Nước Trời mầu nhiệm  theo như lệnh truyền của  Ngài: “ Hãy ra đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa thì được cứu. Còn ai không tin sẽ phải luận phạt” ( Mc 16, 15 -16 ).

                Giáo Hội rao giảng Tin Mừng  cũng là để tiếp nối sứ mạng của  Đức Ki Tô khi đến cõi thế gian này: “ Vừa rạng ngày Ngài ra đi đến nơi thanh vắng. Có quần chúng theo kịp, muốn giữ Ngài ở lại không cho đi khỏi họ. Nhưng  Ngài nói cùng họ: Ta còn cần phải đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành thị khác. Vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến” ( Lc 4, 42 -43 ).

          Chính Đức Ki Tô xác nhận sứ mạng của Ngài khi đến thế gian là  để rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, làm sao có thể phủ nhận ? Thế nhưng thực tế cho thấy thần học hiện  đang chủ trương phủ nhận sứ mạng của  Đức Ki Tô để thay thế vào đó là một…Tin Mừng giả tạo hòng rao giảng một thứ Nước Trời Tục Hóa.

          Chính vì thần học chủ trương một thứ Nước Trời Tục Hóa như thế  mà đã đưa đến việc phủ nhận vai trò tối ư quan trọng của Đức Maria trong công trình Cứu Độ của Đức Ki Tô.

          Vai trò ấy Đức  Maria đảm nhận qua Tiếng Xin Vâng dù đã ý thức được rằng  để hoàn thành vai trò ấy, Ngài sẽ phải gánh chịu  nỗi đau khổ thống thiết như lời tiên báo của cụ già Si Meon: “ Còn ngươi, một thanh gươm sẽ đâm thấu tâm hồn ngươi để ý tưởng của nhiều lòng được bày tỏ” ( Lc 2, 35 ).

          Không thể nói Đức Maria không ý thức  về vai trò Ngài sẽ đảm nhận bởi có như thế thì Tiếng Xin Vâng mới  đem lại  một giá trị vô song. Chúng ta có thể đặt giả thiết nếu Đức Maria khi ấy từ chối vai trò làm Mẹ thì làm sao Đấng Cứu Thế có  thể nhập thể xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại ?

          Với sự ưng thuận tư do của  Đức Maria, chúng ta có thể nói mà không sợ…quá lời rằng: “ Thiên Chúa Cha để việc cứu thế tùy  Đức Mẹ”. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách nói để nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Đức  Maria trong đời sống tâm linh  mỗi người.

          Có điều nên nhớ đó là Đức Maria không chỉ làm Mẹ của Chúa Giê Su nhưng với Tiếng Xin Vâng  Ngài còn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế và như vậy cũng là Mẹ  các tín hữu. Thánh Augustino nói: “ Đức Maria là Mẹ thật của ta về đường thiêng liêng bởi vì do lòng thương yêu ta. Người đã cộng tác vào việc sinh sản các giáo hữu trong Hội Thánh. Người là  Mẹ thật  của vị thủ lãnh mà chúng ta là các chi thể của Ngài” ( Plane mater membrorum est fideles in Ecclesia noscantur qui  illius capitis membro sunt corpora vero mater ipsius capitis ).

          Mặt khác có thể khẳng định Đức Maria chỉ là Mẹ của Đấng Cứu Thế  khi đồng thời cưu mang và sinh hạ Chúa Giê Su trong tâm hồn các tín hữu. Sự cưu mang, nuôi dưỡng và sinh hạ Chúa Giê Su Cứu Thế  trong cung lòng ta bằng ơn sủng của các Bí Tích nhất là Bí Tích Thánh Thể. Mình và Máu Chúa Ki Tô mà ta đón vào lòng, đó cũng chính là Mình và Máu của Đức Maria bởi lẽ Đức Maria hoài thai  Chúa là do bởi quyền phép của Chúa Thánh Thần, ngoài ra không có bất cứ một ai khác.

          Chính với Tiếng Xin Vâng khiêm hạ đó, Đức Maria đã có diễm phúc làm Mẹ Đấng Cứu Thế cũng là  Đấng Emmanuel Thiên Chúa ở cùng. Còn về phần chúng ta cũng vậy cũng cần Xin  Vâng, nghe theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự để được như Chúa Giê Su nói: “ Mẹ Ta và anh em Ta tức là những kẻ nghe Đạo ĐCT đây và đem ra thực hành” ( Lc 7, 21 )./.

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ MẸ THIÊN CHÚA

Thứ tư ngày 1 / 1 / 2020: Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – Ngày cầu cho hòa bình thế giới

Dân gian có câu: con vào dạ – mạ đi tu…

Chọn ngày đầu năm dương lịch – ngày mùng một tháng giêng hằng năm – để mừng Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – và cũng là Mẹ con người – Giáo Hội muốn:

  • thế giới con người luôn nhớ rằng : không có chỗ nào an toàn, êm ấm và hiền hòa hơn “dạ mạ”…
  • có thể trong hôm nay có – và có rất nhiều những “dạ mạ” không muốn bao bọc con cái mình từ khi tượng hình cho đến lúc chào đời…vì nhiều nhiều những nguyên nhân khác nhau – nhưng – một khi vượt qua được mọi trở ngại và can đảm đón nhận một sự “chào đời” – nghĩa là “vượt cạn”  – “dạ mạ” sẽ mênh mang niềm vui và sự tự hào về máu thịt của mình…
  • “mạ” của chúng ta – Đức Maria – đã “tu” ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ An-na…nên được chọn làm Mẹ  Đấng Cứu Thế…với lời  “Xin Vâng” – không những để chung tay với Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc nhân loại…mà còn để – cùng với tất cả các “dạ mạ” trên trần gian này –  có một quyết tâm:con vào dạ – mạ đi tu
  • nhân loại có quyền tin tưởng vào “dạ mạ” nơi Đức Maria để có được một Năm Mới 2020 với tất cả những “dạ mạ” an toàn, êm ấm và hiền hòa – dù vẫn đầy những diễn biến có vẻ như bất trắc hoặc vô phương…

Đồng thời cũng mượn lời của Thiên Chúa dạy chúng ta để cùng chúc lành cho lẫn nhau:

Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !

Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em,     

và dủ lòng thương anh em !

Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,

và ban bỉnh an cho anh em !  – (Ds 6 , 22 – 27)

 

 Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ MẸ VÔ NHIỄM

  •  
    Tinh Cao - Dec 8 at 5:29 PM
     
     

    Ngày 8 tháng 12 

    (Năm 2019 được dời sang Thứ Hai mùng 9/12)

    Ðức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

    Lễ Trọng

     

    Bài Ðọc I: St 3, 9-15. 20

    "Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa miêu duệ mi và miêu duệ người phụ nữ".

    Trích sách Sáng Thế.

    Thiên Chúa đã gọi Ađam và phán bảo ông rằng: "Ngươi đang ở đâu?" Ông đã thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và con đang ẩn núp".

    Chúa phán bảo ông rằng: "Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta cấm ngươi không được ăn ư?" Ađam thưa lại: "Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và con đã ăn".

    Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: "Tại sao ngươi đã làm điều đó?" Người phụ nữ thưa: "Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn".

    Thiên Chúa phán bảo con rắn: "Bởi mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì sẽ rình cắn gót chân người".

    Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng sinh.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

    Ðáp: Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu (c. 1a).

    Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

    2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

    3) Khắp cùng bờ cõi trái đất, đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ mừng vui, và đàn ca. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Ep 1, 3-6. 11-12

    "Từ trước khi tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

    Anh em thân mến, chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Người đã chúc phúc cho chúng ta bằng mọi phúc lộc thiêng liêng ở trên trời trong Ðức Kitô. Bởi Người đã kén chọn chúng ta trong Ðức Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, hầu cho chúng ta được thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người. Trong tình thương, Người đã tiền định cho chúng ta được làm dưỡng tử đối với Người, qua Ðức Giêsu Kitô, theo như ý Người sở định, cho được ca ngợi vinh quang ân sủng của Người, ân sủng mà Người ban tặng chúng ta trong Con yêu quý của Người.

    Cũng trong Ðức Kitô, chúng ta đã được chọn trước làm phần gia nghiệp, chiếu theo chương trình tiền định của Ðấng tác thành mọi sự theo như ý Mình sở định, hầu cho chúng ta ca tụng vinh quang Người, chúng ta là những người đã đặt niềm hy vọng trước trong Ðức Kitô.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia:

    Alleluia, alleluia! - Kính chào Trinh Nữ Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ có phúc hơn các người nữ. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 1, 26-38

    "Chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ, trinh nữ có phúc hơn các người nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp và triều đại Người sẽ vô tận!" Nhưng Maria liền thưa với Thiên Thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?" Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế Ðấng trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được". Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    70 Bài Giáo Lý Thánh Mu cĐức Thánh Cha Gioan Phaolô II

    trong các Bui Triu Kiến Chung Th Tư hng tun t 6/9/1995 ti 12/11/1997

     

     

    Bài 20 – 15/5/1996  

     

    Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội

     

     

     

    1.         M Maria, “đầy ân phúc”, đã được Giáo Hi nhìn nhn là “hoàn toàn thánh ho không h có mt tì vết ti li nào”, “t giây phút đầu tiên khi được hoài thai được tràn đầy ánh quang rng ngi ca mt s thánh đức hết sđộc nht vô nh” (Lumen Gentium, 56).

     

    Vic công nhn này đòi hi mt tiến trình dài trong vic suy tư v tín lý, mt suy tư cui cùng đã dn ti vic long trng tuyên b tín điu Hoài Thai Vô Nhim.

     

    Tước hiu “được đầy ân phúc”, do thiên thn ng cùng M Maria vào lúc Truyn Tin, ám ch hng ân thn linh đặc biđối vi mt người n tr  Nazarét liên quan ti vai trò làm m được loan báo, thế nhưng nó nó còn cho thy trc tiếp hơn tác dng ca ân sng thn linh nơi M Maria; M Maria được tràn đầy ân sng trong ni tâm mt cách vĩnh vin nh đó được thánh hóa. Tước hikecharitoméne – đầy ân phúc này có mt ý nghĩa rt phong phú và Thánh Linh đã không bao gi ngng làm cho Giáo Hi hiu biết sâu xa hơn v nó.

     

    Ơn Thánh Hóa làm cho M Maria tr thành mt to vt mi

     

    2.          bài giáo lý trước, tôi đã vch ra là nơi li chào ca thiên thn, cách din t “đầy ân phúc” tr thành ging như mt tên gi: nó chính là tên ca M Maria trước nhan Thiên Chúa. Theo ng dng ca tiếng Semitic thì mt tên gi là nhng gì diđạt thc ti ca con người và s vt nó ám ch. Bi thế, danh xưng “đầy ân phúc” cho thy chiu kích sâu xa nht nơi cá th ca người n tr Nazarét này, mt con ngườđược ân sng hình thành và là đối tượng ca hng ân thn linh, tđộ M có th được xác định bi lòng yêu chung đặc bit này.

     

    Công Đồng nhc li rng các v Giáo Ph ca Giáo Hđã ám ch đến s tht này khi các ngài gi M Maria là “đấng hoàn toàn thánh ho”, đồng thi xác nhn rng M “thc s được Thánh Linh hình thành và tr nên như mt to vt mi” (Lumen gentium, n. 56).

     

    Ân sng, được hiu theo nghĩa “ơn thánh hóa” là nhng gì to nên s thánh thin cá thđã làm phát sinh ra tình trng to vt mi này nơi M Maria, làm cho M hoàn toàn am hp vi d án ca Thiên Chúa.

     

    3.         Vic suy tư v tín lý bi thế có th qui v cho M Maria mt s thánh thin trn ho là nhng gì  để trn vn cn phi bao gm c lúc khi s cđời sng M.

    Đức Giám Mục Theoteknos thành Livias ở Palestine, vị sống giữa năm 550 và 650, dường như đã tiến theo chiều hướng của sự tinh tuyền từ ban đầu này. Khi trình bày Mẹ Maria như “thánh hảo và tuyệt mỹ”, “tinh tuyền và vô tì tích”, ngài đã nói đến việc hạ sinh của Mẹ bằng những lời lẽ sau đây: “Mẹ đã được sinh ra như phẩm thần cherubim, Mẹ được làm nên bởi một thứ đất sét tình tuyền vô nhiễm” (Panegyric for the feast of the Assumption, 5-6).

     

    Câu diễn tả cuối cùng này, khi nhắc lại việc tạo dựng nên con người tiên khởi, một con người được hình thành bởi một thứ đất sét không tì ố bởi tội lỗi, đã qui cùng những đặc tính cho việc hạ sinh của Mẹ Maria: gốc tích của vị Trinh Nữ này cũng “tinh tuyền và vô nhiễm’, tức là, không có bất cứ một tội lỗi nào. Việc so sánh với phẩm thần cherubim cũng nhấn mạnh đến sự thánh thiện nổi bật là đặc tính nơi đời sống của Mẹ ngay từ khi Mẹ bắt đầu hiện hữu.

     

    Chủ trương của Giám Mục Theoteknos là những gì đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc suy tư thần học về mầu nhiệm Người Mẹ của Chúa. Các Giáo Phụ Hy Lạp và Đông Phương đã công nhận sự tinh tuyền nơi Mẹ Maria do ân sủng mà có, một là trước biến cố Nhập Thể (Thánh Gregory Nazianzen, Oratio 38, 16), hay vào chính lúc Nhập Thể (Thánh Ephrem, Severian of Gabala, James of Sarug). Giám Mục Theoteknos thành Livias dường như đòi hởi nơi Mẹ Maria một thứ tinh tuyền tuyệt đối ngay từ ban đầu đời sống của Mẹ. Thật vậy, Mẹ là vị được ấn định trở thành Người Mẹ của Đấng Cứu Thế cần phải có một thứ thánh hảo trọn vẹn, một ban đầu hoàn toàn vô tì tích.

     

    4.         Vào thế kỷ thứ 8, Andrew ở Crete là thần học gia đầu tiên thấy được nơi việc hạ sinh của Mẹ Maria một tạo vật mới. Đây là lý lẽ của vị này: “Ngày nay, nhân tính, nơi tất cả nhưng gì là rạng ngời của cái sao sang vô nhiễm của mình, nhận lãnh vẻ đẹp cổ kính của nó. Cái ô nhục của tội lỗi đã làm u tối đi ánh quang và vẻ thu hút của bản tính nhân loại; thế nhưng, Ngiười Mẹ của Đấng Mỹ Lệ đệ nhất được hạ sinh, thì bản tính này lấy lại được nơi bản thân Mẹ đặc ân xưa kia và được hình thành theo một mô mẫu trọn hảo thực sự xứng với Thiên Chúa… Việc đổi mới của bản tính của chúng ta bắt đầu hôm nay đây và cái thế giới già nua, một thế giới lệ thuộc vào việc biến đổi thần linh hoàn toàn, lãnh nhận các hoa trái đầu tiên của cuộc tạo dựng thứ hai” (Serm. I on the Birth of Mary).

     

    Thế rồi, lấy lại hình ảnh về thứ đất sét thuở ban đầu, ngài nói: “Thân xác của Vị Trinh Nữ này là mảnh đất được Thiên Chúa canh tác, là những hoa trái đầu tiên nơi mảnh đất của Adong là nơi được Chúa Kitô thần linh hóa, là hình ảnh thực sự như vẻ đẹp trước kia, là đất sét được Vị Nghệ Sĩ thần linh nhào nặn” (Serm. I on the Dormition of Mary).

    Sự thánh thiện ban đầu của Mẹ Maria là khởi điểm của ơn Cứu Chuộc

     

    Việc hoài thai tinh tuyền và vô nhiễm của Mẹ Maria bởi thế được thấy như là khởi sự của việc tân tạo. Nó là vấn đề của một đặc ân riêng được ban cho người nữ được chọn làm Mẹ của Chúa Kitô, vị mở ra trong thời gian ân sủng sung mãn Thiên Chúa muốn giành cho tất cả nhân loại. 

     

    Tín lý này, lại được tiếp tục lần nữa vào thế kỷ thứ tám bởi Thánh Germanus thành Constantinople và Thánh Gioan Damascenô, đã làm sáng tỏ về giá trị nơi thánh đức ban đầu của Mẹ Maria, một thánh đức được trình bày như khởi điểm cho Ơn Cứu Chuộc của thế giới.

     

    Như thế, truyền thống của Giáo Hội đồng hóa và làm sáng tỏ ý nghĩa chân thực của tước hiệu “đầy ân phúc” do thiên thần tặng cho Đức Trinh Nữ. Mẹ Maria đầy ơn thánh hóa và được đầy như vậy từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Ân sủng này, theo Thư gửi tín hữu Êphêsô (1:6), được ban xuống trong Chúa Kitô trên tất cả mọi tín hữu. Sự thánh thiện ban đầu của Mẹ Maria là những gì tiêu biểu cho một mô mẫu siêu việt về tặng ân cùng với việc phân phát ân sủng của Chúa Kitô trên thế gian này.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

    Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 22/5/1996, trang 11.

     
    Xin mời nghe chia sẻ về Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở cái link dưới đây: