20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME- LỄ MẸ VÔ NHIỀM

Giờ Ban Ơn Phước – 12 Giờ Trưa Ngày 08 tháng 12 Lễ Đức Maria Vô Nhiễm

BÔNG HỒNG MẦU NHIỆM

Trong thời gian từ ngày 24 tháng 11 năm 1946 đến ngày 8 tháng 12 năm 1947, Đức Mẹ đã hiện ra với bà sơ Pierina trong một ngôi nhà thờ nhỏ ở Montichiari, Ý Đại Lợi tất cả 11 lần.

Lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ cho bà sơ Pierina biết, Ngài muốn mọi người kính Ngài là Bông Hồng Mầu Nhiệm, và giờ ban ơn phước sẽ vào buổi trưa ngày mồng 8 tháng 12 ở tất cả các nhà thờ Công Giáo trên toàn thế giới. Đức Mẹ muốn nước Ý Đại Lợi và khắp cả thế giới biết điều ấy.

Ngày 16 tháng 11 năm 1947, sau khi cám ơn Rước lễ, sơ Pierina thấy một vầng ánh sáng thật lớn, rồi bà thấy hình ảnh của Đức Mẹ hiện ra như một Bông Hồng Mầu Nhiệm.

Bà Sơ vô cùng xúc động vì vẻ đẹp nguy nga của Đức Mẹ khi Đức Mẹ bắt đầu nói chuyện với bà. Một sức mạnh huyền bí bất thình lình bắt bà qùy xuống trước mặt Đức Mẹ, Đức Mẹ nói như sau : Con Ta đã bị xúc phạm nặng nề vì những tội nặng nề xác thịt. Ngài đã hoạch định chương trình đại hồng thủy để hủy diệt nhân lọai, nhưng Ta đã xin Ngài tha thứ, đừng thực hiện sự tiêu diệt ấy. Vì thế nên Ta hiện ra để yêu cầu mọi người ăn năn, sám hối, và đền tạ những tội dơ dáy xác thịt.

Đoạn, Đức Mẹ truyền bà sơ Pierina thi hành một việc nhẫn nhục là bà Pierina phải làm dấu thánh giá bằng lưỡi trên mỗi viên đá trong 4 hòn đá ở trong gian thánh. Đức Mẹ phán : Đây là để nhắc nhở cho mọi người biết là Ta đã hiện ra nơi đây và con cũng đừng cho ai dẫm trên những hòn đá này.

Sau đó, Đức Mẹ bước trên từng viên đá, một khi vạt áo của Ngài chạm trên 4 hòn đá.

Vào ngày 22 tháng 11, bà sơ Pierina tự nhiên cảm thấy khẩn thiết phải đến ngay nhà thờ lúc 4 giờ chiều. Mẹ Bề trên, 4 bà sơ khác và một số đông bạn bè đã đi theo bà. Họ đều lần chuỗi Mân côi khi Đức Mẹ hiện ra như trước đây.

Đức Mẹ truyền dậy bà sơ Pierina làm dấu thánh gía trên những viên đá, và ngăn chận không cho ai dẫm trên những viên đá này.

Một lần nữa, Đức Mẹ bảo phải ăn năn sám hối. Ngài phán: Sám hối có nghĩa là tình nguyện chấp nhận những thánh gía (nỗi khó khăn) hàng ngày của chúng con; dù những thánh giá nhỏ đến đâu, các con cũng phải vui vẻ chấp nhận. Và Đức Mẹ dặn bà sơ Pierina nhớ trở lại vào buổi trưa ngày 8 tháng 12. Đức Mẹ phán : Đây là giờ Ban Ơn Phước của Ta. Bà sơ Pierina hỏi bà phải làm gì để sửa soạn cho giờ Ban Ơn Phước ấy? Đức Mẹ phán : Cầu nguyện và sám hối ; đọc những lời nguyện cầu trong Thánh Vịnh số 51 cùng giang tay ra, đọc 3 lần; trong suốt giờ Ban Ơn Phước, rất nhiều ơn phước thiêng liêng sẽ được ban xuống; những kẻ phạm tội bướng bỉnh nhất cũng phải bị xúc động bởi ơn phép của Chúa.

Đức Mẹ Đồng Trinh còn hứa rằng, nếu ai hỏi xin Ngài bất cứ điều gì trong Giờ Ban Ơn Phước (dù khó khăn cách mấy đi nữa) đều được chấp thuận miễn là điều ấy phù hợp với Thánh ý của Cha hằng hữu.

Đến ngày 7 tháng 12, bà sơ Pierina cảm thấy phải đến nhà thờ. Lần này Mẹ Bề trên và một linh mục cùng đi với bà.
Đức Mẹ lại hiện ra với một bé trai và một bé gái mặc bộ đồ trắng tuyệt đẹp. Bà sơ Pierina nghĩ chắc rằng 2 trẻ ấy là Thiên thần vì chúng xinh đẹp quá.

Đức Mẹ dạy : Ngày mai, Ta sẽ cho các con thấy rất ít người biết đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ta.

Đức Mẹ truyền dạy mọi người cầu nguyện cho nước Nga. Có rất nhiều người bị cầm tù mà gia đình họ không hề biết, vì họ đã ra đi từ nhiều năm rồi. Hãy cầu nguyện cho sự ăn năn trở lại của nước Nga. Nỗi thống khổ của binh sĩ cùng lòng hy sinh của họ và sự tử vì đạo sẽ đem lại hòa bình cho Ý Đại Lợi.

Hai đứa trẻ này là Francisco và Jacinta. Ta cho chúng nó theo làm bạn với chúng con. Các con còn phải đau khổ nhiều vì Ta. Ta chỉ cần sự đơn sơ và lòng trong sạch của các con, cũng như của những đứa trẻ này vậy. Đoạn Đức Mẹ ban phép lành cho bà sơ Pierina, linh mục và tất cả mọi người có mặt tại đây.

Từ 8 giờ sáng ngày mồng 8 tháng 12, dân chúng bắt đầu kéo đến nhà thờ nhỏ ấy từ những thành phố lân cận. Đến trưa có gần 10.000 (mười ngàn) người tụ tập để thấy Đức Mẹ. Rất nhiều người phải đứng ở ngoài vì nhà thờ không đủ chỗ cho số đông người như vậy.

Bà sơ Pierina đến nhà thờ cùng với mẹ và các anh em trai của bà, bà Mẹ Bề trên và ông cảnh sát trưởng của quận Montichiari. Bà sơ Pierina cũng lần chuỗi Mân côi với đám đông dân chúng tại giữa nhà thờ. Bất thình lình, một vầng ánh sáng trắng chói hiện ra trên trần nhà thờ. Nhiều bậc thang được trải ra từ luồng ánh sáng ấy đến sàn của nhà thờ, ước lượng dài khoảng 15 bộ (khoảng 1 thước rưỡi ta).

Khung cầu thang được trang hoàng rất đẹp bởi những bông hồng mầu đỏ, trắng và vàng. Đức Mẹ Đồng Trinh hiện ra trong y phục trắng chói lòa với hai tay chắp lại. Ngài đứng trên một tấm thảm rực rỡ ngay trên đầu cầu thang, Kết bằng các bông hồng mầu đỏ trắng và vàng.

Với một giọng nói nhỏ nhẹ và trìu mến, Đức Mẹ mỉm cười và phán : Ta là Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ của các ơn phước, và cũng là Mẹ của con yêu dấu Ta là Giêsu. Ta muốn mọi người xem Ta là Bông Hồng Mầu Nhiệm. Ta mong rằng hàng năm vào ngày 8 tháng 12 lúc ban trưa, một giờ Ban Ơn Phước sẽ được thực hiện. Rất nhiều ơn lành thiêng liêng lẫn vật chất sẽ được ban xuống cho những ai đã sốt sắng cầu nguyện trong giờ ấy.

Đoạn, Đức Mẹ bước xuống cầu thang một cách chậm rãi, vừa đi vừa rắc các bông hồng ân cho đến giữa cầu thang. Tại đây, Đức Mẹ lại nói tiếp: Ta rất sung sướng khi thấy biểu dương đức tin lớn lao như thế này.

Bà sơ Pierina đã cầu xin cho những kẻ phạm tội được ơn tha thứ. Đức Mẹ đáp: Nếu các con càng cầu nguyện nhiều bao nhiêu thì Con Cực Thánh của Ta sẽ càng ban nhiều Hồng Ân xuống bấy nhiêu. Ta muốn điều này được biết và được trình lên Đức Giáo Hoàng Pius thứ 12. Hãy thưa với Đức Giáo Hoàng là Ta muốn Ngài thực hiện Giờ Ban Ơn Phước trên toàn thế giới, kể cả những người không thể đến nhà thờ vào giờ ấy, họ cũng được ban ơn phước y như vậy nếu họ biết cầu nguyện tại nhà cũng vào giờ phút thiêng liêng đó. Đức Mẹ cũng muốn có một pho tượng đặt ngay tại chỗ Ngài đã đứng. Pho tượng phải được đặt tên là Bông Hồng Mầu Nhiệm được rước tuần hành khắp cả tỉnh lỵ, và cuối cùng trở lại nhà thờ. Trong thời gian ấy sẽ có nhiều ơn phước được ban xuống, và nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi.

Đức Mẹ đã cầu nguyện cho những người bệnh, một số người được chữa khỏi. Rất nhiều đàn ông, đàn bà và trẻ nít được chữa lành bệnh ngay lúc đó.

Một người đàn bà 26 tuổi, từ 9 tháng nay không nói được một tiếng, bất thình lình thốt lên: Tôi thấy Đức Mẹ, tôi thấy Đức Mẹ Đồng Trinh . Một cô gái 18 tuổi đã bị ung thư từ trước cũng được chữa khỏi. Một em bé trai 5 tuổi đã bị bại được Đức Mẹ bảo: Đến đây với Ta, con sẽ đi được bây giờ. Em được đặt lên trên những viên đá đã được làm phép và em có thể đi được sau đó.

Có ba người khác đang bị bệnh rất nặng, cũng được chữa lành ngay lập tức. Dĩ nhiên, các phép lạ lớn nhất ẩn tàng trong các ơn lành thiêng liêng cho những người đã có mặt trong nhà thờ.

Đức Mẹ phán: Đây là lần cuối cùng Ta hiện ra ở đây. Hãy cầu nguyện và ăn năn sám hối trên những hòn đá này, và các con sẽ được Trái Tim Mẹ che chở. Sau đó, Đức Mẹ rời ngôi nhà thờ bé nhỏ ấy, nhưng vì lòng thương vô biên của Đức Mẹ, Ngài đã ban cho chúng ta Giờ Ban Ơn Phước trên toàn thế giới. Đức Mẹ đã cho chúng ta mọi cơ hội để bày tỏ lòng yêu thương và tin tưởng vào Đức Mẹ, và cũng để sửa chữa những tội lỗi đã làm đau lòng Chúa Giêsu, con yêu dấu của Ngài.

Những điều Đức Mẹ đòi hỏi chúng ta phải làm trong Giờ Ban Ơn Phước

1- Ngày và giờ Ban Ơn: Mồng 8 tháng 12, lễ mừng Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bắt đầu 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều cho trọn một giờ cầu nguyện.

2- Trong suốt thời gian trên, có thể thực hiện Giờ Ban Ơn Phước tại nhà thờ hoặc ở nhà, nhưng phải từ bỏ tất cả những việc làm xao lãng như nghe điện thoại, ra mở cửa, v.v… mà chỉ tập trung tư tưởng vào việc hiệp thông với Chúa trong giờ ban ơn đặc biệt này.

3- Bắt đầu Giờ Ban Ơn bằng cách giang tay ra đọc lời nguyện cầu Thánh Vịnh 51 ba lần .

4- Thì giờ còn lại trong Giờ Ban Ơn, là cảm thông với Chúa trong sự yên lặng suy gẫm đến lòng sung Mãn của Chúa Giêsu, lần chuỗi Mân côi, cầu cùng Chúa theo ý riêng, hoặc cầu nguyện theo sở thích như hát ca ngợi Chúa, suy gẫm những lời nguyện cầu khác …v.v.

Lòng tri ân

Truyền sử trên được các Sơ dòng Felix viết ra, hay nói một cách tổng quát đã được ấn hành trong tập san Ave Maria. Truyền sử đã được dịch thuật từ tiếng Phần Lan ra tiếng Anh. Theo ý của Đức Mẹ Đồng Trinh là truyền bá sâu rộng thông điệp này trên khắp thế giới.

Sau đây là lời Thánh Vịnh 51:

“Tv 51 (xin quỳ đọc):  Thánh vịnh của vua Đa-vít.  Ngôn sứ Na-than đến gặp vua vì vua đã đến với bà Bát Se-va.

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.

Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.

Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.

Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.
Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.

Ngài thấy cho : lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.

Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật,
dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan.

Xin dùng cành hương thảo
rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền ;
xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết.

Xin cho con được nghe
tiếng reo mừng hoan hỷ,
để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng.

Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi
và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm.

Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.

Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.

Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ,
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con ;

đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi,
ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài.

Lạy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ,
xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính.

Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,
cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.

Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm,
con có thượng tiến lễ toàn thiêu,
Ngài cũng không chấp nhận.

Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát,
một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.

Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống Xi-on,
thành luỹ Giê-ru-sa-lem, xin Ngài xây dựng lại.

Bấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền,
lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế.
Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ dâng trên bàn thờ Chúa.

* * *

Xin sao lại bản văn này và phân phối đi khắp nơi. Xin nhớ cầu nguyện cho đất nước của chúng ta trong Giờ Ban Ơn này. Đức Mẹ Đồng Trinh muốn thông điệp quan trọng của Mẹ được phổ biến trên toàn thế giới. Xin giúp hoàn tất sứ mạng của Mẹ một cách tốt đẹp, để tất cả các tâm hồn đều hướng về Chúa và Chúa Kitô sẽ được từng người yêu mến nữa. Đây là bài ca Trường cửu của Trái Tim Mẹ. Ước mong cũng sẽ là của chúng ta nữa.

Houston, ngày 15-11-1993

HOA-THẢO dịch thuật

Ghi Chú:

Bản chánh tiếng Anh là Mystical Rose.
Bản dịch này đã được Linh Mục Gioan Baotixita Trần Chấn Chỉnh duyệt y ngày 13-11-2002.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ = ĐỨC MẸ KHIÊM NHƯỜNG

Đức Mẹ khiêm nhường

1. Đức Mẹ ở bên tôi. Tôi cảm nhận rất rõ sự hiện diện của Mẹ.

Mẹ đẹp về mọi phương diện. Nhưng một nét đẹp của Mẹ đã gây ấn tượng mạnh nhất nơi tôi, đó chính là sự khiêm tốn của Mẹ.

2. Mẹ rất cao sang, mà lại rất khiêm nhường.

Mẹ rất tận tâm lo cho con cái, mà lại rất khiêm tốn.

Mẹ rất quyền năng, mà lại rất khiêm hạ.

Mẹ luôn đẩy tôi về phía trước. Còn Mẹ thì đứng đằng sau.

Mẹ nhắc nhở tôi nhiều điều, nhưng cách nhẹ nhàng, kín đáo.

Mẹ lo cho tôi từng chi tiết nhỏ, cả đến những việc cá nhân hết sức tư riêng. Đặc biệt, Mẹ giúp tôi trải qua những khổ đau, những nhọc nhằn, những nhục nhã đôi lúc bất ngờ xảy ra.

3. Khiêm nhường của Mẹ là một nét đẹp tuyệt vời, là một hương thơm lôi cuốn, có sức cải tạo tôi, và luôn luôn đào tạo tôi, để tôi nên người và nên con Chúa.

4. Do vậy tôi xác tín điều này: Khiêm nhường là một ơn quý giá cao trọng Chúa ban cho Đức Mẹ, để Mẹ làm chứng cho Chúa. Ơn cao quí đó cũng được Chúa ban cho nhiều vị đứng đầu Hội thánh, để cứu các linh hồn.

5. Nói vậy là vì tôi nhớ tới Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về sự khiêm nhường của ngài.

Rất nhiều lần, Đức thánh Giáo Hoàng đã nói với tôi những lời: “Cám ơn, xin lỗi”. Ngài nói những lời khiêm nhường đó với tôi một cách rất khiêm nhường, hồn nhiên và thân mật.

6. Thái độ khiêm nhường của người đứng đầu Hội thánh đã lôi kéo tôi về với Chúa.

7. Dần dần, tôi xác tín: Khiêm nhường là điều rất cần cho tôi và cho các mục tử, nhất là trong tình hình hiện nay.

Tôi biết là cần. Nhưng có được điều cần đó là chuyện không dễ.

8. Tôi cầu xin Đức Mẹ giúp tôi. Đức Mẹ khuyên tôi hãy luôn tỉnh thức. Bởi vì Satan luôn tìm mọi cách để gieo nọc độc kiêu ngạo vào lòng con người, nhất là lòng những người môn đệ Chúa.

9. Tỉnh thức là điều tôi và nhiều người rất muốn. Nhưng khốn thay, chỉ muốn mà thôi! Chứ thực sự tỉnh thức thì còn thiếu lắm.

Đáng buồn hơn nữa là tình trạng không tỉnh thức đang có khuynh hướng trở nên chuyện bình thường, để rồi vì thế kiêu ngạo xem ra cũng đang trở thành chuyện bình thường ở nhiều nơi, cả ngoài đời lẫn trong Đạo.

10. Khiêm nhường và kiêu ngạo là một trận chiến về đạo đức đã có từ rất lâu. Nay trận chiến đó có vẻ quyết liệt hơn trước nhiều. Nơi nào khiêm nhường thua, kiêu ngạo thắng, thì hậu quả sẽ khủng khiếp cả cho Hội thánh, cả cho xã hội.

11. Biết như vậy, nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải vâng ý Đức Mẹ, mà nói lên nguy cơ đó. Chúa cũng đang dùng một số nhỏ, để phiên dịch ý Chúa. Chúng tôi vâng ý Chúa mà thôi.

12. Riêng tôi, chỉ mong việc mình nói lên là đúng ý Chúa, còn hậu quả ra sao thì xin khiêm nhường phó thác.

13. Phó thác đối với tôi là : Tôi tin Đức Mẹ sẽ luôn ở bên tôi. Tôi mong mọi người thấy tôi sẽ gặp được Đức Mẹ. Phó thác như thế là một niềm vui, là một hạnh phúc.

14. Niềm vui đó, hạnh phúc đó, tôi xin đặt vào lòng Đức Mẹ. Tự nhiên, tôi nhớ tới tên, mà Đức Mẹ đặt cho chính mình Mẹ, đó là “Con là nữ tỳ của Chúa”. “Con là người đầy tớ bé nhỏ của Chúa”. Đó là một tên rất khiêm nhường, làm sáng danh Chúa.

15. Còn tôi, tên thật của tôi, chính là: “Kẻ tội lỗi khốn nạn”. Thực vậy, tôi là kẻ tội lỗi khốn nạn được Chúa xót thương. Chúa xót thương tôi rất nhiều, nhất là vì đã ban cho tôi được ơn làm con của Đức Mẹ, được Đức Mẹ ở bên, được Đức Mẹ dắt dìu, an ủi.

16. Nhờ vậy, tôi được rất nhiều ơn hồn xác. Những ơn tôi nhận được là không sao kể xiết. Những gì tôi nói ra chỉ là một phần nhỏ, so với những gì tôi không nói ra.

17. Từ kinh nghiệm đó về mình, tôi nghĩ tới nhiều người khác. Họ cũng được như tôi, và hơn tôi. Tôi cảm tạ và ngợi khen Chúa vì những công trình lạ lùng Chúa đang làm, do lòng thương xót Chúa.

18. Một công trình lạ lùng, mà Chúa đang làm trong Hội thánh hiện nay là làm cho những bông hoa khiêm nhường sống động âm thầm nở ngay trong những nơi xem ra khó khăn nhất. Những bông hoa khiêm nhường sống động đó đang nâng đỡ tôi. Xin cảm ơn họ hết lòng.

19. Đức Mẹ đang dùng những bông hoa khiêm nhường sống động đó, để góp phần vào kế hoạch cứu độ, mà Chúa đang thực hiện cho Hội thánh và thế giới hiện nay.

Xin cùng với Mẹ cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.

Long Xuyên, ngày 22.8.2019

+Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - CN27TN-C LỄ MÂN CÔI

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Oct 4 at 5:17 PM
     
     

    SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM C (06/10/2019)

     

    MỌI VIỆC TÙY VÀO TIẾNG XIN VANG  

    "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa,

    xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."

     

    I. DẨN VÀO PHỤNG VỤ

    Nói hay viết về Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ của mỗi người tín hữu, chúng ta có thể dùng 3 từ chia khóa:

    FIAT= XIN VÂNG,

    Magnificat = NGỢI KHEN và

    Stabat = ĐỨNG BÊN THẬP GIÁ.

    Mọi việc bắt đầu và tùy vào tiếng XIN VÂNG = YES, OK, OUI! của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thưa với sứ thần, với Thiên Chúa, với kế hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Thật kỳ diệu và lạ lùng!

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 1,26-36:  Này đây Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai. 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.  28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

    30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

    34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" 35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

    38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 16,19-31:

    3.1 Thiên Chúa có một kế họach: Đó là Ngôi Lời nhập thể làm người để mạc khải về Thiên Chúa (là Tình Yêu) cho loài người và để cứu chuộc loài người bằng cái chết thập giá và phục sinh từ cõi chết: “Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

    3.2 Thiên Chúa chờ đối tác và cộng sự: Muốn thực hiện kề họach trên Thiên Chúa cần một đối tác, một cộng sự  tự nguyện và tương xứng. Thiếu nữ Ma-ri-a của làng quê Na-da-rét đã được chọn. Thiên sứ  được sai đến để trao đổi với Đức Ma-ri-a:  "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà… Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”

    3.3 Đối tác và cộng sự Ma-ri-a đã hân hoan chấp thuận đề nghị của Thiên Sứ:  “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,19-31:

    Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, có ba phải phải làm:

    Một là cảm tạ Thiên Chúa về kế hoạch Cứu Độ nhiệm mầu:  Đó là cách đầu tiên chúng ta phải làm để thực thi sứ diệp bài Phúc âm hôm nay. Chúng ta biết là tất cả những gì chúng ta đang có (sức khỏe, tài năng, nhà cửa và của cải …) đều là quá tặng của Thiên Chúa, đều là những chỉ/lượng vàng, những chỉ/lượng bạc mà Thiên Chúa giao cho chúng ta để chúng  ta làm chúng sinh lời cho mình va cho Nước Thiên Chúa! 

     

    Hai là ghi nhớ công ơn của Đức Ma-ri-a và bắt chưốc Ngài thưa XIN VÂNG với Thiên Chúa: Chúng ta không biết câu truyện sẽ ra sao nếu như Đức Ma-ri-a không XIN VÂNG. Chắc Thiên Chúa có cách của Người. Nhưng rõ ràng là nhân loại chúng ta chịu ơn Đức Ma-ri-a vì Ngài đã nói lời XIN VÂNG để trở thành Mẹ Chúa Cứu Thế.  Cách tốt nhất để thể hiện lòng biết ơn là chúng ta noi gương bắt chước Đức Ma-ri-a để thưa XIN VÂNG với Thiên Chúa trong mọi biến cố lớn nhỏ của cuộc đời chúng ta.

     

    Ba là chia sẻ niềm vui và hạnh phúc của kẻ tin với những người xung quanh chưa biết Chúa. Tháng 10.2019 này đã được Đức Thánh Cha Phan-xi-cô chọn làm Tháng Truyền Giáo Ngoại Lệ để kỷ niệm 100 năm (2019-1919) ngày Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XV ban hành Tông Thư Maximum Illud và khuyến khích Giáo Hội tăng cường ý thức và hoạt động Loan Báo Tin Mừng cho thời đại chúng ta đang sống.

     

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA   16,19-31:

    MỞ ĐẦU:   

    Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, chúng con ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Cha vì Con Cha là Đức Giê-su Ki-tô đã nhập thể làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Nữ Tỳ của Cha. Xin Cha lắng nghe lời cầu nguyện tha thiết của chúng con.

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.  «Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho càng ngày càng có nhiều người tin vào Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2. «Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các vị lãnh đạo trong Hội Thánh Công Giáo toàn cầu và cách riêng trong Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam để các Hồng Y, Giám Mục và Linh mục nhận thức sâu sắc về ơn gọi và sứ vụ mà Thiên Chúa ban cho các ngài.

    Xướng: Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3 «Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, mở lòng đón nhận Mầu Nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người.

    Xướng:  Chúng con cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4 «Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa Cha cho hết mọi người biềt noi gương bắt chước Đức Ma-ri-a mà nói lời XIN VÂNG với Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng con  cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    KẾT: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã sai Con Một Cha xuống trần gian để đem Ơn Cứu Độ cho chúng con. Chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha vì Cha đã chọn Đức Ma-ri-a là đối tác và cộng sự trong kế họach diệu kỳ của Cha.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con biết sống theo gương XIN VÂNG của Đức Ma-ri-a.

    Chúng con cầu xin Cha, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen

    Sài-gòn ngày 05 tháng 10 năm 2019

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.  

    ----------------------------------------           

     

     

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgrxbVZYhafFXeSM6wz8G%2B%2BuOiSh3fgwnR81dwDSA5%2B10g%40mail.gmail.com.
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - GIÁO HOÀNG CỦA KINH MÂN CÔI

  •  
    Kristie Phan
     
    Oct 9 at 4:18 PM
     
     
    GIÁO HOÀNG CỦA KINH MÂN CÔI
        “Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất và là phương cách hiệu quả nhất để đạt tới sự sống đời đời.  Đó là phương thuốc cho tội lỗi của chúng ta, là nguồn gốc phúc lành của chúng ta.  Không có cách cầu nguyện nào tuyệt vời hơn.”
        Đó là lời minh định của ĐGH Leo XIII, vị giáo hoàng thứ 256, triều đại từ 1878 tới 1903.
               
        Ngài là vị giáo hoàng đại thọ nhất trong lịch sử Giáo Hội – qua đời lúc 93 tuổi.  Ngài là ngòi bút sắc bén, thi sĩ thông minh, thần học gia nổi trội, và người sáng lập Viện Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquino năm 1879 – nay là Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquino, hoặc Angelicum.
         Là mục tử và nhà thần bí, ĐGH Leo XIII rất quan tâm các vấn đề xã hội và luân lý, làm cho Giáo Hội có nhiều vũ khí tâm linh để chống lại các vấn đề đó.  Một hôm, khi đang dâng lễ, ngài thị kiến cuộc chiến tâm linh dữ dội và được gợi hứng viết kinh tổng lãnh thiên thần Michael.  Ng��i cũng thúc đẩy việc sùng kính Đức Thánh Giuse, tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, thúc đẩy lòng sùng kính Ngày Thứ Sáu, và ấn định tháng Sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.  Ngài là vị Giáo Hoàng mà cô bé Teresa 15 tuổi đã xin phép chuẩn vào Dòng Kín khi ngài tới Lisieux.  Ngài là Giáo Hoàng đầu tiên xuất hiện trên phim ảnh và tuyên chân phước cho linh mục Louis de Montfort năm 1888, và ĐGH Piô XII tuyên thánh cho linh mục Louis de Montfort năm 1947.
     
    1. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ
     
        Từ hồi trẻ, ĐGH Leo XIII đã rất sùng kính Đức Mẹ.  Phát hiện các bài viết về Đức Mẹ của Thánh Louis de Montfort năm 1846, và điều tra các bài viết này vào án phong thánh cho linh mục Montfort, ĐGH Leo XIII đã ảnh hưởng nhiều với tư tưởng của thánh Montfort về Đức Mẹ.  Ngài rất sùng kính Đức Mẹ, ban ân xá cho những người tận hiến cho Đức Mẹ theo cách của Thánh Montfort.  Một nguồn gợi hứng khác về Đức Mẹ đối với ĐGH Leo XIII là công việc của Chân Phước Bartolo Longo ở Pompeii.
     
        ĐGH Leo XIII cởi mở với các mặc khải tư.  Ngài thúc đẩy việc sùng kính Áo Đức Bà, thiết lập lễ Đức Mẹ Ảnh Phép Lạ (Our Lady of the Miraculous Medal), viết tông thư thức đẩy việc hành hương các Đền Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ Lộ Đức, và công nhận thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại La Salette, với hai trẻ Maximin Giraud và Mélanie Calvat.  Ngài yêu mến Đức Mẹ Lộ Đức đến nỗi cho xây dựng một hang Lộ Đức tại vườn Vatican.  Theo ý tưởng của thánh Bernard Clairvaux, ngài nói rằng các Kitô hữu cố gắng sống đức tin mà không có Đức Mẹ cũng như con chim cố gắng bay mà không có đôi cánh.  Trong nhiều bài viết về Đức Mẹ, ngài nhấn mạnh rằng Đức Mẹ có thể làm cho các tín hữu vâng lời Đức Giáo Hoàng.  Ngài là Giáo Hoàng đầu tiên được ghi âm tiếng nói, và khi ghi âm, ngài hát kinh Kính Mừng.
     
    2. VÔ ĐỊCH KINH MÂN CÔI
     
       ĐGH Leo XIII là nhà vô địch về kinh Mân Côi.  Ngài viết 11 tông thư về Kinh Mân Côi, và rất nhiều sứ điệp về kinh Mân Côi.  Các tông thư về kinh Mân Côi có phần tóm lược các câu của các vị tiền nhiệm về vai trò của thánh Đa Minh là người khởi xướng kinh Mân Côi và sáng lập hội Mân Côi.  Ngài nói rằng Đức Mẹ đã giao phó Chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh, so sánh hội Mân Côi của thánh Đa Minh với đạo binh cầu nguyện và cuộc chiến thiêng liêng giành lại các linh hồn cho Đức Kitô.
     
       ĐGH Leo XIII nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo huấn xã hội Công giáo qua Tông thư Rerum Novarum (Tân Sự – nói về đời sống của giới lao động nghèo), và nói rằng Kinh Mân Côi là một phần giải quyết các vấn đề xã hội thời đó.  Ngài không ngừng nói rằng kinh Mân Côi là phương cách hữu hi��u để mở rộng Vương Quốc của Chúa Giêsu Kitô trên thế gian này, đồng thời hữu ích cho cà cá nhân và xã hội.  Ngài khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi hằng ngày, đặc biệt khuyến khích các linh mục và các nhà truyền giáo nói về kinh Mân Côi, vì đó là sức mạnh đẩy lui sự ác và chữa lành các vết thương lòng.
     
         ĐGH Leo XIII ấn định tháng Mười là tháng Mân Côi, ban nhiều ân xá cho người đọc kinh Mân Côi, ủng hộ việc xây dựng Thánh Đường Mân Côi tại Lộ Đức, thêm danh xưng “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” vào Kinh Cầu Đức Bà, viết hiến chương cho hội Mân Côi, khuyến khích các tu sĩ Đa Minh truyền bá kinh Mân Côi, và ủng hộ hội Tông Đồ Mân Côi của chân phước Bartolo Longo tại nhà thờ Mân Côi ở Pompeii.  Ngài còn rút gọn kinh tổng lãnh thiên thần Michael mà ngày nay thường đọc khi lần chuỗi xong.  Các bài viết của ĐGH Leo XIII đề cao ơn lành của kinh Mân Côi: đọc kinh Mân Côi là cầu nguyện với các thánh thiên thần, vì chính sứ thần Gabriel là người đầu tiên nói lời kính chào Đức Mẹ.  Mãi mãi ĐGH Leo XIII là vị giáo hoàng của Kinh Mân Côi.
     
    Lm Donald Calloway, M.I.C
    Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
     
    15 Ơn Lành cho những ai Đọc KMC.jpg
     
     
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      GIÁO HOÀNG CỦA KINH MÂN CÔI.docx
      15.9kB

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - THỨ TƯ CN23TN-C

Thánh Lễ tạ ơn mừng Sinh Nhật Đức Maria – Kỷ niệm 15 năm thành lập Hội đồng Comitium Pleiku

 

Ngày 8 tháng chín vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Hoàng Yên – GP. Kontum, dịp “Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria – Ngày Họp Bạn Legio Mariæ” (x. TB 30,295-296), đồng thời mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Hội đồng Comitium Pleiku, thánh lễ tạ ơn do Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị – Giám mục giáo phận Kontum chủ tế cùng với 24 linh mục đồng tế.

Hơn 2.000 hội viên Legio Mariæ trực thuộc Hội đồng Comitium Pleiku và khách mời là ủy viên từ các Hội đồng Senatus, Regiæ Hà Nội, Nha Trang, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột; Comitia Saigon II, Phú Long và Vinh An.

GPKT – Vinhsơn

Nguồn: Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com

 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts