21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HÙNG ĐÀO

  •  
    Hung Dao
     

     
     

    Mùa "nước trời" đẹp như tranh trên đỉnh Mù Cang Chải

    VĂN ĐỨCThứ tư, 29/06/2022 11:38 (GMT+7)

    Yên Bái -Tháng 6, trên các đỉnh núi của vùng cao Mù Cang Chải như khoác lên mình màu áo mới, với những mảng màu đa sắc, lộng lẫy.


    With all my best wishes

    PBP 

     

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MẬT THIẾT VỚI CHÚA

  •  
    Quyvan Vu
    Fri, Jul 1 at 6:34 PM
     
     QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHÚA
    Lời Chúa phán trong Gioan 15:5 rằng, “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được.” 
    Được ở trong mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời là một điều vô cùng quý giá; bởi chính sự chết của Chúa Giê-xu mà hôm nay mỗi một chúng ta được làm hòa với Đức Chúa Trời, được tắm trong tình yêu và sự bình an trọn vẹn của Ngài. 
     

     NGUYỆN TÌNH YÊU VÀ SỰ BÌNH AN CỦA CHÚA DẪN BẠN VÀO MỐI QUAN HỆ SÂU SẮC VÀ MẬT THIẾT HƠN VỚI NGÀI MỖI NGÀY.

     1 Sử-Biên 16:34 “Hãy cảm tạ Đức Gia Vê vì Ngài là nhân từ;  Sự thương xót Ngài con đến đời đời.”

     Thánh Vịnh 50 :23 “Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ, tôn vinh Ta;  Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.”

     Thánh Vịnh  18:2 “Đức Gia Vê là hòn đá tôi, đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi;  Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình:  Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi ẩn náu cao của tôi.”

     Nê-hê-mi 1:11 “Chúa ôi! Tôi nài xin Chúa hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài vẫn vui lòng kính sợ danh Ngài;  ngày nay xin Chúa hãy làm cho tôi tớ Chúa được may mắn, và ban cho nó tìm được sự nhân từ trước mặt người nầy.  Vả, bây giờ tôi làm quan cửu chánh của vua.”

    Nguồn: Christianstt.com

    --------------------------------------------

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

 

  •  
    'nam Giang' via PhungSuXaHoi
    Thu, Jun 30 at 12:39 PM
     
     
     
                Trich   :  Sống trên đời, chúng ta thường vướng mắc vào những thứ không đáng, lãng phí quá nhiều thời gian quý giá.
                                                  Nam Giang
                                                             
     


     

     

     
     
     
     

    Shinebooks - Sống thật

    SỐNG “THẲNG” NHƯNG “KHÉO” LÀ NHƯ THẾ NÀO?

     

    1. Không dễ dàng tin vào những gì bạn nghe, không tiêu xài hết tiền bạn đang có, không phải muốn ngủ bao lâu thì ngủ.

    2. Không bao giờ coi thường mơ ước của người khác.

    3. Không đánh giá con người qua bề ngoài.

    4. Không sống trong ngày hôm qua, nhưng cũng đừng trốn tránh nó.

    5. Bất kể lúc nào khi nói lời xin lỗi, nhìn thẳng vào mắt của đối phương.

    6. Dùng phương pháp tinh vi và xác thực để giải quyết tranh chấp, không xúc phạm người khác.

    7. Nói từ từ, nhưng suy nghĩ phải nhanh.

    8. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, cười và hỏi: “Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”.

    9. Gọi điện thoại cho ba mẹ, nếu không thể, ít nhất trong lòng bạn phải nghĩ về ba mẹ.

    10. Một khi gặp phải thất bại, bạn nên nhớ lấy đó làm kinh nghiệm học tập của bạn.

    11. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.

    12. Hiểu sâu và lý giải đúng tất cả các quy tắc, hợp lý cải tiến những quy tắc đó.

    13. Hãy ghi nhớ ba chữ “trọng”: tôn trọng mình; tôn trọng người khác; tôn trọng pháp luật.

    14. Đừng nên để việc tranh chấp nhỏ hủy hoại đi tình bạn vĩ đại.

    15. Hãy nhìn lại mục đích mà bạn thề sẽ đạt được và phân tích mình đã thành công đến mức nào.

    16. Nên chấp nhận sự thay đổi, nhưng không phải vứt bỏ quan niệm của mình.

    17. Hãy nhớ rằng, im lặng là vàng.

    18. Hãy dành nhiều thời gian để đọc sách, ít xem tivi.

    19. Tin tưởng vào phật tổ hay thượng đế, nhưng đừng quên những việc nhỏ nhặt như khóa cửa nhà.

    20. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện, chuyện trò được với nhau là sự may mắn rất lớn.

    21. Khi bạn cãi vã với người yêu, xin hãy giải quyết bằng lý trí, không nên moi những gì đã qua ra nói.

    22. Xin thành thật và thật lòng khi nói câu: “Anh yêu em.”,”Em yêu anh.”

    23. Tài chính phân minh, ái tình dứt khoát.

    24. Lúc mệt thì dừng lại nghỉ ngơi một chút, rồi hãy tiếp tục chạy tiếp chứ đừng bao giờ bỏ cuộc.

    25. Nên chú ý ý nghĩa từng câu nói của bạn.

    26. Cùng chia sẻ kiến thức của bạn với người khác.

    27. Hãy làm những gì mà bạn phải làm.

    28. Đừng nên tin người không bao giờ nhắm mắt khi hôn bạn.

    29. Trong một mối quan hệ, luôn giữ tâm thế nghĩ cho người khác trước khi yêu cầu người khác nghĩ cho mình.

    30. Bất luận trong nấu ăn hay trong tình yêu, bạn đều phải dùng 100% tinh thần trách nhiệm.

    Cre: Langmaster Careers

     

    THƯƠNG TRƯỜNG

    NGƯỜI TRÍ TUỆ KHI BỊ HIỂU LẦM VÌ SAO LẠI KHÔNG GIẢI THÍCH?

     

    Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ.

    Nhân sinh trên đời, lúc nào cũng muốn giải thích một chút để tránh hiểu lầm, nhưng mà, một khi giải thích lại phát hiện dù cố gắng thế nào cũng vô dụng, thậm chí càng nói càng tệ hơn. Bởi vậy, làm người không cần giải thích chính là lựa chọn của bậc trí giả vậy.

    Chọn cách im lặng, là biểu hiện của sự trưởng thành.

    Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình, mà vẫn đứng sừng sững trong mây; biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình, mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ; đất dày không cần giải thích độ dày của mình, mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật.

    Cuộc sống không phải điều gì cũng phải tranh luận đúng sai, cao thấp cho bằng được. Đối nhân xử thế, buông bỏ cái tôi cố chấp, không phải giải thích nhiều, đây là lựa chọn của người có trí tuệ. Sống trên đời, chúng ta thường vướng mắc vào những thứ không đáng, lãng phí quá nhiều thời gian quý giá.

    Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn, cuộc sống đôi khi cần hồ đồ một chút, khôn khéo quá sống thật rất mệt mỏi. Cuộc sống đừng quá coi trọng danh lợi, giản dị một chút sẽ tự do tự tại. Bạn cho đi càng nhiều, thì nhận lại cũng càng nhiều.

    Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não; học cách cho đi, cuộc sống của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời; học cách buông bỏ, tuy bản thân rất quan trọng, nhưng dù không có bạn thì trái đất này vẫn quay. Kỳ thực, trời xanh thăm thẳm, mây đen rồi sẽ bay đi; kỳ thực, mộng ảo rất ngắn, vạn vật đều thuận với tự nhiên; kỳ thực, nước mắt cũng ngọt, hết thảy đều là do tâm thái của bạn quyết định.

    Tĩnh tâm nghĩ về những chuyện đã trải qua, không bàn luận chuyện của người khác, có thể chịu khổ chính là chí sĩ, chịu thiệt không phải là kẻ ngốc, kính trọng quân tử thể hiện ra đức hạnh, sợ tiểu nhân không phải bất lực, lùi một bước biển rộng trời cao. Muốn tiến bộ phải biết khiêm nhường, khi đắc ý không nên cao hứng, làm việc gì đều nên lưu lại cho mình một đường lui.

    - sưu tầm -

     

     

     

     

     



     

     

     

     

    --

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - KHÔNG QUÂN VIỆT NAM

  •  
    Kq Le Van Hai
     
     

     

    Hôm Nay 1 Tháng 7! Kỷ niệm Ngày Không Lực VNCH!

     

     
     

    (Ngày Sinh Nhật Của Quân Chủng Không Quân!)

    “Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến thắng / Đi không ai tìm xác rơi! / Lúc đất nước muốn / Bao người con thân yêu ra đi tiếc tấm thân làm chi!…” (KQ hành khúc)

    Không Quân VNCH là một Quân chủng được thành lập từ ngày 25 tháng 6, 1951, thời Vua Bảo Đại. Lúc đầu chỉ có một Bộ Chỉ Huy, một Tiểu Đoàn Không Quân, với quân số 40 sĩ quan, 120 Hạ Sĩ Quan và 500 binh sĩ.

    Đến ngày 1 tháng 7, 1955, khi lá cờ Tam Tài của Pháp, bị hạ xuống và thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN lên kỳ đài, tại căn cứ Không Quân Nha Trang, thì từ ngày lịch sử đó, được coi là “Ngày Không Lực VNCH!”

    Quân chủng Không Quân phát triển rất nhanh, lớn mạnh như Phù Đổng Thiên Vương! Để bảo vệ an toàn cho Bầu Trời Quê Mẹ, qua cuộc chiến kéo dài trên 20 năm!

    Chỉ sau 19 năm, sau ngày bàn giao, Không Quân VNCH đã có 2,071 phi cơ đủ loại. Có 6 Phi Đoàn KQ. Đặt căn cứ tại Đà Nẵng (SĐ.1), tại Nha Trang (SĐ 2), tại Biên Hòa (SĐ 3) tại Bình Thủy Cần Thơ (SĐ 4) tại Tân Sơn Nhất (SĐ 5) và tại Pleiku (SĐ 6)

    Với hàng trăm phi công được huấn luyện tại Hoa Kỳ và Quốc nội VN. Có thể điều khiển các phi cơ cánh quạt, phản lực tối tân nhất, đã được trang bị trong cuộc chiến VN. Các phi công VNCH từng được các nước trên thế giới nể phục, về tài ba bay bổng và sự can đảm, cũng như tinh thần yêu nước quên mình. Trong các quân chủng QLVNCH, thì KQ là quân chủng duy nhất, đặc biệt có nhiều sĩ quan hy sinh nhất! Nhiều bài ca, vinh danh những Cánh Chim oai hùng, anh dũng này.

    Ngoài các phi công gan dạ, Quân chủng KQ/VNCH, còn có hàng ngàn, chuyên viên giỏi chuyên môn, được đào tạo tại các trường huấn luyện kỹ thuật, để bảo trì và sửa chữa các phi cơ, cũng như các thiết bị quân đội.

    Tất cả các chiến hữu Không Quân dù hoạt động dưới đất, hay bay trên bầu trời, tìm và diệt địch, đều mang một phù hiệu chung “Tổ Quốc – Không Gian”, đều là Anh Em! Đã gọi là “Lính Không có Quân”, nên cấp bậc không có khoảng cách nhiều trong Quân chủng, đeo “lon” chỉ để làm việc mà thôi!

     

     

     

     

    NHỚ NGÀY KHÔNG LỰC

    VIỆT-NAM CỘNG-HÒA 1-7-1955

     

    Nhớ thưở thanh xuân ngang dọc trời

    Trấn không nhiệm vụ dám nào lơi

    Phi hành sát địch mong gìn nước

    Phi vận an dân để giúp đời

    Gác lại tình nhà, thương để dạ

    Làm tròn phận sự, khắc ghi lời

    Thế thời chớ luận thành hay bại

    Tổ-Quốc lòng trung giữ vẹn  ngời...

     

    (DUY ANH July1st 2022)

     

     

     

     

     

    Chút Nét Trong Quân Sử, Về Quân Chủng Không Quân VNCH

    Không lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam Air Force, RVNAF) là lực lượng không quân chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội Liên hiệp Pháp chuyển giao, cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, sau khi rút khỏi Việt Nam. Sau đó dần dần được bổ sung cải tiến, bằng những phi cơ vận tải, chiến đấu tối tân, hiện đại, do đồng minh Hoa Kỳ viện trợ. Trở nên ngày càng mạnh mẽ, về số lượng, cùng hỏa lực. Trong cuộc chiến, Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ các Binh chủng Bộ binh Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất. Làm chủ bầu trời! Chính vì sức mạnh này, CSVN rất sợ hãi, nên cả chiều dài hơn 20 năm chiến tranh, không có lấy một trận “không chiến!”

    Không lực Việt Nam Cộng hòa, được Hoa Kỳ viện trợ số lượng máy bay rất lớn, được xếp hạng sức mạnh thứ 4 trên thế giới và thứ 2 tại châu Á. (Chỉ đứng sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc) theo số lượng máy bay và binh sĩ. Một số nguồn tài liệu cho rằng, KLVNCH lớn thứ 6 trên thế giới. (Chỉ sau Liên Xô, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp và Tây Đức)

    Lúc cao điểm, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.300 máy bay và trực thăng các loại. Tức là còn nhiều máy bay, hơn không quân các cường quốc đương thời, như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản...

    Tuy nhiên khi so sánh với Không quân Hoa Kỳ, thì Không lực Việt Nam Cộng hòa, chỉ có Không quân chiến thuật, để hỗ trợ tiền tuyến, mà không có Không quân chiến lược. (Cụ thể là có các pháo đài bay).

    Đồng thời lực lượng chiến đấu ưu tú này, lại bị Hoa Kỳ kiểm soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động rất giới hạn tại Nam Việt Nam. Không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc sâu, trong lãnh thổ miền Bắc, cũng như trong không phận 2 nước láng giềng, là Lào và Campuchia. (Nơi có đường mòn HCM) Nếu không có những điều kiện vô lý này trói buộc, nhiều nhà nhận định thời cuộc đã kết luận: “VNCH chưa chắc đã thua!” Nhiều khi còn trái lại!

    Sau khi để mất các đảo trong Hải chiến Hoàng Sa về phía Trung Quốc, TT Nguyễn Văn Thiệu đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng hòa oanh tạc Hoàng Sa, để chiếm lại. Nhưng sau đó bị hủy bỏ, do phía Mỹ ngăn chặn. (Nên không có cơ hội ghi công trong lịch sử, đánh đuổi quân Tầu xâm lăng!)

    Trong biến cố 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng không quân, cũng chính thức tan rã theo! Kéo theo miền đau, bất ngờ bị “bẻ cánh!” rời Tổ, ngậm ngùi, tan tác, mang thân phận “bên thua cuộc!” mãi mãi chôn dấu niềm đau không bao giờ quên!

     

     

     

    Giai Đoạn Thành Lập

    Lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa, được hình thành từ một số phi công người Việt, được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp, với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này, được chuyển sang cơ cấu Quân Đội Quốc gia.

    Bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng Lực lượng Không quân.

    Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, với tên gọi là Ban Không quân. Ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên Lạc.

    Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy và Phi công chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng ban Không quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng, cũng là sĩ quan Pháp.

    Tháng 4 năm 1952, thành lập Trung tâm Huấn luyện Không quân tại Nha Trang, nhưng vẫn do các sĩ quan Pháp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng và trực tiếp huấn luyện.

    Năm 1953, thành lập thêm 2 phi đội Quan Sát và Trợ Chiến tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không quân.

    Năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc Gia Việt Nam, khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 Phi đoàn quan sát L-19 và 25 Khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat (rất lỗi thời). Tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân, là Trung tá Nguyễn Khánh. Giai đoạn đầu ngành Không có120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ.

     

     

     

    Thời Đệ Nhất Cộng Hòa

    Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được đổi tên thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa.

    Năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không quân Hoa Kỳ, sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang cũng được xây dựng quy mô hơn, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu và quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị.

    Tháng 9 năm 1959, một Phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ A-1 Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó trong vòng 1 năm, có thêm 25 chiếc Skyraider khác, được bàn giao tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960, Phi đoàn 1 Khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau, để yểm trợ cho các Binh chủng Bộ binh Việt Nam Cộng hòa.

    Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm Gate, đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, Oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận tải cơ C.47, cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ, sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập, tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku. Liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, được chỉ định làm Liên đoàn trưởng. Hoa Kỳ cũng trao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa thêm 16 Vận tải cơ hạng trung C.123, trong tháng 12 năm 1961.

    Ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử, trên đường bay huấn luyện, đã đột ngột bay trở lại dội bom Dinh Độc Lập, mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ngay lập tức Tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu. Cũng vì lý do này, mà đương kim Tư lệnh Không quân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian.

    Năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và Yểm trợ tác chiến, được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng Chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ).

     

     

     

    Thời Đệ Nhị Cộng Hòa

    Sau cuộc "Chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong Quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Danh xưng Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó.

    Năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm các Phi đoàn Khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các Phi đoàn Không vận cánh quạt loại lớn Lockheed C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook.

    Ngày 3 tháng 2 năm 1965, một Phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider, do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc Vĩ tuyến 17.

    Ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh phó Không lực Việt Nam Cộng hòa, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa, cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ, mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc Vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.

    Năm 1967, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có thêm 1 Phi đoàn Khu trục, trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp Phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn, được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: Số 1 là liên lạc, số 2 là trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là máy bay oanh kích, và số 9 là huấn luyện.

    Năm 1970, với đà phát triển nhanh của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, các Không đoàn Chiến thuật phát triển thành 4 Sư đoàn không quân, tác chiến hỗ trợ cho 4 Vùng Chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành Lực lượng Không quân Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1972, thành lập thêm tại Quân khu 2 Sư đoàn 6 chịu trách nhiệm cho vùng trời chiến trường Cao nguyên Trung phần.

    Ở thời điểm 28/1/1973, Không Lực Việt Nam Cộng hòa có 2.073 máy bay các loại: 79 A-1, 248 A-37, 66 C-119G/K, 32 C-130, 239 O-1, 35 O-2, 24 T-37, 10 U-6, 85 U-17, 19 C-123, 56 C-7, 76 C-47, 24 T-41, 70 CH-47, 859 UH-1, 151 F-5 A/B/E[15]

    Tính đến cuối năm 1974, Không lực Việt Nam Cộng hòa có tổng số quân lên tới 62.583, trong đó có 6.788 phi công. Tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc, trong đó có 260 phi cơ oanh kích, số còn lại là máy bay ném bom, trinh sát, vận tải và trực thăng. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F-5A bằng F-5E).

    Năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 Phi đoàn Khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5, 23 Phi đoàn Trực thăng với khoảng 1.000 trực thăng UH-1 Iroquois và CH-47 Chinook, 8 Phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 Sư đoàn Vận tải (9 Phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules), 1 Không đoàn Tân trang Chế tạo, 4 Phi đoàn Hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các Phi đoàn tình báo kỹ thuật, Phi đoàn Quan sát, và Biệt đoàn Đặc vụ 314.

     

     

     

    Số Phận Các Máy Bay Sau 75

    30 tháng Tư Đen! Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại, của Không lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh. 240 chiếc bay thoát sang Thái Lan hoặc bay ra hàng không mẫu hạm Mỹ, 68 chiếc được gửi về Mỹ, hơn 2.440 chiếc còn lại, đã bị phá hủy, hoặc bị CS thu giữ, như chiến lợi phẩm.

     

     

     

     

     

    TRẤN KHÔNG

     

    Nắng đẹp trời trong, rạng ánh dương

    Chim Bằng cất cánh khỏi phi trường

    Trên cao nhìn xuống: người, xe nhỏ

    Khởi lướt đường mây quyện gió sương

     

    Mây trắng bồng bềnh, du lãng xa

    Tầng không lơ lững, nắng chiều tà

    Phi trình cứ thế mà trôi chảy

    Mới đó một ngày lại chóng qua

     

    Bánh đã bung ra dưới cánh tàu

    Trên trời dưới đất hỗ tương nhau

    Không Lưu báo hiệu: an phi ổn

    Chạm đất, phi cơ đáp lướt mau...

     

    Muốn kể em nghe chút chuyện thêm

    Hậu phương ngoan nhé, bé môi mềm

    Em nồng giấc điệp, còn say ngủ

    Anh thả hỏa châu, dệt mộng đêm...

     

    (DUY ANH)

     

     

     

     

     

    Kết

    Dù cuộc chiến đã tàn lụi gần nửa thế kỷ, nhưng những người Lính KQ vẫn giữ tình “Một ngày KQ, cả đời KQ!” và “Không bỏ Anh Em, không bỏ Bạn Bè!” Nên các “Đêm Không Gian Hội Ngộ” tại Hải ngoại, vẫn đông nghẹt những người Lính, một thời với trách nhiệm trên vai “Tổ Quốc Trấn Không” vẫn tìm đến nhau! Ôn lại kỷ niệm một thời “đi mây, về gió!” dù các mái đầu đã bạc trắng!

    Trong giấc mơ, họ vẫn thấy mình vẫy vùng, vút cao cánh bằng trên Bầu Trời Quê Mẹ. Thực hiện “Một chuyến bay đêm!” thủ thỉ, níu áo Hằng Nga! Đùa vui với “Tuyết trắng!” mây trời gió lộng, trong niềm đam mê “tôi đi, lúc vũ trụ còn ngủ say!” dù biết “đi không ai tìm xác rơi!”

    Xin dành ngày đặc biệt này, giây phút thiêng liêng này, Cho Những Chàng Trai Thời Loạn Ly, lấy mây làm nhà, gió lộng là người tình. Những Cánh Chim Sắt, đã tan như tro bụi! bốc hơi vào không gian như khói như sương, cho bầu trời Quê Mẹ Miền Nam thêm xanh, mây thêm trắng! Ánh bình minh thêm rạng rỡ, của Quê Hương qua hơn 20 năm khói lửa chiến chinh.

    48 năm sau cuộc chiến, “phi đạo chạy dài” không còn nữa, nhưng những Cánh Chim đã nằm xuống, cho Đồng Bào, Đất Nước thân yêu, vẫn… “cất cánh bay cao!” Trong trái tim những người dân Miền Nam yêu mến Tự Do, Dân Chủ.

    Cám ơn Anh! những Người Lính Không Gian Vô Danh một thời!

    Chúc Mừng Ngày Không Lực VNCH 2022!

     

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     

    --

CAC BÀI DỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL BROTHERS

  •  
    Kris East
    Thu, Jun 30 at 6:11 AM
     
     
    Logo MKL standard transparent-1

    Needed for a hurting world: well formed missionary disciples

     

    Whether at home or around the world, the Spirit continues to call us to go forth to be God's face of love.  Join our interactive formation programs to help you find the Joy of the Gospel.

    Basic Missionary

    Discipleship Formation

    Online

    August 5, 6 2022

    This program has special material for catechists, teachers and faith formators, but all are welcome!

     

    Advanced Missionary Discipleship Seminar

    Online

    September 8, 15, 22, 29 2022

    (90 min sessions)

    Ready to go deeper?  Have you taken the Basic program before?  Participated in a Maryknoll immersion trip?  Then you're ready for the Advanced Seminar.

         
         

    Balancing Contemplation with Action 3-day Retreat

    September 16-18, 2022

    This 3-day retreat is in person at our Center in Ossining, NY with Fr. Alfonso Kim, M.M.

     

     

     

    Balancing Contemplation with Action 3-day Retreat

    October 28 - 30, 2022

    This 3-day retreat is in person at our Center in Los Altos, CA with Fr. Alfonso Kim, M.M.

     

     

     

     

    Coming soon: In-person missionary formation programs will be offered in New York, San Francisco and Chicago later this year.

    We can come to you: Contact us to learn more about how we can bring our Missionary Discipleship Formation Programs to your college, diocese, parish or school.

    www.maryknoll.us

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us