21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CUỘC DI CƯ VĨ ĐẠI 1954

  •  
    Hung Dao
    Thu, Jul 21 at 9:42 PM
     
     
    Sự Thật Lịch Sử (20/ 07/ 1954)
     

    Cuộc di cư vĩ đại lánh nạn cộng phỉ bắc việt 1954-1955

    Lời mở đầu: Bài này trích trong quyển “Chính Biến 1-11-1963 & Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của tác giả Ngô Đình Châu, xuất bản năm 2009.
    *
    Trong những năm đầu tiên của chế độ, khi toàn dân cùng với chính quyền bắt tay vào việc xây dựng đất nước, thì đã gặt hái được những thành quả ngoạn mục như sau:
    Trước hết là việc chuyên chở và định cư cho hơn 900.000 người di cư, trong đó có gần 700.000 người Công giáo. Việc chuyên chở người di cư từ Bắc vào Nam được kế hoạch và sử dụng phương tiện chuyên chở của Pháp và Mỹ. (Sài Gòn trong tôi - Ngô Đình Châu)
    Công cuộc định cư sở dĩ hoàn thành mau chóng và tốt đẹp là một phần nhờ ông Diệm đã chọn được, những vùng đất phì nhiêu rộng lớn cho dân di cư. Ví dụ như ông Diệm đã:
    – Lấy đất Cái Sắn màu mỡ cấp phát cho 45.000 nông dân.
    – Lấy bờ biển Bình Tuy và đảo Phú Quốc, nổi tiếng nhiều hải sản cho dân chài lưới.
    – Lấy Long Khánh, Định Quán, Gia Kiệm, Hố Nai cho dân khai thác lâm sản và làm đồ mộc.
    – Lấy Ban Mê Thuột và Cao Nguyên đất đỏ phì nhiêu cho dân trồng trọt hoa mầu xuất cảng.
    – Lấy vùng Ngã Ba Ông Tạ, Tân Bình, Gò Vấp chung quanh Sài Gòn cho dân thương mãi và kỹ nghệ…
    Nhờ chính quyền dành cho mọi sự dễ dàng, nhờ Tổng Thống Diệm chú tâm nâng đỡ, chẳng bao lâu người dân di cư miền Bắc đã hội nhập dễ dàng vào cuộc sống của dân miền Nam, mà trước đó họ coi là vùng đất xa lạ.
    Và cũng chẳng bao lâu, đời sống dân di cư đã đi từ ổn định, đến trù phú còn hơn cả dân địa phương. Công cuộc định cư mau chóng và tốt đẹp cho hơn 900.000 người di cư, đã làm cho các quốc gia trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ phải khâm phục. (Sài Gòn trong tôi - Ngô Đình Châu)
    Một bác sĩ trẻ của Hải Quân Mỹ, ông Tom Dooley, một nhân vật rất mộ đạo Thiên Chúa, từng tham gia vào việc chuyên chở người Bắc di cư vào Nam, Ông nhận thấy tinh thần chống cộng cao độ của người Thiên Chúa Giáo Việt Nam, nên ông đã tình nguyện ở lại miền Nam để thực hiện nhiều công cuộc nhân đạo, viết sách ca ngợi công trình di cư và định cư, làm cho nhân dân Mỹ càng thêm kính phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
    Đây là một thành công lớn về mặt xã hội của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
    Trong những năm 1955–1956. Ngoài công cuộc định cư cho dân miền Bắc, nhiều cải cách xã hội, cũng như những biến cố chính trị tốt đẹp khác, càng làm tăng thêm uy tín của ông Diệm:
    – Ngày 4 tháng 4 năm 1956, Chính Phủ bắt ông Ưng Bảo Toàn, Tổng Giám Đốc Thương Mãi ở Bộ Kinh tế vì tội bán gạo chợ đen cho bọn VC.
    – Ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp xuống tàu về nước.
    – Ngày 13 tháng 7 năm 1956, xử tử tướng Ba Cụt, một vị lãnh tụ nghĩa quân Hòa Hảo, chấm dứt tình trạng mất ổn định tại miền Tây Nam Phần.
    – Ngày 21 tháng 8 năm 1956, Chính Phủ bắt ông Vũ Đình Đa và đồng bọn về tội biển thủ mấy triệu bạc của Ngân Hàng Quốc Gia.
    – Ngày 26 tháng 10 năm 1956, ông Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa.
    Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève được ký kết giữa bọn cộng sản bắc việt, tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được tập trung ở miền Bắc, và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên Hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam.
    Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia, và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955.
    Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến được thành lập theo điều 34 của Hiệp Định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada.
    Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công Giáo Việt Nam, đã bị đàn áp tôn giáo khắc nghiệt dưới chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (cộng sản). Nhiều người lại vì lý do chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản, tiểu tư sản không có cảm tình với nhà cầm quyền cộng sản.
    Một số người là nạn nhân của chính sách “Cải cách ruộng đất” tàn độc của cộng sản tại miền Bắc Việt Nam, bị cộng sản cướp mất tài sản nên phải bỏ quê ra đi. Vào lúc này, các Linh Mục miền Bắc cũng đã cùng với các con chiên di cư vào Nam.
    Bên phe cộng sản luôn hèn hạ tìm cách ngăn cản, đe dọa và phá hoại cuộc di cư của đồng bào. Những tờ bích chương và bươm bướm do Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng, biết về quyền tự do di tản thì bị bọn cộng sản dấu đi, không phân phát cho đồng bào biết.
    Hơn nữa, chính Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà về hành động “cưỡng bách di cư.” Trong số 25.000 người Uỷ Hội tiếp xúc, hoàn toàn không có một ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về miền Bắc cả, như lời tố cáo láo phét và xảo trá của bọn cộng sản.
    Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản. Những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay Chính Phủ Quốc Gia. Thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất.
    Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số, đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên. (Sài Gòn trong tôi - Ngô Đình Châu)
    Tiến trình
    Hàng loạt “tàu há mồm” (landing ship) đã đón người di cư rời miền Bắc. Ngày 9 tháng 8 năm 1954. Chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, lập Phủ Tổng Uỷ Di Cư Tỵ Nạn, ở cấp một Bộ trong Nội Các với ba Nha đại diện: một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư.
    Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam, nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các chính phủ Anh, Ba Lan, Tây Đức, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Úc và Ý hưởng ứng cùng các tổ chức Unicef, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), Care và Thanh Thương Hội Quốc Tế.
    Ngày 4 tháng 8 năm 1954, cầu hàng không được nối phi trường Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn trong Nam với các phi trường Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút một là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.
    Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm” (landing ship), đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan… giúp được 655.037 người “vô Nam.” “Nam” được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.
    Vì số người di cư quá đông, Cao Uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận, nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn, thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thuỷ cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8 năm 1955. (Sài Gòn trong tôi - Ngô Đình Châu)
    Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng. Tính đến giữa năm 1954 và 1956, khoảng trên 900.000 – 1.000.000 người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 700.000 người Công Giáo, tức khoảng 2/3 số người Công Giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam.
    Tất cả những thành công trong hai năm đầu của chế độ được xem như là kết quả của những nỗ lực, của một chính quyền tuy còn yếu kém về mặt quản trị, nhưng lại được một sự quyết tâm cộng tác của toàn dân.
    Tuy nhiên những nỗ lực này, tự nó và nếu chỉ riêng nó, cũng chưa đủ để hoàn thành việc củng cố miền Nam, nếu không có sự yểm trợ tối đa và vô điều kiện của Hoa Kỳ, mà đặc biệt là của ba người Mỹ đã từng liên hệ chặt chẽ với ông Diệm từ trước. Đó là Hồng Y Spellman, Giáo Sư Buttinger và một nhân vật cao cấp CIA, ba nhân vật (từ đầu) đã hoán cải được quan niệm của Tổng Thống Eisenhower, vốn đã muốn bỏ rơi Việt Nam.
    Trong ba nhân vật đó thì Đại Tá Lansdale đóng vai trò cố vấn trực tiếp bên cạnh Tổng Thống Diệm. Ông ta nổi tiếng đến độ không một nhà viết sử nào, khi nói đến sự nghiệp của ông Diệm mà không nhắc đến thân thế và hoạt động của ông ta. Đại Tá Lansdale đến Đông Dương từ năm 1954, làm cố vấn phản du kích cho quân đội viễn chinh Pháp. (Sài Gòn trong tôi/BV/ Ngô Đình Châu)
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL MISSION

  •  
    Kris East
    Thu, Jul 21 at 6:04 AM
     
     
    Logo MKL standard transparent-1

    Dear Deacon Dinh,

    It's hard to believe that next year will be the 10th anniversary of Pope Francis's Joy of the Gospel in which he challenges all of us to fully embrace our call as Missionary Disciples. It truly is a life time journey. Join us for these upcoming formation events to renew your commitment to leaving the comfort of the shore to encounter God in others.

         

    Basic Missionary

    Discipleship Formation

    Online

    August 5-6, 2022

    There are a few spots left so hurry! This program has special material for catechists, teachers and faith formators, but all who wish to go deeper on God's call to Missionary Discipleship are welcome to attend!

         

    Advanced Missionary Discipleship Seminar

    Online

    September 8, 15, 22, 29, 2022

    (90 min sessions)

    Ready to go deeper as a Missionary Disciple?  Have you participated in a Basic program or immersion trip? Then you're ready for the Advanced Seminar.

         

    Balancing Contemplation with Action 3-day Retreat

    September 16-18, 2022

    Maryknoll, NY

    Join us for a 3-day in-person retreat on how to balance our work as Missionary Disciples with contemplative prayer.  Fr. Alfonso Kim, M.M.  is experienced in both Christian mindfulness and Zen practice around the world.  Don't miss this one...treat yourself to an amazing experience!

         

    Balancing Contemplation with Action 3-day Retreat

    October 28 - 30, 2022

    Los Altos, CA

    Join us for a 3-day in-person retreat on how to balance our work as Missionary Disciples with contemplative prayer.  Fr. Alfonso Kim, M.M.  is experienced in both Christian mindfulness and Zen practice around the world.  Don't miss this one...treat yourself to an amazing experience!

     
         

    Save the Date:  Dec 3.   In-person missionary formation programs will be offered in New York, San Francisco and Chicago later this year.

     

    We can come to you: Contact us to learn more about how we can bring our Missionary Discipleship Formation Programs to your college, diocese, parish or school.

    Reflection Guides based on the Sunday readings

    www.maryknoll.us

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us 

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT -

  •  
     
    Thu, Jul 14 at 10:32 AM
     
     

    DAO KÉO HAY SẮC LỆNH

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Hai tuần sau khi Tòa Án Tối Cao lật ngược phán quyết vụ Roe v Wade, hôm 8 tháng 7, ông đã ban hành “Sắc Lệnh Hành Pháp Bảo Vệ Quyền Tiếp Cận Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản” (Executive Order Protecting Access to Reproductive Health Care Services.) Ông gọi đây là một biện pháp ngăn chặn cho đến khi Quốc Hội có thể bỏ phiếu để luật hóa quyền phá thai trên toàn quốc.

     

    Theo ông, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện rõ ràng đã tước đi “quyền” của người dân Mỹ mà họ đã công nhận trong gần 50 năm. Ông tự cho mình bổn phận phải lấy lại những quyền lợi ấy, thứ mà theo ông, là cho phép những người phụ nữ được đưa ra các quyết định chăm sóc sức khỏe trong quá trình sinh sản, cũng như các quyền cơ bản: quyền riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do và bình đẳng của họ.

     

    Trong Sắc Lệnh, ông cũng đề cập đến việc bảo vệ quyền truy cập vào cái gọi là “phá thai bằng dược phẩm”. Đồng thời ông kêu gọi Bộ Tư Pháp tập hợp các luật sư chuyên nghiệp để đại diện cho những phụ nữ nếu họ gặp rắc rối về pháp lý khi theo đuổi việc phá thai.

     

    Ngoài ra, Sắc Lệnh cũng “mở rộng khả năng tiếp xúc” với những dịch vụ sức khỏe trong thời gian sinh nở, bao gồm các nơi cung cấp và kế hoạch hóa gia đình, việc bảo vệ thông tin trực tuyến về phá thai. [1]

     

    Rõ ràng là bằng mọi cách, qua vai trò và quyền hạn của một tổng thống, ông cũng như đảng của ông muốn tiếp tục hợp pháp phá thai, tiếp tục khuyến khích và ủng hộ các ông bố, bà mẹ trong việc giết các con của họ.

     

    Phải chi ông hăng say ngăn chặn sự thâm nhập và ảnh hưởng của Trung Cộng vào chính trường, thương trường, văn hóa, xã hội và khoa học của Hoa Kỳ thì dân ông sẽ hạnh phúc biết mấy?  

     

    Phải chi ông sốt sắng với những sắc lệnh ngăn chặn sự thâm nhập của làn sóng di dân bất hợp pháp qua các ngả đường biên giới lỏng lẻo. Những biện pháp kinh tế làm giảm giá xăng dầu, hạ giá sinh hoạt, và giảm bớt tội phạm đang gây bất ổn, khiến cho cuộc sống người dân thấy khó khăn và bị đe dọa!

     

    Nhưng những việc làm ấy xem như không phải là sở trường, không thuộc khả năng của ông. Ngược lại, để che đậy những yếu kém này, ông đã chọn một con đường dễ dãi, mỵ dân, và đi theo xu hướng thời đại. Một số người có thể cho ông là khôn ngoan, việc làm của ông mang tính nhân bản; đặc biệt, là chủ trương ủng hộ phá thai. Nhưng nhìn vào con số bất tín nhiệm, người ta cũng đã nhận ra ông là một tổng thống kém cỏi và thiếu khả năng. Theo cuộc thăm dò của CNN được thực hiện bởi SSRS, 66% người Mỹ nghi ngờ rằng không biết ông có phải là “một lãnh đạo mà họ có thể tin tưởng”, một con số bao gồm 92% những người Cộng Hòa, 75% những người độc lập, và 36% những người Dân Chủ. [2]     

     

    Ai cấm những phụ nữ không được phá thai? Các tiểu bang đã có luật lệ của riêng mình. Tối Cao Pháp Viện chỉ trả lại quyền quyết định cho mỗi từng tiểu bang. Các chính quyền tiểu bang sẽ làm những gì mà họ nghĩ là tốt cho người dân tiểu bang họ, cũng như ông đang lo cho dân chúng trên bình diện liên bang.

     

    Ai động đến quyền riêng tư, cá nhân của những người phá thai? Không ai cả. Ngay cả quyền “my body” (thân thể của tôi), “my choice” (chọn lựa của tôi) cũng chẳng có ai đụng đến. Họ tự chọn phá thai. Tự cho mình cái quyền được phá thai. Chính quyền tiểu bang nếu có, cũng chỉ thay cho tiếng nói các thai nhi để đòi quyền được sống của các em mà thôi.

     

    Phá thai hay không phá thai có gì liên quan đến bình đẳng? Trên thế giới, nhất là tại Hoa Kỳ, quyền bình đẳng là nơi được đề cao hơn nhất. Phụ nữ tại đây ngày nay đang sánh vai ngang hàng với nam giới trong hầu hết các lãnh vực, và trong mọi ngành nghề. Quyền bình đẳng trong quyết định phá thai nếu có là quyền của cả cha lẫn mẹ. Nó không chỉ riêng dành cho nữ giới.

     

    Có bao nhiêu trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Thế nào là mang thai ngoài ý muốn để đi tới quyết định loại bỏ một bào thai? Có bao nhiêu trường hợp mang thai do bị hãm hiếp, bị lợi dụng, lạm dụng và cưỡng bách tình dục? Hoặc có bao nhiêu trường hợp mang thai mà có ảnh hưởng đến sức khỏe thể lý, tâm lý, và mạng sống của người mẹ bị đe dọa?

     

    Thống kê từ Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) năm 2019, tại Hoa Kỳ có 629.898 trường hợp phá thai được tường trình từ 49 trung tâm. [3]

    Năm 2020, có 930.160 trường hợp. [4]

     

    Nhưng không phải tất cả những trường hợp phá thai này đều do hậu quả của tệ nạn hiếp dâm, cưỡng dâm, lợi dụng hay lạm dụng tình dục, hoặc loạn luân. Kết quả theo thống kê mang tính toàn quốc, những trường hợp mang thai liên quan đến hiếp dâm là 5.0%  trong số những nạn nhân (tuổi từ 12 đến 45). Đối với những phụ nữ trưởng thành, con số ước tính mỗi năm là 32.101 trường hợp mang thai vì bị hiếp dâm. [5]

     

    Như vậy, việc ông lên tiếng phản đối phán quyết của Tối Cao Pháp Viện chỉ là một cái cớ. Lý do chính có lẽ nằm ở chỗ là ông muốn chạy theo xu thế thời đại, muốn chứng tỏ mình có quyền. Và biết đâu, ông chẳng phải đang chịu áp lực từ những người đã đưa ông lên chiếc ghế quyền lực. Người ta dùng dao, kéo, ống hút, kim tiêm để cắt, để hút, và để trục thai nhi khỏi lòng mẹ. Còn ông, ông dùng sắc lệnh.

     

       Dù là bất cứ lý do gì, việc ông liên tiếp lên tiếng hô hào, ủng hộ và nhất là gần đây, đã dùng sắc lệnh để củng cố quyết tâm của mình đối với hành động phá thai là một cách khiến bàn tay ông và nhiều người nhuốm máu. Máu của các thai nhi. Máu của những trẻ em vô tội không có quyền, và không có cơ hội lên tiếng bênh vực cho sự có mặt của mình trên trái đất.   

     

     

    ___________

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1. AleteiaBiden signs executive order protecting abortion access

     

     

    2.https://nypost.com › 2021/12/15 › nearly-two-thirds-of.

    Nearly two-thirds of Americans don't trust Biden, poll shows

     

     

    3.https://www.cdc.gov › mmwr › volumes

    Abortion Surveillance — United States, 2019 | MMWR

     

    4. https://www.guttmacher.org › article › 2022/06 › long-t...

    Long-Term Decline in US Abortions Reverses, Showing ...

     

    5.  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov › ...

    Rape-related pregnancy: estimates and descriptive ... - PubMed

     

     

     

     

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HÙNG ĐÀO

  •  
    Hung Dao
    Mon, Jul 18 at 10:03 PM
     
     

     

    CUỘC ĐỜI NÀY, ĐỪNG LẤY LÒNG NGƯỜI KHÁC, HÃY LÀM HÀI LÒNG CHÍNH MÌNH
     
    Thế gian không hỗn độn, cũng không phải là biển khổ, chỉ là con người khiến lòng mình rơi vào ồn ào, khổ sở mà thôi.
    Sống một cuộc sống tốt đẹp và làm cho bản thân hạnh phúc là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Làm cho người khác vui vẻ là một loại năng lực, làm cho chính mình vui vẻ mới là hạnh phúc thực sự. Làm hài lòng chính mình, để bản thân toát ra sức sống và sự quyến rũ, mới là ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
    Làm hài lòng bản thân, đừng lấy lòng người khác
    Trong cuộc sống, nhiều người mong muốn được người khác công nhận và yêu mến. Vì vậy đã thỏa hiệp, điều chỉnh tâm trí của mình để làm hài lòng người khác, và đặt người khác lên hàng đầu cho dù thế nào đi nữa. Ngay cả khi bạn cảm thấy không vui vì điều đó, nhưng nó cũng không quan trọng.
    Mọi mối quan hệ đều là tương hỗ, nếu không có tình cảm tương thân tương ái giữa con người với nhau thì mọi cố gắng đều trở nên vô ích. Vì vậy, thay vì cố gắng làm hài lòng người khác, hãy học cách làm hài lòng chính mình.
    "Cuộc sống của chúng ta không tồn tại vì được người khác thích".
    Làm người, bạn không được tự hạ thấp bản thân mình.
    Sống, đừng quá toan tính, đừng ép buộc những điều mình không muốn, hãy để những lời không muốn nghe trôi qua tai. Bạn không cần phải lấy lòng người khác. Đối xử tốt và yêu thương bản thân là điều quan trọng nhất.
    Làm hài lòng bản thân và chấp nhận sự không hoàn hảo của bạn
    Mạnh mẽ chính là cách để bạn đối mặt với một tôi không hoàn hảo. Nhiều người không những không dám đối mặt và chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân mà còn phóng đại nó trong lòng, tạo cảm giác sợ hãi cho bản thân. Bạn cảm thấy rằng sự không hoàn hảo của mình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, hằng ngày tôi phải vật lộn với câu hỏi tại sao mình kém cỏi như vậy, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống và công việc. Con người sống trên đời, tiền đề của việc chấp nhận bản thân chính là không được thiếu tự tin.
    Nhà văn Pháp France nói: “Tôi có thể chấp nhận sự không hoàn hảo của mình, đó là bản chất của cuộc đời tôi”. Sự không hoàn hảo của chúng ta chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống, không cần quá chú ý đến chúng, chúng không đe dọa quá nhiều đến chúng ta. Bản chất của cuộc sống là chúng ta phải chấp nhận nó, cho dù tốt hay xấu phải đối mặt với bất kỳ thử thách nào.
    Làm hài lòng bản thân, sống theo cách bạn thích
    Hãy biết cách làm hài lòng bản thân, bạn sẽ gặp được phiên bản tốt hơn của chính mình. Cuộc sống thuộc về bạn, không phải để người khác nhìn đánh giá và bạn cũng không nên quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác.
    Lấy lòng chính mình, tuân theo trái tim và sống cho chính mình. Làm những gì bạn yêu thích, cố gắng sống theo cách bạn muốn là cách sống hạnh phúc nhất trên đời. "Trong nhiều năm, bạn đã làm việc chăm chỉ để làm hài lòng người khác, làm hài lòng người bạn muốn và làm hài lòng thế giới. Phải mất bao nhiêu năm nữa bạn mới biết cách làm hài lòng chính mình?"
    Mọi người dường như đang dùng cả đời để đáp ứng kỳ vọng của người khác, nhưng lại bỏ qua nhu cầu nội tại của chính mình.
    Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta cố gắng học tập chăm chỉ để làm hài lòng bố mẹ, trở thành một đứa trẻ ngoan và biết điều, chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ và quên đi sở thích của bản thân.
    Khi ở tuổi trung niên, chúng ta tập trung làm việc chăm lo cho con cái, để con được học ở ngôi trường tốt nhất, mà quên đi sở thích cá nhân.
    Sống vì người khác khiến ta mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Cả một đời trôi qua mấy chục năm, bạn phải cố gắng sống với cảm xúc của chính mình, yêu những gì bạn yêu, mơ những gì bạn mơ, làm những gì bạn muốn làm để quãng đời còn lại không phải sống trong hối tiếc.
    Tình yêu có thể tồn tại lâu dài, ước mơ có thể mang lại ánh sáng cho tương lai, trên hành trình trèo đèo lội suối, tôi mong bạn hãy sống hết mình, tươi sáng như mặt trời ấm áp, dũng cảm và tốt bụng.
    OrangeBooks
    Tĩnh tâm với bộ sách "Một tách trà thiền" tại: https://tinyurl.com/mottachtrathien
     

CÁC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
    Thu, Jul 14 at 1:40 PM
     
     CẦU NGUYỆN NHƯ NGÔN SỨ ĐANIEN
     

    Thứ nhất:  Đa-ni-ên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh để biết được tấm lòng và kế hoạch của Đức Chúa Trời.

    Đa-ni-ên đã đúng khi nhìn nhận những lời tiên tri trong Kinh Thánh như một hướng dẫn cho các sự kiện trong tương lai. Đây là cách ông bắt gặp lời tiên tri trong Giê-rê-mia và nhận ra rằng điều đó sắp xảy ra. 

    A-mốt 3:7 nói, “Chúa Gia - Vê chẳng làm một việc gì mà không tỏ sự kín nhiệm Ngài cho các đầy tớ Ngài là các nhà tiên tri.

    Thứ hai, Đa-ni-ên không cầu xin Chúa đến và sửa chữa mọi thứ trong thế giới của mình theo ý tưởng của riêng mình, mà đã quyết định mạo hiểm để bước vào thế giới của Chúa và chia sẻ kế hoạch của Ngài.

    Tất nhiên Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi chi tiết trong cuộc đời của chúng ta, điều đó đúng, nhưng thật tuyệt vời làm sao khi chúng ta cũng quan tâm đến các chi tiết trong vương quốc của NGÀI.

    Cuối cùng, Đa-ni-ên nổi tiếng với việc cầu nguyện ba lần trong một ngày.

    Người ta thường nói cầu nguyện là một cuộc trò chuyện hai chiều. Là một tín hữu trẻ, tôi bắt đầu noi gương Đa-ni-ên và cầu nguyện ba lần mỗi ngày. Tôi sớm nhận ra rằng tôi có thể nghe được cũng như tôi nói vậy.

    --------------------------------------