21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MƠ NGUYỄN

 
 
 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    Tại Sao Thiên Chúa Mặc Đồ Cho Ađam và Evà?
    Bài gẫm của chị Lucia Fatima về thời trang
    Trong một cuốn sách cuối cùng của sơ Lucia tại Fatima đã viết xong ngày 25 tháng 3 năm 1997 có nhan đề bằng tiếng Bồ đào nha là “Apelos da Messagem Da Fatima”. Dịch sang tiếng Anh là “Calls from the Message of Fatima” (Thông Điệp Fatima Mời Gọi), từ một người bạn đang sinh sống tại Fatima, ông Rôbert Nesnick. Là người được chọn giữ bản quyền bất cứ ở đâu sách của chị Lucia xuất bản: Secretariado dos Pastorinhos, 2496-908 Fatima, Portugal.
    Trong sách này, Sơ Lucia nói về các trang phục của nước chị vào thời điểm Mẹ xuất hiện rồi, hồn nhiên, chị nói về cách ăn mặc quần áo
    Ăn Mặc Đơn Sơ Nết Na
    Chân phúc Jacinta đã nói tại Fatima năm 1917 rằng, “thực sự thời trang sẽ mãi luôn xúc phạm đến Thiên Chúa chúng ta rất nhiều.”
    Có phải những bộ đồ mà chúng ta mặc trong ngày thấm đượm chất đơn sơ giản dị, tôn trọng phẩm giá con người, được những cô thôn nữ mặc trong những ngày đó! Điều ấy tốt cho chúng ta ở đây khi ôn lại những gì Thánh Kinh đã nói về chủ đề này: “Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sáng thế 3:21)
    Tại sao Thiên Chúa lại chỉ mặc đồ cho có hai con người đầu tiên ấy thôi, thế thì, trước đó họ trần truồng sao? Chính Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta câu trả lời:
    “Thế rồi, Yahwêh Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng, ‘Hết mọi trái cây trong vườn ngươi cứ ăn. Nhưng trái của cây cho biết điều thiện ác thì người không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết’ (…) “Người nữ thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt …nàng liền hái vài quả rồi ăn. Nàng đưa cả cho chồng đang ở đó với nàng, và chàng cùng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng. Họ mới kết lá vả làm khố che thân.”
    Mặc Lấy Ân Sủng
    “Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” mạch văn thánh kinh này chỉ cho chúng ta thấy rằng, vì tội, mà Thiên Chúa đã mặc lấy áo ân sủng, bao bọc thân thể bị trần trụi của họ. Vì lý do này, chúng ta phải ăn mặc hết sức giản dị, đơn sơ, và hợp với phẩm giá của chúng ta. Những ai ăn mặc thiếu đứng đắn là gây nên dịp tội cho kẻ khác, và họ không những phải chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của chính mình mà còn có lẽ cả tội của người khác vấp phạm vì họ nữa. Xét rằng nếu thấy thời trang là thiếu nết na đứng đắn – và chúng ta thấy đấy không may thế giới hùa theo coi điều đó như là một luật lệ - đó là mưu mô của quỷ dữ, đó là một cái bẫy tinh khôn quỷ dữ giăng bắt các linh hồn, tương tựa như trò chơi của các tay thợ săn trong rừng và trong các lĩnh vực vậy.
    Thiên Chúa không có ban tặng quần áo cho chúng ta như thể một thứ trang sức theo nhu cầu nuôi dưỡng con người hư vô và phù phiếm của chúng ta. Không! Ngài ban nó cho chúng ta như một thứ đảm bảo chúng ta chống lại tội lỗi, tựa như một biểu hiệu đền vì tội lỗi đã phạm, và phải chịu hình phạt vì tội phạm đó, đồng thời nhắc nhở hết thảy chúng ta buộc phải vâng lời giới luật của Thiên Chúa.
    Chúng ta hãy bắt đầu hồi tâm xem đâu là dấu hiệu của hình phạt và đền vì tội đã phạm, và một sự đảm bảo chống lại cám dỗ. Mạch văn thánh kinh thuật lại với chúng ta rằng, sau khi hai ông bà phạm tội, Ađam và Evà đã lấy lá vả làm khố che thân; nhưng Thiên Chúa không lấy sự việc này làm đủ vì, Thánh Kinh thuật lại với chúng ta, Ngài “làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sáng thế 3:21)
    Thế rồi, theo một trình thuật của hình phạt và đền vì tội đã phạm: “Yahwêh Thên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Êđen để cày cấy đất đai, con người đã được lấy ra từ đó” (St 3:23). Và ở đấy “cho đến khi trở về với đất, (hay nói cách khác là cho tới khi chết), vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Vì ngươi là đất bụi và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19). Như vậy, sau khi mặc đồ cho họ, Thiên Chúa đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng chỉ sau khi đã ra hình phạt, bắt họ phải làm việc đền tội, bảo họ phải canh tác đất đai cho đến khi trở về với đất mà từ đó họ đã được lấy ra.
    Con người tự mình mang án chết bởi tội bất phục tùng giới răn Thiên Chúa, Ngài đã dặn họ: “Nhưng trái cây cho biết điều thiện ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2:17). Vâng, thân xác bạn sẽ chết vì tội đã phạm và tội phạm đến giới răn Thiên Chúa. Nhưng tệ hại hơn nữa, linh hồn của bạn sẽ bị hư mất đời đời ngoại trừ khi bạn ăn năn cải thiện và làm việc đền tội. Bạn sẽ chết nếu không chịu cải thiện đời sống, bạn sẽ chết nếu không chịu quay về tuân phục giới răn Thiên Chúa.
    Tuy thế, điều cảnh báo đó không chỉ có hai lý do – hình phạt và đền vì tội chúng ta đã phạm – mà Thiên Chúa đã mặc lấy chúng ta; bên trong việc con người được đảm bảo chống lại tội lỗi đó cũng còn có những mục đích phụng sự khác nữa, việc ăn mặc nết na giản dị cho biết chúng ta thuộc thành phần được tuyển chọn nhằm phân biệt với những phường vô đạo đức mất nết, cho phép chúng ta tự giới thiệu mình như những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô và đối với thế gian.
    Đồ mặc trang phục cũng nhắc nhở chúng ta về luật pháp Thiên Chúa, và đòi buộc chúng ta phải nghiêm chỉnh tuân hành. Trong thực tế, Thiên Chúa yêu cầu dân của Người mặc lấy quần áo, vì qua đồ mặc của họ, là những biểu hiệu nhắc nhở họ về những Thánh luật của Thiên Chúa: “bảo chúng phải làm tua khâu vào tà áo của chúng, qua mọi thế hệ, và cột lên tua áo đó một sợi giây màu xanh. Vậy các ngươi sẽ mang tua áo, và khi nhìn thấy nó, các ngươi sẽ nhớ đến mọi lệnh truyền của Thiên Chúa mà thi hành, chứ không theo con tim và đôi mắt các ngươi mà đi làm điếm.” (Dân số 15:38-39)
    Thế nên, đồ chúng ta mặc là để bảo vệ con mắt và tâm hồn của mình, bởi đó chúng ta sẽ không cho phép mình bị sa chước cám dỗ của xác thịt, thế gian và ma quỷ.
    Tua áo được nhắc đến trong mạch văn chắc chắn có ý nói đến một số phục sức qua quần áo của chúng ta; như thế trang phục phải xứng hợp với nhân phẩm con người, nết na đoan trang, giản dị, đơn sơ, tự trọng, thúc đẩy chúng ta tầm sát các huấn giới của Thiên Chúa.
    Sau cùng, chúng ta hãy gẫm điều mà Thiên Chúa biểu lộ: “qua mọi thế hệ”. Điều này làm chúng ta suy rằng Thiên Chúa không nói chỉ vì ích lợi riêng cho dân Do Thái mà thôi. Những gì Ngài truyền cho họ cũng đều có quan hệ đến chúng ta hôm nay, và cả đến các thế hệ đời sau nữa – không chỉ có hình thức của dấu hiệu được chọn bề ngoài mà, tự nhiên, thay đổi, nhưng bên trong còn có nghĩa là nếu chúng ta tôn trọng công việc sáng tạo của Thiên Chúa có trật tự lớp lang thì chúng ta không được đánh mất mục đích chính của mình. Bởi lẽ luật lệ đến với chúng ta là từ Thiên Chúa và bất biến, chẳng hề thay đổi; cũng như Ngài là Đấng không hề đổi thay.
    Sơ Lucia Fatima
    (sóng biển phỏng dịch theo báo “Michael” số phát hành cho tháng 5,6,7, năm 2003)
     -----------------------------------------

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - 10 QUỐC GIA CÓ HỌC THỨC NHẤT THẾ GIỚI

  • Kim Vu


  •    Nhớ đọc "Phần bổ xung" bên dưới.

  •   
    10 quốc gia có dân số học thức nhất thế giới.

    (Theo 24/7 Wall Street) Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm.

    Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.

    Đứng hàng thứ 10Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 %.

    Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim

    Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới,

    với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 %.

    Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim

    Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức,

    với tỷ lệ dân số có bằng cấp cũng ở mức 37 %,

    và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim

    Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng,

    với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người

    Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6,

    với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 %,

    trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim

    Quốc gia đứng hàng thứ 5Tân Tây Lan,

    với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 %.

    Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim

    Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4,

    với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 %.

    Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim

    Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật,

    với 44 % dần số có bằng cấp đại học.

    Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim

    Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách

    với 45 % dân số có bằng cấp đại học,

    trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim

    Canada là quốc gia đứng hàng đầu về trình độ trí thức,

    với 50 % dân số có bằng cấp đại học.

    Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 39, 070 dollars

    Phần bổ sung :

    Ngoài 10 thứ hạng kể trên, quốc gia được xếp hạng THƯỢNG THỪA

    có nhiều bằng cấp Tiến Sĩ nhất thế giới,

    vinh dự đó thuộc về:

    ĐĨNH CAO TRÍ TUỆ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

     -----------------------------------------------

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT -

  •  
    DM Tran
     

    MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.” (Rev 12:1)

     

    Người nữ mà thánh Gioan nhìn thấy trong cơn xuất thần không ai khác đó chính là Đức Nữ Trinh Maria, Nữ Vương trời đất. Hình ảnh này cũng là hình ảnh đã thấy xuất hiện ngay ở buổi đầu sáng tạo. Khi Thiên Chúa tuyên án phạt Satan, con rắn già hỏa ngục vì sự dối trá của nó, cùng với Nguyên Tổ là Adong, Evà vì tội không vâng lời mà ăn trái cấm: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ. Giữa miêu duệ ngươi và miêu duệ người phụ nữ. Người sẽ đạp nát đầu ngươi, còn ngươi thì rình cắn gót chân người.” (Gen 3:15)


    Giêsu con lòng bà chính là người miêu duệ đã đạp dập đầu Satan, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh từ cõi chết, và đã về trời trong vinh hiển. Chính người miêu duệ ấy, hôm nay lại cùng với triều thần thánh đón rước mẹ của mình về trời cả hồn lẫn xác. Với vinh thăng cao cả ấy, lời phán năm xưa nay đã được thực hiện cách trọn vẹn. Thánh Phaolô đã diễn tả chiến thắng ấy như sau: “Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết.” (1 Cor 15:16)

     

    Sự chết đã bị tiêu diệt. Mối thù giữa con rắn già địa ngục và người nữ, nhưng Đấng đạp nát đầu con rắn lại không phải là người phụ nữ, mà là miêu duệ của người phụ nữ - Chúa Giêsu Kitô.

     

    Qua việc Thiên Chúa đem Mẹ hồn xác về trời, Ngài đã làm cho việc phục sinh và lên trời của mình được lặp lại nơi chính con người của lời hứa - Đức Trinh Nữ Maria - người nữ đồng trinh năm xưa. Và Mẹ cũng là người đã chiến thắng thần chết nhờ vinh quang của Con mình. Chiến thắng này đã trở thành bình minh mới cho con người tội lỗi, cho con cháu Evà nơi chốn châu lụy, và là niềm hy vọng cho tất cả toàn thể nhân loại. Vì một ngày kia sau khi đã từ giã cõi trần, tất cả những kẻ có lòng tin sẽ được cùng Mẹ về trời hưởng vinh quang thiên quốc. Điều này Giáo Hội vẫn hằng dạy chúng ta cầu xin với Mẹ: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.” Và “đến sau cõi đời này xin cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc bởi lòng Mẹ.”  

     

    “Tất cả hãy chúc tụng Chúa Kitô, vì chiến thắng của Ngài đã vượt xa quyền lực của sự chết”.

     

    Chúa Giêsu lên trời mang theo một ý nghĩa khác với việc Mẹ được đưa về trời. Chúa Giêsu, do quyền lực Thiên Chúa sống lại từ cõi chết. Ngài về lại nơi Ngài đã xuất phát.  Nhưng một con cháu Adong, Evà như Đức Maria thì sao? Điều này chỉ nói lên rằng nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu đã biến đổi tình trạng cuộc sống của chúng ta nên như Ngài. Nó đem lại niềm tin rằng “sự sống” của con người không bị giới hạn trong một thời gian nhất định trên trái đất. Nó nay đã vươn đến vô biên, đến vinh quang Thiên Chúa, ở đó không còn đau khổ, không còn bệnh tật, nghèo đói, không còn khóc lóc, không còn chết chóc, và ngay cả tội lỗi cũng không bén bảng đến được.

     

    Sự chết là bị đánh bại. Bị  hủy diệt. Chúng ta sẽ tiếp tục cảm nghiệm được điều này trong suốt cuộc sống nơi trần thế, và đặc biệt vào giờ sau hết. Nhờ chiến thắng của Chúa Giêsu, nhờ sự về trời cả hồn lẫn xác của Mẹ, giờ lâm tử, đúng ra không phải như một ngọn nến vụt tắt trước gió, một tim đèn bị dập tắt, nhưng như Mẹ, là “đi vào giấc ngủ” và khi tỉnh dậy thì thấy những điều mà mắt không hề thấy, tai nghe nhưng âm thanh chưa bao giờ được nghe, và lòng trí chưa bao giờ tưởng tượng (x. 1 Cor 15:6). Và điều này làm trọn lời hứa mà Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ của Ngài trong bữa Tiệc Ly: “Thầy sẽ… đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó với Thầy.” (Gioan 14:3)

     

    “Đức Maria được rước lên trời,

    Các thiên thần mừng rỡ hân hoan.”

     

    Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta tôn vinh Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Hãy hướng con mắt tâm hồn dõi theo hình bóng Mẹ đang được các thiên thần, các thánh tung hô đón rước Mẹ vào thiên đàng:   

     

    Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng. Đàn ca các Thánh tung hô! Nhân loại vui hát mừng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung. Mẹ lên trời ngày mừng vui cho thiên quốc. Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi. Sáng ngời khắp chín tầng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới thiên đường. (Mẹ Lên Trời- Triệu Hà)

     

    Hãy để những hình ảnh đẹp đẽ này bao phủ đời sống chúng ta cho đến khi được nhìn xem Thiên Chúa mặt đối mặt.

     

     




     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THÁNH ĐAMINH LÀM BA PHÉP LẠ

  •  
    Chi Tran
     
     
     


    THÁNH ĐAMINH LÀM BA PHÉP LẠ CẢI TỬ HOÀN SINH
     
    Khuynh hướng Giáo Hội gần đây khi cổ võ lòng tôn kính các thánh, thường nhấn mạnh việc noi gương đời sống nhân đức của các ngài. Điều đó chính xác, tuy nhiên đừng quên, các thánh luôn là những đấng chuyển cầu thần thế cho chúng ta trước Nhan Thiên Chúa.
    Các vị thánh như thánh Đaminh, Vincentê, Martinô … nên thánh do đời sống thánh thiện của các ngài chứ không phải nhờ phép lạ, nhưng các phép lạ là dấu hiệu để ta nhận ra tình yêu của các ngài với Chúa lớn lao như thế nào. Và Hội thánh vẫn dựa vào phép lạ, khi suy tôn các vị trên bàn thờ.
    Thánh Đaminh lúc sinh thời, đã được Chúa ban nhiều dấu lạ, như : Cuốn sách không cháy trong cuộc tranh luận với lạc giáo; Khả năng nói tiếng Đức để giảng cho khách hành hương; Cứu sống đoàn tàu hành hương Compostella thoát cơn bão tố; Các phép lạ chữa bệnh; Thiên thần đem bánh cho tu viện khi thày đi hành khất vì bác ái đã phân phát hết cho người nghèo …
    ✝Trong bài này xin giới thiệu ba phép lạ đặc biệt, phép lạ cải tử hoàn sinh, cho người đã chết được sống lại. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Đaminh, Chúa đã thực hiện việc cải tử hoàn sinh một kiến trúc sư, một em bé và cháu của hồng y Têphanô.
    Độc giả có thể đọc thêm về nhiều phép lạ khác của thánh nhân trong tác phẩm “Thánh phụ Đaminh, Đấng sáng lập dòng thuyết giáo”, của cha Giuse Nguyễn Tri Ân, op (1).
    1. Cải tử hoàn sinh một kiến trúc sư
    Một kiến trúc sư được mời đến giúp sửa chữa nhà cửa tại tu viện Sixto. Một hôm, khi cha Đa Minh đi vắng, các thầy dẫn ông lên coi một tháp cao chót vót đã cũ cần được sửa lại. Chẳng may tháp lâu ngày đã mục đổ xuống vùi ông dưới đống đá chết ngay tại chỗ. Cả nhà dòng và dân chúng tuốn đến coi tai nạn mới xảy ra và bàn tán xôn xao.
    Cha Đa Minh đi giảng về, nghe biết tin, người bình tĩnh tiến thẳng đến chỗ tai nạn xảy ra, và yêu cầu các thầy bới đống gạch đá để lấy xác ra ngoài. Sau đó, người quì xuống cầu nguyện với Chúa.
    Khi cha Đa Minh vừa cầu nguyện xong, toàn thể dân chúng đứng chung quanh đều chứng kiến nạn nhân được sống lại với thân thể lành mạnh như không có việc chi xảy ra. Tiếng phép lạ đồn thổi khắp thành Rôma.
    2. Cải tử hoàn sinh một em bé
    Đó cũng là nội dung bức tranh được giáo xứ Đaminh trưng bày tại gian cung thánh năm nay, theo chủ đề "Thánh Đaminh, con người của lòng trắc sẩn". Bức tranh do họa sĩ Vlaho Bukovac người Praha Tiệp Khắc vẽ năm 1911, và được tôn kính tại nhà thờ thánh Đaminh tại Dubrovnik.
    Một góa phụ tên là Tuta, có đứa con bị bệnh nặng. Nhưng quyết định đến nhà thờ thánh Maccô tại Rôma để nghe Cha Đaminh giảng thuyết. Khi về nhà bà phát hiện ra con trai của bà mới chết.
    Bà mang đứa bé đến nhà thờ và thấy thánh Đaminh đứng ngay ở cửa như đang chờ ai đó. Bà liền đặt đứa bé dưới chân thánh nhân và xin ngài cứu sống con mình. Thánh Đaminh đến trước bàn thờ cầu nguyện một lát, rồi đến gần hai mẹ con, làm dấu Thánh giá ban phúc lành và đặt tay ... Bỗng nhiên đứa trẻ được hồi sinh.
    Phép lạ này được ĐTC Honorio III công nhận, khiến ảnh hưởng của cha Đa Minh tăng lên gấp bội; thiên hạ tuốn đến với Người rất đông, họ chen nhau đụng chạm đến áo người mặc. Có người còn lén cắt trộm gấu áo của người để làm kỷ niệm di tích của một đấng thánh.
    3. Cải từ hoàn sinh Napoleô, cháu hồng y Têphanô
    Một hôm cha Đa Minh đang cùng thảo luận với hồng y Têphanô và hai vị hồng y khác. Bỗng có người đến báo hung tín, Napolene Orsini, cháu gọi hồng y Têphanô bằng cậu vừa ngã ngựa và chết ngay tại chỗ. Nghe tin, hồng y Têphanô bàng hoàng ngất xỉu.
    Cha Đa Minh đích thân chạy đến chỗ Napoleô nằm chết yêu cầu đem xác nạn nhân về nhà. Rồi người sốt sáng dâng thánh lễ cầu nguyện cho cậu. Sau đó ngài đi vào phòng để xác cậu, lấy tay xếp đặt lại các phần thân thể đã gãy, quì xuống cầu nguyện ba lần, làm dấu thánh giá trên thi hài cậu.
    Rồi ngài lớn tiếng truyền lệnh : “Napoleô, nhân Danh Chúa Giêsu, con hãy chỗi dậy ngay”. Người vừa dứt lời thì Napoleô đã hồi sinh, bằng yên vô sự, chân tay lành lặn như không có biến cố đáng tiếc đã xảy ra. Cha Đa Minh cầm tay Napoleô trao lại cho đức hồng y.
    Lm Px Đào Trung Hiệu OP.
    Có thể là hình ảnh về 1 người
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    8989