21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

 
 

 

  •  
OSV Catholic Bookstore

 

Thu, Aug 25 at 7:11 AM
 
 
 
 

If you are having trouble reading this email, read the online version.

Simple Mercies: How the Works of Mercy Bring Peace and Fulfillment with Lara Patangan

Wednesday, August 31, 2022

2:00 PM ET

With her accessible, everyday approach to life, writer, mom, and volunteer Lara C. Patangan helps us realize that our everyday compassion makes a difference in exponential ways and that mercy always matters. 

 

Simple Mercies: How the Works of Mercy Bring Peace and Fulfillment shares how you can be the person God created you to be by loving and serving others through the works of mercy. By doing so, we are assured the peace and fulfillment that doesn’t come from the world, but from love of God and neighbor.

 

Register for the webinar here.

Prepare for Your Advent Pilgrimage!

Oriens 2022 with Fr. Joel Sember

Thursday, September 01, 2022

2:00 PM ET

Make a life-changing pilgrimage this Advent. Oriens is a Latin word meaning “rising” and “dawn.” Fr. Joel Sember is your leader on this pilgrimage, one in which you will learn what God is revealing to you through Scripture and prayer.  Join us as he explains how, with Oriens as your guidebook, you’ll learn how to pray and reflect more deeply. 

 

In this live discussion with Fr. Sember, we will invite you to join us for a free, 10-week webinar series in which we all journey through Advent together.

 

Register for the first webinar here.

It's still the month of the Immaculate Heart of Mary!

 

Check out our Marian books and gifts below or click here for more.

Facebook Instagram

Forward this email to a friend!

Was this email forwarded to you? Sign up to receive the latest news and sales from OSV Catholic Bookstore.

Free shipping offer only valid on purchases of $20 or more (after discount) made on OSVCatholicBookstore.com | Continental US only

 
 

 

 

 
 
 
 
 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - BỘ PHÂN ĐỘC CỦA TÔM - HỒNG NGUYỄN

  •  
    Hong Nguyen
     
     

    Những bộ phận 'cực độc' của tôm chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn.


    Tôm là loại thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những bộ phận của nó chứa đầy chất độc hại, hoàn toàn không nên ăn.

    Những bộ phận 'cực độc' của tôm chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn ảnh 1

    Những bộ phận 'cực độc' của tôm

    Đầu tôm

    Nhiều người cho rằng ăn gì bổ nấy nên ăn đầu và mắt tôm sẽ bổ. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định đây là một nhầm lẫn tai hại. Bởi đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Đây là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... đầu tôm là phần đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết. Khi ăn đầu tôm, chúng ta vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn...

    Khi ăn tôm, chúng ta nên bỏ đầu và chỉ ăn phần thịt. Quá trình chế biến cần rửa sạch, lấy phần ruột tôm trên sống lưng, nấu chín rồi mới ăn.

    Đặc biệt, nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

    Vỏ tôm

    Nhiều người cho rằng vỏ chứa nhiều canxi nhưng sự thật không phải như vậy.

    Vỏ có thành phần chính là chitin - một polymer tạo thành vỏ của các loài giáp xác. Vỏ rất khó tiêu hóa. Do đó, ăn vỏ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày mà không giúp cơ thể hấp thu thêm canxi. Nguồn canxi chủ yếu của là ở phần thịt.

    Đường chỉ đen ở lưng tôm

    Ở lưng con tôm có một đường chỉ đen. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đường này ở những con to.

    Thông thường, đường chỉ tôm không gây hại cho sức khoẻ bởi khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi chế biến.

    Những bộ phận 'cực độc' của tôm chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn ảnh 2

    Những người nên kiêng ăn tôm

    Người đang bị ho

    Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

    Người bị đau mắt đỏ

    Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

    Người có hàm lượng cholesterol cao

    Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

    Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

    Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

    Người bị dị ứng hải sản

    Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

    Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

    Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

    Người mắc bệnh về xương

    Tuy tôm chứa nhiều canxi có lợi cho sự phát triển và độ bền của xương khớp, nhưng hải sản này cũng chứa nhiều i-ốt sẽ khiến cho những ai đang mắc phải bệnh xương khớp trở nên nặng hơn.

    Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều tôm, khiến cho cơ thể dung nạp lượng lớn purine - chất này có xu hướng lắng động các tinh thể axit uric trong khớp, làm cho bệnh xương khớp nặng thêm, nhất là xuất hiện bệnh gút.

    Những bộ phận 'cực độc' của tôm chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn ảnh 3

    Những thực phẩm không nên ăn cùng với tôm

    Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

    Tôm chứa nhiều asen pentoxide (As2O5). Chất này gặp vitamin C trong các loại hoa quả, rau củ sẽ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày và khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide (còn được biết đến với tên gọi là thạch tín. Đây là một chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.

    Không kết hợp tôm với thịt gà

    Theo Đông y, nấu tôm và thịt gà cùng nhau sẽ gây ra hiện tượng động phong (ngứa ngáy khắp người).

    Không nên kết hợp tôm với thịt lợn

    Theo các y văn cổ ghi rằng không nên ăn thịt lợn với tôm vì chúng kỵ nhau theo ngũ hành. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết kinh nghiệm: thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… do tương quan ngũ hành. Ăn thịt lợn với tôm hoặc ốc sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

    Không ăn bí đỏ cùng với tôm

    Theo Đông y, bí đỏ tính hàn, vị ngọt còn tôm tính ấm, vị ngọt, mặn, Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bệnh kiết lỵ.


    Thanh Huyền (Tổng hợp)


    Nguồn:https://tienphong.vn/nhung-bo-phan-cuc-doc-cua-tom-chua-day-ky-sinh-trung-them-den-may-cung-dung-nen-an-post1458587.tpo

     

     


     
     

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HÙNG ĐÀO -VỀ GIÀ RỒI

  •  
    Hung Dao
    Tue, Aug 23 at 8:41 PM
     
     
     

    Tản mạn cuối tuần
    KHI VỀ GIÀ
    ***
    Ngày xưa, khi gã còn trẻ, ai nói đúng sai gì, gã cũng tìm cách phản bác. Bây giờ già rồi, kinh nghiệm đầy mình, nhìn thấy cuộc đời muôn mặt, gã trở nên dễ dãi hơn, ai nói gì cũng…gật, ai nói gì cũng thấy có lý...Gã nói: “Ấy là dấu hiệu đã về già”.
     
    Rồi gã lại lẩn thẩn suy nghĩ: “Bao nhiêu tuổi mới gọi là già nhỉ ?” Hồi gã mới 14,15 tuổi, thấy các chị hàng xóm 18, đôi mươi, gã cứ nghĩ là những bà cô thuộc loại già khú đế! Bây giờ, gần 60 tuổi, nhìn các bà 50 tuổi gã lại cho là trẻ, nhìn các mẹ bốn chục, gã cho là con nít ranh! Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
    Ở xóm trên có bà cụ tuổi 90, chiều qua, than vãn với gã: “Giờ tôi còn khỏe, mai mốt già rồi chẳng biết nương dựa vào ai ?” Ôi giời ,90 tuổi mà còn nói: “…mai mốt già rồi…”. Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
    Mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, đừng tưởng mình sắp trở thành người thông thái, mà phải biết đó là chứng rụng tóc, đó là dấu hiệu của tuổi già… Nếu mình thấy thiên hạ dường như trẻ lại, thì chính là mình đang già đi.
    Những lúc khề khà bên chén rượu với mấy ông bạn đồng liêu, gã nói: Khi về già thì tai điếc đặc, nghe nhạc cứ như “đàn gảy tai trâu”. Nhưng có cái lợi là ai chê bai, trách móc, thậm chí chửi bới, mình cũng chẳng nghe. Họ nói, họ nghe.
    Khi về già, mắt kém, đọc sách báo một lúc, chữ cứ nhòe đi, nghĩ cũng bực nhưng lại có thời gian đi tản bộ quanh làng ngắm cảnh thiên nhiên.
    Khi về già, đầu óc không còn minh mẫn nữa, nói trước, quên sau. Cũng hay, bởi nhiều thứ đang cần vứt bỏ bớt đi cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, giữ lại cũng chẳng sinh ích lợi gì mà khiến mình cứ phải suy nghĩ vẩn vơ.
    Khi về già, chân tay trở nên lóng cóng, ăn uống không được gọn gàng, thức ăn rơi vãi ra ngoài, dính cả lên râu, lên mép. Gã nhớ đến câu chuyện đứa bé đẽo máng gỗ để dành cho cha mẹ lúc về già có cái mà dùng, thật là chí lý.
    Khi về già, ăn uống thứ gì cũng phải kiêng khem. Kiêng mặn, kiêng ngọt, kiêng chất béo, kiêng thuốc lá, kiêng rượu,...
    Riêng gã, kiêng gì cũng được, nhất định không kiêng rượu. Đi khám bệnh, cố nèo cho được thang thuốc bắc về ngâm rượu. Bữa cơm nào cũng phải có tí rượu. Chán rượu, có nghĩa là sức khỏe có vấn đề.
    Gã quan niệm, kiêng cũng chết mà không kiêng cũng chết. Chết là quy luật của tạo hóa. Chết là một phần tất yếu của cuộc sống, nếu như không muốn nói đó là một kinh nghiệm kỳ thú mà mỗi chúng ta chỉ được trải nghiệm một lần duy nhất trên đời...
    Ai rồi cũng sẽ chết, kẻ chết già người chết trẻ. Người già chết, chúng ta mừng cho họ vì họ thoát khỏi hệ lụy trần gian, không còn là gánh nặng cho con cháu. Người trẻ chết, chúng ta cũng mừng cho họ vì họ không còn phải bận tâm công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo yêu thương, giận hờn, ghen ghét, khỏi lo…
    Khi về già, sức khỏe là vốn quý. Nhưng nếu không hề đau ốm, thì cũng rất nhàm chán, không cảm nhận hết được cái vốn quý ấy. Theo kinh nghiệm của gã, thỉnh thoảng nên ốm một trận. Nhẹ thì chỉ cần bảo vợ con cho ăn bánh đúc mắm tôm, đấm lưng, cạo gió, nấu nồi nước xông. Xông xong rồi lau người cho khô, lên giường ngủ một giấc. Sáng mai thức dậy thấy đời tươi phơi phới!!! Nếu bệnh nặng, phải đi nằm bệnh viện thì chớ vội nản lòng. Ngoài vợ con cháu chắt chạy ra chạy vào chăm sóc, thể nào cũng có một vài ông bạn cố tri tìm đến an ủi, thăm nom. Thế chẳng phải là hạnh phúc lắm ru ?!
    Nói thế thôi, khỏe mạnh thì vẫn hơn. Sáng sáng, ra đường đi bộ cho giãn gân cốt, hít thở khí trời trong lành, mà suy ngẫm về cuộc đời đã cho mình nhiều may mắn, mà tạ ơn Trời Đất. Có một hôm, vô tình, không hẹn mà gặp, gã đi bộ cùng với bà hàng xóm. Chẳng biết bà nghĩ gì, nhưng gã thấy bà vui, gã cũng vui. Bà kể chuyện huyên thuyên, đủ mọi thứ trên đời, chẳng đâu vào đâu. Lúc chia tay, gã cảm thấy có một chút lưu luyến, bà ấy cũng vậy. Gã cảm thấy yêu đời hơn.
    Gã cảm thấy yêu đời hơn, thế nên, gã đi nhuộm tóc. Tối hôm sau, gã rủ vợ đi ăn cơm tiệm. Chưa kịp yên vị, bà chủ tiệm hỏi: “Hai chị em dùng gì?”. Gã bực lắm. Hồi trẻ, chắc chắn sẽ to chuyện. Bây giờ già rồi, lão tự nhủ: “Một câu nhịn, chín câu lành”.
    Già rồi, nhịn riết cũng quen. Nhiều người già tự đặt cho mình một quy luật để sống, răm rắp tuân theo, sáng trưa chiều tối… Gã nghĩ, thế cũng tốt nhưng khắt khe với bản thân mình quá thì cũng không nên. Không nên để tâm bực bội những chuyện vu vơ. Không nên tranh luận chuyện thiên hạ làm chi để hao mòn sinh lực, tổn hại tình thân hữu. Đánh cờ cũng vậy, đánh cờ là để giải trí, không nhất thiết phải thắng, thắng chưa chắc đã lợi, thua không hẳn là thiệt.
    Già rồi, khi bị chê bai, gã cười, không buồn, không oán trách.
    Già rồi, nghe thiên hạ khoe khoang, gã cứ giả vờ tin như thật. Gã chẳng mất gì mà làm cho thiên hạ sướng, lên tận mây xanh.
    Già rồi, còn làm được gì giúp ích cho đời, cho gia đình, cho bản thân mình thì cố gắng mà làm. Đừng nuôi mộng ước cao xa để rồi đến chết vẫn không thực hiện nổi. Hôm trước gã đi thăm ông nhà văn sắp chết vì ung thư. Nằm thoi thóp trên giường bệnh mà cứ thở vắn than dài do tác phẩm để đời, ấp ủ bấy lâu nay, vẫn chưa viết được chữ nào!
    Già rồi, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, lếu láo vài ba chung rượu, ôn lại buồn vui sự đời, đó là hạnh phúc. Già rồi, còn gặp nhau được ngày nào biết ngày đó, nên phải trân trọng, yêu quý.
    Già rồi, ai nói đúng sai gì, kệ họ. Cuộc đời muôn mặt, nên ai nói gì cũng có cái lý của riêng họ. Gã chỉ biết lắng nghe và cảm nhận.
    Gã cầu chúc mọi người “già” thêm một tí, “lẩn thẩn” thêm một tí, “dở hơi” thêm một tí để tuổi già vui thêm một tí, để cuộc đời tươi thêm một tí và để thiên hạ “sướng” thêm một tí, “sướng” lên tận trời cao, ấy chứ lỵ....!
    Tuổi già như chén rượu mời
    Sao không uống cạn cho đời thêm tươi .
    * Share từ Fb anh Mru Thang