3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN - CN15TN-B

 
 

  •  
Mo Nguyen

 

 
 
 
12.png

 

                               CHANGING FOR THE BETTER

 

                                                                             FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                                                                            11th July 2021

 

                                                                            CHANGING FOR THE BETTER: 15TH SUNDAY B

                                                                                                             (Mark 6: 7-13)

 

We have heard Mark say in the gospel today: '... [the twelve apostles] set off to preach repentance' (6:12)

What did the apostles mean and what did Jesus mean when they called on people to 'repent'? In a nutshell, they were asking people to completely change their lives. Right now let's explore some of what repentance involves.

Repentance and conversion go together. They are about change and transformation. Conversion is turning away from something to something else. For every person, it involves turning away from how I live my life now to another way of living - a new, better, more genuine, more Christ-like way!

It happens when I respond to the gift of God to me, the gift of God’s love, God’s grace. It happens when I come to see and accept that God loves me with infinite and unconditional love, with a forgiving and everlasting love, a love that led his Son to stretch out his arms on the cross to embrace me, and a love that has been with me every step of my life’s journey.

This love that God has for me is brilliantly illustrated in the famous story Jesus told of the lost son who runs away from his father and family and their love and gets himself into one hell of a mess (Lk 15).

As it happened with the prodigal son, the beginning of the process of conversion is marked by a loss of tranquillity, and by feelings of restlessness, dissatisfaction, and disillusionment. This is necessary, for without unrest there is no felt need to change. Further along the path, conversion requires time and effort and struggles to grow and mature. It requires rooting out old habits, bad habits, and establishing new habits, good habits. It requires working at treating others differently and working at creating a different environment, a more peaceful, harmonious, and caring atmosphere around us in which to live and work.

It requires admitting and facing painful facts about myself: - I have done wrong. I have hurt others. I have let them down. I have deceived myself. I have flopped and failed again and again and again. It requires humbly admitting that I cannot change and become a better person without outside help, that I need to put my trust in the power and love of God to free, heal and change me. Only those can be liberated who know they are enslaved. Only those who have nothing can receive everything. The Word of God says so over and over again.

My conversion will be shown gradually in a change in my relationships – in how I relate to the members of my family, to my fellow parishioners, to the people I work with, to the people I pass in the street, to strangers, to the general public, to Jesus Christ in person, and to myself. My conversion will happen in the ways I begin to think about life and people, in the ways I feel about them, and in the ways that I respond to them.

My conversion will happen too in my change of values, as I re-make my life commitments in keeping with the best human values. These are not the values of this world where everything revolves around competition and success. No, my new values will be the values of Jesus – truthfulness; honesty; integrity; acceptance; affection; friendship; kindness; compassion; forgiveness; generosity; fairness; peace; patience; joy; fidelity, and trust. I will remember that God does not ask me to be successful - for success is not a gospel value - but to be faithful, faithful always.

I will show my conversion by deliberately and consistently reaching out to the poor, the lost, the losers, and the broken. Was it not to such people most of all that Jesus announced the coming of the kingdom of God? Did he not say that it belonged to them? Did he not say both in word and action that the kingdom of God is above all for the misfits, the ‘uglies’, the sinners, the tax-collectors, the lepers, the lonely, and the prostitutes? Did he not demonstrate over and over again that the kingdom of God is a kingdom for the messy and the losers rather than for 'the beautiful people’ – the celebrities of our glossy magazines?

It cannot be stressed strongly enough that conversion is about turning away and turning to - turning away, on the one hand, from selfishness, sin and evil, as well as the golden calves of money, prestige, status, and power, and, on the other hand, turning to God, to Jesus Christ and our shared values as a church community - truth and integrity, goodness and love, justice and equality, peace and joy. Turning away and turning to, all through the transforming power of the Holy Spirit of God given to us with our baptism!

So, during the rest of our prayer today – with others and alone – let us ask God for the grace of conversion - for one another, for our church community, for our society, and its culture!

Fr Brian Gleeson

 

The Mission (with lyrics):

 

https://www.youtube.com/watch?v=Uhbj68d6G6A

 

SING.jfif

 

Đáp Ca Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm B Hai Bè Của Lm. Kim Long:

https://www.youtube.com/watch?v=rYEN-jaRXx8

 
 

 

  •  

 


 

 

  • ,
  • or

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN14TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09/07/21 THỨ SÁU TUẦN 14 TN

    Th. Âu-tinh Zao Rong và các bạn tử đạo
    TIN MỪNG Mt 10,16-23

     

    NGHỊCH LÝ NƯỚC TRỜI

    Đức Giê-su nói với các tông đồ rằng: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.” (Mt 10,16)
     

    1/ Suy niệm/SỐNG: Khi sai các môn đệ ra đi, Chúa Giê-su ý thức rất rõ tính chất hết sức nguy hiểm của sứ mạng mà Ngài ví như hành trình của “chiên đi vào giữa bầy sói”. Ai lại không biết chiên là mồi ngon ưa thích của loài sói.

      Mà thế gian giống như loài sói, đã ghét Thầy thì cũng ghét môn đệ, nên không lạ gì các môn đệ “vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Mt 10,22).

      Thế nhưng Chúa vẫn sai các môn đệ ra đi, không phải là “giao trứng cho ác”, mà Ngài muốn các ông qua sự hiện diện khiêm tốn, làm chứng tá cho viễn tượng một Nước Trời thái bình thời Thiên Sai như ngôn sứ I-sai-a mô tả: Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ” (Is 11,6).

      Thật khó tin, sói ở chung với chiên con! Nhưng với Chúa thì không có gì mà không thể. Một Phao-lô nổi danh ‘làm thịt’ các Ki-tô hữu, vậy mà cũng nên tông đồ nhiệt thành hàng đầu, lại còn khuyên mọi người: Anh em hãy bắt chước tôi” (1Cr 11,1).

     

    2/ Mời Bạn CHIA SẺ: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một của Ngài, và tình yêu ấy tiếp tục được minh chứng bằng sự hiện diện của những người được Thiên Chúa sai đến:

      Mặc dù bị thù ghét, nhưng họ vẫn không sờn lòng nản chí, vẫn tiếp đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.

     

    3/ Sống Lời Chúa: Hãy phá bỏ bức tường ngăn cách của tự ái để hoà giải với người mà bạn vẫn làm mặt lạnh lùng.

     

    4/ Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Đấng từng bị thế gian thù ghét, xin cho con ơn can đảm để theo Chúa đến cùng, với ý thức rằng: “môn đệ không thể hơn Thầy”. Amen.

     ---------------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ - NOI NGUYEN- CN15TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI  CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B (11/07/2021)

    ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU

    [Am 7,12-15; Ep 1,3-14; Mc  6,7-13]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA      

    Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và đề cao phẩm giá và địa vị cao trọng của các Ki-tô hữu giáo dân. Thật ra giáo huấn của Công Đồng cũng chỉ là những tái khẳng định của giáo huấn  Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giê-rô-ni-mô rằng: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô” mà còn có thể tuyên bố: “Không biết Thánh Kinh còn là không biết chính mình chúng ta nữa!” nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng của chúng ta cũng như trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta.

    Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B là một trong nhiều ví dụ về điều vừa nói trên. Chúng ta hãy chăm chú nghe/đọc/suy nghĩ và cầu nguyện với những đoạn Thánh Kinh mà Giáo hội chọn cho Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, để được đổi mới trong nhận thức và hành động!

          

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Am 7,12-15): "Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta" Trong những ngày ấy, Amasia (vị tư tế ở Bêthel) nói cùng Amos rằng: "Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc". Amos trả lời cùng Amasia rằng: "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Ep 1,3-14): "Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian" Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương.

    Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này, Ngài đã đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ý định của Ngài, theo ý Ngài đã định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên mãn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Đức Kitô.

    Cũng trong Người mà chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, được tiền định theo ý định của Ngài là Đấng tác thành mọi sự theo thánh ý Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Đức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đã nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đã tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đã hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, và được ca ngợi vinh quang Ngài.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 6,7-13): "Người bắt đầu sai các ông đi" Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: "Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ". Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VA SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

    3.1 Chân Dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)    

    3.1.1 Trong bài đọc 1 (Am 7,12-15) nhờ lời giảng giải của ngôn sứ A-mốt với tư tế A-mát-gia mà chúng ta biết được tại sao A-mốt trở thành ngôn sứ: Chính Thiên Chúa đã chọn ông và - có thể nói là - “đã cưỡng bức” ông  nói lời sấm ngôn cho dân Ít-ra-en, chứ bản thân ông không hề muốn làm công việc ấy chút nào. A-mốt không muốn làm ngôn sứ, có lẽ vì ông biết rõ mình không có tài ăn nói trước công chúng và quan quyền. Cũng có thể vì ông sợ bị chống đối và bách hại. Nhưng ngôn sứ A-mốt đã hoàn thành nhiệm vụ và trở thành nổi tiếng trong hàng ngũ các ngôn sứ, vì các sấm ngôn của ông “mang tính phê phán xã hội” (prophétisme critique) tức lên án những tình trạng bất công trong xã hội: kẻ giầu sang, quyền thế bóc lột và áp bức người nghèo hèn.

    Qua ngôn sứ A-mốt và các sấm ngôn của ông chúng ta khám phá ra một Đấng Thiên Chúa đặc biệt quan tâm và yêu thương người nghèo đến độ đứng về phía họ, bênh vực họ chống lại mọi áp bức, bóc lột từ những người có quyền chức. Đúng là “Thiên Chúa đứng về Phe Tả” như tựa đề của cuốn sách mà Giám mục Luigi Bettazzi (Italia) đã viết cách đây mấy chục năm.  

    3.1.2 Trong bài đọc 2 (Ep 1,3-14), - là một đoạn thư của Thánh Phao-lô gửi cho các tín hữu Ê-phê-xô, - Thánh Tông đồ nói về ơn gọi làm con và bao hồng ân cao quí khác mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Đức Ki-tô. Cùng với ơn làm nghĩa tử cao quí ấy, chúng ta còn được ơn nghe biết Tin Mừng Cứu độ và được Thánh Thần in dấu ấn để chúng ta được đảm bảo phần gia nghiệp của Thiên Chúa hứa ban cho dân riêng của Người.

    Qua đoạn Thánh Thư này, chúng ta khám phá ra một Đấng Thiên Chúa vô cùng quảng đại và yêu thương đối với nhân loại nói chung và đối với các Ki-tô hữu nói riêng vì Người đã ban muôn vàn hồng ân cao quý cho chúng ta qua và nơi Con Một yêu dấu của Người là Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!

    3.1.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 6,7-13) Thánh Mác-cô tường thuật việc Chúa Giê-su sai Mười Hai Môn Đệ (Tông Đồ) đi rao giảng Tin Mừng, trừ quỉ và chữa lành những người đau ốm bệnh tật và bị các thần ô uế ám hại. Các Môn Đệ còn được Chúa Giê-su căn dặn tỉ mỉ là trong khi đi truyền giáo thì họ chỉ cậy dựa vào một mình Thiên Chúa mà thôi, chứ không được cậy dựa vào một sức mạnh nào khác (được biểu tượng bằng một hành trang nghèo nàn). Người còn căn dặn các ông về cách ứng xử với mọi người khi được tiếp đón cũng như khi bị từ chối. Vâng theo chỉ thị của Thầy, các Tông Đồ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong khi thi hành sứ vụ Chúa Giê-su trao phó.

    Nhờ đoạn Phúc Âm này, chúng ta khám phá ra Chúa Giê-su là Đấng giao phó sứ mạng rao giảng Tin Mừng và chữa lành cho các môn đệ. Sứ mạng này Người đã nhận được từ Chúa Cha và nay Người giao lại cho tất cả các môn đệ, trong đó có chúng ta. Để thực hiện thành công sứ mạng được giao, các môn đệ và chúng ta phải biết cậy trông vào Chúa và chỉ cậy trông vào một mình Chúa mà thôi.

     

    3.2 Sđiệp của Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?)    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là:

    Vì Tình Yêu “nhưng không và quảng đại”,

    Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô đã ban tặng và giao phó cho chúng ta

    ơn gọi và sứ mạng làm con Thiên Chúa,

    ơn gọi và sứ mạng làm ngôn sứ của Người, tức làm người nói Lời Thiên Chúa, rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho người trần thế.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã vì yêu thương loài người mà dùng ngôn sứ A-mốt làm phát ngôn viên nói lời Thiên Chúa và đã sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ mà Chúa Giê-su Ki-tô đã đem tới cho nhân loại.    

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

    Để thực thi sứ điệp của Lời Chúa hôm nay mỗi người/nhóm/cộng đoàn Ki-tô hữu phải:

    * Trước hết là ý thức tầm quan trọng của ơn gọi và sứ mạng của mình: Đó là ơn gọi và sứ mạng được làm con Thiên Chúa, được làm kẻ nói Lời Thiên Chúa (như ngôn sứ A-mốt), và làm người người rao giảng và chữa lành (như các Tông đồ).

    * Kế đến là tìm mọi cách thể hiện và thực thi ơn gọi và sứ mạng cao trọng ấy trong gia đình và ngoài xã hội.

    [Xin tự hỏi và trả lời trung thực trước mặt Chúa và trước lương tâm của mình:

    Hằng ngày tôi làm những gì, tôi sống như thế nào để thể hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa?

    Hằng ngày tôi làm những gì để nói Lời Thiên Chúa? để rao giảng Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa cho những người tôi gặp?]

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

    5.1 «Chính Đức Chúa đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và Đức Chúa đã truyền cho tôi: “Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho thề giới được Thiên Chúa ban cho nhiều ngôn sứ can đảm và kiên cường như A-mốt để nhắc nhở cho những người đang làm tội danh vọng, quyền lực và của cải bất chính mà cải tà qui chính.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.2 «Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một»  Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, cho các Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để với ơn Chúa trợ giúp, các ngài chu toàn sứ mạng được Thiên Chúa sai đến với mọi người, nhất là đến với những người nghèo hèn và bị bỏ rơi trong xã hội.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.3 «Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho giáo dân của giáo xứ chúng ta, để mọi người biết cảm tạ ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa là Đấng vừa giầu có vừa hào phóng mà ban muôn vàn ơn, nhất là ơn làm con Thiên Chúa, ơn làm ngôn sứ và làm tông đồ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.4 «Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các nhà truyền giáo trên mọi nẻo đường của thế giới hôm nay để họ cảm nghiệm được sức mạnh của Thiên Chúa mà vững lòng trông cậy mà ra đi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    Sàigon ngày 07 thàng 07 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

                                               

     

     

                                              

     

     

     

     

     

     

     

     

    --

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN14TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    08/07/21 THỨ NĂM TUẦN 14 TN
    Mt 10,6-15

     

    NƯỚC TRỜI ĐÃ ĐẾN GẦN!

     
    Dọc đường hãy rao giảng rằng Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại.” (Mt 10,7-8)
     

    Suy niệm/SỐNG: “Nước Trời đã đến gần!” Đó là sứ điệp Đức Giê-su muốn các môn đệ loan báo. Nước Trời không hệ tại ở những chuyện vật chất thuần túy, nhưng nơi các giá trị thiêng liêng con người nhận được như hoán cải, được lành bệnh, xua trừ khỏi ma quỉ, được cho sống lại…

       Tất cả dấu chỉ ấy cho thấy sự hiện diện rất gần của Nước Trời giữa nhân loại này. Khi loan báo về Nước Trời, các môn đệ được mời gọi sống như cung cách Thầy mình dạy: khó nghèo, biết khước từ những gì không phù hợp với Tin Mừng, để chỉ chuyên tâm lo việc rao giảng mà thôi.

       Sự khó nghèo ấy của người môn đệ là bằng chứng hùng hồn cho thế gian thấy Nước Trời đã đến gần.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: ĐTC Phanxicô nói: “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà những giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta.”

       Bạn có sợ phải lội ngược dòng đời khi sống các giá trị Tin Mừng như nghèo khó, đơn sơ, phó thác? Theo bạn, sống và loan báo các giá trị Tin Mừng có nhất thiết phải đầy đủ phương tiện mới có thể thực hiện?

      Bạn sẽ trả lời sao cho hợp ý Chúa Giê-su?

     

    Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sống nghèo khó và bác ái với người khác như một cách thức cho thấy Nước Trời đang hiện diện.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con ý thức sứ vụ loan báo Nước Trời là sứ vụ hàng đầu. Xin cho đời sống chân thành, bác ái, đơn sơ, khó nghèo của chúng con như dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã đến gần. Amen.

    GPLONGXUYEN
     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ BA CN14TN-B

  •  
    Chi Tran <

     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    06/07/21 THỨ BA TUẦN 14 TN
    Th. Ma-ri-a Gô-rét-ti, trinh nữ, tử đạo 
    Mt 9,32-38

     

    TẤM LÒNG CỦA ĐỨC GIÊ-SU

     
    Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,37-38)
     

    Suy niệm: Đứng trước đau khổ của nhân loại, Chúa Giê-su không cầm được xúc động. Ngài thương dân chúng bơ vơ như chiên không có người chăn. Chúa chữa lành những người bệnh hoạn tật nguyền.

        Nhưng không chỉ có thế, Ngài còn giảng dạy họ nhiều điều để mở ra cho nhân loại con đường cứu độ để hưởng hạnh phúc Nước Trời. Cũng từ tấm lòng thương xót, Chúa đã chọn gọi các tông đồ để họ tham gia cộng tác với Ngài để tiếp nối sứ mạng cứu thế.

       Trên cánh đồng truyền giáo lúa đã chín vàng,Chúa Giê-su kêu gọi các môn đệ cầu xin Thiên Chúa, vị chủ ruộng sai các thợ gặt lành nghề, không ai khác hơn là chính các môn đệ cho vụ mùa bội thu.

     

    Mời Bạn CHIA SẺChính trong tầm nhìn cứu thế đó, Chúa cũng mời gọi mỗi người chúng ta tham gia, cộng tác.

       Có nhiều cách tham gia, nhiều cách cộng tác: bằng lời cầu nguyện, bằng việc tông đồ, bác ái, bằng đời sống gương sáng chứng nhân.  Sự đóng góp của mỗi người theo khả năng, dù nhỏ bé, cũng góp phần cho Nước Thiên Chúa mau hiển trị.  

        Trong cộng đoàn, trong giáo xứ, bạn có tham gia hoạt động nào phục vụ cộng đoàn và loan báo Tin Mừng không?

     

    Sống Lời Chúa: Sứ mạng loan báo Tin Mừng là bản chất của Hội Thánh cũng là của mỗi người Ki-tô hữu, bạn luôn nhớ cầu nguyện cho Nước Chúa trị đến và sẵn sàng loan báo Tin Mừng Chúa Ki-tô cho những ai thành tâm thiện chí.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa xin ban cho con một trái tim nồng cháy để con biết kính mến Chúa và yêu thương anh em của mình như Chúa đã yêu. Amen.
    GPLONGXUYEN

     
     

Subcategories