3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN13TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    28/06/21 THỨ HAI TUẦN 13 TN
    Th. I-rê-nê, giám mục, tử đạo
    Mt 8,18-22

     
    LÀM MÔN ĐỆ CHÚA
     
    Thấy xung quanh có đám đông, Đức Giê-su ra lệnh sang bờ bên kia. (Mt 8,18)
     

    Suy niệm/SỐNG: Phúc Âm Mát-thêu khi nói về hai trường hợp xin đi theo làm môn đệ Đức Giê-su đã mở đầu bằng việc

       Ngài ra lệnh các tông đồ rời bỏ đám đông để vượt Biển Hồ “sang bờ bên kia”. Làm môn đệ Thầy Giê-su không phải là một hành động tùy hứng hay sự tính toán thiệt hơn, mà là đi theo lời gọi mời với tất cả sự “liều lĩnh,” tự do và dứt khoát. Theo Thầy Giê-su, người môn đệ phải dứt khoát bỏ tất cả lại phía sau: của cải, sự nghiệp và những tình cảm, cũng như những tương quan thiết thân nhất.

       Làm môn đệ Thầy Giê-su là “lên đường”, không nhắm đạt được của cải, địa vị, chức quyền danh vọng… mà trước hết là “sang bờ bên kia”, đi theo Đấng “không có nơi gối đầu” để sống một cuộc sống “rất riêng” cá vị với Thầy.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là Ki-tô hữu là đã được ơn gọi làm môn đệ Chúa Ki-tô. Mỗi ơn gọi, dù bậc sống nào, tu trì hay giáo dân, cũng là hoa trái của một mối tương quan gọi-đáp rất riêng, cá vị giữa Chúa Ki-tô với mỗi người chúng ta.

       Nhưng tất cả đều có một điểm chung là lắng nghe và đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đức Ki-tô: “Hãy theo Ta” để ở lại với Ngài và thực thi sứ mạng làm môn đệ mỗi ngày trong chính đời thường của mình.

     

    Sống Lời Chúa: Thực thi sứ mạng người môn đệ Chúa Ki-tô trước tiên là chu toàn với lòng yêu mến các việc bổn phận hằng ngày trong bậc sống của bạn.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, với con, làm môn đệ Chúa thật chẳng dễ chút nào, khi con cứ mãi loay hoay trong những dự tính của mình, thiếu lòng yêu mến, cũng chẳng gắn kết với Chúa. Xin cho con yêu Chúa nhiều hơn, để con có thể hoàn thành ơn gọi mình cách tròn đầy, vui tươi, với nhiều hoa trái. Amen.

     
    GPLONGXUYEN
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN NGÀY 27-2021

HÃY CHỖI DẬY

(Kn 1, 13-15. 2,23-25; 1 Cr 8. 7.9.13-15; Mc 5, 21-43)

 Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa trao ban sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tạo vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử. 

Từ muôn thế hệ, dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia để truyền sinh sự sống. Sự sống mà Thiên Chúa trao ban cho tổ tông của loài người vẫn được tiếp tục phát triển và sinh xôi nẩy nở. Sự sống của từng cá nhân sẽ chấm dứt ở đời này, nhưng sự sống của con người sẽ tiếp tục. Với niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chúng ta tin rằng sự sống thay đổi chứ không mất đi. Người ta thường nói: Sinh ký tử qui, sống gởi thác về và từ trần hay qua đời. Qua đời này để vào đời khác. Chết không phải là chấm hết mà bước qua một cuộc sống mới. 

Chúa Giêsu chính là nguồn sự sống và có quyền trên sự sống. Con người là loài thụ tạo, khi đã tắt hơi thở hoàn toàn thì thân xác đi vào cõi tiêu diệt. Không có một quyền lực hay loại thuốc nào có thể cứu gỡ. Đã ra đi là ra đi vĩnh viễn. Con người đành bó tay trước sự chết. Chúa Giêsu nhìn vào sự chết như một giấc ngủ. Thánh Maccô diễn tả về quyền năng của Thiên Chúa: Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! (Mc 5, 39). Nhiều người cười nhạo Ngài vì họ đã biết em bé đã tắt thở và đã chết. Nhưng Chúa Giêsu cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! (Mc 5, 41). 

Chúng ta bước vào đời với hình hài một trẻ thơ. Rồi được nuôi nấng dưỡng dục, được học hỏi trau dồi kiến thức, được học làm người và học làm con Chúa. Mỗi người lãnh nhận những khả năng và nguồn vốn khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta sinh lời không riêng cho chính mình mà chung cho đồng loại. Thánh Phaolô tông đồ trong thơ gởi tín hữu Corintô đã nhắc nhở rằng: Kẻ được nhiều thì cũng không dư, mà kẻ có ít, cũng không thiếu. Phaolô đã khích lệ tín hữu rằng anh chị em vượt trổi về mọi mặt về sự hiểu biết, lòng tin, sự nhiệt thành và lòng bác ái. Trồng người như trồng cây. Ai mà không mong cây trồng phát triển và sinh hoa trái. Con người có sứ mệnh cao qúi. Mỗi cuộc sống con người cũng phải sinh hoa kết trái cho đời. Người ta thường nói: Cọp chết để da, người chết để tiếng. 

 Chúng ta sẽ ra đi với hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu hành trang. Cuộc sống bên kia cần có nhiều phước báo và việc thiện như là hoa quả cuộc đời. Phải tạo nhân tốt mới có qủa tốt. Có lòng bác ái vị tha, chúng ta mới có sự yêu thương ràng buộc. Sự sống rất quí giá và đáng sống. Mỗi giây phút sống trong cuộc đời đều là hồng ân. Chúng ta không có quyền tiêu diệt hay hủy hoại sự sống của người khác hay của chính mình. Ai cũng muốn sống hạnh phúc nhưng đôi khi chúng ta làm ngơ trước những hạnh phúc mà chúng ta đang thừa hưởng. Niềm vui và sự bình an nằm ngay trong cuộc sống hằng ngày. Hạnh phúc ví như một chiếc khăn tinh sạch, đôi khi có điểm vài vết nhơ sầu khổ. Vì quá chú trọng đến những chấm nhỏ buồn phiền của cuộc sống, để rồi có nhiều người bi quan cho rằng cuộc đời là bể khổ. Thực sự đời chỉ buồn khổ đối với những ai chấp ngã không dám buông bỏ. 

Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống, xin cho chúng con biết sống xứng đáng với danh phận của con người. Chúa tác thành mọi sự cho có. Chúa tạo dựng con người để được sống hạnh phúc và thông phần sự sống vĩnh cửu. 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 13 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
38:50
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN - CN13TN-B

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Jun 25 at 1:45 PM
     
     

                                                                              THIRTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                                                                              27th June 2021

    picture.jfif

     

                   TALITHA KOUM: LITTLE GIRL, I SAY TO YOU...

     

     

    DESPERATE SEEKERS AND BELIEVERS: 13TH SUNDAY B

                                                                                                                 (Mark 5: 21-43)

     

    Along the road of life, we become aware of many desperate persons. How do they deal with their desperation? Over and over again we have learned of asylum seekers e.g., so desperate to escape from poverty and persecution, that they risk their lives by paying people-smugglers and climbing into overcrowded leaky boats heading for lands of freedom and opportunity. So, they are seeking something good for themselves and their families. But another group of desperadoes is hell-bent on inflicting hurt and harm on others. For instance, not so long ago an Australian sporting hero got so fed up with his marriage, that he went to the races, boozed all day, came home drunk and angry to his wife and children, and there before their eyes, set about wrecking their home and furniture, including his wife’s most precious personal possessions.

    In the gospel today we meet both a man and a woman in two situations of such acute personal pain that they desperately seek from the great person of Jesus, life, hope, and healing. Jairus, the synagogue official and loving father of a ‘desperately sick’ twelve-year-old daughter, is convinced that if only Jesus would place his hands on her ‘to make her better and save her life,’ she would surely recover. The unnamed woman, suffering for twelve years from a gynaecological condition for which she has spent her life savings on one doctor after another, has one last hope. She is convinced that ‘if she can touch even his clothes,’ she will surely ‘be well again.’

    The very moment this suffering and faith-filled woman touches the clothes of Jesus, she senses that she is cured of her condition. But Jesus does not let her just slink away anonymously into the crowd. He wants to meet the whole person, not just her ailment. Neither does he want to be treated like a magician or a mobile relic. Turning right around he asks, ‘Who touched my clothes?’ His question and his look bring the woman forward. Trembling with fear, she falls at his feet and tells him the whole truth. Jesus has insisted on meeting her face-to-face, not to humiliate her, but to praise her for her faith, and to send her on her way, feeling mightily relieved and at peace.

    While Jesus is still speaking, messengers come to tell Jairus that his beloved daughter has died. Jesus overhears this, and immediately says to this grieving father, ‘Don’t be afraid; only have faith.’ Taking with him his inner circle of disciples - Peter, James and John - Jesus goes into the house where he encounters mourners weeping and wailing at the top of their voices. When he tells them that the child is not dead but asleep, their mourning turns to mockery. They are no help at all. So, he throws them out. Then, accompanied by the child’s mother and father and his three close friends, Jesus goes into the child’s room. Supported by this little community of faith, Jesus takes her by the hand and prompts her to get up. When she does so, he adds the kind and touching words: ‘Give her something to eat.’

    It’s worth dwelling on the details of Mark’s two stories because they give us valuable insight into the character of Jesus. They tell us of someone who feels acutely the desperate pain of others, and who does not disappoint those who approach him for help. There are mothers and fathers e.g., who keep grieving for their dead children long after others have forgotten or have moved on. To Jesus, these children are just as precious as the daughter of Jairus. As the Risen Lord, he will come to awaken them. We firmly believe that. That’s why Jesus keeps saying, ‘Don’t be afraid; only have faith.’

    Of course, many mock our belief and hope in life after death. They claim that death destroys us, wipes us out, and leads us nowhere. But among us there’s no place for that attitude. After all, we are Christians. We believe strongly in Jesus as the ‘Resurrection and the Life’, and in his reassuring words, ‘Don’t be afraid; only have faith.’

    The woman who came to Jesus was deeply and even desperately wounded. All of us too are wounded – some more, some less. But people can be wounded without showing it. They can carry such invisible wounds as their thoughts and feelings of rejection, failure, guilt, worthlessness, loneliness, bitterness, and hostility.

    All of us need healing, and all of us can be ‘wounded healers’ too. Our lives are continually touching those of others. With a little sympathy, we can heal a wounded heart. With a little care, we can ease a troubled mind. With a little time, we can lessen another’s loneliness.

    So, at least now and then, let us stop and ask ourselves, ‘What is going out from me in my words, my actions, and my relationships? How am I coming through? Am I hurting and humiliating others? Or, under God, as a ‘wounded healer’ myself, and as an agent of the healing Jesus, am I healing them, putting them back together again?’ In short, am I for them, a friend or a foe?

    Fr Brian Gleeson

     

    Talitha Koum, Little Girl Get Up:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=CALaVHbmpfw

     

    story.png

     

    Đáp ca Chúa nhật 13 Thường Niên năm B - Thánh vịnh 29 Lm Thái Nguyên | SUPON MUSIC:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=B4ejY82Umcs

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN12TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA   

    26/06/21 THỨ BẢY TUẦN 12 TN
    Mt 8,5-17

     
    KHIÊM TỐN VÀ NHẠY BÉN
     
    “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.” (Mt 8,8)
     

    Suy niệm/SỐNG: Viên bách quân đội trưởng La mã này nếu không phải là người ‘thét ra lửa’, thì cũng thuộc hạng có địa vị, quyền thế ở đời. Vậy mà chính con người thế giá ấy đã sẵn sàng lặn lội xa xôi đến với một ngôn sứ bị xã hội nghi ngờ, tẩy chay, coi rẻ.

       Nơi người bách quân đội trưởng này, chúng ta thấy anh biết chấp nhận thực tế giới hạn của mình: tuy có quyền nhưng bất lực trước cơn bệnh của gia nhân mình. Thứ đến ông tỏ ra rất nhạy bén với quyền năng của Chúa Giê-su, ông tin Ngài bất chấp sĩ diện hay những thái độ của người khác đối với Chúa Giê-su.

       Sau cùng ông can đảm quyết tâm tìm đến với Chúa Giê-su, bày tỏ lòng tin vào Ngài và cầu xin Ngài chữa lành cho người đầy tớ.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Không thiếu những yếu kém giới hạn nơi cá nhân hay tập thể của mình. Nhưng có điều chúng ta có nhìn nhận và can đảm thay đổi hay không.

       Khiêm tốn ở đây giúp ta sống đúng với thực tế của mình, không che đậy trốn tránh nhưng biết đối mặt, tận dụng các cơ hội và ơn Chúa để vươn lên.

      

      * Thử xem lại các giờ giáo lý, cách tổ chức điều hành, các sinh hoạt như kiệu rước, kinh nguyện, hội họp của chúng ta có còn thích hợp hay cần phải đổi mới không?

     

    Sống Lời Chúa: Tôi năng kiểm điểm đời sống hằng ngày. Tôi biết can đảm vượt quá chính mình để tìm ra ý Chúa để chu toàn.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giê-su, Chúa vẫn đến với con và đồng hành với con trong cuộc sống. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON biết nhận ra Chúa, QUYẾT TÂM nghe tiếng Chúa nói với con, và biết đáp lại bằng lòng tin tưởng chân thành và can đảm. Amen.

    GPLONGXUYEN
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN12TN-B

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    25/06/21 THỨ SÁU TUẦN 12 TN
    Mt 8,1-4

     
    NẾU CHÚA MUỐN
     

    “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” (Mt 8,2b)

     

    Suy niệm/SỐNG: Bất cứ ai đau ốm bệnh tật đều mong muốn chóng bình phục. Đó chính là niềm khao khát của người phong trong Tin Mừng hôm nay.

     

        Mong muốn được lành mạnh, trở lại cuộc sống bình thường mãnh liệt đến nỗi anh bất chấp mọi luật lệ cấm kỵ để tìm gặp Chúa Giê-su, diện đối diện. Tuy nhiên, dù hết lòng mong muốn được chữa lành, nhưng anh không hề nài ép Chúa làm theo ý của anh, mà khiêm tốn đặt mong ước đó cho lòng thương xót của Chúa: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”

        Anh tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giê-su, mà còn hơn thế anh tin rằng Chúa biết điều gì tốt đẹp nhất, đem lại sự bình an cho cuộc đời anh. Niềm tin ấy giúp anh nhận biết ĐIỀU CHÚA MUỐN thì quan trọng hơn điều anh muốn.

       Vì thế, anh vừa trao dâng ao ước của mình cho Chúa cũng như sẵn lòng đón nhận tất cả điều Chúa muốn.

     

    Mời Bạn/ CHIA SẺ: Cơn đại dịch Covid đang hoành hành, gây bao bất ổn, tổn thương cho đời sống mọi người. Mong mỏi lớn nhất của rất nhiều người lúc này là cơn dịch bệnh mau chấm dứt. Thế nhưng, bài học đức tin của người phong lại nói với chúng ta rằng điều Chúa muốn thì quan trọng hơn.

       Thế nên, bạn và tôi được mời gọi đừng chỉ dừng lại ở lời cầu xin cho mọi sự như chúng ta mong ước, mà hãy xin Chúa cho chúng ta nhận ra Ý CHÚA và can đảm đón nhận từ Chúa tất cả.

      

    Sống Lời Chúa: Trung thành dành ít nhất 5 phút suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày để biết và sống điều Chúa muốn.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NẾU CHÚA MUỐN,  cơn QUYẾT TÂM SÁM HỐI TRỞ VỀ, ĐỂ dịch bệnh mau chấm dứt. Amen.

    GPLONGXUYEN
     

Subcategories