3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -LM THÁI NGUYÊN- CN3MC-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 5 at 10:51 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Thanh Tẩy Đền Thờ

    Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm B. Ga 2, 13-25

    Suy niệm

    Nhìn quang cảnh chợ búa bát nháo, hỗn độn ở sân đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu không thể chịu nổi tình trạng buôn thần bán thánh của các tư tế. Họ đã lợi dụng đền thờ làm nơi kinh doanh thu nhập bổ béo cho mình. Thái độ mạnh bạo của Chúa Giêsu hôm nay là trường hợp duy nhất cho thấy Ngài muốn trong sạch hóa đền thờ, muốn hoàn thành ước vọng của Cha theo lời ngôn sứ Dacaria: “Ngày ấy sẽ không còn lái buôn trong Nhà Đức Chúa” (14, 21).

    Thực tế, tinh thần đạo giáo của Israel lúc đó đã suy thoái và bị tục hóa nặng nề. Việc buôn bán ở đền thờ đã bóc lột những người nghèo. Họ phải đổi thành tiền của đền thờ chỉ còn giá trị phân nửa, rồi phải mua lễ vật ở đó để dâng tiến Thiên Chúa với giá cao gấp mười lần. Lòng yêu mến công lý bốc cháy trong tim Đức Giêsu, khiến Ngài phải gây một cú sốc để mọi người thấy được tính chất quan trọng. Chúa Giêsu biết rõ sự nguy hiểm khi Ngài làm như thế, và đã ứng nghiệm câu Thánh vịnh:“Vì nhiệt tâm lo nhà Chúa mà con phải thiệt thân” (Tv 69, 10).

    Người ta lấy làm lạ về thái độ của Chúa Giêsu, nhưng Ngài không làm như vậy mới lạ. Nếu Ngài chỉ nói nhỏ nhẹ thôi thì rõ ràng Ngài tỏ ra nhát đảm, vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của thượng tế Khanania và nhóm tư tế trong đền thờ. Nguy hiểm hơn nữa đó là sự khoan nhượng như dấu hiệu thỏa hiệp với sự dữ. Thái độ Chúa Giêsu ở đây là muốn khai trừ sự dữ hơn là giận dữ. Ngài không hành động theo cảm tính, mà theo lẽ chân thật, và khẳng định rõ: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện…”.

    Trước sự chất vấn của người Do Thái, Chúa Giêsu mạnh mẽ khẳng định một lần nữa:“Các ông cứ phá hủy Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Chúa Giêsu ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Ngài. Thân thể được phục sinh của Ngài sẽ là Ðền Thờ mới, nơi nhân loại thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực.

    Biến cố thanh tẩy đền thờ xảy ra gần ngày lễ Vượt qua của người Do Thái, nên đây cũng là hành động biểu trưng của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy: Ngài thay thế chỗ các tư tế Do thái, và xóa bỏ hình thức tế tự cũ để thay vào bằng một hiến lễ tinh tuyền là chính Ngài, mà Thiên Chúa đã loan báo qua ngôn sứ Malakia (1, 10-11). Nếu đền thờ là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau, thì từ đây sự gặp gỡ này được thực hiện trong Đức Giêsu Kitô: Đấng cứu độ duy nhất.

    Thái độ của Chúa Giêsu hôm nay là thái độ quyết liệt, không nhượng bộ: “Hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi đây”. Ngài đòi ta phải triệt hạ cho bằng được mọi ngổn ngang và bừa bãi trong tâm hồn mình, đòi phải trong sạch hóa mọi tình trạng loang lỗ và tiêu cực nơi bản thân ta. Không thể là con cái Thiên Chúa khi chúng ta vẫn còn muốn nô lệ cho thế gian, hoặc trở thành kẻ hai lòng: vừa muốn dâng hiến cho Chúa lại vừa muốn sở hữu những vui thú lợi lộc ở đời này.

    Bài Phúc Âm hôm nay còn nhắc nhớ tâm hồn của mỗi người chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, là nhà cầu nguyện, là cung thánh, nơi thâm sâu nhất để sống kết hiệp với Chúa. Thiếu kết hiệp với Chúa trong đời sống hằng ngày, lòng ta dễ trở thành sào huyệt của bọn cướp, là tính vị kỷ, kiêu căng, ghen ghét, thống trị, chiếm hữu… Thân xác ta cũng là đền thờ của Thánh Thần. Có những đền thờ thánh thiêng đã trở nên phàm tục. Những đam mê vô độ của thân xác đã vô hiệu hóa quyền năng của Thánh Thần, Đấng luôn đem lại sức sống mới cho đời ta.

    Mùa Chay là mùa tu sửa lại đền thờ tâm hồn mình. Ước chi chúng ta dám can đảm hành động theo sự đòi hỏi đầy yêu thương của Chúa.

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa Giêsu!
    Đấng hiền lành và khiêm nhượng,
    luôn hành động với tất cả tình thương,
    nhưng rồi có lần Chúa đã nổi giận,
    khi thấy đền thờ đầy gian lận bán buôn,
    người ta đã biến Nhà Cha thành cái chợ,
    không còn là nơi thanh tịnh để tôn thờ.

    Chúa thấy phải thanh tẩy đền thờ,
    cho khỏi những ô uế và bợn nhơ,
    khỏi tham lam và tráo trở của lòng người,
    đã biến nơi thánh thiêng thành phàm tục,
    để đầu cơ trục lợi thay vì đem ân phúc.

    Hành động của Chúa cho con hiểu,
    đã đến lúc đền thờ được thay thế,
    bằng chính thân thể Chúa phục sinh,
    để đem lại cho tất cả những ai tin,
    dám dấn thân trên con đường ngay chính,
    đạt tới an bình và cuộc sống phúc vinh.

    Qua Lời Chúa con cảm thấy chột dạ,
    vì nhận ra tình trạng tâm hồn mình,
    cũng có những thứ ô nhơ và bất kính,
    có bao nhiêu thói xấu đã thành hình,
    có những mưu mô và tính toan bất chính,
    không xứng đáng là đền thờ nơi Chúa ngự.

    Xin Chúa thanh tẩy con khỏi những gì ô uế,
    cho con biết sống với tinh thần khổ chế,
    để tâm con luôn thanh sạch và sáng trong,
    mà thờ phượng Chúa với tất cả tấm lòng.

    Nhờ đó mà con tỏ lộ Chúa qua mọi việc,
    biểu hiện Chúa ở mọi nơi,
    nêu cao Chúa trong mọi lúc,
    là niềm vui và hạnh phúc của đời con. Amen.

    Lm. Thái Nguyên

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẨY CN2MC-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 5 at 11:17 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    06/03/21 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC
    Lc 15,1-3.11-32

     

    TẤM LÒNG NGƯỜI CHA

    Người con thứ còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để... Ông bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cậu, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng.” (Lc 15,20-23)

    Suy niệm/SỐNG: Đứa con thứ muốn bỏ cha, cha không thể cản. Ông chỉ có thể... buồn và đợi chờ! Nó quay về vì đói, vì rách chứ không hẳn vì nhớ, vì thương cha.

    Nhưng, cha đang chờ sẵn và đón nhận con một cách niềm nở đến mức không ngờ. Tình yêu và sự tha thứ của cha vẫn luôn có sẵn đó, tròn đầy, ngay khi nó còn đi hoang! Và, có lẽ chính lúc này, nếm cảm tấm lòng cha, nó mới thật sự quay về với cha trong sâu thẳm cõi lòng mình. Còn người con cả, ở trong nhà cha, nhưng tấm lòng của anh đã xa cha nghìn trùng! Anh làm việc cho cha mà so kè tính toán - như một người làm công chứ không như một người con.

    Cha vẫn xem “mọi sự của cha là của con”, nhưng anh thì chưa hề nghĩ như thế. Anh chỉ chăm bẳm nghĩ đến phần của mình - đến nỗi cuối cùng anh tố cáo tình yêu của cha dành cho đứa em của anh, đứa em mà thật ra từ lâu rồi anh không còn nhìn nhận là em của anh nữa. Anh gọi nó là “thằng con của cha đó...”!

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nghĩ đến mối tương quan của mình với Thiên Chúa trong hiện tại.

    -Tôi có đang đi hoang như người con thứ hay đang tính toán với Chúa như người con cả?

    Sống Lời Chúa: Luôn nhớ rằng Chúa đang yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho bạn. Bạn sắp xếp để lãnh bí tích hòa giải càng sớm càng tốt.

    Cầu nguyện: Hết lòng thành khẩn, bạn đọc Kinh Ăn Năn Tội VỚI CẢ TRÁI TIM.

    gpdanang

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN2TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 5 at 1:01 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    05/03/21 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC
    Mt 21,33-43.45-46

     

    THUỐC ĐẶC TRỊ VI-RÚT SỰ ÁC

    “Bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó.” (Mt 21,37)

    Suy niệm/SỐNG: Con vi-rút quái ác Corona xuất hiện từ cuối năm 2019 đến nay làm điên đảo cả thế giới. Các nhà khoa học gần đây vừa tìm ra một số loại vắc-xin để ngăn chặn sự lây nhiễm thì đã phát hiện thêm ít là 3 biến thể mới, lây nhanh hơn, độc lực mạnh hơn.

    Về mặt thiêng liêng, còn có một cơn đại dịch khác độc hại hơn, lây lan nhanh hơn, vốn đã có từ khởi thuỷ, đến nay vẫn còn đang hoành hành: cơn đại dịch của sự ác.

    *Có thể nói, tất cả độc lực của con vi-rút sự ác: ghen ghét, đố kị, tham lam, giết chóc… được khắc hoạ nơi “những tá điền sát nhân” khiến chúng tấn công huỷ diệt không trừ ai, từ những đầy tớ cho chí người con yêu dấu của ông chủ.

    Chính trong cơn bĩ cực ấy, Chúa lại ban “thuốc đặc trị”: “Tảng đá bị loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường”, đó là Đức Giê-su, Đấng “bị treo lên cây gỗ mà giết đi” đã sống lại và “đem lại ơn sám hối và ơn tha tội” (x. Cv 5,30-31).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Cơn đại dịch của sự ác vẫn không ngừng làm khuynh đảo lòng người, tuy nhiên Chúa đã gửi đến cho chúng ta phương thuốc vô cùng hiệu quả để tiêu diệt con vi-rút sự ác; phương thuốc gồm hai vị chính: Lời Chúa và các Bí tích,

    *Hiệu quả tốt nhất khi dùng kết hợp với nhau, đồng thời với các biện pháp linh đạo trị liệu là cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.

    Sống Lời Chúa: Quyết tâm áp dụng phương thuốc đặc trị sự ác trên đây vào “thực đơn” hằng ngày của bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ ƠN CHÚA giúp con QUYẾT TÂM loại bỏ sự gian ác và thù ghét ra khỏi mọi suy nghĩ và hành động của con. Amen.

    GPDANANG
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN3MC-B

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B (07/03/2021)

    ---ooOoo---

    CHÚA GIÊSU NỔI GIẬN KHI THẦY ĐẾN THỞ GIÊRUSALEM  

    BỊ NGƯỜI DO THÁI XÚC PHẠM

    “Người chắp dây thừng làm roi,

    đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ.

    Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ "

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA: TIN MỪNG GIOAN 2, 13-25

    Trong Bài Phức âm Chúa Nhật II Mùa Chay Năm B tuần trước chúng ta được chiêm ngắm gương mặt uy nghi sáng chói của Chúa Giêsu khi Người hiển dung trên núi Tabor.  Trong Bài Phức âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm B tuân này chúng ta được chứng kiến gương mặt giận dữ của Chúa Giêsu Kitô khiNgười thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán"

    Chúng ta không thể không suy nghĩ về câu chuyện hi hữu này của Phúc Âm Gioan; nhưng chúng ta nên tập trung và đi sâu vào nguyên nhân của sự việc, động lực và mục đích của lời nói và việc làm Chúa Giêsu, chứ không nên chú tăm vào gương mặt bừng bừng giận dữ của Chúa.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 2,-13-25: Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi".

    Bầy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại: "Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.

    Trong thời gian Người ở lại Giêrusalem mừng lễ Vượt qua, nhiều kẻ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, vì Người biết tất cả mọi người, và không cần ai làm chứng về người nào; Người biết rõ mọi điều trong lòng người ta.

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM  Ga 2,-13-25:

    3.1 Tầm quan trọng của Đền thờ Giêrusalem dối với Do-thái giáo:  Đền thờ Giêrusalem là trung tâm của Do-thái giáo, vì gian cực thánh của Đền thờ ấy là nơi Thiên Chúa ngự trị và hiện diện giữa cộng đoàn Israel là dân riêng của Ngài. Trước khi vua Salomon xây đền thờ Giêrusalem cho Thiên Chúa ngự thì Thiên Chúa của Israel hiện diện trong Hòm Bia và trong một thời gian dài Hòm Bia ấy được đặt trong Lểu, vì dân Israel lúc đó sống và di chuyển trong hoang địa. 

    3.2 Đền thờ Giêrusalem bị người Do-thái xúc phạm: Địa điểm quan trọng và bất khả xâm pham của Đền thờ Giêrusalem là gian cực thánh. Ngoài gian cực thánh ấy Đền thờ có nhiều gian và hành lang khác nhau. Những nơi này không quan trọng bă2ng gia cực thánh những cũng là những nơi thánh thiêng, bất khả xâm phạm. Thế nhưng những người lãnh đạo Đên thờ Giêrusalem, vì quyền lợi vật chất, đã cho phép người ta đặt các bàn đổi tiền và buôn bán chiên bò cừu chim câu trong hành lang của Đền thờ. Chúng ta biết những người Do-thái từ phương xa về Giêrusalem dâng lễ phải có lễ vật dâng tiến. Mà muốn mua lễ vật thì phải đổi tiền bản địa của mình ra tiền của Đền thờ vì chỉ có tiền của Đền thờ mới mua dược lễ vật. Những người làm nghề đổi tiên và bán lễ vật trong hành lang Đền thờ độc quyền làm ăn ở đây nên ra tay bóc lột những khách hành hương.  Những người lãnh đạo Đền thờ cũng vì thê mà có phần ăn chia của bất công bóc lột.

    3.3 Chúa Giêsu nổi giận:  Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phản ứng quyết liệt bằng việc làm và lời nói. Tin Mừng Gioan ghi lại:  “Người thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán"

    3.4 Người Do-thái phản bác và không tin:  Nhiều người Do-thái chất vấn Chúa Giêsu dùng quyền gì mà làm những việc ấy. Có một số người tin Chúa Giêsu, nhưng một số đong không tin.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 2,-13-25:  

    4.1 Các Kitô hữu có bổn phận bảo vệ Đền thờ của Thiên Chúa: Đó là điều hiễn nhiên, Nhưng ngày nay không chỉ những thánh đường hay nhà thờ nhà nguyện mới là đền thờ của Thiên Chúa. Mỗi tâm hồn, mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn giáo xứ hay dòng tu đếu là đền thờ của Thiên Chúa.  Vì thế bảo vệ Đền thờ của Thiên Chúa ngày nay bao hàm cả ý nghĩa bảo vệ con người, bảo vễ sự sống. bảo vệ quyền nhân quyền.

    4.2 Muốn bảo vệ Đền thở của Thiên Chúa các Kitô hữu phải có lòng nhiệt thành và lòng dũng cảm chống lại những thế lực thù nghịch tìm mọi cách xâm phạm các đền thờ của Thiên Chúa.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 2,-13-25:  

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con để Người dậy chúng con cách bảo vệ các đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. Xin Cha lắng nghe lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi người lớn bé già trẻ đều có lòng khát khao gặp được Thiên Chúa trong các đền thờ của Người trên thế giới hôm nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Người thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy can đảm bảo vệ các Đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Người bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu trân trọng tính thánh thiêng của các đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi Kitô hữu, nhất là những người đang thành tâm hoán cải trong Mùa Chay thánh này để họ có được lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa là nhà thờ và các tâm hồn.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con rất yêu dầu của Cha để Người dậy dỗ và làm gương cho chúng con trong cách sống của người con ngoan con thảo của Cha.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con lòng nhiệt thành vì Nhà Cha mà bảo vệ các đền thờ của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm cụ thể.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để đưa mọi người về với Cha. Amen.

    Sàigòn ngày 05 tháng 03 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Sống Lời Chúa Hôm Nay_Group A_J".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn03/CAMfwAgoyY8fwA%3DrNKTjE6FnV2UZJh4_rzh9Kt_BrM89wxkwJMQ%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN2MC-B

 

  •  
    Chi Tran
     
    Tue, Mar 2 at 10:03 PM

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    03/03/21 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC
    Mt 20,17-28

     

    PHỤC VỤ VÀ LÀM ĐẦY TỚ

    Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.” (Mt 20,26-27)

    Suy niệm/SỐNG: Tiêu chí xác định người “làm lớn” và người “làm đầu” theo Đức Giê-su ngược lại hoàn toàn với tiêu chí của thế gian. Đối với thế gian, làm lớn và làm đầu nghĩa là nắm giữ vinh dự cho mình và quyền lực trên người khác.

    Còn người làm lớn theo Đức Giê-su là người đầy tớ và quên mình phục vụ tha nhân: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.” Tiêu chí Đức Giê-su đưa ra thì Người đã thực hành trước; Người trở nên gương mẫu cho ai muốn làm môn đệ đích thực của Người:

    Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Xã hội ngày nay nói nhiều đến phục vụ, nhưng đa phần đó là “dịch vụ” tiền trao cháo múc. Sứ điệp của Mùa Chay nhắc nhở chúng ta phục vụ theo cung cách Tin Mừng; đó là trở nên “đầy tớ cho anh em”.

    Sẵn sàng cho đi mà không mong được đền đáp, không mưu đồ tư lợi, không tranh dành một địa vị danh dự. Trái lại noi gương và kết hợp với Đức Giê-su “hiến thân để trở nên giá chuộc cho muôn người”.

    Sống Lời Chúa: Quyết tâm không chỉ chu toàn các bổn phận của mình trong cộng đoàn mà còn sẵn sàng hy sinh làm những việc “không tên” và “hèn mọn” để giúp ích cho anh chị em mỗi khi cần đến.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con đang theo Chúa. Xin cho chúng con thấm nhuần tinh thần hiến dâng phục vụ của Chúa, ngõ hầu chúng con thực sự là môn đệ của Chúa.

    GPDANANG
    Download all attachments as a zip file
    • 1614741992201blob.jpg

      138.7kB

 

Subcategories