3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN4MC-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Mar 14 at 3:43 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14/03/21 CHÚA NHẬT TUẦN 4 MC – B
    Ga 3,14-21

     

    THIÊN CHÚA ĐÃ YÊU ĐẾN NỖI…

    Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu tôi

    “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)

    Suy niệm/SỐNG: Điều độ là một nhân đức. Thế nhưng trong tình yêu của Thiên Chúa thì đức “điều độ” không còn chỗ đứng nữa: vì khi yêu, Ngài luôn luôn yêu không mức độ.

    1. Có ai yêu đến nỗi giết cả người thân của mình không? Thế mà Thiên Chúa đã yêu đến nỗi thế: Ngài đày Con Ngài là Đức Giê-su Ki-tô xuống trần gian rồi thí cả mạng người con đó miễn sao cứu được loài người mà Ngài yêu thương.

    2. Giả sử có ai đó yêu một con vật đến nỗi hoá thân làm con vật đó ắt sẽ bị coi là quá đáng thậm chí còn điên khùng nữa. Nhưng Thiên Chúa đã làm điều mà thế gian cho là điên khùng:

    Nhờ Con Thiên Chúa làm người, Ngài nhận chúng ta làm con, và ban cho TÔI sự sống của chính Ngài để được sống đời đời như Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thật “quá đã” phải không bạn? Bạn có cảm thấy hạnh phúc tột cùng khi được Đấng Cao Cả là Thiên Chúa yêu đến “cỡ” đó hay không? Khi bạn được yêu như thế thì bạn làm gì nhỉ?

    Từ chối  chăng? Nếu thế thì thật đáng tiếc! Phải chăng tâm tình xứng hợp nhất là ca ngợi, cảm tạ tình yêu và nhất là dùng tình yêu đáp lại tình yêu?

    *Để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, tôi phải yêu Ngài đến “cỡ” nào?

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày khám phá cho được một dấu chỉ Thiên Chúa đang yêu thương bạn, để cảm tạ Ngài và quyết sống xứng đáng để đáp đền tình yêu của Ngài.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, thật tiếc thay con đã yêu Ngài quá muộn, quá ít. NHỜ ƠN CHÚA, Con QUYẾT yêu Chúa gấp muôn vạn lần để bù lại những tội lỗi của tháng ngày qua.

    GPDANANG
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN3MC-B

 

  •  
    Chi Tran
     
    Sat, Mar 13 at 6:54 AM
     
     
     
     


     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    13/03/21 THỨ BẢY TUẦN 3 MC
    Lc 18,9-14

     

    CẦU NGUYỆN PHẢI KHIÊM TỐN

    “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 18,14)

    Suy niệm/SỐNG: Nhân vô thập toàn. Trước mặt Thiên Chúa, ai dám tự hào mình thánh thiện? Thế mà người Pha-ri-sêu trong dụ ngôn lại khoe thành tích rằng mình còn hơn cả “thập toàn”, luôn “vượt chỉ tiêu” so với những gì luật buộc, và qua đó, anh “tôn mình lên” rằng “con không như bao người khác… hoặc như tên thu thuế kia.”

    Chúa cho biết cầu nguyện như ông Pha-ri-sêu này thì không được tha thứ tội lỗi. Thực ra Chúa luôn sẵn lòng tha thứ và nhẫn nại đợi chờ tội nhân hối cải. Điều thực sự cản trở nằm ở chỗ óc kiêu căng đội lốt lòng đạo đức khiến ông không thể nhận ra tội lỗi của mình để cầu xin ơn tha tội. Vì thế khiêm nhường là điều kiện cần trong cuộc chuyện trò với Chúa.

     Càng kiêu ngạo, ta càng xa cách Thiên Chúa, xa cách tha nhân; trái lại, càng khiêm nhườngnhìn nhận mình tội lỗi, thì càng đáng được Thiên Chúa thương tha thứ. Bởi vì: “Chúa dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” nhưng “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,51-52).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Khiêm tốn không phải là tự ti, chối bỏ ưu điểm và phẩm giá của mình, mà là biết nhận ra khuyết điểm và giới hạn của bản thân đồng thời nhận biết điều tốt đẹp nơi người khác.

    Sống Lời Chúa: Khi xét mình, bạn cố gắng nhận ra sự kiêu căng tiềm ẩn trong các hành vi được đánh giá tốt của bạn, đồng thời khám phá những ưu điểm, thiện ý nơi người khác.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ ƠN CHÚA cho con biết khiêm tốn nhận thấy những yếu đuối và giới hạn của con, để con quyết tâm không còn tự cao tự đại, nhưng luôn biết dựa vào ơn Chúa và thấy mình cần đến Chúa. Amen.

     
    GPDAN
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN3MC-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 12 at 12:27 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    12/03/21 THỨ SÁU TUẦN 3 MC
    Mc 12,28b-34

     

    QUY TẮC VÀNG

    Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” (Mc 12,28)

    Suy niệm/SỐNG: Nhiều người đến lúc phải chia ly, nhất là trong giây phút kịch tính trên giường hấp hối, mới hối tiếc mình đã không nói với nhau những lời yêu thương, chưa hoà giải những mối bất hoà, chưa yêu thương người mình phải yêu thương, chưa dành đủ thời gian cho những người thân thiết bên cạnh mình…

    Lúc đó người ta mới nhận ra điều đáng kể nhất, quy tắc vàng cho cuộc sống chính là thực thi giới răn thứ nhất và duy nhất là yêu thương, thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản: với Thiên Chúa và với người lân cận. Yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu người lân cận như chính mình:

     Hai mối quan hệ này thực sự chỉ là một khi người ta nhận ra Chúa trong tha nhân và đối xử với tha nhân như với chính Thiên Chúa. Một khi nhận thức được như thế, chúng ta “không còn xa Nước Thiên Chúa” nữa đâu.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn đã thực hiện quy tắc vàng này như thế nào? Trong thực tế, có khi bạn cảm thấy khó thống nhất việc “mến Chúa” với “yêu người”. Điều gì đang ngăn cản bạn nhìn thấy Chúa nơi anh chị em mình?

     Để biến quy tắc vàng trở nên hiện thực, bạn hãy bắt đầu bằng việc niềm nở tươi cười với người mà bạn cho là dễ ghét nhất bạn gặp hằng ngày, và bạn dành sự chăm sóc ân cần cho người bị lãng quên nhưng gần gũi nhất trong gia đình, cộng đoàn của bạn.

    Sống Lời Chúa: Thực hiện một cử chỉ vui tươi nhã nhặn, hoặc một việc phục vụ ân cần để tập thái độ quan tâm chăm sóc đến tha nhân.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, mở rộng trái tim con, giúp con nhìn thấy khuôn mặt của Ngài nơi người lân cận, CON QUYẾT TÂM tỏa sáng tình yêu Chúa với tất cả những người mà con gặp gỡ hằng ngày.

    GPDANANG
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN- 4TH SUNDAY OF LENT B

  •  
    Mo Nguyen
     
    Thu, Mar 11 at 3:40 PM
     
     

                                                                                                FOURTH SUNDAY OF LENT – YEAR B

                                                                                                                    14th March 2021

     

    picture.jfif

     

                                                                                                                                      GOD’S LOVE IN JESUS CHRIST  

     

                                                                           GOD’S LOVE IN JESUS CHRIST: 4th SUNDAY OF LENT B

    (John 3: 14-21)

    Are you and I being saved? If so, how?

    When I was going to Catholic primary school a long time ago, Christian teaching was taught by the question-and-answer method. One question the catechism asked was this: ‘Why do we call Good Friday “good”?’ It answered in these words: ‘We call that day “good”, on which Jesus Christ died, because his death has shown how much he loves us, and has brought us so many blessings.’ The answer endorses the famous and treasured saying in the gospel of John today: ‘God loved the world so much that he gave his only Son, so that everyone who believes in him may not be lost but may have eternal life’ (3:16) So St Paul of the Cross, Founder of the Passionists, has called the Passion and Death of Jesus, ‘the greatest and most overwhelming work of God’s love’.

    But in telling and re-telling the story of what Jesus did and what happened to him, not everyone has highlighted God’s love. Take the stirring hymn, ‘How Great Thou Art’, which ranks in the top five of nearly every survey of most-loved hymns in the English-speaking world! (It rocketed to fame in Billy Graham’s 1954 London Crusade). I can comfortably join in the singing about wandering through the forests, looking down from lofty mountain grandeur, feeling the gentle breeze, and praising the greatness of their Creator. I can join in the fourth verse about looking forward to the joy of that day, when Jesus will come to take me home to God. But when it comes to the third verse, I have to stop singing the words, because they seem to suggest that Jesus died as a substitute sacrifice for my sins!

    ‘And when I think that God his Son not sparing

    Sent him to die, I scarce can take it in.

    That on the Cross my burden gladly bearing

    He bled and died to take away my sin.’

    No! God the Father did not send his Son into the world to die on the cross. Only a monster God would do such a thing. The Father sent his Son to live and love - to show and tell everyone, just how real and deep, how everlasting and unchanging, is God’s love for all human beings, bar none.

    On the part of Jesus, his response to God was to be faithful to his mission from God – to make God’s kingdom of truth, love, healing, peace, and joy, happen everywhere on earth. No matter what happened to him, Jesus would not take back his commitment to that mission. But the response of his enemies was to reject God and kill Jesus. So, it was not God who created the cross, but human beings. Human malice, scorn, and hatred put Jesus on the cross. So, the cross is, first of all, a symbol of human sinfulness. In the second place, it is also a symbol of continuing divine love and fidelity. In fact, ‘God the Father both inspired Jesus with courage and love and waited on his free decision to suffer for mankind’ (Gerald O’Collins, echoing Thomas Aquinas).

    The response of God the Father to the rejection of Jesus by human beings, and to the fidelity of God’s Son, was to raise him from the dead.  So, God remained loving and faithful, despite human infidelity, and hostility. Indeed, in raising Jesus to life and glory, ‘God transforms the brutal and wicked act of crucifixion into an event that brings healing and liberation’ (Denis Edwards) to all who connect to the cross.

    It would be a big mistake to isolate the death of Jesus from his life and ministry before it. It must be seen as the climax of the way he lived, the result of all he did and endured for the coming of the kingdom of God. The evidence of the bible suggests that Jesus was expecting both a premature and violent death, the lot of the prophets before him. It even seems that he adopted a kind of ‘bring it on’ attitude when he drove out the buyers and sellers from the Temple. But, as he saw it, what awaited him was not disaster but destiny. He accepted his cruel and unjust death, trusting that not only was it necessary for the kingdom of God to happen, but that his beloved Father (his Abba), would vindicate him, and do so personally. His trust, of course, was richly rewarded, rewarded when he rose in his body from the grave.

    Salvation in Jesus may lead us to reflect with Christopher Monaghan CP:

    ‘God loves us with a love that is so deep that we cannot even begin to plumb its depths… In John’s gospel, Jesus is lifted up to lead us home, not to judge or condemn, but to give us life. We all need beacons in the dark that point us in the right direction, and Jesus lifted up on the cross is that beacon that will bring us safely home.’

     

    Fr Brian Gleeson

     

    "God So Loved" Hillsong Kids - Lyric Video:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=OZMq6tOUUzY

     

     

    sing.jfif

     

    Chúa Qúa Thương Con - Lệ Hằng [ Lyrics ]:

    https://www.youtube.com/watch?v=Hs6RYT0AZrU

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -NOINGUYEN- CN4MC-B

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
    Tue, Mar 9 at 12:32 AM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B (14/03/2021)

    ƠN TRỜI & VIỆC NGƯỜI

    [2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA      

    Thánh Augustinô đã có một câu nói trứ danh đại khái như thế này: “Thiên Chúa dựng nên con thì chẳng cần con, nhưng Thiên Chúa lại cần con khi muốn cứu con.”  Câu nói ấy chứa đựng một chân lý ngàn đời của Kitô giáo: “Ân sủng và lòng tin”   hay nói cách đơn sơ bình dân là “ơn trời và việc người” là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi. Chuyên Tông Du Irak từ ngày 5 dến ngày 8/3/2021 mới đây của Đức Thánh Cha Phanxicô được nhìều người coi là một phép lạ. Phép lạ ấy là một minh chứng hùng hồn của “Ơn Trời và Việc Người” 

    Ơn Trời và Việc Người hay Ân Sủng và Lòng Tin là hai yếu tố thiết yếu tạo nên Ơn Cứu Độ. Không có Ân sủng hay Ơn Trời, không có Ơn Cứu Độ. Nhưng không có Lòng Tin hay Việc Người cũng không có Ơn Cứu Độ. Ân Sủng là của Thiên Chúa, được ban cho con người “một cách nhưng không”. Lòng Tin là sự đáp trả hay phần đóng góp của con người, nhưng cũng do tác động của Ân Sủng. Thật là sự hợp tác kỳ diệu và tuyệt vời giữa Đấng Tạo Hóa và con người là tạo vật trong việc đem hạnh phúc thật đến cho loài người chúng ta!

    Đó cũng chính là ý nghĩa của ba bài Thánh Kinh mà Mẹ Hội Thánh cho chúng ta đọc trong Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B này.   

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc (2 Sb 36,14-16.19-23): "Cơn thịnh nộ và lòng từ bi của Chúa được tỏ bày qua sự lưu đày và giải phóng của dân tộc" Trong những ngày ấy, tất cả những đầu mục tư tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của các dân ngoại. Họ làm dơ bẩn đền thờ Chúa đã được Chúa thánh hoá tại Giêrusalem.

    Chúa là Thiên Chúa tổ phụ họ, đã luôn luôn đêm ngày sai sứ giả đến với họ, vì Người thương xót dân Người và đền thờ của Người. Nhưng họ nhạo báng các sứ giả Chúa, coi thường lời Chúa, và nhạo báng các tiên tri, đến nỗi, sau hết, cơn thịnh nộ của Chúa đã đổ lên dân Người, và vô phương cứu chữa. Quân thù đã đốt đền thờ Chúa, phá huỷ tường thành Giêrusalem, phóng hoả tất cả các lâu đài và thiêu huỷ mọi đồ vật quý giá. Nếu có ai thoát khỏi lưỡi gươm, thì bị dẫn về Babylon để làm nô lệ nhà vua và con cái vua, cho đến thời vua nước Ba-tư thống trị; như thế ứng nghiệm lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia mà phán, cho đến khi đất nước được mừng ngày Sabbat; vì trong tất cả những ngày xáo trộn, họ sẽ không giữ được ngày Sabbat trọn bảy mươi năm trường.

    Năm thứ nhất triều đại Cyrô, vua xứ Ba-tư, để lời Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia phán trước được thực hiện, thì Chúa thúc đẩy tâm hồn hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, nhà vua ra lệnh truyền rao khắp đất nước, và ban chiếu chỉ rằng: "Đây hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư tuyên bố: Chúa là Thiên Chúa trời đất đã ban cho trẫm mọi nước trên mặt đất, và chính Người đã ra lệnh cho trẫm xây cất cho Người một đền thờ ở Giêrusalem trong xứ Giuđa. Ai trong các ngươi thuộc về dân Chúa? Thiên Chúa sẽ ở với nó, và nó hãy tiến lên".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Ep 2,4-10): "Anh em chết bởi tội và được cứu rỗi bởi ân sủng" Anh em thân mến, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi, vì lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta, đến nỗi khi tội lỗi làm cho chúng ta phải chết, thì Người làm cho chúng ta sống lại trong Đức Kitô, nhờ ơn Ngài mà chúng ta được cứu rỗi; Người đã cho chúng ta được cùng chung sống lại và đồng ngự trị trên nước trời trong Đức Giêsu Kitô, để tỏ cho hậu thế được thấy sự phong phú dồi dào của ơn Chúa mà lòng nhân lành Chúa đã ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô? Vì chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Điều đó không phải do anh em, vì đó là ân huệ của Chúa; cũng không phải do việc làm, để không ai được tự phụ. Vì chúng ta là thụ tạo của Người, đã được tạo thành trong Đức Giêsu Kitô, để làm các việc lành mà Chúa đã dự liệu, hầu chúng ta đem ra thực hành.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 3,14-21): "Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ" Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa; và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách; nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa".

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa      

    (1°) Trong bài đọc 1 (2 Sb 36,14-16.19-23), chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa là Đấng yêu thương và quảng đại như thế nào đối với dân Ít-ra-en: dù dân và những người lãnh đạo của dân có phản bội, bất trung, bất nghĩa thế nào đi nữa thì Chúa vẫn một mực yêu thương và thứ tha cho họ. Để lôi kéo dân trở về, Thiên Chúa sai các sứ giả đến dạy dỗ hướng dẫn dân. Thiên Chúa còn dùng cả nhà vua Ba Tư để thực hiện chương trình cứu độ của Người.

     

    (2°)  Trong bài đọc 2 (Ep 2,4-10) Thánh Phao-lô Tông đồ xác định một điều hết sức quan trọng và cốt yếu trong giáo lý và thần học Ki-tô giáo: con người được cứu là nhờ lòng thương vô bờ bến của Thiên Chúa tức nhờ ơn sủng mà Thiên Chúa rộng lượng ban “không” cho con người, chứ không phải do công lao của con người. Nhưng nói thế không có nghĩa là con người không “có phần” trong đó. Phần của con người và là phần không thể thiếu là lòng tin, là sự đáp trả lại tấm lòng yêu thương và ân ban của Thiên Chúa.

    (3°) Trong bài Tin Mừng (Ga 3,14-21) Thánh Gio-an kể lại những lời khẳng định của Chúa Giê-su với ông Ni-cô-đê-mô, một bậc thày trong dân Ít-ra-en thời Chúa Giê-su, về điểm cốt lõi của Ki-tô giáo: Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa đã ban Con Một Người cho thế gian để những ai tin vào Người thì được cứu!

    Cũng là ân ban và lòng tin. Ở nơi nào hai yếu tố này gặp nhau thì ở nơi ấy phát sinh ơn cứu độ.

     

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa      

    Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người / mỗi cộng đoàn chúng ta hãy:

          đón nhận Ơn Sủng của Thiên Chúa

          & đáp lại Tình Thương của Người

              bằng việc TIN vào Con Một của Người là Chúa Giê-su Ki-tô!

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

    4.1 Sống với Thiên Chúa là mở rộng tâm hồn và cuộc sống để Thiên Chúa đổ tràn Ơn Sủng của Người vào đó. Tâm hồn và cuộc sống của chúng ta càng rộng mở với Thiên Chúa thì chúng ta càng hứng được nhiều ơn sủng của Người.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa là đáp lại Tình Yêu của Thiên Chúa bằng một lòng tin sắt son vào Con Một Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô.

    Vì thế mà mỗi người và mỗi cộng đoàn hãy tự hỏi:

    * Tôi/Chúng ta có thật sự tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa không?

    * Tôi/Chúng ta phải thay đổi gì trong cách suy nghĩ và hành động để tăng thêm lòng tin vào Con Một Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô?  

    * Tôi/Chúng ta có mở rộng tâm hồn và cuộc sống của mình để đón nhận Ơn Chúa không?

    * Trong tâm hồn và cuộc sống của tôi/chúng ta hiện có gì đang ngăn cản không cho Ơn Chúa đổ vào?

    * Tôi/Chúng ta phải làm gì để khai thông cho Ơn Chúa đổ vào tâm hồn và cuộc sống của mình?

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

     

    5.1 «Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.» Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho mọi người mọi dân nước ơn sớm nhận ra tình thương cứu độ của Thiên Chúa dành cho loài người.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.2 «Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ» Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi thành phần Dân Chúa, ý thức sâu sắc về việc mình được cứu độ là nhờ ân sủng “nhưng không” do Thiên  Chúa ban.  

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.3 «Những kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa» Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, càng ngày càng yêu mến sự thật và sống trong ánh sáng của chân lý.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.4 «Ánh sáng đã đến thế gian» Chúng ta hãy cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới này, để họ tìm đến với ánh sáng của Thiên Chúa trong khi thi hành nhiệm vụ lãnh đạo đất nước của họ.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

         

    Sàigòn ngảy 09 tháng 03 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

     

     -----------------------------------

     

Subcategories