3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN

  •  
    Mo Nguyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 8 at 1:36 PM
     
     

                                            THE BAPTISM OF THE LORD – YEAR B

                                                    SUNDAY 10th JANUARY 2021

     

    picture.jpg

     

                                                 JESUS’ BAPTISM AND OURS  

     

                                      JESUS’ BAPTISM AND OURS(Mark 1: 7-11)

    There’s this young man called Steve, who couldn't believe what he had just done. In the middle of the priest's homily, he suddenly left his wife and children in the pew and walked out. He was feeling angry, so angry that he couldn't sit still a minute longer. But he had no idea what his anger was about. Rather than embarrass his family further, he walked home from Mass on his own.

     

    That afternoon he talked the matter over with his wife Sue, but neither of them could work out why he felt so angry. So, he made an appointment with his priest for the following Tuesday night. Fr Paul suggested: 'Tell me everything you remember about Sunday morning, starting with everyone you spoke to when you arrived at church, and everything you can remember about the Mass.' Steve outlined all the people he had spoken to and what was said, as best as he could remember. But nothing stood out from the conversations which shed light on the source of his anger. He then made an accurate summary of the flow of the Mass up till the gospel. He couldn't remember which gospel had been read and what it was about. 'It's interesting,' Fr Paul said, 'how you remember well the first two readings, but haven't got a clue about the gospel. So, let me remind you.' The priest pulled a missal down from the shelf and read the gospel. As Steve heard the familiar words about John the Baptist and the baptism of Jesus, he became aware that he did remember hearing them on Sunday, but it was not till Fr Paul came to the last words of the text that he knew what his anger was about:

    And a voice spoke from heaven, 'You are my Son, the one whom I love; I am very pleased with you.'

     

    'That's what I always wanted to hear from my father,' Steve said bitterly, 'and now it's too late, because he's dead.' Tears came to his eyes as he let himself feel for the first time the depth of the hurt that he was carrying much too long.

     

    'Perhaps there is something you can do about it,' Fr Paul replied. 'Let's pretend that your dad is sitting right here in this chair.' He pulled an empty chair over and placed it in front of Steve. 'Tell him how you feel. Don't leave anything out.'

     

    Steve stumbled over his words at first, but after a few moments he spoke passionately, pouring out everything he wanted to say to his father. When he was finished, Fr Paul looked at him and said, 'What would your father say to all that?' Steve thought for a minute and then replied: 'I think he would say what he used to say when I was upset and afraid as a child. He would pick me up, give me a big bear hug, and say: "Steve, I love you. There's nothing to worry about. That's my boy".' When Steve left Fr Paul's office, he felt that a heavy load had dropped from his shoulders. For the first time since his father died, he was feeling at peace.

     

    There are times in our lives when we need our parents, or some significant other, to re-assure and encourage us, someone to tell us who we are, why we matter, and what high hopes they have for us.

     

    The time had come in the life of Jesus when he too needed re-assurance and encouragement to find a new direction in his life. Mark, in our gospel story, tells us in powerful poetic words and images how this need was met. It happened at his baptism by John in the River Jordan. From the open heavens the Holy Spirit came down on him like a dove. A voice from heaven spoke: 'You are my Son the Beloved; my favour rests on you.'

     

    It’s after this experience of hearing God speaking to him on the banks of the Jordan River, that Jesus understood that the time had come for him to begin his work on earth, both as Son of God and as God's suffering servant. The words of the prophet Isaiah, heard in the First Reading, come to Jesus. 'See. I have made you as a witness to the peoples, a leader…’ It is as though Jesus has just heard God the Father saying to him: 'I have chosen you for this mission: Go to my people. Tell them that I love them. Show them that I love them. Gather them together and bring them back to me.' Now that he knew what was expected of him there would be no holding back. As we read in a famous verse in the Acts of the Apostles: '... because God was with him Jesus went about doing good and healing all who had fallen into the power of the devil [evil].’

     

    We too, all of us, are dearly and deeply loved by God. He is our Father too. We are his sons and daughters. We have been made so by our baptism. We are also brothers and sisters of Jesus. At our baptism we were joined to his person. And we have been sent out on the very same mission as Jesus – to show and tell people everywhere just how much God loves them.

     

    As we celebrate his baptism and ours in this Eucharist today, then, can we re-open our hearts to his call? Can we hear him saying to us right here right now what Jesus heard from God: 'I have chosen you for this mission: Go to my people, tell them that I love them, show them that I love them, gather them together and bring them back to me?'

     

    Fr Brian Gleeson

     

    The Gospel - Mark 1:7-11 (The Baptism of the Lord):

    https://www.youtube.com/watch?v=XjoeZivjuA8

    https://www.youtube.com/watch?v=m1UfDgI4vto

    sing.jpg

     

    Tín Hữu Có Thể Viếng Nhà Thờ Thánh Gioan Tẩy Giả Ở Sông Jordan:

    https://www.youtube.com/watch?v=PjB1cxOAdIk

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - KẾT NGUYÊN=

CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

 

(Chúa Nhật thứ 1 Thường Niên)


(ngày 10-01-2020)

Sống tinh thần tự hủy để yêu thương, 

để con người thánh trong ta phát triển

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 42,1-4.6-7:(1) Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân (4) Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu.

 

  • Cv 10,34-38:(38) Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.


  • TIN MỪNG: Mc 1,7-11

 

Đức Giêsu chịu phép rửa?

 

(7) Khi ấy, ông Gioan Tẩy Giả rao giảng rằng: «Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. (8) Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần».  

 

(9) Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan. (10) Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. (11) Lại có tiếng từ trời phán rằng: «Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con».

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Câu nói của Gioan Tẩy giả trong bài Tin Mừng cho thấy ông là người thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho những người loan báo hay rao giảng Đức Giêsu? Nếu không sống tinh thần tự hủy, thì việc loan báo hay rao giảng cuối cùng nhằm ích lợi cho ai?2. Muốn con người thánh ở trong ta lớn lên và làm chủ, thì con người phàm phải làm gì? Hai con người ấy có thể cùng lớn lên không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Tinh thần tự hủy của người rao giảng Đức Giêsu

 

Trong bài Tin Mừng, ta thấy có hai nhân vật chính: Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu. Trong hai người, Gioan Tẩy giả là người phàm, đến trước để loan báo; còn Đức Giêsu là Thiên Chúa, là con người thần linh, đến sau để giải phóng nhân loại. Như thế ta thấy: người phàm đến trước loan báo cho con người thần linh đến sau. 

 

Để chu toàn nhiệm vụ loan báo, Gioan Tẩy giả phải thực hiện tinh thần tự hủy hoàn toàn, nghĩa là hoàn toàn xóa mình đi, coi mình không là gì cả, có như thế vai trò của người mình loan báo mới được nổi bật lên: «Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người» (Mc 1,7); «Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi» (Ga 3,30). 

 

Người loan báo hay rao giảng được kêu gọi và lên tiếng không phải vì mình, nhưng vì Đấng mà mình loan báo hay rao giảng. Vì thế, muốn loan báo hay rao giảng thật sự đúng nghĩa, chúng ta cần phải sống tinh thần tự hủy, tự xóa mình khi thực hiện công việc này. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta dễ bị cám dỗ coi việc loan báo hay rao giảng Tin Mừng như một phương tiện để làm cho mình nổi bật lên, được mọi người ca tụng là mình đạo đức, viết hay, giảng hay. Tới một lúc nào đó, chúng ta bắt đầu có khuynh hướng vì mình nhiều hơn vì Chúa. Lúc ấy, một cách nào đó, ta biến Chúa trở thành người loan báo cho ta, làm ta nổi bật lên

 

Có thể ban đầu ta hoàn toàn vì Chúa, nhờ đó ta rao giảng về Ngài rất hay, mọi người ca tụng ta là người đạo đức, là «có lửa». Từ khi có danh thơm tiếng tốt ấy, ta bắt đầu bị cám dỗ bảo vệ danh tiếng ấy, và làm cho danh tiếng ấy ngày càng mạnh lên. Danh tiếng ấy có thể giúp ta dễ «thăng quan tiến chức» trong Giáo Hội hay ngoài xã hội. Ta bắt đầu ngày càng trở nên «vì mình» hơn và bớt «vì Chúa» đi. Dần dần ta trở nên kẻ háo danh lúc nào không hay. 

 

Từ háo danh đến ham quyền, từ ham quyền đến cố vị chỉ là những bước rất ngắn. Một khi đã ham quyền cố vị rồi, ta dễ dàng bị cám dỗ làm những điều tán tận lương tâm. Vì quyền bính là một con dao hai lưỡi, tuy cần thiết để phục vụ đại chúng, nhưng lại có khả năng tha hóa rất mạnh. Vì thế, những người loan báo hay rao giảng Tin Mừng – nhất là những người đã thành công trong lãnh vực này và đang nắm những địa vị quan trọng trong Giáo Hội hay xã hội – rất cần tinh thần phản tỉnh để luôn luôn tỉnh táo đối với chính mình: «Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn» (Mt 26,41; Mc 14,38). 

 

Thực tế cho thấy nhiều người khi chưa nắm quyền bính thì tinh thần phục vụ rất cao, nhưng khi đã nắm được quyền bính thì trở nên khác hẳn. Nhiều anh hùng dân tộc, nhiều chức sắc tôn giáo đã bị tha hóa vì quyền lực.



2. Phàm nhân và thánh nhân trong mỗi người

 

Bài Tin Mừng hôm nay còn có thể hiểu theo một chiều kích khác rất sâu xa: chiều kích tâm linh. Trong đó, Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu tượng trưng cho hai khía cạnh trong cùng một con người: Gioan Tẩy giả tượng trưng cho con người phàm của ta, và Đức Giêsu tượng trưng cho con người thánh, con người thần linh, siêu phàm ở trong ta. Chính con người thần linh này trong mỗi người là yếu tố cốt yếu khiến con người là «hình ảnh của Thiên Chúa» (St 1,26-27; 9,6), «giống như Thiên Chúa» (St 1,26b). Đó là chính bản tính Thiên Chúa của Ngài được thông ban cho chúng ta: «Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa» (2Pr 1,4). Chính nhờ có bản tính thần linh thánh thiện này trong bản thân mà Đức Giêsu mới có thể mời gọi ta nên thánh: «Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện» (Mt 5,48). 

 

Giữa con người với con chó, khoảng cách hữu thể tuy không xa, vì cùng là tạo vật, nhưng con chó không bao giờ có thể trở thành người như con người dù có cố gắng luyện tập đến đâu, vì trong con chó không có bản tính con người. Còn giữa con người với Thiên Chúa tuy là một khoảng cách vô tận, nhưng con người có thể nên hoàn thiện, nên thánh như chính Thiên Chúa, vì trong con người đã có sẵn bản tính Thiên Chúa mà Ngài thông truyền cho. Nếu bản thân con người không có bản tính Thiên Chúa thì lời Đức Giêsu mời gọi con người nên hoàn thiện như Thiên Chúa là tuyệt đối bất khả thi, và câu nói đó trở thành vô nghĩa. 

 

Tuy nhiên, sống hoàn thiện như Thiên Chúa không phải dễ, vì bên cạnh con người thánh ấy luôn luôn có một con người phàm. Một danh nhân nào đó nói: «Trong lòng mỗi người, vừa có một vị thánh vừa có một con thú». Thật vậy, có những lúc ta suy nghĩ và hành động như một vị thánh, nhưng cũng có rất nhiều lúc ta lại hành động như một con thú. Và dường như vị thánh và con thú trong bản thân ta phải luôn luôn tranh đấu với nhau để dành thắng thế hầu làm chủ bản thân ta. 

 

Có người thì vị thánh thường thắng thế và làm chủ, còn lắm người thì bị con thú thường khống chế toàn bộ con người. Thánh Kinh có nói đến tình trạng trái ngược giữa hai con người này: 

 

  • «Tính xác thịt thì ước muốn những điều trái ngược với Thần Khí, còn Thần Khí lại ước muốn những điều trái ngược với tính xác thịt, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm được điều anh em muốn» (Gl 5,17); 

 

  • «Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí» (Rm 8,5). 

 

  • Kết quả của hai cách sống đối nghịch ấy là: «Nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống» (Rm 8,13)

 

  1. a) Con người phàm thì sống theo xác thịt: 

 

Bản chất của con người phàm là chỉ biết sống cho mình, sống ích kỷ, có khuynh hướng «phình to bản ngã». Vì thế, con người phàm chỉ quan tâm tới những tham vọng hay lợi lộc ích kỷ của mình, tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, muốn mọi người phải phục vụ mình, luôn luôn coi ý riêng của mình là quan trọng, thích lèo lái mọi người theo ý riêng của mình… Kinh Thánh nói về tính cách của phàm nhân: «Những kẻ sống theo xác phàm thì hay mơ ước những gì xác phàm đòi hỏi» (Rm 8,5); «Họ khoe mình khôn sáng nhưng đã nên điên dại» (Rm 1,22); «Ý tưởng họ hóa ra tối tăm, vì họ lìa xa sự sống Chúa Trời» (Ep 4,18); «Lòng trí họ miên man theo điều phù phiếm, họ ngu muội đắm chìm trong bóng tối tăm» (Rm 1,21).

 

  1. b) Con người thánh sống theo Thần Khí: 

 

Con người thánh là con người sống vị tha, sống theo Thần Khí, theo sự hướng dẫn của lẽ phải, của chân lý, công lý và tình thương. Hành động không bị chi phối bởi những động lực vị kỷ, dục vọng, ý muốn riêng tư, mà bởi tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Khi không còn sống cho bản thân mình nữa, con người thánh trở nên có nhiều sức mạnh tinh thần, luôn khôn ngoan, sáng suốt, can đảm, tâm hồn luôn bình an hạnh phúc, thứ bình an hạnh phúc nội tâm không ai ban được mà cũng không ai lấy mất được, ngoại cảnh không còn làm họ làm đảo điên, đau khổ nữa. 

 

 

  1. Phàm nhân có nhỏ lại thì thần nhân mới lớn lên được

 

Nơi mỗi con người, phàm nhân được khám phá và ý thức trước tiên. Dần dần con người khám phá ra một tiếng nói, một khuynh hướng, một lực lượng thầm kín – nhiều khi rất mạnh mẽ – lôi kéo mình lên khỏi những ích kỷ cá nhân của phàm ngã. Đó là thần ngã hay con người thánh. Vấn đề là làm sao để thần ngã này lớn lên? Bài Tin Mừng cho ta một bí quyết: Gioan Tẩy giả – tượng trưng cho phàm ngã – đã tự hạ, tự hủy để làm cho Đức Giêsu – tượng trưng cho thần ngã – nổi bật lên. Gioan từng nói: «Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi» (Ga 3,30).

 

Phàm nhân lúc nào cũng muốn được nổi bật, được phình to lên, nhưng nếu ta chiều theo phàm ngã, thì phàm ngã sẽ lớn mạnh và lấn át thần ngã, làm thần ngã trở nên yếu ớt. Nhưng nếu ta sống tinh thần tự hủy, làm phàm ngã nhỏ lại, thì tự nhiên thần ngã sẽ lớn và mạnh lên. Hai lực lượng ấy luôn luôn tỷ lệ nghịch với nhau: lực này lớn thì lực kia nhỏ lại, lực này yếu thì lực kia mạnh lên. Vì thế, muốn thần ngã lớn lên, thì phải làm cho phàm ngã nhỏ đi. Không gì làm phàm ngã nhỏ đi bằng sống tinh thần tự hủy, tự xóa mình: coi mình chẳng là gì cả, như một người nhỏ bé không có gì là quan trọng, không cố ý làm gì để lôi kéo sự chú ý của người khác. Nhất là không bao giờ đòi hỏi ý riêng của mình phải được thực hiện, mà trái lại sẵn sàng thực hiện thánh ý Thiên Chúa.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, xin hãy biến cải con thành một con người mới, con người sống theo Thần Khí chứ không theo những đòi hỏi của phàm ngã. Nhờ đó bản tính thần linh mà Cha đã gieo mầm vào trong bản thân con nẩy mầm và phát triển. Và hy vọng một ngày kia Cha có thể nói với con như xưa Cha đã nói với Đức Giêsu: «Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con». Xin giúp con đạt được điều ấy. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết

 

 

By Nguyen Chinh Ket at January 08, 2021

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU 08-1-2021

  •  
    nguyenthi leyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Fri, Jan 8 at 1:38 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    08/01/21 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG SAU LỄ HIỂN LINH
    Lc 5,12-16
     

    SỰ ĐỤNG CHẠM ĐẦY TRẮC ẨN

    Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn anh sạch đi.” Lập tức, chứng phong cùi biến khỏi anh(Lc 5,13)

    Suy niệm/SỐNG: Vào thời Đức Giê-su, bệnh phong cùi là thứ bệnh đáng sợ, dễ lây nhiễm và không có thuốc chữa.

    Người bệnh không những chịu đau đớn về thể xác như ung nhọt, lở loét, mà nhất là rơi vào tình trạng cô đơn tột cùng, bị kỳ thị, ruồng rẫy, bị cách ly khỏi cộng đồng bởi cả hệ thống luật lệ xã hội. Đang khi chẳng một ai dám, thậm chí không được phép đến gần người phong, Đức Giê-su lại động lòng thương trước lời cầu xin khẩn thiết của anh: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch,” và Ngài đã đáp lại bằng cách đưa tay chạm vào anh, một sự đụng chạm đầy lòng trắc ẩn.

    Lập tức, bệnh phong “biến khỏi anh.” Sự đụng chạm đầy lòng trắc ẩn và quyền năng ấy không chỉ làm cho anh lành lặn trở lại, nhưng quan trọng hơn là phục hồi nhân phẩm, trả lại cho anh một chỗ đứng trong xã hội mà anh từng đánh mất.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tội lỗi chính là thứ bệnh phong thiêng liêng khiến ta trở nên lở loét, hôi thối, trước mặt Chúa, bị “gạt ra bên lề,” vì mất đi ân sủng Chúa cũng như tình liên đới với tha nhân.

    Nhưng hãy yên tâm vì bạn có một vị thần y là Đức Giê-su. Noi gương người phong, bạn hãy chạy đến với Chúa trong toà giải tội, xin Ngài xót thương và chữa lành tâm hồn bạn.

    Sống Lời ChúaBạn thường xuyên tham dự Thánh lễ để Chúa chạm đến bạn trong Bí tích Thánh Thể, và bạn ra đi “chạm” đến tha nhân bằng phục vụ-YÊU THƯƠNG-THA THỨ

    Cầu nguyệnLạy Chúa, tội lỗi làm tâm hồn chúng con lở loét, biến dạng và xa rời Chúa. NHỜ ƠN CHÚA GIÚP chúng con biết thực tình xa tránh tội lỗi để bình an và ân sủng của Chúa luôn ở trong con. Amen.

     GPLONGXUYEN

     

SỐNG VÀ CHIA SE LC - THỨ BẢY SAU HIỂN LINH-

  •  
    nguyenthi leyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Sat, Jan 9 at 12:37 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09/01/21 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG SAU LỄ HIỂN LINH
    Ga 3,22-30
     

    ĐỨC KHIÊM TỐN

    *Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi"

    Ông Gio-an nói: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người. Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng.” (Ga 3,28-29)

    Suy niệm/sống: Nói về sự khôn ngoan, nhà hiền triết Hy-lạp Socrates đã đúc kết một câu thật khiêm tốn: “Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả.

    Thật vậy, làm sao có thể hiểu hết nguyên nhân và ý nghĩa của sự vật khi nó được sáng tạo bởi Thượng Đế và mang nơi mình sứ mạng được tiền định bởi Thượng Trí vô song. Phải có cái nhìn thấu đáo mới hiểu được mình không biết, và nhờ ý thức giới hạn bản thân mà người ta dễ dàng tỏ ra khiêm tốn trước sự vật, hiện tượng. Vì thế, càng hiểu biết người ta lại càng tỏ ra khiêm tốn.

    Gio-an Tẩy Giả là một trong những người hiểu biết như vậy. Ông hiểu mình là ai và vai trò của mình là gì. Thế nên, ông vui mừng vì mình lu mờ để cho Chúa được trổi lên.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Một khi ý thức được giới hạn trong khả năng nhận thức, Socrates khuyên mỗi người hãy tự biết mình.

    Và ‘cái biết’ muốn nói ở đây là biết mình ‘không biết’ để học hỏi, để khám phá, và nhờ đó có thể khiêm tốn hơn trước hiện tượng sự vật, đặc biệt với chương trình thánh ý của Đấng tác tạo nên mình.

    Sống Lời Chúa: Siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa để được soi sáng bởi chân lý mặc khải.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Nhờ ơn Thánh Thần thúc đẩy, con ý thức mình nhỏ bé để Chúa được lớn lên trong con mỗi ngày. Amen.

     GPLONGXUYEN

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CN CHÚA CHỊU PHÉP RỬA

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     

     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM

    MAC-CÔ 1, 6b-11

    CHÚA NHẬT  CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM B (10/01/2021)

    ---ooOoo---

    Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra,

    thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình.

    Và có tiếng từ trời phán:  

    "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha"

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA:

    Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là cuộc RA MẮT không thể hoành tráng hơn của Đấng Mêsia mà dân Israel đang mong đợi. Lúc đầu Người đóng vai một hối nhân như bao người Do-thái đạo đức khác tìm đến với Gioan để được vị Tẩy giả dìm xuống dòng sông. Nhưng khi Người bước ra khỏi nước thì cả một quanh cảnh huy hoàng rực rỡ chưa từng thấy đã xẩy ra:

    Tầng trời mở ra để Thiên Chúa xuống gặp con người và khai mở một giai đoạn mới của lịch sử cứu độ với việc Thiên Chúa xác nhận Chúa Giêsu là Ai và có vai trò gì trong Kế Hoạch Nhiệm Mầu của Người.

    Chúng ta hãy dành thời gian tìm hiểu và chiêm ngắm cuộc ra mắt của Con yêu dấu của Thiên Chúa.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,6b-11: Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần."

    Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,6b-11:  Có hai nội dung trong bài Phúc Âm

    3.1 Chúa Giêsu Nagiarét liên đới chặt chẽ với các tội nhân: Từ bỏ Nagiarét sau nhiều năm sống ẩn dật và lao động, Chúa Giêsu bước vào giai đoạan quan trọng của đời Người: rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa trên các nẻo đường Palestn. Việc đâu tiên Người thực hiện là hòa mình vào dòng người sám hối trước Gioan Tẩy giả để được dìm xuống dòng sông Giócđan tỏ lòng sám hối. Chúa Giêsu thánh thiện tinh tuyền nên không cần phải sám hối. Nhưng Người chia sẻ khát vọng sự công chính và Nước Thiên Chúa của dân Israel nên Người xin Gioan làm phép rửa cho Người như bao người Do-thái khác lúc bấy giờ. Mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể làm người lại một lần nữa cho thấy sự cao cả khôn lường nơi Chúa Giêsu bên bờ sông Giócđan.

    3.2 Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Cha và đẹp lòng Cha: Trong quang cảnh hùng tráng của cuộc thần hiện, Thiên Chúa (Cha và Thánh Thần) đã long trọng xác nhận chân dung, thân phận, vai trò và sứ mạng của Chúa Giêsu:  “Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,6b-11:

    4.1 Chúng ta hãy đón nhận mạc khải của Thiên Chúa về Chúa Giêsu: Đó là diễm phúc lớn lao mà Thiên Chúa ban cho những ai đọc sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô hôm nay. Dưới thân phận của một hối nhân khiêm cung hèn mọn như bao người Do-thái khác, nhưng Chúa Giêsu Nagiarét là Con yêu dấu của Thiên Chúa tòan năng hằng hữu! là người Con đẹp lòng Cha vì Người đến để thi hành Thánh Ý, Kế Hoạch Cứu Độ của Cha.

    4.2 Chúng ta hãy nơi gương Chúa Giêsu sống hòa đồng và liên đới với loài người: Đó là điều Chúa Giêsu muốn các Kitô hữu thực hiện, để trở thành công cụ của Thiên Chúa giúp mọi người, mọi nước, mọi dân nhìn nhận và thờ phượng Thiên Chúa.

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,6b-11:

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu cho lòai người chúng con để Người cai trị muôn dân muôn nước theo đường lối của Cha. Xin Cha lắng nghe lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người.»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người trên thế giới này được ơn khát khao găp được Thiên Chúa và Con của Người là Chúa Giêsu Kitô mà Gioan đã loan báo và giới thiệu.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy tích cực làm chứng về Chúa Giêsu Kitô và đem mọi người đến với Con Thiên Chúa

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người mở lòng đón nhận Chúa Giêsu Kitô và nhận phép rửa tha tội mà Người thiết lập.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha»   Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi người được ơn mạc khải của Thiên Chúa về Con của Người là Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT: CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con yêu đầu của Cha để Người dẫn chúng con về với Cha. 

    NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY và sức mạnh của Ngài chúng con QUYẾT TÂM đón nhận, tuyên xưng và bắt chước Chúa Giêsu là Con yêu dầu của Cha.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để mọi người được làm con Cha. Amen.

    Sàigòn ngày 07 tháng 01 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

    --

     
     

Subcategories