3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR. BRIAN 4TH SUNDAY-B

 

  •  
    Mo Nguyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- CHA BRIAN
     
     
     

                                         FOURTH SUNDAY OF ADVENT YEAR B

                                                         20 December 2020

       

    picture.png

            

                                  SAYING 'YES' TO GOD

                            SAYING ‘YES’ TO GOD: 4TH SUNDAY OF ADVENT (B)

                                                         (Luke 1: 26-38)

    ·       What does giving or getting a Christmas present mean to you?

    ·       What particular commitments is God asking you to renew this Christmas?

    ·       Name some particular people for whom you might be the light of Christ this Christmas.

     

    A few days before Christmas last year, a woman received a beautiful string of pearls in the mail. She could only guess who sent the gift. But when she didn’t find any message with the present she burst into tears. Three times she turned the packet upside down and inside out. But there was no note, no words, no message, wrapped up with the gift. What she really wanted was a card that said ‘I love you!’ That message would have meant more to her than the pearls themselves.

    By contrast, when Gabriel, the messenger of God, greets Mary, the first things Mary hears are words of love: ‘Rejoice, Mary! The Lord is with you. God loves you. You are special, you are precious. God has chosen you.’ God doesn’t leave out the important words.

    On first hearing those words of God’s special love for her, Mary is puzzled and perplexed. Here she is, a girl about fourteen years old, living quietly in an out-of-the-way village of Galilee, far from the rich and famous and the movers and shakers of this world, and yet hearing those amazing and stunning words from God! ‘What is God up to?’, ‘What is God asking of me? she wonders. Our gospel says: ‘She was deeply disturbed by these words and asked herself what the greeting could mean.’

    The messenger of God reassures her: ‘Don’t be alarmed! Don’t be afraid! Listen to what I have to say! Of all women on earth, God has chosen you to be the Mother of the Saviour of the World!’ But Mary is a virgin and so she asks: ‘But how can this come about, since I am a virgin?’ God’s messenger answers: ‘The Holy Spirit will come upon you and the power of the Most High will cover you with its shadow.’

    Mary doesn’t need to ask any more questions. She simply responds freely and deliberately to the God of surprises, the God who has picked her out for the greatest mission in the world: ‘I am the servant of the Lord,’ she says, ‘I say “yes” to God. I accept my part in God’s plans. Let what you have said be done to me.’ From that moment Mary conceives the child Jesus in her womb. From that moment ‘the Word of God becomes a human being and dwells among us’ (Jn1:14). St Augustine comments that Mary first conceive her child in her heart and only then does she conceive him in her body. Our Preface today makes the beautiful observation: ‘The virgin mother longed for him with love beyond all telling’, i.e., with indescribable love.

    You and I are living in an age when people are finding it particularly difficult to make permanent commitments to others, commitments that require life-long love, fidelity, perseverance and endurance. So, it is particularly appropriate for us to wonder and marvel at Mary’s total commitment to God, and her acceptance of all the changes her pregnancy will bring to her previous plans.

    What a striking example she is of living that life-motto ‘Let go and let God’! She teaches us to put our faith and trust in God at all times, but especially in difficult, demanding, and seemingly impossible situations. But, just as Mary set out immediately afterwards to bring our Saviour to her elderly cousin, Elizabeth, she also teaches us to be people who bring the light of Jesus the Christ to others.

    During the past year, we have become aware of how much darkness there is in our world as well as how much light. In the rituals that we have watched on TV for the victims of bombings and of Covid-19, and for the thousands of people killed in hurricanes and floods in Vietnam and the Philippines, we notice that grieving people always light candles of remembrance. Those small pieces of self-consuming wax and flame are saying that the light in our world is stronger than the darkness. That’s the message too of the lighting of the four candles today on our Advent wreath. Those candles will burn out, but our commitment to being the Light of Christ in the surrounding darkness of insensitivity, indifference, ignorance and malice, should never be either put out or allowed to burn out.

    During the rest of our Eucharist, then, let us renew our commitment to bring to others that Light of Christ that drives out the darkness of evil, and especially for those for whom Christmas tends to be a time of darkness, sadness, disappointment, depression and desperation, rather than a feast of light, love, joy and peace. I’m thinking particularly of people who are poor, sick, unemployed, hungry, homeless, separated, bereaved, friendless or abused. They especially need our commitment at this time to be for them the bright light and the warm love of Jesus Christ.

    Fr Brian Gleeson

     

    Mary Said "Yes!":

    https://www.youtube.com/watch?v=t3pSAL0kQIA

     

    sing.jpg

    Lý Mai Trang - Thiên thần Gabriel -12/2014:

    https://www.youtube.com/watch?v=LbsBu-tx_70

     

    Ave Maria - Schubert - Ly Hoang Kim:

    https://www.youtube.com/watch?v=VbC0ngr1MVw

     

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN3MV-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     BẠN VÀ TÔI THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    18.12.2020  THỨ SÁU TUẦN 3 MV

    Mt 1,18-24

    TRUYỀN TIN CHO GIU-SE

     

    Giu-se đang toan tính như vậy thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1,20)

    Suy niệm/SỐNG: Sự cố xảy đến cho Đức Ma-ri-a quả thật là vượt quá sức hiểu biết và lý giải của con người. Nhưng thái độ của thánh Giu-se thực sự là một mẫu gương cho chúng ta khi đứng trước mầu nhiệm. Giu-se “định tâm bỏ Ma-ri-a cách kín đáo”.

    Vì tuy ngài không hề nghi ngờ gì về đời sống thánh thiện của Đức Ma-ri-a nhưng lại không biết được hoạt động của Thiên Chúa nơi bạn mình: thái độ của ngài là tôn trọng bạn và tôn trọng thánh ý Chúa nơi bạn mình.

    Ngay cả khi được thiên thần báo mộng, thánh Giu-se cũng không nhận được một lời lý giải rõ ràng hơn, bởi vì ngài chỉ biết Đức Ma-ri-a thụ thai là do đâu (bởi quyền năng Chúa Thánh Thần) chứ không phải là thế nào. Mầu nhiệm vẫn nguyên vẹn là mầu nhiệm.

    Thái độ của thánh nhân lúc này là tin tưởng, phó thác và vâng phục: “Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà”.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mầu nhiệm không phải là một bức tường dày đặc bịt kín mít mọi cửa ngõ. Nhưng mầu nhiệm giống như biển cả vừa bao la vừa sâu thẳm mời gọi chúng ta chìm sâu vào để tiến tới.

    Mời bạn bắt chước thái độ của thánh Giu-se đứng trước mầu nhiệm, đó là: tôn trọng-tin tưởng-vâng phục.

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn dành ít là 5 phút cầu nguyện trong thinh lặng VỚI LỜI CHÚA để quen nhìn ra thánh ý NGÀI.

    Cầu nguyện: Lạy thánh cả Giu-se, xin giúp con biết bắt chước Ngài luôn mến tin và vâng phục khi chiêm ngắm những mầu nhiệm diệu kỳ của Chúa. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - THỨ NĂM CN3MV-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 16 at 11:41 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Gia Phả Của Chúa Giêsu Kitô.

    17/12 – Thứ Năm tuần 3 mùa vọng.

    "Gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít".

     

    LỜI CHÚA: Mt 1, 1-17

    Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham.

    Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.

    Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Roboam; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manasse; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.

    Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.

    Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.

     

     

     

    Suy Niệm 1: Từ Bà, Đức Giêsu được sinh ra

    Suy niệm:

    Chúng ta bước vào một giai đoạn mới để mừng lễ Giáng Sinh,

    mừng Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người cách trọn vẹn.

    Làm người là có một gia phả.

    Thánh Matthêu đã muốn viết một gia phả dài của Đức Giêsu Kitô,

    không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử,

    nhưng mang nặng ý nghĩa thần học.

    Matthêu muốn cho thấy Đức Giêsu là con của cụ tổ Abraham,

    và cuộc đời Ngài gắn kết với Ítraen, dân được tuyển chọn.

    Ngài cũng là Con của vua Đavít, nên Ngài có cơ sở để là Đấng Kitô.

    Làm người là sống trong dòng lịch sử một dân tộc

    với tất cả những thăng trầm và biến động của nó.

    Matthêu chia lịch sử dân Do-thái làm ba thời kỳ.

    Thời kỳ chuẩn bị cho bước đầu của vương triều vua Đavít (cc. 2-6a),

    thời kỳ trị vì của các vua thuộc dòng Đavít (cc. 6b-11),

    và thời kỳ sau lưu đầy, khi vương quyền Đavít đã mai một (cc. 12-16).

    Mỗi thời kỳ mười bốn đời, nghĩa là hai lần bẩy, một con số linh thánh.

    Đức Kitô đã đằm mình trong dòng lịch sử này.

    Ngài là người cuối của gia phả, nhưng lại là nhân vật trung tâm (c.16-17).

    Tất cả lịch sử của dân tộc Ítraen cũng là lịch sử cứu độ.

    Dòng lịch sử cứu độ này đã lên đến tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô.

    Nơi Ngài, Thiên Chúa đã đưa lịch sử nhân loại đến chỗ thành tựu.

    Trong gia phả Đức Giêsu có tên một số phụ nữ.

    Đó là chuyện lạ, vì người Do-thái thường chỉ để tên người cha.

    Trừ Đức Maria, bốn phụ nữ kia đều có gốc dân ngoại.

    Ta-ma và Ra-kháp gốc Canaan, Rút gốc Mô-áp, vợ Urigia người Hít-tít.

    Các phụ nữ này đều có hoàn cảnh khác thường.

    Ta-ma giả làm điếm để ngủ với cha chồng là Giu-đa,

    hầu sinh con cho nhà chồng (St 38).

    Ra-kháp là một cô điếm ở Giêricô, đã giúp Giosuê chiếm Canaan (Gs 2).

    Bét-sa-bê, vợ của Urigia, đã ngoại tình và lấy vua Đavít (2Sm 11-12).

    Rút đã lấy ông Bô-át là người bà con gần, để nối dõi cho chồng (R 1-4).

    Đức Giêsu đã là con cháu của các phụ nữ khác thường này.

    Ngài cũng mang trong mình chút dòng máu của dân ngoại.

    Cuộc sinh hạ của Đức Kitô cũng khác thường.

    Mátthêu diễn tả một cách tinh tế như sau:

    “Gia-cóp sinh Giuse, chồng của bà Maria,

    từ bà Đức Giêsu được sinh ra, cũng gọi là Đức Kitô” (c. 16).

    Như thế Con Thiên Chúa đã có một người mẹ để trọn vẹn là người.

    Ngài có cha nuôi là thánh Giuse để được thuộc về dòng Đavít.

    Làm người cần được sống trong bầu khí gia đình để lớn lên.

    Gia phả của Đức Giêsu nhắc tôi về gia phả của chính mình.

    Cũng với những bóng tối của lưu đày, với bao bất thường và vấp ngã.

    Chỉ mong trong cuộc đời tôi, gia đình tôi, dân tộc tôi, có mặt Giêsu.

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Cha từ ái,

    đây là niềm tin của con.

    Con tin Cha là Tình yêu,

    và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.

    Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,

    cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,

    cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,

    con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.

    Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,

    chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.

    Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất

    cũng có một đốm lửa của sự thiện,

    được vùi sâu dưới những lớp tro.

    Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành

    cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.

    Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,

    thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.

    Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.

    Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.

    Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ

    đang chuyển mình tiến về với Cha,

    qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu

    và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.

    Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,

    vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,

    mọi dị biệt, thành kiến,

    để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời

    mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.

    Lạy Cha, đó là niềm tin của con.

    Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Bản gia phả dài dằng dặc khô khan. Nhưng lại mặc khải những điều trọng đại.

    Thiên Chúa làm chủ lịch sử. Gia-cóp chúc phúc cho Giu-đa. Tiên báo Chúa Cứu Thế sẽ sinh bởi dòng tộc Giu-đa (Bài đọc 1). Lời tiên báo đó được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su. Nhưng để ứng nghiệm, lời tiên báo đó vượt qua biết bao thăng trầm. Tội lỗi của Rưu-ven, Si-mê-on và Lê-vi khiến phúc lành rơi xuống Giu-đa. Giu-đa nhờ toan tính loạn luân của Ta-ma mà có con cháu nối dõi. Đa-vít chiếm vợ của U-ri-gia nhưng lại có Sa-lô-mon kế nghiệp. Tội lỗi không thắng được thánh thiện. Phản bội không thắng được trung tín. Hận thù không thắng được tình yêu. Thiên Chúa thanh tẩy lịch sử tội lỗi. Con Chúa sinh ra đời làm nên một lịch sử mới. Một nhân loại mới.

    Thiên Chúa là Lòng Thương Xót. Bản gia phả dài kéo dài lâu đời cho thấy tình yêu của Chúa. Tình yêu lớn lao trong một chương trình hoàn hảo. Ba lần 14 đời. Mỗi lần là 2 lần 7 triều đại. Số ba và số bảy cho thấy sự hoàn hảo của kế hoạch. Chương trình càng dài càng tiêu tốn tâm cơ trí lực. Càng chứng minh tình yêu lớn lao. Thiên Chúa yêu thương nên cho con người giống hình ảnh Người. Nhưng con người không giữ nổi hình ảnh Thiên Chúa. Thì Thiên Chúa quá yêu nên đành mặc lấy hình ảnh con người. Mặc lấy thân phận con người yếu đuối mỏng dòn. Gánh lấy tội lỗi con người. Tình yêu lớn lao biến thành Lòng Thương Xót. Biết bao lần con người tội lỗi muốn làm hỏng kế hoạch. Chúa lại kiên tâm sửa chữa. Khoan dung độ lượng biết bao. Chúa Giê-su là điểm đến của một quá trình. Một tình yêu kiên vững lâu dài của Thiên Chúa. Một lịch sử tràn đầy tội lỗi phản bội của con người. Chúa Giê-su gánh trên vai gánh nặng của cả nhân loại. Khiêm nhường biết bao. Yêu thương biết bao.

    Tôi hãy tin tưởng. Dù tôi yếu đuối tội lỗi Chúa vẫn yêu thương. Dù tôi làm sai Chúa sẽ sửa chữa. Tôi có vấp ngã Chúa sẽ nâng dậy. Và để đền đáp tôi cũng phải đối xử với anh em như Chúa đối xử với tôi. Hãy bao dung độ lượng trước những yếu đuối. Hãy gánh lấy gánh nặng của anh em. Hãy uốn nắn dòng lịch sử bằng tình yêu, lòng trung tín và lòng thương xót.

    --------------------------------------

     

     
     
     

  •  
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI - CN4MV-B

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM B (20/12/2020)

     ĐÓN NHẬN

    VÀ CỘNG TÁC VÀO KẾ HỌACH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA

    TIN MỪNG LUCA 1, 26-38

    "Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu.

    Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao.

    Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người.

    Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

    I. DẨN VÀO KINH THÁNH/LỜI CHÚA

    Câu chuyện Truyền Tin cho Đức Maria trong Tin Mừng Lu-ca được đọc trong nhiều lễ kính Đức Maria và trong Thánh Lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm B. Trong các ngày lễ kính Đức Maria, chúng ta có thể suy niệm bài Phúc âm về vai trò, ơn gọi và sự đáp trả của Đức Maria. Còn trong Thánh Lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm B hôm nay, chúng ta nên suy niệm về kế hoach cứu độ của Thiên Chúa vì Mùa Vọng là thời gian chờ đợi Chúa Giêsu Kitô là Chúa Cứu Thề đến với dân Israel và nhân loại.

    Chúa Cứu Thế đến trần gian đã được Thiên Chúa Cha lập trình từ ngày tạo thiên lập địa và biến cố Truyền Tin là khởi đầu của việc thực hiện Kế Hoạch kỳ diệu ấy. Trong kế họach vĩ đại ấy Đức Maria có vai trò vô cùng quan trọng vì ngài đã được chọn làm Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Đức Maria đã nói lời XIN VÂNG (FIAT) theo Thánh Ý Thiên Chúa. Các Kitô hữu chúng ta cũng được mời đón nhận kế họach của Thiên Chúa và cộng tác vào kế họach ấy bằng lời XIN VÂNG để kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi chúng ta và nơi loài người ngày nay.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 1,26-38: Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria.

    Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ". Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

    Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

    Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

    Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽbao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

    Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ.

     III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 1,26-38

    3.1 Đức Maria được chọn làm Mẹ Chúa Cứu Thế: Lịch sử dân Do thái không chỉ in đậm dấu ấn của mối tương quan sứt mẻ của dân Israel với Thiên Chúa, nhưmg cũng in đặm dấu ấn của tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân tộc Do-thái là dân riêng của Thiên Chúa. Nỏi bật nhất là việc Thiên Chúa mặc khải và thực hiện kế hoạch cứu độ nhân loại tội lỗi bằng mầu nhiệm nhập thể làm người của Con Một Thiên Chúa là Chúa Giêsu Nagiaret. Để người con ấy được sinh ra trong thế giới loàai người, Thiên Chúa cần một phụ nữ đồng ý làm Mẹ người con ấy. Và Đức Maria, một thiếu nữ Nagiarét đã được Thiên Chúa chọn và chuẩn bị.

    3.2 Đức Maria chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong kế hoạch Cứu Độ của Người:  Sau khi nghe sứ thần

    - cúi chào ["Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ"]

    - trấn an: ["Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa.]

    - loan báo sự việc hay kế hoach của Thiên Chúa: ["Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

    Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"]

    - và giải đáp thắc mắc: ["Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽbao trùm trinh nữ. Vì thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa]

    Đức Maria đã đáp lại: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền".

    Và suốt cả cuộc đời Đức Maria đã gắn bó mật thiềt với Con của Người là Chúa Giêsu Kitô và với cộng đoàn các môn đệ của Con của Người.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LUCA 1,26-38:

    4.1 Mỗi Kitô hữu có vai trò của mình trong kế họach cứu độ của Thiên Chúa vì Thiên Chúa muốn mọi người được cứu, trước hết là những kẻ tin và đón nhận Chúa Giêsu Kitô Con Một của Thiên Chúa, kế đến là những người khác, những người chưa biết chưa tin chưa đón nhận mạc khải của Thánh Kinh. Bằng cách tin và loan báo lòng tin vào Chúa Giêsu Kitô, Chúa Cứu Độ duy nhất, mà mỗi Kitô hữu sẽ được cứu và có thể cứu những người khác. Đó là cách mỗi Kitô hữu cộng tác vào kế họach cứu độ của Thiên Chúa.

    4.2 Mỗi Kitô hữu chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa dành cho mình. Hồng ân ấy là nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa. Hồng ân ấy là ơn được cộng tác với Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ nhân loại của Ngườt. Thể hiện lòng biết ơn bằng một đời sống yêu thương bác ái, hy sinh, cống hiến và phục vụ, để trở nên giống Chúa Giêsu Kitô.

    4.3 Mỗi Kitô hữu chúng ta hãy nói lời cám ơn với Đức Maria và quyết tâm noi gương bắt chước Người nói lời XIN VÂNG với Thánh Ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG LUCA 1,26-38:

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì chúng con đã được sống gần hết Mùa Vọng này rồi. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người trên thế giới này được nghe nói về tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người và về kế họach cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện khi sai sứ thần truyền tin cho Đức Maria.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy tiếp nối sứ mạng của Đức Maria là đón nhận Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và đem Người đến cho nhân loại ngày nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người đón nhận Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử và trong cuộc sống của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả các Kitô hữu, nhất là các anh chị em tân tòng, biết nói lời XIN VÂNG với Thánh Ý Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con thời gian quý báu của Mùa Vọng Năm B này. 

    Chúng con xin dâng lời tạ ơn Chúa về kế họach cứu độ nhân loạai của Người.  

    Xin Cha ban Thánh Thần và sức mạnh của Ngài cho chúng con để chúng con noi gương Đức Maria mà đón nhận và tích cực hợp tác với kế họach cứu độ của Thiên Chúa trong  thời hiện đại của chúng con.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã đến đang đến và sẽ đến để mọj người được làm con Cha. Amen.

    Sàigòn ngày 18 tháng 12 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

    --

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN3MV-B

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 16 at 11:40 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    17.12.2020  THỨ NĂM TUẦN 3 MV

    Mt 1,1-17

    GIA PHẢ CỦA ĐỨC GIÊ-SU

     

     

     

    Ông Áp-ra-ham sinh ông I-xa-ác; ông I-xa-ác sinh ông Gia-cóp;… ông Gia-cóp sinh ông Giu-se, chồng bà Ma-ri-a cũng là Giê-su. (Mt 1,2-17)

    Suy niệm/SỐNG: Một bản gia phả liệt kê rõ ngọn nguồn, một danh sách cụ thể nối liền từ các cụ tổ đến Đức Giê-su: Thế là rõ, Chúa Giê-su có mối liên hệ huyết tộc với nhân loại chứ không phải là một nhân vật “từ trên trời rơi xuống”, một cách ngẫu nhiên.

    Ngài là con người thật, là “Con Người” (viết hoa). Ngài đến chia sẻ trọn vẹn thân phận con người chỉ trừ tội lỗi! Ghi tên Giê-su vào bản gia phả là nhận Ngài là người miêu duệ đích thực, từ Ngài một nhân loại mới được sinh ra, đó là Hội Thánh.

    Trong nhân loại mới này, chúng ta được tháp nhập vào. Lịch sử loài người được tiếp nối, không phải y như cũ, mà là được tiếp nối sau khi đã được đổi mới.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Suy nghĩ và trả lời: - “Đâu là cội nguồn của tôi?” - “Tôi đem lại nét gì mới cho xã hội nơi tôi sinh sống?”

    * Để viết tiếp gia phả nhân loại mới của Đức Giê-su, chẳng hạn: “Đức Giê-su sinh ra anh X., chị Y., v.v… trong đức tin”, bạn sẽ đảm nhận việc gì làm công tác truyền giáo của bạn?

    Sống Lời Chúa: Cụ thể nhất là dịp lễ Giáng Sinh năm nay, bạn hãy tìm đến và làm một việc nào đó đem niềm vui Chúa Giáng sinh đến cho một người nghèo vật chất hay tinh thần ngay trong gia đình bạn, hay ở xóm giềng, hay ngoài góc phố kia…

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con đừng sống thờ ơ với tha nhân và đừng thờ ơ với nỗi lòng thao thức của Chúa muốn qui tụ toàn thể nhân loại. NHỜ ƠN CHÚA GIÚP con cảm nhận được việc truyền giáo chính là lẽ sống đời Ki-tô hữu của con.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     
     

Subcategories