3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN3MV-B

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
    Fri, Dec 11 at 4:18 PM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM B (13/12/2020)

     NHẬN RA CHÚA GIÊSU KITÔ,

    ĐẤNG ĐANG SỐNG GIỮA CHÚNG TA

    "Nhưng giữa các ngươi,

    có Đấng mà các ngươi không biết"

    I. DẨN VÀO TIN MỪNG GIOAN 1, 6-8. 19-28

    Vấn  đề của loài người nói chung, của các tín đồ các tôn giáo nói riêng - và nhất là của các Kitô hữu - là làm sao nhận ra Chúa Giêsu Kitô. Dân Do-thái, dù được các ngôn sứ báo trước hàng trăm năm, vẫn không nhận ra Chúa Giêsu Kitô khi Nguời xuất hiện giữa họ ở Palestin hồi đầu Công Nguyên. Với chúng ta ngày nay nhận ra Chúa Giêsu còn khó hơn nhiều so với dân Do-thái xưa vi Chúa Giêsu không hiện diện cách hữu hình trên trái đất này. Lời của Gioan Baotixita vẫn là một thách đố cho những người có đạo: ”Giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người." Vậy làm sao chúng ta nhận ra Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa là Đấng đã đến trần gian này một lần trên đất Palestin? Và quan tọng hơn là làm sao chúng ta nhận ra Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đang sống giữa chúng ta trong thế giới hôm nay? Đó là hai câu hỏi mà bài Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B đòi chúng ta phải có câu trả lời.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG GIO-AN 1,6-8.19-28: Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Đấng Kitô". Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải".

    Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".

    Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?" Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

     III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ 1,1-8

    3.1 Người Do-thái khát khao Đấng Thiên Chúa gửi đến là Chúa Giêsu Kitô: Lịch sử dân Do thái in đậm dấu ấn của mối tương quan sứt mẻ với Thiên Chúa. Thậm chí nhiều người Do-thái còn nghĩ rằng tầng trời đã bị đóng sập vì sự bất trung bất nghĩa của dân đối với Thiên Chúa. Nhưng vần còn nhiều người khát khao Đấng mà Thiên Chúa hứa ban cho dân. Vì thế khi thấy Gioan sống khắc khổ trong hoang địa và xuất hiện bên dòng sông Giocđan lớn tiếng rao giảng và kêu gọi toàn dân sám hối, thì nhiều người Do-thái mừng thầm và tưởng rằng Gioan chính là Đấng Mêsia mà họ đang mong chờ: “Ông có phải là Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa hứa ban cho dân ta không?....Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?"

    3.2 Người Do-thái không nhận ra Chúa Giêsu Nagiarét là Đấng Thiên Chúa đã ban cho dân như Người đã húa: Dù khao khát Đấng Thiên Chúa hứa ban nhưng dân Do-thái vẫn không nhận ra Đấng ấy. Dù được Gioan chỉ dẫn tường tận họ vẫn không nhận ra Chúa Giêsu Nagiarét chính là Đấng mà các ngôn sứ đã loan báo và Gioan đã giới thiệu: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Người Do-thái không nhận ra Chúa Gisêu là Đấng Kitô vì đầu óc và tâm trí họ không ngờ rằng Đấng Thiên Sai lại xuất hiện với diện mạo “tầm thường” như thế.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ 1,1-8:

    4.1 Các Kitô hữu nhận ra Chúa Giêsu Kitô đã đền trần gian này cách nay hơn 2000 năm nhờ đọc và nghiên cứu lịch sử và Thánh Kinh. Thật vậy lịch sử của Israel và của đề quốc Roma đã nhắc đến tên Giêsu Nagiaret. Còn Thánh Kinh Cựu và nhất là Tân Ước là kho tàng vô giá giúp mọi người nhận ra Chúa Giêsu Kitô chẳng những trong lịch sử mà cả trong lòng tin. Thánh Giêrônimô linh mục tiến sĩ Hội Thánh đã nói một câu bất hủ: ”Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”. Vì thế việc tìm hiểu Thánh Kinh qua các Khóa các Lớp Thánh Kinh cũng như việc nghe giảng trong thánh lễ là hết sức cần thiết.

    4.2 Chúng ta nhận ra Chúa Giêsu Kitô hiện đang sống giữa chúng ta nhờ đức tin và cảm nghiệm thiêng liêng. Có một lầm lạc lớn nơi môt số người có đạo là đọc Phúc âm như đọc một cuốn sách lịch sử đã qua. Họ không nhận thức được rằng Chúa Giêsu Kitô vẫn đang sống giũa loàai người. Người hiên diện cách vô hình nhưng có thực trong tâm hồn và cuộc sống cùa mỗi người. Chỉ cần mỗi người dựng ăng-ten lên và bật công tác thiêng liêng là bắt được làn sóng, tiếng nói và gương mặt của Người. Chân Phước Charles de Foucauld đã cầu nguyện: ”Lạy Chúa, nếu có Chúa thì xin Chúa hãy cho con thấy/gặp Chúa”  và ngài đã thấy và gặp Chúa không phải cách thể lý mà là cách thiêng liêng khi quỳ xuống xưng tội với cha Huvelin trong nhà thờ Thánh Augustinô ở Paris (Pháp).

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG MÁC-CÔ 1,1-8:

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì chúng con được bước vào Mùa Vọng thêm một lần nữa. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người trên thế giới này gặp được các chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng Cứu Độ mà Người đem đến.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo”  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy tiếp nối sứ mạng của Gioan Tẩy Giả trong thời đại ngày nay.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi người nhận ra Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử và trong cuộc sống của mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi Gioan làm phép rửa»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu xem thường Thánh Kinh nói chung và Tân Ước nói riêng mà không chịu học hỏi, tìm hiều và suy niệm.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con thời gian quý báu của Mùa Vọng Năm B này.

    Chúng con quyết tâm tìm kiếm Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cha đã ban cho nhân loại.

    Xin Cha ban Thánh Thần và sức mạnh của Ngài cho chúng con để chúng con vượt qua mọi trở ngại mà gặp được Đấng Kitô của Cha và của chúng con.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô Con Cha, Chúa chúng con, là Đấng đã đến đang đến và sẽ đến.  Amen.

    Sàigòn ngày 12 tháng 12 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

    --
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ BẢY CB2MV-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Dec 12 at 1:15 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    12.12.2020  THỨ BẢY TUẦN 2 MV

    Đức Mẹ Gua-đa-lu-pê

    Mt 17,10-13

    SỰ CỨNG LÒNG CỦA CON NGƯỜI

     

     

     

    “Ông Ê-li-a đến rồi và họ không nhận ra nhưng đã xử với ông theo ý của họ. Con Người cũng sẽ khổ vì họ như thế.” (Mt 17,12)

    Suy niệm/SỐNG: Người Do thái không chỉ coi Đấng Cứu Thế như một vị vua thống lĩnh muôn dân bằng những cuộc chinh phạt; họ còn dựa vào các lời tiên tri (x. Ml 4,5-6) để vẽ ra hình ảnh của vị tiền hô –mà theo họ là đích thân Ê-li-a– cũng sẽ đến chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a bằng con đường quyền lực.

    Như thế thì làm sao họ nhận ra Gio-an Tẩy Giả đến như hiện thân của Ê-li-a với sứ điệp sám hối? Quan niệm sai thì hành động cũng sai: Chả trách gì họ đã “xử tệ” với ông “theo ý của họ.” Chúa Giê-su cho biết Gio-an Tẩy Giả không chỉ giới thiệu bằng lời nói suông Ngài là “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian;” ông còn lấy chính cuộc khổ nạn của mình để loan báo cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô: “Con Người cũng sẽ khổ vì họ như thế.” 

    Người dám làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng lời nói, bằng cuộc sống và bằng cả cái chết của mình mới đúng là vị ngôn sứ đích thực của Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn còn hiện diện, vẫn đồng hành với con người nơi Đức Ki-tô qua Lời Chúa và qua Thánh Thể…

    Thế nhưng phải chăng chúng ta tiếp tục “làm khổ” Ngài cũng giống như người Do Thái xưa?

    *Chúng ta phải luyện tập con mắt của mình để có thể “nhìn thấy” Thiên Chúa qua các dấu chỉ trong cuộc sống, nhất là dấu chỉ thập giá để luôn biết sống theo ý Chúa.

    Sống Lời Chúa: Dùng việc kiểm điểm mỗi ngày để tập nhận định nhìn ra ý Chúa trong các biến cố của cuộc sống.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mở cho chúng con cặp mắt đức tin để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống thường ngày.

     

     

     GPMYTHO

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN2MV-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 10 at 12:51 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    10.12.2020  THỨ NĂM TUẦN 2 MV

    Đức Mẹ Lô-re-tô

    Mt 11,11-15

    MẠNH SỨC ĐỂ ĐƯỢC NƯỚC TRỜI

     

     

     

    “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.” (Mt 11,12)

    Suy niệm/SỐNG: Phụ hoạ với câu nói của Karl Marx: “Tôn giáo giống như thuốc phiện đối với quần chúng”, nhiều người lên tiếng phê phán tôn giáo là chỗ dựa cho những kẻ yếu ớt.

    Hôm nay Chúa Giê-su dạy để chiếm được Nước Trời “phải đương đầu với sức mạnh” để chống lại các thế lực: thế gian, ma quỷ, xác thịt. Sức mạnh ở đây là gì? Chúa Giê-su chiến thắng ma quỷ, tiêu diệt tội lỗi và sự chết để cứu chuộc muôn người, không phải bằng súng đạn mà bằng sức mạnh của thập giá (x. 1Cr 1,18; Pl 2,6-11);

    Ngài dạy hãy học với Ngài sức mạnh của “hiền lành và khiêm nhường,” phải “kiên trì chiến đấu và bền đỗ đến cùng” để được cứu thoát (x. Mt 11,29; 24,13).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúng ta cùng noi gương Thầy Giê-su, thực thi bí quyết vượt qua sự yếu đuối mỏng dòn của thân phận con người để chiến thắng cám dỗ, đó là dùng sức mạnh của đức hiền lành, khiêm nhường và kiên trì đến cùng;

    *Chiến đấu ngay từ nơi sâu thẳm của tâm hồn cho đến những hành động cụ thể nhất; đón nhận mọi biến cố trong cuộc sống với tâm tình phó thác;

    *Chiến đấu với niềm cậy trông vững vàng nơi Chúa vì “ơn Chúa đủ cho chúng ta” (x. 2Cr 12,9), vì “không có Chúa, chúng ta không làm gì được” (x. Ga 15,5).

    Sống Lời Chúa: Thực hành việc hy sinh hãm mình hằng ngày để luôn làm chủ bản thân mình.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết cậy trông vào Chúa, và cảm nghiệm tình Chúa yêu thương trong từng giây phút của cuộc sống. NHỜ ƠN CHÚA cho con ý thức vượt qua những gian nan của đời tạm này bằng sức mạnh của Chúa.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN2MV-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 10 at 11:34 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11.12.2020 THỨ SÁU TUẦN 2 MV

    Thánh Đa-ma-sô I, giáo hoàng

    Mt 11,16-19

    RA KHỎI CHÍNH MÌNH

     

     

    “Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ bảo: Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Mt 11,19)

    Suy niệm/SỐNG: Matthew Henry, một nhà chú giải Thánh Kinh, có câu: “Không ai điếc bằng kẻ không muốn nghe. Chẳng ai mù bằng người không muốn nhìn.”

    Những người Do Thái thời Chúa Giê-su có cơ hội được nghe được thấy Gio-an Tiền hô và Con Người, nhưng lại bắt hụt sứ điệp cứu độ. Họ kết án vị ngôn sứ là ‘bị quỷ ám’ vì lối sống kiêng khem khổ hạnh;

    *Ngược lại, Chúa Giê-su hoà đồng gần gũi với mọi người thì bị họ đánh đồng với những người ăn chơi tội lỗi.

    Chỉ có họ là đúng, ngoài ra không gì có thể làm họ thỏa mãn. Họ bị cột trói trong cái ‘tôi’ cồng kềnh, bám riết vào những định kiến sai lầm của mình, nên không thể mở ra với người khác, càng không thể mở lòng đón nhận ơn soi sáng siêu nhiên.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Khi nói về ơn gọi nên thánh của Ki-tô hữu trong thế giới ngày nay, ĐTC Phan-xi-cô đã nhận diện hai kẻ thù tinh vi của sự thánh thiện, đó là việc gán quá nhiều tầm quan trọng cho sự hiểu biết của mình hoặc cho ý chí của mình.

    *Đây chính là nẻo đường tự mãn của cái ‘tôi’, vốn không dành chỗ cho mầu nhiệm và ân sủng.

    *Bạn được mời gọi cậy dựa cách thái quá vào tri thức hay nỗ lực riêng của mình, để có thể nhận biết mạc khải của Chúa nhiều hơn.

    Sống Lời Chúa: Dám từ bỏ một định kiến hay một lối nghĩ khi biết nó không phù hợp với tinh thần Tin Mừng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con biết ra khỏi chính mình và biến đổi tâm hồn chúng con nên mềm mỏng, cởi mở, để nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN2MV-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 9 at 12:47 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09.12.2020  THỨ TƯ TUẦN 2 MV

    Thánh Gio-an Đi-đa-cô

    Mt 11,28-30

    BÍ QUYẾT VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

     

     

     

    Khi ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)

    Suy niệm/SỐNG: Con người vẫn tìm nhiều cách để rũ bỏ những sự nặng nhọc vất vả trong cuộc sống. Mà theo tâm lý thông thường ai lại chẳng thích được an nhàn thoải mái.

    Nhưng không dễ gì dứt bỏ mọi gánh nặng khổ đau, bởi vì “ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34); và hơn nữa, có những gánh nặng gắn liền với cuộc hiện sinh của con người như tuổi già, bệnh tật, gia đình, con cái… Vấn đề, không phải gánh nặng mà là thái độ của ta đối với chúng. Nếu biết đón nhận trong yêu thương, gánh nặng sẽ trở nên êm ái, nhẹ nhàng. Chúa Giê-su cho ta bí quyết và phương thế để thực hiện điều đó: “Hãy đến với Chúa…Chúa sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.”

     Ngài không hứa gánh thay cho ta, mà là bổ sức để ta tiếp tục gánh vác; Ngài mời gọi ta học nơi Ngài để ta được thay đổi từ chỗ miễn cưỡng, sang thái độ khiêm tốn đón nhận thánh ý trong tinh thần hiền lành của “người tôi trung”, nhờ đó gánh nặng sẽ nên êm ái nhẹ nhàng.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Lượng giá xem, đâu là địa chỉ bạn thường tìm đến mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, chán chường?

    Và sau đó, tâm hồn bạn có thực sự bình an? Gánh nặng có vơi đi chút nào?

    Sống Lời Chúa: Tập thói quen ở lại bên Chúa trong thinh lặng để được nghỉ ngơi và bồi dưỡng, để lắng nghe tiếng Chúa và mở lòng đón nhận ân sủng Ngài tuôn trào trong ta.

    SỐNG Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa hứa rằng sẽ ở lại cùng chúng con cho đến tận thế. Và sự đồng hành của Chúa không ngoài mục đích an ủi và nâng đỡ con trong cảnh khốn cùng. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY con QUYẾT TÂM tìm sức mạnh nơi Chúa. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

 

Subcategories