SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN1MV-B
- Details
- Category: 3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa
-
nguyenthi leyenSat, Nov 28 at 10:22 PM5 PHÚT LỜI CHÚA
29.11.2020 CHÚA NHẬT TUẦN 1 MV – B
Mc 13,33-37
CANH THỨC“Người giữ cửa phải canh thức.” (Mc 13,34)
Suy niệm/SỐNG: Truyện cổ Hy Lạp có kể chuyện người Hy Lạp, để chiếm thành Troa, dùng kế dâng cho vua thành ấy một con ngựa gỗ khổng lồ. Nào ngờ trong bụng con ngựa gỗ ấy chứa đầy quân lính.
* Nửa đêm toán lính chui ra, mở cửa thành cho đại quân tiến vào chiếm thành. Ngày nay người ta dùng điển tích ấy để đặt tên một thứ phần mềm máy tính, gọi là “trojan”, nguỵ trang có vẻ vô hại, nhưng một khi đột nhập vào hệ thống máy tính rồi, nó sẽ phá hoại dữ liệu, đánh cắp thông tin máy chủ, tác hại khôn lường.
SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - KẾT- HÃY TỈNH THỨC
- Details
- Category: 3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa
CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN
CN 1 MÙA VỌNG - B - Chuẩn bị ngày Chúa đến bằng bản tính yêu thương của ta
ĐỌC LỜI CHÚA
- Is 63,16b-17; 64,1.3b-8:(4) Ngài đón gặp kẻ công chính vì họ sống theo đường lối Ngài chỉ dạy. Và Ngài phẫn nộ vì tội lỗi chúng con. (5) Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi.
- 1Cr 1,3-9:(6) Lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, (7) khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người.
- TIN MỪNG: Mc 13,33-37
Phải tỉnh thức và sẵn sàng
(33) «Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. (34) Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (37) Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!»CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
- Mua bảo hiểm để đề phòng rủi ro bất ngờ có phải là khôn ngoan không? Ta có bảo hiểm cho sự sống vĩnh cửu đời sau không? Bảo hiểm tránh rủi ro đời này có quan trọng bằng bảo hiểm tránh rủi ro đời sau không?2. Ngày Chúa đến cần được hiểu thế nào? Ngày ấy có bất ngờ không? Nếu biết ngày ấy sẽ đến bất ngờ thì ta phải chuẩn bị thế nào cho khôn ngoan?3. Cách chuẩn bị ngày Chúa đến cách khôn ngoan nhất là gì? Có cách chuẩn bị nào vừa thường hằng suốt cuộc đời ta, vừa lại không làm ta bị căng thẳng, hồi hộp, vì Chúa đến bất kỳ lúc nào và cách nào thì ta vẫn luôn sẵn sàng không?
Suy tư gợi ý:
Sự khôn ngoan đòi hỏi phải đề phòng rủi ro đến bất ngờ
Hiện nay, các công ty bảo hiểm làm ăn rất phát đạt, vì càng ngày người ta càng cảm thấy cần thiết phải đề phòng những rủi ro bất ngờ xảy đến: bệnh tật, tai nạn, chết chóc… Có bảo hiểm, khi những rủi ro xảy đến, họ không đến nỗi bị thiệt hại vì sẽ được đền bù. Điều khiến người ta lưu tâm và phải quyết định bảo hiểm đó là tính bất ngờ của sự rủi ro. Vì nếu người ta biết trước hay dự đoán trước được chính xác ngày giờ xảy đến và xảy đến thế nào, thì gần đến ngày giờ ấy, người ta mới phải chuẩn bị đề phòng. Nhưng nếu nó xảy ra bất ngờ, và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, thì người ta phải luôn luôn đề phòng, và đề phòng không ngừng. Và lỡ có lúc nào không thể chuẩn bị hay đề phòng, thì lúc đó người ta không an tâm. Chính vì thế, người ý thức được tính bất ngờ của những rủi ro thì tìm cách mua bảo hiểm càng sớm càng tốt, để tâm hồn họ luôn luôn được bình an.
Những rủi ro, và thiệt hại từ rủi ro, có tính nhất thời và có ảnh hưởng nhất thời thì con người biết lo xa, đề phòng. Nhưng thật buồn cười và phi lý thay, những rủi ro và thiệt hại to lớn hơn vô cùng, có ảnh hưởng vĩnh viễn, đời đời, thì rất nhiều người lại chẳng thèm quan tâm, chẳng đề phòng hay chuẩn bị gì cả. Lý do rất đơn giản là vì họ không nghĩ đến, hay chưa đủ tin rằng có một cuộc sống vĩnh cửu sau cái chết, và cuộc sống đó hạnh phúc hay đau khổ tùy thuộc vào đời sống ngắn ngủi hiện tại. Họ có thể tin rằng nếu công cuộc làm ăn mà họ đang tiến hành bị thất bại, thì họ sẽ lâm vào thế kẹt khoảng 10 năm, vì thế họ phải cố gắng hết sức để thành công trong cuộc làm ăn này. Nhưng họ không quan tâm bao nhiêu đến sự thành bại của cả cuộc đời họ, đến cái hậu quả hết sức bi thảm và kéo dài vô tận nếu đời sống tâm linh của họ ở đời này bị thất bại.
2. Tính bất ngờ của ngày Chúa đếnĐiều quan trọng mà chúng ta cần phải lưu tâm đó là tính bất ngờ của ngày Chúa đến. «Ngày Chúa đến» ở đây có thể hiểu cách thực tế và cụ thể nhất là ngày Chúa gọi ta về với Ngài, tức ngày tận cùng của đời ta. Nếu ngày đó được ta chuẩn bị chu đáo, thì nó không có gì đáng sợ hay khủng khiếp đối với ta, vì đó là ngày mà ta bước vào một cuộc sống mới vĩnh cửu đầy hạnh phúc. Nhưng nếu ngày đó không được chuẩn bị tốt đẹp nên chúng ta phải ra trước tòa Chúa với một tình trạng tội lỗi, nghĩa là tâm hồn thiếu vắng tình yêu, đầy tính vị kỷ, thì ngày ấy đến với ta có thể sẽ rất khủng khiếp. Vì ta hoàn toàn chưa sẵn sàng để đối diện với sự phán xét công thẳng của Ngài. Ngày Chúa đến cũng có thể hiểu theo nghĩa lớn rộng hơn, là ngày tận cùng của toàn nhân loại, ngày Đức Giêsu trở lại để phán xét toàn nhân loại.
Dù hiểu theo nghĩa nào, ngày Chúa đến vẫn là ngày bất ngờ: bất ngờ chẳng những về thời gian mà còn về cách thức nữa. Người ta chẳng những không ai biết được mình sẽ chết ngày nào giờ nào, mà ngay cả chết cách nào cũng không ai chắc chắn được. Người chết trên giường bệnh, kẻ chết ngoài đường vì tai nạn xe cộ, người chết khi đang làm việc, kẻ chết khi đang nghỉ ngơi, người chết trong tình trạng sẵn sàng ra đi, kẻ chết không nhắm mắt vì còn tiếc nuối một điều gì, người chết trong hy vọng một số phận vĩnh cửu tốt đẹp, kẻ chết trong lo sợ vì không biết số phận đời sau mình ra sao… Và cũng chẳng ai biết được ngày Chúa đến phán xét toàn nhân loại sẽ xảy ra thế nào, rất có thể khác hẳn với những gì người ta dự kiến.
Kinh nghiệm khi Đức Giêsu đến lần thứ nhất cho thấy: mặc dù đã được các ngôn sứ tiên báo từ mấy trăm năm trước, nhưng khi Ngài đến thì chẳng mấy ai biết, vì họ không ngờ được Ngài lại đến theo cách ấy, hoàn toàn ngoài dự kiến của họ. Giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy có ngờ trước được rằng chính họ lại là chủ mưu trong việc xúc phạm và giết chết Ngài bao giờ đâu? Họ luôn nghĩ rằng họ là người công chính nên ai phản đối họ, lên án họ thì đều là kẻ phá hoại tôn giáo và đáng giết chết! Thế mà Đức Giêsu lại là người phản đối và lên án họ nặng nề nhất! Vì cố chấp vào thành kiến của mình, nên con người thường không học được những bài học từ kinh nghiệm lịch sử!
Chính vì tính bất ngờ của cái chết mà người khôn ngoan luôn luôn phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể ra trước tòa Chúa bất kỳ lúc nào, dẫu Ngài đến dưới bất kỳ hình thức nào thường là không ngờ trước được! Phải chuẩn bị cách nào để bất kỳ lúc nào Chúa gọi, ta cũng ở trong tình trạng đẹp lòng Thiên Chúa, nghĩa là tâm hồn ta luôn tràn ngập tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Chuẩn bị như thế chính là sống thái độ «tỉnh thức» mà Đức Giêsu đề nghị trong bài Tin Mừng này.
3. Tỉnh thức nhưng lại phải hoàn toàn an tâmNếu chúng ta sống trong tâm trạng hồi hộp, lo âu đón chờ Chúa đến, thì đó không phải là cách tỉnh thức mà Đức Giêsu muốn chúng ta có. Tâm trạng hồi hộp, âu lo, sợ sệt là điều bất lợi cho tâm lý và thần kinh của ta. Ngài muốn ta tỉnh thức nhưng đồng thời lại hoàn toàn an tâm, không phải lo âu hồi hộp chút nào. Ngài muốn ta chuẩn bị trong tâm trạng bình an, vui tươi, thoải mái và hạnh phúc. Muốn chuẩn bị thế, ta cần củng cố tình yêu trong lòng chúng ta.
Một người sống trong tâm trạng yêu thương –yêu Thiên Chúa và thương mọi người– chắc chắn là một người đẹp lòng Thiên Chúa. Nếu yêu thương đã trở thành bản tính của ta, thì ta không thể sống mà không yêu thương. Dù yêu thương là tình trạng tâm hồn hay được thể hiện thành hành động, nếu yêu thương đã trở thành bản tính của ta, thì ta không thể làm bất kỳ việc gì mà không phải do yêu thương. Biến yêu thương trở thành bản tính của ta, đó là chuẩn bị ngày Chúa đến cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Lúc ấy yêu thương không còn là một hành động nhất thời khi thì có lúc thì không, mà là bản tính hay tâm trạng thường hằng của ta. Tất cả mọi hơi thở, mọi cử động, mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của ta, dù là vô tình hay hữu ý, đều thấm nhuần tình thương. Tình thương phải là phản xạ tự nhiên trong tất cả mọi sinh hoạt của đời sống ta. Người có bản tính yêu thương thì nói lời yêu thương hay hành động yêu thương còn dễ dàng hơn là nói lời khó nghe hay hành động vị kỷ.
Muốn có được bản tính yêu thương như thế, trước tiên ta phải giác ngộ thâm sâu rằng tha nhân chính là bản thân nối dài của ta, hay nói cách khác, tha nhân chính là «cái tôi khác» của ta. Bất cứ điều gì ta làm cho tha nhân cũng là làm cho chính ta, và cũng là làm cho chính Thiên Chúa. Bất kỳ điều tốt đẹp nào ta làm cho tha nhân thì sự tốt đẹp ấy cũng trở về với chính ta. Và bất kỳ điều xấu ác nào ta làm cho tha nhân thì sự xấu ác ấy sớm muộn gì cũng trở về với chính ta. Vì toàn thể nhân loại chỉ là một «cái tôi» hay một thân thể duy nhất, trong đó Đức Giêsu là đầu, còn tất cả mọi người đều là chi thể (x. 1Cr 12,12-26). Cái tay mà làm cho con mắt bị mù, thì rồi cái tay sẽ bị mất hẳn năng lực của mình, chẳng còn làm được nhiều việc như xưa nữa.
Giác ngộ được như thế rồi, ta còn phải luyện tập để sống phù hợp với sự giác ngộ ấy. Lâu dần, sự luyện tập trở thành thói quen, và thói quen được duy trì sẽ trở thành bản tính. Bản tính sẽ chi phối toàn bộ con người ta, từ quan niệm, tư tưởng, đến lời nói và hành động. Một người có bản tính là yêu thương như thế thì trở nên giống Thiên Chúa. Đó chính là thánh thiện, là đạo đức đúng nghĩa nhất. Và một khi ta đã đạt được bản tính yêu thương đó, thì cả cuộc đời ta sẽ chẳng còn cần phải chuẩn bị chút nào cho ngày Chúa đến nữa, chính bản tính yêu thương của ta là sự chuẩn bị tốt đẹp nhất, chu đáo nhất cho cái ngày trọng đại ấy. Chuẩn bị như thế, chẳng bao giờ ta phải sống trong hồi hộp lo âu cả. Tâm hồn ta sẽ luôn luôn bình an và hạnh phúc.
CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, Đức Giêsu yêu cầu con phải tỉnh thức để khi Ngài đến thì con lúc nào cũng sẵn sàng trong tình trạng tốt đẹp. Nhưng lúc nào cũng tỉnh thức thì sẽ làm con dễ mệt mỏi và căng thẳng. Con nghĩ ra một cách tỉnh thức mà không bị mệt mỏi, đó là làm sao để bản tính của con giống như bản tính của Cha, đó là bản tính yêu thương. Nghĩa là yêu thương không chỉ còn là những hành động nhất thời lúc có lúc không, mà là một tâm trạng, một thái độ thường hằng in sâu trong bản chất của con. Chuẩn bị một lần thay cho tất cả, thì con sẽ chẳng phải sống trong tình trạng căng thẳng của sự tỉnh thức chuẩn bị. Và đó chính là cách tỉnh thức tốt nhất. Xin Cha giúp con chuẩn bị ngày Ngài đến theo cách ấy.Nguyễn Chính Kết
Posted by Nguyen Chinh Ket at 10:46 AM
Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest
No comments:
Post a Comment
Subscribe to: Post Comments (Atom)
Chia sẻ
http://1234chiase.blogspot.comBlog Archive
- ▼ 2020 (88)
- ▼ November (7)
- Vong01 - Chuẩn bị ngày Chúa đến bằng bản tính yêu ...
- TN34b - Thiên Chúa phán xét theo tiêu chuẩn duy nh...
- TN34a - Yêu thương tha nhân là tiêu chuẩn duy nhất...
- TN33b - Đạo đức không chỉ là tránh điều ác, mà là ...
- TN33a - Người khôn ngoan luôn ý thức trách nhiệm v...
- TN32b ‒ Điều vô cùng quan trọng và cần thiết: Phải...
- TN32a ‒ Điều kiện để vào Nước Trời: Đức Tin và Tìn...
- ► October (11)
- ► September (10)
- ► August (8)
- ► July (8)
- ► June (10)
- ► May (6)
- ► April (8)
- ► March (10)
- ► February (4)
- ► January (6)
- ▼ November (7)
- ► 2019 (109)
- ► 2018 (106)
- ► 2017 (120)
- ► 2016 (48)
Chia sẻ
1234chiase.blogspot.comSimple theme. Powered by Blogger.
SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN - WAITING AND HOPING
- Details
- Category: 3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa
-
Mo NguyenFri, Nov 27 at 1:23 PM
FIRST SUNDAY OF ADVENT – YEAR B
29 November 2020
WAITING AND HOPING
WAITING AND HOPING: 1ST SUNDAY ADVENT B
(Mark 13: 33-37)
· Do you see yourself as in control of your life, or do you see God?
· Give examples of people waiting for something worthwhile.
· What have you waited for most of all?
· How are waiting and hoping connected?
· How might something we are hoping for, turn out to be an illusion?
· During Advent, for whom and for what are we waiting?
A woman stands at the end of a pier. Her eyes scan the far horizon. She is waiting and longing for her husband’s ship to reach port. A father climbs to a lookout on the top of a hill. He is hoping and longing to see his younger son come home to his family. A little girl puts out a glass of Coca Cola for Father Christmas, hoping he will leave her a doll. A young married couple is waiting and longing for the birth of their first child. An old man, sitting alone in a nursing home, has been waiting for three years for his only daughter to visit him. Children wait in a hospital corridor, for news of their mother rushed to hospital with a stroke. All these people are waiting and hoping for their dreams to come true. But they are powerless to make them come true. All they can do is to wait and to keep on waiting, for what they want or need.
Waiting is a big part of our lives. ‘I can’t wait to see you,’ we say. Or someone says to us, ‘I will wait for you,’ or ‘wait over there, please’, or more sharply, ‘you wait your turn’.
Hoping too is a big part of life. Waiting and hoping are closely related. If we are waiting, we are also hoping that what we are waiting for will happen. ‘I hope Dad gets well soon,’ we say. ‘I hope I passed that exam.’ ‘I hope it’s nothing serious.’ ‘I hope you have a nice time.’ ‘I hope the wars in Yemen and Ethiopia will end soon.’ ‘I hope to see you then.’ We know too that if we don’t or won’t wait, our hopes may be dashed.
Today, the First Sunday of Advent, we begin New Year’s Day in the Church. During the four weeks of Advent, we notice that our church community puts a strong emphasis on waiting and hoping, waiting and hoping for the coming of God into our lives, waiting and hoping for the presence and help of God within all the pain and darkness of life.
Once when Mother Teresa was visiting the USA, she was asked which virtue Americans need the most. She was expected to say ‘charity’, but she answered that what they need most of all is hope. When quizzed about her answer, she said that too many people have lost hope. Surely the same may be said more or less, about ourselves?
But perhaps we haven’t so much lost hope as misplaced it. Perhaps we have placed our hope on what cannot fulfil our deepest longings and needs. We have been told that if we just work hard, postpone some immediate gratifications, and wait patiently, then our dream will surely come true. The dream that promises us a beautiful house, a late model car, a wonderful paying job, a perfect partner in life and a perfect family! But perhaps far from being the great dream, this may become the grand illusion.
Dreams motivate us to keep hoping, but illusions are false hopes that can end only in disappointment and frustration. To be spared living with illusions, our Advent readings today tell us to be watchful as well as waiting. But before we can be watchful, our readings also tell us, we must be wide awake. But if we find ourselves racing around frantically trying to get the most out of every minute, buying every labour-saving device on the market, talking nearly non-stop on our mobile phones, shopping for Christmas till we just about drop, we might think that we are wide-awake. But the Word of God today suggests that to be so busy that we ignore the presence of God in our lives and of the plans of God for us, we are asleep. Then, maybe, we are just living with illusions.
So, the prophet Isaiah reminds us of our deep-down need to stop living life as though we are in complete control and to let God take charge of our lives. By letting God mould us and shape us! He is speaking for you and me in all our busyness when he says to God: ‘Lord, you are our Father; we the clay, you the potter, we are all the work of your hand.’
What a wonderful prayer to keep saying to God in Advent! What a wonderful thought to keep us peaceful, and focus on the true meaning of Advent – waiting and hoping for the coming of Jesus Christ into our lives! As at Bethlehem, at the end of time, and in the here and now! Let’s hear and say it once again: ‘Lord, you are our Father; we the clay, you the potter, we are all the work of your hand.’
The message of our readings is very clear and very relevant: - ‘stay awake’, and ‘watch out’. Why? Lest the spirit of Advent and Christmas, the spirit of goodwill to all, the spirit of joy, peace and calmness, the spirit of generosity and love, and the spirit of prayer, be snuffed out of our hearts and lives by the false spirits of consumerism and materialism. Those two demons are never far away. Always waiting to pounce on our consciousness and invade our choices!
Everything I’ve been stressing is summed up in that marvellous ending to that prayer we pray in every Eucharist, for deliverance from evil of every kind: ‘... we wait in joyful hope for the coming of our Saviour, Jesus Christ’. Let’s pray it with special fervour today!
Fr Brian Gleeson
Advent: 'Waiting For Jesus':
https://www.youtube.com/watch?v=AySe5pZnwig
Trời Cao Hãy Đổ Sương Xuống:
https://www.youtube.com/watch?v=IkOLirhu6rM
SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN34TN-A-
- Details
- Category: 3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa
-
nguyenthi leyenFri, Nov 27 at 7:52 PM5 PHÚT LỜI CHÚA
28.11.2020 THỨ BẢY TUẦN 34 TN
Lc 21,34-36
LUÔN LUÔN SẴN SÀNG“Anh em phải đề phòng… Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.” (Lc 21, 34.36)
Suy niệm/SỐNG: Trong ngày cuối của Năm Phụng vụ, người tín hữu được mời gọi sẵn sàng chờ đón ngày Chúa trở lại qua ba thái độ sống sau đây :
1. Đề phòng, là biết chuẩn bị trước để đối phó, ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra. Hãy làm cho lòng mình khỏi những vướng bận của đam mê lạc thú, chè chén say sưa và lo lắng thái quá đời sống vật chất.
2. Tỉnh thức, là không để mình rơi vào sự tối tăm, lầm lạc, nhưng bước đi trong ánh sáng của niềm hy vọng, như người quản gia làm phận vụ của mình cách trung tín và quảng đại.
3. Cầu nguyện, là ở lại và kết hợp với Chúa trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm. Ngày trở lại của Con Người, hay ngày tận thế của thế giới, hoặc ngày cuối đời của mỗi người đều bất ngờ, không ai biết trước được.
Mời bạn CHIA SẺ: Lời cảnh báo của Chúa nhắc nhở ta rằng cuộc sống ta trên trần gian có ý nghĩa sâu sắc, là món quà Thiên Chúa tặng ban. Cuộc sống ấy dễ cuốn hút, làm ta dần xa Chúa.
**Để sẵn sàng cho Ngày cuối cùng, cho cuộc gặp gỡ đầy hân hoan với Chúa, mỗi Ki-tô hữu cần luôn luôn thực hành ba thái độ: Đề phòng - Tỉnh thức - Cầu nguyện.
***Nếu giờ này Chúa đến, bạn sẽ làm gì?
Sống Lời Chúa: Sống trọn giây phút hiện tại của bạn với lòng tin, tình mến và trách nhiệm trong bậc sống, bổn phận của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cứ mãi chạy theo thú vui trần thế, những lắng lo không đâu, quên mời Chúa cùng đi với con. NHỜ ƠN CHÚA THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, con luôn sẵn sàng gặp gỡ Chúa trong HIỆN TẠI VÀ Ngày sau hết. Amen.
SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN34TN-A
- Details
- Category: 3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa
-
nguyenthi leyen5 PHÚT LỜI CHÚA
27.11.2020 THỨ SÁU TUẦN 34 TN
Lc 21,29-33
LỜI CHÚA KHÔNG HỀ ĐỔI THAY“Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.” (Lc 21,33)
Suy niệm/SỐNG: Lời Chúa trong Kinh Thánh được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, là phương thế Thiên Chúa sử dụng để giáo hóa con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lời Chúa ấy không chỉ có sức mạnh đổi mới cái nhìn, đốt nóng nhiệt huyết con tim, thay đổi lối ứng xử, nhưng còn nằm trong giá trị bất di bất dịch muôn đời. Tính bất di dịch này vừa nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn năng “thông biết mọi sư,” vừa minh chứng rằng Đức Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, “hôm qua cũng như hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời.”
Tính không hề bị đổi thay của Lời bảo đảm cho tất cả những ai muốn thực thi Lời ấy khỏi những băn khoăn, nghi ngại về tính hiệu quả mình sẽ nhận được.
Mời Bạn CHIA SẺ: Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. Lời Chúa Giê-su dạy ta có giá trị muôn đời vì nơi Ngài, Lời không chỉ trong tâm trí, trên môi miệng, nhưng chính là Ngôi vị của Ngài: Ngôi Lời.
*Khẳng định ấy của Chúa giúp ta bám chặt vào Lời Ngài như kim chỉ nam, như ngọn hải đăng hướng dẫn đời sống đức tin của mình.
*Bạn sẽ khởi động niềm xác tín bằng việc mỗi ngày dành vài phút thinh lặng cầu nguyện với Lời Hằng sống ấy.
Sống Lời Chúa: Ngày hôm nay khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy vững lòng trông cậy, chớ cứng lòng, nhưng hãy tin.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con xác tín vào Lời Chúa dạy “Lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.” Con tin Thầy là Ngôi Lời Thiên Chúa, đến trần gian mạc khải cho con biết tấm lòng của Thiên Chúa. Hôm nay con muốn thưa như thánh Phê-rô: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Amen.
More Articles ...
Subcategories