3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN34TN-A

 

  •  
     
    Sat, Nov 21 at 11:08 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    22.11.2020  CHÚA NHẬT TUẦN 34 TN – A

    Chúa Ki-tô, Vua Vũ Trụ

    Mt 25,31-46

     
    NGÀY PHÁN XÉT/THƯ TÌNH CHÚA GỞI

     

    “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước.” (Mt 25,35)

     

    Suy niệm/SỐNG: Giáo lý trình bày về tứ chung, tức là bốn điều sau hết như sau: chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục. Quả thật, nếu thế giới và cuộc đời chúng ta cứ kéo dài mãi như thế này, không có đích điểm thì thật là vô nghĩa.

    Bởi vì sống thiện hay sống ác cũng như nhau; nếu con người sống không bao giờ chết, thế giới sẽ vô cùng lúng túng với những người cao tuổi. Không, thế giới, nhân loại có một điểm đến, để Thiên Chúa đưa con người, thế giới vào trời mới đất mới của vũ trụ được cứu độ.

    Vậy, ngày đó, Chúa phán xét như thế nào? Chúa phán xét ta sống với người khác dựa trên một tiêu chí duy nhất: có đầy tình thương, nhân ái không? Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà.

     “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

     

    Mời Bạn CHIA SẺ

     Lắm khi chúng ta làm đủ thứ hoạt động, nhưng các mối tương quan ấy lại bị vỡ vụn, hoặc đóng khung nơi chính mình. Ngày phán xét, Chúa không hỏi chúng ta LÀM gì, nhưng hỏi chúng ta đã để TÌNH YÊU thấm vào công việc ta làm như thế nào.

     

    Sống Lời Chúa: Bày tỏ lòng kính trọng người bé mọn, người già cả, bệnh hoạn, tật nguyền, cô thân cô thế.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con nhớ rằng có ngày phán xét, để mỗi khi con phục vụ một người, con nhớ rằng: con đang phục vụ Chúa. Amen.

    GPMYTHO
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN33TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Nov 20 at 11:36 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    21.11.2020 THỨ BẢY TUẦN 33 TN

    Đức Mẹ dâng mình

    Mt 12,46-50

     
    THI HÀNH Ý CHÚA LÀ MẸ CHÚA

     

    “Ai thi hành ý muốn của Cha tôi… người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12,50)

    Suy niệm/SỐNG: Mừng lễ Đức Mẹ dâng mình trong Đền thờ là cơ hội tốt để chúng ta chiêm ngắm, học theo cách thế Đức Mẹ thi hành ý muốn của Thiên Chúa. 

     

    Ngay từ thời thơ ấu, Đức Mẹ đã muốn thuộc về Chúa trọn vẹn, làm việc Chúa muốn, thi hành điều Chúa dạy. Theo lời Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Ma-ri-a là Mẹ Chúa Giê-su hai lần: một lần là mẹ khi sinh-thành-dưỡng-dục Chúa Giê-su về phương diện thể lý; lần khác về phương diện thiêng liêng khi ngài thi hành ý muốn của Thiên Chúa, chấp nhận làm Mẹ Đấng Cứu thế theo lời sứ thần truyền, cũng như luôn đáp tiếng xin vâng trong mọi tình huống của đời mình.

    Mẫu gương ấy của Mẹ giúp ta hiểu được Lời Chúa nói với mỗi người: “Ai thi hành ý muốn của Cha tôi… người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”

     

    * Những lời này khích lệ ta trong việc kiên trì giữ lề luật Chúa mỗi ngày. Dù thuộc bậc sống nào, tất cả chúng ta đều có cơ hội trở thành người thân nghĩa thiết với Chúa.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là người giáo dân giữa đời, bạn được khích lệ sống theo Mười điều răn và Tám mối phúc. Là tu sĩ, bạn được mời gọi sống ý Chúa cách triệt để qua ba lời khuyên Tin Mừng. Cơ hội cho từng người đều như nhau.

    Điều quan trọng là ta ý thức, tận dụng để nên người thân của Chúa.

     

    Sống Lời Chúa: Chúa muốn tôi sống như người con hiếu thảo của Chúa để trở thành người nhà thân thiết của Ngài. Tôi quyết đáp lại ý muốn của Chúa.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con trung thành với các đòi hỏi trong bậc sống con đã chọn lựa, theo gương Mẹ Ma-ri-a. Amen.

     
    GPMYTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN34TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

LỄ CHÚA KITO VUA

 

TN34a - Yêu thương tha nhân là tiêu chuẩn duy nhất để biết ta có tin và yêu Thiên Chúa đích thật hay không

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Ed 34,11-12.15-17:(11) Chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. (12) Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy.

 

  • 1Cr 15,20-26.28:(22) Như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô cũng được Thiên Chúa cho sống. 


  • TIN MỪNG: Mt 25,31-46

 

Cuộc Phán Xét Chung

 

(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. 

 

(34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: «Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (36) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han». (37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: «Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; (38) có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?» (40) Đức Vua sẽ đáp lại rằng: «Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy». 

 

(41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: «Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng». (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: «Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?» (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: «Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy». (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Người đời chúng ta dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt người tốt kẻ xấu? Khi Thiên Chúa phán xét nhân loại, Ngài có phân biệt theo kiểu của chúng ta không? Ngài có mạc khải về những tiêu chuẩn phân biệt của Ngài không? 2. Thiên Chúa phân biệt kẻ xấu với người tốt dựa trên tiêu chuẩn nào? Tại sao vậy? Phân biệt theo tiêu chuẩn ấy có hợp lý không? 3. Qua bài Tin Mừng này, bạn có rút ra được bài học gì mới cho việc nên thánh của bạn không? Quan niệm về nên thánh của bạn có gì thay đổi không?

Suy tư gợi ý:


  1.  Viễn cảnh cánh chung: Thiên Chúa tách biệt chiên và dê

    Bài Tin Mừng cho thấy một viễn cảnh sẽ xảy ra vào ngày cánh chung, nghĩa là vào thời điểm tận cùng của thời gian, cũng là tận cùng của trần thế này. Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ phân mọi người trên trần gian thành hai loại: một bên là những kẻ thật sự tin theo Ngài, bên kia là những kẻ không tin, hay những kẻ tự xưng là tin Ngài bằng lời nói, nhưng qua hành động lại tỏ ra không tin. 

 

Để ám chỉ hai hạng người này, bài Tin Mừng dùng hình ảnh chiên và dê, là hình ảnh mà ngôn sứ Êdêkien đã dùng (x. Ed 34,17-24). Vì chiên và dê là hai loài thú cùng được chăn nuôi chung trong một đồng cỏ, ở chung với nhau trong một ràn. Chỉ đến thời kỳ xén lông thì người ta mới phân rẽ chúng theo loại. 

 

Dụ ngôn lúa và cỏ lùng (x. Mt 13,24-30) cũng cho thấy hai loại cây cùng sống chung với nhau –không phân biệt được– trên cùng một thửa ruộng. Cả hai cùng lớn lên bên cạnh nhau cho tời mùa gặt, chỉ tới lúc đó chúng mới bị phân rẽ: «cỏ lùng thì bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì thu vào kho lẫm» (13,30). 

 

Tương tự, chỉ tới ngày cánh chung, kẻ tin và không tin, kẻ thật sự tin và kẻ có vẻ tin mới được phân chia và tách biệt. Chúng ta hãy thử tự xét xem, vào ngày đó, mình thuộc loại nào?




  1. Tiêu chuẩn để phân loại

 

Chỉ có Thiên Chúa, với trí tuệ sáng suốt vô cùng, nhìn thấu suốt tâm can con người, mới có thể xét từng người để xếp họ vào loại nào. Tin Mừng cho ta thấy: 

 

– ngày ấy, toàn nhân loại chỉ được phân ra thành hai loại: chiên và dê, tượng trưng cho người hiền và người dữ, kẻ tin và không tin Thiên Chúa, không có loại thứ ba. 

 

– ngày ấy, Thiên Chúa phán xét theo hành động chứ không theo lời nói của con người. Vấn đề là có làm hay không và làm như thế nào, chứ không phải là có nói hay không, có tuyên xưng hay không, hay nói và tuyên xưng thế nào. 

 

– ngày ấy, Thiên Chúa chỉ phán xét và phân loại dựa theo một tiêu chuẩn duy nhất: cách mỗi người đối xử với tha nhân chung quanh mình.

 

Dường như không có một tiêu chuẩn nào khác: Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; thậm chí không cần biết ai đi lễ nhiều, ai đọc kinh nhiều, ai lần chuỗi nhiều, ai hành hương nhiều, ai cúng vào nhà thờ nhiều, v. v… Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, chính hành động của chúng ta –chứ không phải lời nói hay cái gì khác– quyết định chúng ta thuộc loại này hay loại kia.



3. Đó chính là tiêu chuẩn thực tế để Chúa phán xét ai tin và ai không tin

 

 

  1. a) Tin vào Đức Giêsu là điều kiện để được cứu độ

 

Trên nguyên tắc, ai tin vào Đức Giêsu thì sẽ được cứu độ (x. Cv 16,31; Rm 10,9; 10,13), và người ta được nên công chính là nhờ đức tin (x. Rm 1,17; 3,22.26.30; 9,30; 10,4) chứ không phải nhờ việc làm (x. Rm 3,28; 9,32; Gl 2,16; 3,11; ). Thật vậy, người ta không trở nên công chính nhờ vào việc làm, hay nhờ việc tuân giữ nghiêm chỉnh các điều luật dạy. Thật vậy, rất nhiều người có những hành động rất tốt, rất thiện hảo, thậm chí rất vĩ đại, nhưng không phát xuất từ đức tin hay tình yêu thương, mà từ một động lực vị kỷ, nhằm lợi lộc cho mình. Nhiều nhà tỉ phú bỏ tiền ra xây bệnh viện, trường học để phục vụ người nghèo với điều kiện là bệnh viện hay trường học đó phải mang tên mình, để mình được lưu danh muôn thuở là người đạo đức, biết yêu thương người nghèo. Hành động bố thí như thế không làm cho người ấy nên công chính, vì không phát xuất từ đức tin hay tình thương.

 

  1. b) Đức tin ấy phải đích thực, được chứng tỏ bằng việc làm

 

Người ta chỉ trở nên công chính nhờ đức tin. Nhưng đức tin làm cho người ta nên công chính phải là đức tin đích thực: «Quả thế, có tin thật trong lòng mới được nên công chính» (Rm 10,10). Đức tin đích thực không phải là loại «đức tin rẻ tiền», là thứ đức tin chỉ được tuyên xung ngoài môi miệng mà không đi vào cuộc sống, không được chứng tỏ bằng việc làm hay hành động. Hàng rẻ tiền thường là hàng giả. Đức tin đích thực phải là thứ «đức tin đắt giá», không chỉ được tuyên xưng ngoài miệng, mà được chứng tỏ bằng hành động, bằng những hy sinh cụ thể theo sự đòi hỏi của đức tin. Đức tin của chúng ta luôn luôn đòi hỏi một thái độ, một sự lựa chọn thích hợp. Vì không thể vừa tin, mà lại vừa có đời sống trụy lạc, hèn nhát, tham lam, ích kỷ… Thánh Giacôbê xác định: «Đức tin không việc làm là đức tin chết» (Gc 2,14.17). 

 

  1. c) Việc làm của đức tin là việc làm gì? 

 

Tin ở đây là tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu. Mà bản chất của Thiên Chúa chính là Tình Yêu, và Đức Giêsu chính là hiện thân của Tình Yêu Thiên Chúa giữa nhân loại. Do đó, những ai thật sự tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu, ắt phải yêu mến Ngài và trở nên giống Ngài, nghĩa là trở nên một hiện thân của tình yêu giữa những người chung quanh, gần gũi với mình nhất, đặc biệt với những người đau khổ, túng thiếu, bị áp bức, bất công, cần lòng thương xót

 

Như vậy, muốn biết ai tin vào Ngài, thì cứ xem cách người ấy cư xử với những người chung quanh, những người gần gũi nhất (vợ con, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, bạn bè thân thiết…), và những người nghèo khổ cần được cứu giúp. Nếu tin Thiên Chúa đích thực, người ấy ắt sẽ phải cư xử với họ bằng tình thương, cụ thể qua sự hy sinh, chấp nhận mất mát đau khổ vì họ. 

 

Vả lại, những người chung quanh ta, đặc biệt những người đang đau khổ cần được ta nâng đỡ, cứu giúp, chính là hiện thân của Thiên Chúa hay của Đức Giêsu bên cạnh chúng ta. Đức Giêsu xác định rõ điều ấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Vì thế, yêu Ngài thì ắt nhiên cũng phải yêu hiện thân của Ngài bên cạnh chúng ta. Do đó, tới ngày phán xét, Ngài chỉ cần dùng một tiêu chuẩn để xét xem chúng ta có tin vào Ngài không, là dựa vào cách cư xử của chúng ta với tha nhân

 

Để tóm gọn lại cách nên thánh cho chúng ta, Đức Giêsu nói: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13,34-35). Tóm lại, yêu thương tha nhân chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa môn đệ đích thực của Đức Giêsu với những người khác.



CẦU NGUYỆN


Tôi nghe Đức Giêsu nói với tôi: «Anh tin Thầy và sống đạo của Thầy thế nào, Thầy chỉ cần dựa vào cách anh đối xử với những người chung quanh anh là Thầy biết ngay. Chắc chắn anh không thể tin Thầy đích thực khi anh đối xử với những người chung quanh anh không ra gì. Họ chính là hiện thân của Thầy bên cạnh anh. Anh đối xử với họ thế nào là đối xử với chính Thầy như vậy. Anh yêu họ chính là anh yêu Thầy. Anh làm điều gì cho họ, chính là anh làm điều đó cho Thầy».

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 

Thiên Chúa phán xét theo tiêu chuẩn duy nhất: tình yêu đối với tha nhân
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/11/tn34b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 6:00 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ- CHA BRIAN -34TH SUNDAY -A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Nov 20 at 12:53 AM
     
     

                                        Last Sunday in Ordinary Time

                   OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE YEAR A

                                                  22 NOVEMBER 2020

     

    picture.jpg

     

                                     HONOURING JESUS CHRIST OUR KING

     

    HONOURING JESUS CHRIST OUR KING

                                               (Matthew 25: 31-46)                                  

     

    ·       How have you experienced people during the Covid-19 restrictions? More selfish than generous, or more generous than selfish?

    ·       Name the values of Jesus that mean the most to you.

    ·       What standards of judgment will Jesus our Judge be using, when we come to him to be judged? Do those standards surprise you?

    ·       What kind of society did Jesus our King want, and work to achieve?

    ·       What is he like as our King? How have you found him?

    ·       As his subjects, what are we like?

     

    In the Preface to our Eucharistic Prayer today, we’ll hear the kingdom of Jesus Christ described as ‘a kingdom of truth and life, a kingdom of holiness and grace, a kingdom of justice, love and peace’.  Recently this good news came my way. A little five-year-old boy from the prep grade at St Mary’s School nearby rang the doorbell of the Parish Centre. He was about to go with his family on a holiday to India, but before setting out he brought all he had saved up for the holiday - $13.50 - to the parish. ‘Give it to buy a Christmas present,’ he asked the Parish Secretary, ‘for some poor child.’

     

    Surely in a somewhat selfish world that’s inspirational! Even though only five years old, he was already taking seriously the values that Jesus both taught and practised - truth, justice, and love. He was recognising already that Jesus is both king of his life and king of the whole world.

     

    In the gospel today, Jesus describes the General Judgment that will take place at the end of the world. He makes it clear that as king of the world he will be the judge. He also makes it clear that the standard of judgment is this: ‘as long as you did this to one of the least of these brothers [or sisters] of mine, you did it to me.’ Or, on the other hand, ‘in so far as you neglected to do this to one of the least of these, you neglected to do it to me.’

     

    So, the basis of his judgment is our love for others, our practical charity shown in care and kindness. To hungry people, thirsty ones, newcomers and strangers, those without sufficient clothes, sick persons, prisoners, and other shut-ins, persons in everyday need in one way or another! (Even as I echo those words of Jesus to you now, I am shuddering inside about my own inadequate performance).

      

    Was it not to bring in a new world of overflowing compassion that Jesus called ‘the kingdom of God’ the very reason that he came among us, and the very reason that he stays with us? Did he not come to bring to an end all hostility, all wars and all terror? Did he not both live and die to set people free from hunger, poverty, want and disease? Did he not come down to earth to change our hearts, to rid us of all evil and sin, to redeem, liberate, and transform us? Did he not come to bring among us, justice, joy, peace, health and wellbeing? Did he not come among us to change our world for the better, by working with God for a better world?

     

    His kingship, then, is not like that of other kings and rulers. It is not about wealth and power. It is not about domination and control. It is not about military might, conquests, and national security. It is not about splendour, magnificence, mansions, palaces and feasting. No! His kingship is about truth and honesty. It’s about goodness and generosity. It’s about service and self-sacrifice. It’s about justice and love. It’s about mercy and care. Mercy and care for all people, but especially for those who are poor, broken-hearted, neglected or ignored!

     

    At the trial of Jesus, Pontius Pilate found it very hard to practise both truth and justice. Witnessing to the truth was something that Pilate was finding particularly hard to do. He had already found Jesus innocent. If he was ready to act on that truth, surely, he would have set Jesus free? It seems, then, that while he might have been sincerely concerned about Jesus’ safety, he was not concerned enough that Jesus was totally innocent. For he refused to act on that truth when it was in his power to do so!

     

    What about us? Do you and I qualify as subjects of his kingdom? Do we belong to him or not? Do we call him ‘Our Lord’’, and if we do, do we really mean it and live it?

     

    Today our current liturgical year is coming to an end. Next Sunday is the First Sunday of Advent and the start of the Year B Cycle of Readings. Today, Jesus our King is inviting us to bring this year of the Church to an end, by choosing him once again as our Lord, our Saviour, and our Shepherd, and by recommitting ourselves to live his teachings, his values, and his kind and gentle rule.

     

    With the help of his amazing grace, are you and I ready and willing, then, to renew our commitment to him during the rest of our prayer today? Really and truly, are we ready to re-commit ourselves to care for others, as Jesus did, and especially the most neglected and forgotten persons around us, and more particularly those struggling to stay alive and safe during this Covid pandemic? Let’s try hard to make that commitment now, make it from the heart, and make it genuine, whole-hearted, and ongoing!

     

    Fr Brian Gleeson

    ShofarBand - Christ Our King (Lyric Video):

    https://www.youtube.com/watch?v=OpBNxtNrz38

     

    sing.jpg

    GIÊ-SU KI-TÔ LÀ VUA || Ý Lực Tin Mừng Lễ Chúa Ki-tô Vua Năm B || Lm. Xuân Đường:

    https://www.youtube.com/watch?v=bJ2fGvz3_wY

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN33TN-A

 

  •  
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    20.11.2020 THỨ SÁU TUẦN 33 TN

    Lc 19,45-48

     
    CẢM THẤY ĐAU LÒNG
    Nhà ta là Nhà Cầu Nguyện

     

    Người đã nói với họ: “Đã có lời chép: Nhà của Ta sẽ là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp.” (Lc 19,46)

     
    Suy niệm/Sống: “Trải qua một cuộc bể dâu,…” nhìn thấy nhiều nhà thờ bị chiếm dụng làm cửa hàng, kho hàng, thậm chí trở thành khách sạn, vũ trường… người tín hữu đã phải xót xa mà “đau đớn lòng.”
    Cũng vậy, khi thấy những kẻ buôn bán, đổi chác trong đền thờ, Chúa Giêsu cảm thấy đau lòng và đã phải nổi giận, nặng lời với họ, cho dù có vì thế Ngài bị thù ghét và mưu toan hãm hại. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi người chúng ta trở thành đền thờ Thiên Chúa.
    Thế mà, chúng ta cứ thản nhiên khi phạm tội, làm nhơ uế đền thờ thiêng liêng của Người! Thế mà chúng ta cũng chẳng hề lo lắng, mau mắn thanh tẩy đền thờ tâm hồn CỦA MÌNH CHÚA CHO bằng bí tích hòa giải!
     

    Mời Bạn chia sẻ: Gìn giữ, chăm sóc đến thực trạng linh hồn mình là bổn phận thường xuyên của người tín hữu, nhất là lắng nghe Lơi Chúa mỗi khi tham dự thánh lễ, rước Mình Máu Thánh Chúa.là Bánh sự Sống, là Tấm bánh bẻ ra cho anh em

    Sự trong sạch của tâm hồn là điều kiện cần thiết để xứng đáng trở thành nơi Chúa ngự.

    * Có bao giờ bạn hiểu rằng tâm hồn bạn cũng là đền thờ của Chúa Thánh Thần, để bạn thanh tẩy và gìn giữ mỗi ngày, hầu xứng đáng là nơi thờ phượng Thiên Chúa chưa?

     

    Sống Lời Chúa: Tôi sẽ loại trừ một tật xấu với ý thức thanh tẩy và gìn giữ đền thờ thiêng liêng của Chúa.trong tâm hồn mình

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho cánh cửa này đủ rộng để có thể đón tiếp những người nào cần đến tình thương của đồng loại, anh em, nhưng cũng đủ hẹp để có thể ngăn chận mọi kiêu căng, ganh tị, bất hoà. NHỜ ƠN THÁNH THẦN THÚC ĐẨY cho nhà TÂM HỒN CON là nhà cầu nguyện và là cổng dẫn vào Nước Chúa. Amen.

    (Theo Flor McCarthy)

    GPMYTHO
     

 

Subcategories