3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BÀY CN4PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 9 at 1:13 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09/05/20 THỨ BẢY TUẦN 4 PS
    Ga 14,7-14

    HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG

    Đức Giê-su nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha… Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.” (Ga 14,9.11)

    Suy niệm/SỐNG: Có một loài hươu có một hạch nội tiết trong bụng dưới phát ra một mùi đặc trưng rất thơm, gọi là xạ hương, khiến cho người ta dù chưa trông thấy nó, chỉ cần ngửi thấy mùi hương là biết sự có mặt của nó. “Hữu xạ tự nhiên hương” là thế.

    Hình ảnh đó có thể là một gợi ý giúp ta hiểu Lời Chúa nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” Quả thật, không ai thấy Thiên Chúa chỉ trừ Đức Giê-su, Đấng từ Thiên Chúa mà đến (x. Ga 6,46). Mà “Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài” nên Ngài mặc khải Chúa Cha không chỉ bằng cách nói cho nhân loại về Cha, mà còn phản ánh dung mạo của Cha qua chính đời sống của mình.

    Chí ít, dù không thấy Chúa thì người ta vẫn có thể thấy “công việc Chúa làm” mà tin vào Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Ki-tô luôn kết hiệp nên một với Chúa Cha cách hoàn hảo: những gì Ngài nói là Cha nói qua Ngài, những gì Ngài làm là Cha làm trong Ngài.

    Phần chúng ta, một khi được chiếm hữu bởi Chúa Ki-tô, cũng được kết hiệp với Chúa Cha và đời sống ta cũng phản ánh dung mạo của Ngài,

      TÔI cũng nói được như thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).

    Sống Lời Chúa: Thực hành hai việc giúp bạn kết hiệp với Chúa: thường xuyên cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và siêng năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, NHỜ THÁNH THẦN chiếu sáng tâm hồn con bằng Lời của Chúa, để con nên hình ảnh sống động về Ngài. Amen.

     gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- FR BRIAN-FIFTH SUNDAY-A LC -

 

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, May 7 at 9:46 PM
     
     

    FIFTH SUNDAY OF EASTER YEAR A              10 MAY 2020

     

    picture.jpg

     

                OUR NEED TO BELONG:

     

        Jesus is the Only Way  

     

                             OUR NEED TO BELONG: 5th SUNDAY EASTER (A)

                                                         (John 14: 1-12)

     

    Marshall McLuhan, commentator on means of communication, once wrote: 'We drive into the future looking through the rear-vision mirror.' The Danish philosopher, Soren Kierkegaard, once said: 'We live forward, but we understand backwards.' So, on Sundays and at other times, we go backwards to the life of Jesus, so that for now and for the future, we might become better people, his kind of people.

     

    Today we find ourselves tuning in to the start of the conversation between Jesus and his disciples at the Last Supper. But before we do that, I'd like to start with something sad and disturbing that is happening in Australia, in order to highlight the need to belong and to feel at home, which Jesus emphasises so strongly today.

     

    On the edge of Melbourne’s suburbs, the bodies of more than one hundred 'street kids' lie under mounds of red earth at the Bulla cemetery. Only one young person has been identified by a gravestone and a name. Nothing marks the graves of the others, not even a simple cross. The only other signs there warn of snakes and rabbit burrows in a stretch of dry, cracked earth.

     

    The Herald-Sun newspaper has described this place as 'Melbourne's saddest cemetery'. For whatever reason, those buried there, homeless in death, were also homeless in life. They were found dead in dark alleys and ‘squats’, unnamed and unclaimed by any relative or friend. For them 'home' was never home at all. It was about broken homes, about relationships deprived, denied, or abused. We can at least trust, as Jesus has asked us to do, that they have finally found a home with the risen Lord in his Father's house, where there are more than enough rooms to go around.

     

    All of us need to belong and feel at home. All of us long for a haven of peace and rest, a kind of oasis where we can recover from the storms of life. Jesus was aware of this human longing, and found it himself in the home of Mary, Martha, and Lazarus, his friends at Bethany. He tells his followers, ourselves included, that he is going to prepare for them a home for their journeys’ end.

     

    He says too that no map is needed to get there. For he himself is the way, the way to the destination, which is the company of God forever.

     

    Not only is Jesus the way to living with God, he is also the truth about God. For he himself is God embodied in a human being, the flesh and blood mirror of God, the human expression of God, the human face of God, God’s body-language.

     

    He is also the life of God. By his being present to us, and our being present to him, we live in God and God lives in us. Though he is no longer with us on earth as a physical person, whom we can look at, listen to, and speak to face- to-face, he is always with us just the same, always with us as our way, truth, and life. 'Believe in me,' he says. 'Trust me,' he says.

     

    Not to do so is risky. For out there in our complex and difficult world, it's just too easy to become puzzled, confused, and distracted, about the ultimate meaning of life and about our final destiny, and just too easy to get lost in all our searching and exploring of the meaning and purpose of life.

     

    So today, wherever we are, let us acknowledge Jesus Christ as our way, our truth, and our life, and let us re-commit ourselves to being with him in life and in death. And today too, let us ask him to help us recognise his face in the faces of fellow human beings, lost and broken, and to do all we can to wipe away their tears and comfort them in their distress, brokenness and bewilderment. Many asylum seekers languishing in cruel and hard-hearted situations, and the more so during this current global pandemic, come to mind immediately.

     

    By continuing the work of Jesus on earth - seeing his face in the distraught or disfigured faces of fellow human beings, and relieving his sufferings in those whose lives are wracked with physical, mental or emotional pain - we will keep up with Jesus, as we journey with him along the road that leads to God.

     

    This road, his road home, leads to peace, a fulfilling and satisfying peace, a peace that is unavailable in any other way!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Jesus is the Only Way:

    https://www.youtube.com/watch?v=SY97xGk51tg

     

    sing.jpg

     

    Đường Con Theo Chúa - Trường Sinh (MV):

     

    https://www.youtube.com/watch?v=iOodAmieerE

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC THỨ SÁU CN4PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Thu, May 7 at 8:05 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    08/05/20 THỨ SÁU TUẦN 4 PS
    Ga 14,1-6

     CHÍNH THẦY LÀ ĐƯỜNG

    Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Ga 14,6)

    Suy niệm/SỐNG: Các môn đệ Đức Giê-su đang sợ hãi lắm: Thầy các ông sắp lìa đi, bỏ các ông ở lại một mình. Để trấn an các ông, Ngài mời gọi các ông hãy tin tưởng vào Chúa Cha, tin tưởng nơi Ngài.

    Ngài ra đi để dọn chỗ cho các ông trong Nhà Cha trên trời, và sẽ trở lại để đón các ông về với Chúa Cha. Ngài chính là con đường dẫn đến với Chúa Cha (c. 6). Trong thực tế, biết đường đi cũng có nghĩa là biết đích đến. Đích đến không chỉ là điểm tận cùng, nhưng có thể nói là toàn bộ con đường. Trong trường hợp này, Đức Giê-su muốn các môn đệ nhận ra con đường, cũng như đích đến ở nơi chính bản thân Người, hầu khỏi bối rối “không biết Thầy đi đâu” để mà đến.

    Khi bắt đầu cuộc sống môn đệ, các ông đã đi trên con đường mang tên Giê-su,  cũng như đang dần tiến về đích là Nhà Cha, nơi Thầy trò sẽ gặp lại nhau. Bao lâu còn kết hiệp với Người, các ông vẫn ở trên con đường của Thầy, và sẽ tiến đến đích điểm trong sự thật và sự sống.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Hằng ngày bạn đi trên nhiều con đường: đường đến công sở, phố chợ, quán xá, rồi con đường về nhà… Nhưng con đường nào mang lại bình an và ý nghĩa đích thực cho đời bạn?

    Chắc chắn đó là con đường Giê-su, Đấng là sự thật và sự sống. Bước đi theo Ngài, bạn sẽ được đưa dẫn đến với Chúa Cha.

    Sống Lời Chúa: Bạn luôn dành thời gian mỗi ngày để đọc và suy niệm một đoạn Lời Chúa vì bạn ý thức rằng: Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường bạn đi

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, trước những thử thách của cuộc sống, xin cho con bước đi trên đường Ngài bằng một lòng tín thác và cậy trông. Amen.

     gpcantho


     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN5PS-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật thứ 5 Phục Sinh

(10-5-2020)

Bao dung, tha thứ, chấp nhận khác biệt nơi tha nhân,
là đức tính cần thiết của mọi công dân Thiên Đàng

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Cv 6,1-7:(2) Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. (3) Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. (4) Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.
  • 1Pr 2,4-9:(9) Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người.
  • TIN MỪNG: Ga 14,1-12

Những lời cáo biệt
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ: (1) Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; Thầy đã nói với anh em rồi, Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.

(5) Ông Tôma nói với Ðức Giêsu: Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? (6) Ðức Giêsu đáp: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.

(8) Ông Philípphê nói: Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện. (9) Ðức Giêsu trả lời: Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Ðấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. Câu này có ý nghĩa gì? Ðức Giêsu đi đâu? Dọn chỗ là gì và dọn ở đâu?

    2.   Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ o, Câu này có ý nghĩa gì? Trên thiên đàng nơi sống đời đời hạnh phúc có dung nạp đủ mọi hạng người đầy tính đa dạng và khác biệt như ở trần gian không?

    3.   Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Có thể thấy Chúa Cha hay Ðức Giêsu gần gũi và cụ thể nhất ở đâu?

Suy tư gợi ý:


  1. Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em ở trong nhà Cha Thầy

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu cho các Tông đồ biết «Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em ở trong nhà Cha Thầy» (Ga 14,2). Ðây là một trong những lời cáo biệt của Ngài với các môn đệ trước khi Ngài bước vào cuộc khổ nạn và chết trên thật giá. Vì thế, chữ «đi» ở đây có nghĩa là đi vào đau khổ và cái chết. «Dọn chỗ cho anh em trong nhà Cha Thầy» có nghĩa là chuẩn bị sự sống đời đời cho con người. Như vậy, Ðức Giêsu đã dùng sự đau khổ và sự chết để chuẩn bị sự sống đời đời cho con người. Nói cách khác, nhờ đau khổ và cái chết, Ngài trở thành con đường dẫn tới sự sống đời đời.

    Ngài đã phải đau khổ và chết mới có thể đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Phần chúng ta, để hưởng được sự sống đời đời ấy, chúng ta cũng phải góp một phần nào hy sinh và đau khổ của mình vào khi quyết tâm sống phù hợp với sự đòi hỏi của tình yêu. Tình yêu ở đây là tình yêu đối với Thiên Chúa được cụ thể hóa thành tình yêu đối với tha nhân. Tình yêu luôn đòi hỏi phải được chứng tỏ cụ thể bằng đau khổ và hy sinh. Không chấp nhận đau khổ và hy sinh cho ai hết có nghĩa là không yêu ai cả. Nhưng yêu cũng là chấp nhận sự khác biệt của người mình yêu.



    2.  «Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở»

    Ðức Giêsu phải chịu đau khổ và chết không phải chỉ để cứu rỗi hay đem lại sự sống đời đời cho một mình ta, hay nhóm của ta, cộng đoàn của ta, Giáo Hội của ta, hoặc những người có cùng khuynh hướng với ta. Ngài muốn cứu tất cả mọi người, mọi khuynh hướng, mọi cộng đoàn, mọi tập thể khác nhau. Thánh Phaolô viết: «Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta, muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý» (1Tm 2,4). Ðiều đó đã được Ðức Giêsu tỏ cho biết trong câu: «Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở» (Ga 14,2). Từ «chỗ ở» trong câu này không có nghĩa là không gian vật chất, mà cần hiểu theo nghĩa tâm linh hay tinh thần. Nhiều chỗ ở có nghĩa là dung nạp được nhiều: nhiều người, nhiều chủng tộc, nhiều màu da, nhiều khuynh hướng khác biệt (về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh, tôn giáo, v.v...).

    Nhìn trong thế giới tự nhiên này, ta thấy sự vật hết sức đa dạng, nghĩa là đủ loài đủ kiểu, rất khác biệt nhau. Thế giới sẽ trở nên đơn điệu và buồn tẻ biết bao nếu thiếu sự đa dạng và khác biệt ấy. Hãy thử tưởng tượng xem: nếu trên đời chỉ có một loài hoa duy nhất cho dù hết sức đẹp, hoa nào cũng giống y hệt hoa nào, thì chúng đâu thỏa mãn nhu cầu thích cái đẹp của con người như khi có hàng trăm ngàn loài hoa khác nhau như trong thế giới ta đang sống đây! Thế giới này sẽ ra sao nếu chỉ có một loài chim, một loại cá, hay tệ hơn, chỉ có một loài thú duy nhất?

    Thế giới tuy đa dạng và đầy khác biệt, các loài các vật trong đó vẫn luôn luôn hài hòa, bổ túc cho nhau, ăn khớp với nhau. Nếu thế giới tự nhiên đầy bất toàn này mà còn phong phú đa dạng như thế, còn có sự hài hòa giữa những khác biệt như thế, thì sự sống đời đời hay thiên đàng, là một thực tại hoàn hảo, ắt nhiên phải phong phú, đa dạng và nhất là hài hòa hơn biết bao!

    Vì thế, ngay ở đời này, chúng ta cũng cần trang bị cho mình một tinh thần sẵn sàng chấp nhận mọi khác biệt nơi những người chung quanh chúng ta. Chính Thiên Chúa đã dựng nên con người và vạn vật đầy khác biệt như thế. Vì thế, mọi thành viên của Thiên Ðàng đều phải có khả năng chấp nhận khác biệt rất cao độ để sự hài hòa giữa những khác biệt ấy trở nên hoàn hảo. Ðiều ấy đòi hỏi họ phải có tình yêu và lòng bao dung cao độ. Nếu không có tình yêu và lòng bao dung, thiên đàng không còn là thiên đàng nữa, sự sống đời đời không còn là hạnh phúc nữa.

    Nếu ta đang giận hờn ai, không muốn nhìn mặt ai, ghét cay ghét đắng ai, và chủ trương không thể sống chung với họ, không thể cùng đội chung một bầu trời với họ, v.v..., ta hãy tự hỏi: nếu cả hai gặp nhau trên thiên đàng, ta sẽ đối xử với người ấy thế nào? Người ấy cũng được Thiên Chúa và Ðức Giêsu yêu thương, cứu chuộc, tha thứ như ta. Nếu lúc ấy ta không thể nhìn người ấy với tình yêu thương anh em, thì chính ta mới là người không xứng đáng ở thiên đàng. Với sự thù hận và ác cảm ấy, ta chỉ làm cho thiên đàng bị ô nhiễm và không còn là nơi hạnh phúc nữa. Ta đáng ở một nơi khác không phải là thiên đàng. Vì thiên đàng chỉ thích hợp với những con người tràn đầy yêu thương. Vậy, muốn là công dân của thiên đàng, thì ngay ở trần gian này, hãy tập yêu thương và sống hài hòa với những người khác biệt chúng ta. Muốn thế, ta phải nhìn thấy Thiên Chúa nơi tha nhân.

    3.  «Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha» 

    Câu nói ấy của Ðức Giêsu chắc hẳn đã làm cho các tông đồ hết sức ngạc nhiên. Thấy Ðức Giêsu cũng chính là thấy Chúa Cha, vì Ðức Giêsu chính là hiện thân, là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Người ta có thể thấy được tình yêu của Chúa Cha qua tình yêu của Ðức Giêsu, thấy được vẻ đáng yêu của Chúa Cha qua sự đáng yêu của Ðức Giêsu, v.v. Và một cách nào đó, Ðức Giêsu cũng chính là Chúa Cha, vì cả hai cùng là một Thiên Chúa duy nhất. Các tông đồ có diễm phúc nhìn thấy Ðức Giêsu, sống với Ngài, cảm nghiệm Ngài, nên cũng là nhìn thấy, sống với và cảm nghiệm chính Thiên Chúa Cha.

    Còn chúng ta, chúng ta không có diễm phúc ấy. Tuy nhiên, nếu chúng ta có tình yêu và đức tin, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa hay Ðức Giêsu nơi bất cứ người nào ta gặp trong cuộc đời. Cho dù người ấy là ai, thương ta hay ghét ta, làm lợi cho ta hay hại ta, thánh thiện hay tội lỗi, dễ thương hay dễ ghét, miễn họ là con người, thì họ đều là hình ảnh của Thiên Chúa với nhiều mức độ trung thực khác nhau. Ðức Giêsu muốn ta yêu thương họ, bất kể họ thế nào, bất kể họ khác biệt ta đến mức độ nào, vì chính Ngài cũng yêu thương họ, muốn cứu chuộc họ, phục vụ họ. 

    Ngài đã tự đồng hóa Ngài với họ đến nỗi ai làm gì cho họ thì cũng là làm cho chính Ngài, không làm cho họ thì cũng là không làm cho chính Ngài (x. Mt 10.40; 18,5; 25,40.45; Lc 10,16). Ngài cũng rất ước muốn được yêu thương họ bằng trái tim ta, nói với họ, an ủi họ bằng miệng lưỡi ta, và làm việc cho họ, phục vụ họ bằng đôi tay của ta. Ngài chỉ thực hiện được ước muốn đó nếu ta cho phép và hợp tác với Ngài. Vậy bạn có muốn Ngài dùng bạn như một khí cụ để yêu thương của Ngài không?



    CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, nhà Cha có rất nhiều chỗ có thể dung nạp được rất nhiều người với rất nhiều khuynh hướng khác biệt. Xin Cha cho tâm hồn con, lòng trí con cũng có nhiều chỗ để có thể dung nạp được tất cả mọi người là anh chị em con, với nhiều khuynh hướng, tính khí, chủ trương khác nhau. Xin cho con biết chấp nhận mọi người như họ đang là, để yêu thương họ bất chấp họ như thế nào. Xin cho con yêu thương họ giống như Cha đã yêu thương họ và đã yêu thương con.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Chúng ta có thể nhìn thấy Thiên Chúa ở đâu?
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/05/ps5b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 4:46 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

------------------------------------------

 

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN4PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Wed, May 6 at 9:47 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    07/05/20 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 PS
    Ga 13,16-20

     LUẬT SỐNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

    “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em.” (Ga 13,17)

    Suy niệm/SỐNG: Những lời Chúa nói trong Tin Mừng hôm nay dường như là những lời độc thoại, nhưng có thể nói đây là những lời trăn trối, là di ngôn của người sắp lìa xa những người thân thiết nhất của mình.

    Đã là di ngôn thì chỉ nói những điều chắt lọc, những gì là thiết yếu nhất. Di ngôn của Chúa chính là quy luật sống dành cho các môn đệ của Ngài. Đó là bài học rút ra từ hành động mẫu mực Ngài rửa chân cho các ông trong bữa tối sau hết. Luật sống mà Đức Giê-su muốn nói với các môn đệ trong bữa ăn cuối cùng là hãy ăn ở khiêm nhu, phục vụ anh em mình như chính Người đang làm.

    Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ, Đức Giê-su giải thích về ý nghĩa về việc làm này, việc làm của một đầy tớ, một người nô lệ. Ngài là Thầy, là Chúa mà còn cúi sâu xuống bàn chân các ông mà rửa thì các ông cũng phải cúi xuống mà phục vụ nhau.

    Mời Bạn: Chúng ta đã từng nghe Lời Chúa nói, chúng ta cũng từng chứng kiến biết bao việc thiện, những việc phục vụ trong khiêm tốn và vô vị lợi của biết bao người chung quanh ta.

    Những việc đó có đánh động tâm hồn bạn, có nhắc bạn nhớ tới hành động rửa chân của Chúa và lời dặn dò của Ngài: “Anh em cũng hãy rửa chân cho nhau” không?

    *Điều gì làm bạn khó cúi xuống phục vụ tha nhân như Đức Giê-su đã làm và đã dạy chúng ta?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc phục vụ âm thầm NƠI cộng đoàn của bạn, trong đại dich COVID-19 VỚI KHẢ NĂNG ĐANG CÓ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, hôm nay Chúa mời gọi chúng con bắt chước Chúa rửa chân cho nhau. Xin cho chúng con luôn biết cúi mình trước anh chị em để phục vụ hầu làm vinh danh Chúa.

     gpcantho
     

 

Subcategories