3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN2PS

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Apr 20 at 3:32 PM
     
     

    Thứ Ba sau Chúa Nhật II Phục Sinh

    THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 4, 32-37

    "Họ một lòng một ý với nhau".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là Barnabê (nghĩa là con sự an ủi), một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng, ông bán đi và đem tiền đặt dưới chân các tông đồ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5

    Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).

    Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai. - Ðáp.

    2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.

    3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 18

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 3, 7-15

    "Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

    Nicôđêmô hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào được?" Chúa Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".

    Ðó là lời Chúa.

     

     
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
    Thứ Ba Tuần II Phục Sinh

    (T
    ổng Quan)

    Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại của Mùa Phục Sinh, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.
     
    Vậy chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho các ngày trong tuần lễ thứ hai của Mùa Phục Sinh như thế nào? Ngày Chúa Nhật đầu của tuần lễ thứ hai này, Ngày Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật, thuộc về chính Tuần Bát Nhật, đồng thời cũng là thời điểm mở đầu cho phần thứ hai của Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống". Vì ngay ở bài Phúc Âm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta thấy "sự sống" ở cả nơi Chúa Kitô tỏ mình ra cho riêng tông đồ Toma lẫn ở nơi đức tin của tông đồ Toma đặt ở nơi Người.

    Thật vậy, trong 6 tuần lễ còn lại của Mùa Phục Sinh, sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, các bài Phúc Âm, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày thường, từ Thứ Hai đến hết Thứ Bảy, đều chất chứa một
     nội dung duy nhất: "Thày là sự sống". Một điều cần lưu ý là nguyên việc Giáo Hội chọn đọc cho cả Mùa Phục Sinh suốt 7 tuần lễ, tức bao gồm cả Tuần Bát Nhật Phục Sinh, hai cuốn sách Thánh Kinh Tân Ước là Phúc Âm của Thánh Ký Gioan và Sách Tông Vụ đã đủ cho thấy hiển nhiên về chủ đề "sự sống" rồi vậy.

    Bởi vì, "sự sống" đây là sự sống thần linh, sự sống xuất phát từ Chúa Kitô Vượt Qua, đồng thời cũng là sự sống cần phải được chấp nhận bằng lòng tin tưởng vào Người. Thế nên, cho dù trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Phụng Vụ Lời Chúa theo chiều hướng "Thày là sự sống lại", bởi các Bài Phúc Âm trong suốt tuần lễ đầu tiên này của Mùa Phục Sinh đều tường thuật lại từng lần Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ hay các môn đệ để chứng tỏ Người đã phục sinh từ trong cõi chết, ý nghĩa chính yếu vẫn là "sự sống". Vì tự việc Chúa Kitô sống lại từ trong cõi chết tỏ mình ra "là sự sống lại", qua những lần Người hiện ra, là để các môn đệ nói chung, nhất là các tông đồ nói riêng, tin vào Người mà được sự sống.

    Sách Tông Vụ là cuốn sách trong bộ Thánh Kinh Tân Ước thuật lại sứ vụ, hoạt động và tiến trình truyền giáo của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu từ biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đấng ban sự sống, qua Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, trước hết và trên hết bằng chứng từ của Giáo Hội về Chúa Kitô, cho dù có kèm theo việc rao giảng Phúc Âm cho lương dân. Ơn gọi, sứ vụ và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội là để mang lại cho nhân loại sự sống đời đời, qua việc họ nhận biết Chúa Kitô, nơi lời rao giảng và chứng từ yêu thương của Kitô hữu.

    Phúc Âm của Thánh ký Gioan là cuốn phúc âm về sự sống, vì cốt lõi của phúc âm này đó là "sự sống chiếu sáng con người" (Gioan 1:4), như chính Chúa Kitô là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), là chính "sự sống" đã khẳng định: "Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Để thông ban sự sống đời đời cho nhân loại nói chung và cho những ai tn vào Người nói riêng, Chúa Kitô Phục Sinh đã sử dụng những phương tiện để thông ban, được gọi là bí tích, trước hết và trên hết đó là chính Mình Thánh Máu Thánh của Người.

    Và Người ví Người như nguồn sống của nhân loại nói chung và Kitô hữu nói riêng. Bởi thế mà, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta sẽ nghe thấy càc bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan (nhất là trong ngày trong tuần) về sự sống, trước hết liên quan đến việc tái sinh, hay đến Bánh Sự Sống, hoặc đến vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên cho chiên được sự sống, hay đến cây nho thông nhựa sống cho cành nho để cành nho sinh hoa trái, hoặc đến đức bác ái yêu thương là hồn sống cho tình trạng hiệp nhất nên một, hay chính Thánh Linh là Đấng ban sự sống. Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

    Cảm Nghiệm PVLC Thứ Ba 
    Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Ba trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu khẳng định với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ về tính chất chân thực của sự kiện hay điều kiện cần phải tái sinh thần linh để có thể được tự do làm con cái Thiên Chúa dưới tác động của Thánh Thần như gió muốn thổi đâu thì thổi, mà điển hình nhất trong số thành phần tái sinh thần linh được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, một cộng đoàn bác ái yêu thương nhau như trong một gia đình có cùng một Cha trên trời, cùng một Đầu là Chúa Kitô và cùng một hồn sống là Thánh Linh. 

    Bài Đọc I (Tông Vụ 5:17-26):

    "Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung...  Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".

     
    Phúc Âm (Gioan 3:9-13):

    "Nicôđêmô hỏi lại rằng: 'Việc ấy xảy ra thế nào được?' Chúa Giêsu đáp: 'Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

     
    Trong câu phúc âm chính yếu trên đây, "những sự dưới đất"  "những sự trên trời" mà Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây với nghị viên Nicôđêmô là thành phần thiên về Luật Moisen là gì, nếu không phải "những sự dưới đất" đây là chính sự việc tái sinh thần linh hơn là nghi thức cắt bì của Do Thái giáo trong Cựu Ước, và "những sự trên trời" đây là mạc khải thần linh, là dự án cứu độ mầu nhiệm của Thiên Chúa, là chính Nước Thiên Chúa mà chỉ những ai tái sinh thần linh mới được thừa hưởng. 

    Thật vậy, nếu không được tái sinh "bởi trời" hay "bởi nước và Thánh Linh", như Chúa Kitô đã đề cập đến với nghị viên Nicôđêmô trong bài Phúc Âm hôm qua thì không một con người tạo vật nào vốn "sinh bởi xác thịt là xác thịt" có thể "vào Nước Thiên Chúa" đó là được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, thông phần vào bản tính thần linh của Ngài, sống sự sống thần linh với Ngài và như Ngài.

    Chính Chúa Kitô, ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay đã cho biết thành phần được "tái sinh bởi trên cao", "bởi nước và Thánh Linh" hoàn toàn khác với và trổi vượt trên những ai không được hay chưa được tái sinh. Ở chỗ: "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

    Đúng thế, những ai được "tái sinh bởi Thần Linh" là thành phần được trở nên con cái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban Thần Linh của Ngài cho, để nhờ đó có thể nhận biết Ngài như Ngài là và yêu mến Ngài như Ngài xứng đáng, với tư cách là con của Ngài, thành phần, nhờ tác động của Thần Linh trong họ "như gió muốn thổi đâu thì thổi", họ chỉ biết tuân theo một cách ngoan ngoãn và mau chóng, bằng "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) như Mẹ Maria trong Biến Cố Truyền Tin, hoàn toàn tin tưởng phó thác cho Ngài, không cần "biết gió từ đâu tới và sẽ đi đâu".
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.II-3.mp3  

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHovcteSHVnmhYN-1un5J%2BGkFx5DMkor2DMroqy09F9ixA%40mail.gma
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI 20-4-2020

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Mon, Apr 20 at 10:12 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    20/04/20 thứ hai tuần 2 ps
    TIN MỪNG Ga 3,1-8

    Được tái sinh để sống theo Thần Khí

    “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi Nước và Thần Khí.” (Ga 3,5)

    *SỐNG BỞI NƯỚC VÀ THẦN KHÍ: Sống trong thời kinh tế thị trường, thời của những dịch vụ, chúng ta quá quen với chiếc vé: xem phim, xem đá banh phải mua vé; đi tàu đi xe phải mua vé; muốn thành hội viên của một nhóm, một câu lạc bộ… không có vé thì cũng phải có thẻ!

    Có phải vì thế mà nhiều người sánh ví bí tích rửa tội như tấm vé vào cửa Nước Trời chăng? Chúa đã chẳng nói: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh lại bởi Nước và Thần Khí” đó sao? Phải chăng cầm chiếc vé “Rửa Tội” trong tay là coi như “xí” được một chỗ trên thiên đàng rồi?

    Điều đó chỉ đúng một phần. Bí tích Rửa tội không chỉ là một “ấn tích” không phai mờ mà còn khơi nguồn sống mới, tái sinh con người thành con cái của Thiên Chúa; khi lãnh nhận bí tích này, người ki-tô hữu đã bắt đầu sống cuộc sống vĩnh cửu ngay ở trần thế này.

    Tấm vé vào cửa thiên đàng chỉ có hiệu lực khi người ta bước vào cõi đời sau như một người con cái Thiên Chúa còn đang sống, chứ không phải một người mang danh hiệu ki-tô hữu mà đức tin kể như đã chết rồi.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Để sự sống của Thiên Chúa được sống động và lớn lên trong tâm hồn, hãy lắng nghe tiếng nói của Thần Khí.

    *BẠN VÀ TÔI CẦN sống dưới sự hướng dẫn, THÚC ĐẨY, TAC ĐỘNG của Thần Khí/CHÚA THÁNH LINH TRONG MỌI NƠI, MỌI LÚC.

    Sống Lời Chúa: Những giờ phút thinh lặng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và kiểm điểm đời sống là phương thế giúp ta sống theo Thần Khí trong từng giây phút của cuộc sống đời thường.

    Cầu nguyện: LẠY Cha, NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT, CON QUYẾT TÂM SỐNG THEO LỜI CHÚA TRONG MỌI HOÀN CẢNH. Amen.

    gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ BẢY CN PHỤC SINH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Apr 17 at 9:23 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    18/04/20 THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT PS
    Mc 16,9-15

    MỘT ĐỨC TIN CHƯA HOÀN HẢO

    Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết. (Mc 16,14)

    Suy niệm/SỐNG: Lời Chúa, theo Thánh Kinh, không chỉ là lời nói, mà còn là một sự kiện, biến cố và thậm chí là một con người; đồng thời Lời Chúa cũng còn được thể hiện qua lời rao giảng và làm chứng của các chứng nhân.

    Mặt khác, tin là đón nhận Lời Thiên Chúa đúng như bản tính của Lời. Vì thế Đức Ki-tô phục sinh “khiển trách” các tông đồ vì đã không tin lời chứng của “những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết”.

     May thay, Lời Chúa còn đến với các môn đệ bằng xương bằng thịt của Giê-su, Đấng đã chịu chết và phục sinh để làm cho đức tin chưa hoàn hảo của các ông trở nên hoàn hảo và để các ông trở thành những chứng nhân có thế giá loan báo Tin Mừng phục sinh.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đức Ki-tô phục sinh muốn các tông đồ phải là những chứng nhân có thế giá, những người “đã nghe, đã thấy, đã chiêm ngưỡng, tay đã chạm đến” Đấng là Lời Hằng Sống (x. 1Ga 1,1-2), họ là những người đã “đi theo Chúa Giê-su suốt thời gian Người sống giữa chúng ta” (Cv 1,21).

    Bạn cũng thế, bạn được mời gọi trở nên chứng nhân có thế giá cho Ngài bằng cách chuyên cần suy ngắm Lời Chúa mà các tông đồ rao giảng và kết hiệp với Ngài trong bí tích Thánh Thể như Ngài đã truyền các tông đồ cử hành để “ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

    Sống Lời Chúa: Siêng năng suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và lãnh nhận Thánh Thể mỗi khi có thể, ĐỂ LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM..

    Cầu nguyện: Đọc kinh Tin VỚI CẢ TÂM HỒN ĐỂ SỐNG VÀ CHIA SẺ.

        GPCANTHO
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN2PHUC SINH-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật thứ 2 Mùa Phục Sinh

(19-4-2020)

Đức tin đích thực không phải là thứ đức tin chỉ tuyên xưng mạnh mẽ ngoài miệng

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Cv 2, 42-47:(42) Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.

 

  • 1Pr 1, 3-9:(3) Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Ðức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, (4) để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai.

 

  • TIN MỪNG: Ga 20, 19-31

 

Ðức Giêsu hiện ra với các môn đệ


(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Bình an cho anh em! (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.

(24) Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: Chúng tôi đã được thấy Chúa! Ông Tôma đáp: Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. (26) Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Bình an cho anh em. (27) Rồi Người bảo ông Tôma: Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin. (28) Ông Tôma thưa Người: Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! (29() Ðức Giêsu bảo: Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!

(30) Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Người cứng tin như Tôma có gì hay hơn kẻ tin dễ dàng không? 2.   Người thời đại có dễ tin như những người thời đại trước không? Người thời đại sau thì sao? Tại sao lại như vậy?  3.   Có cần phải thay đổi phong cách rao giảng Tin Mừng cho những thế hệ con cháu chúng ta không? Tại sao? Một cách thực tế phải thay đổi thế nào?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Tôma là một mẫu người có tính thực nghiệm

    Khi chưa đích thực gặp lại thân xác đã sống lại của Ðức Giêsu, thì ngoài Tôma ra, các tông đồ khác dường như không cảm thấy có vấn đề gì trong việc tin Ngài đã sống lại. Các ông đã tỏ ra tương đối dễ tin. Nhưng riêng Tôma, ông không tin dễ dàng như thế, vì từ xưa đến nay, ông chưa hề nghe nói có một ai tự mình sống lại từ cõi chết bao giờ. Cứ bình thường mà xét, phải nói rằng Tôma khôn ngoan và thận trọng hơn các tông đồ khác.

    Ðối với người như Tôma, Ðức Giêsu đã không phiền trách gì về sự cứng lòng tin của ông. Ngài chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng để bổ túc cho sự cứng tin hợp lý ấy: «Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!» (Ga 20,29).Và Ðức Giêsu đã cho phép Tôma được xỏ tay vào lỗ đinh ở tay và lỗ đòng đâm ở cạnh sườn Ngài. Nhưng có lẽ chính nhờ như thế mà Tôma sẽ tin chắc vào sự sống lại của Ngài hơn ai hết. Người cứng tin, một khi đã tin, thì sẽ tin rất vững. Còn kẻ quá dễ tin thì cũng sẽ dễ dàng mất niềm tin, hoặc cũng sẽ dễ dàng tin những điều khác dù chưa đủ nền tảng để tin.


    2.  Con người thời nay và nhất là những thế hệ sau sẽ càng ngày càng có tính thực nghiệm giống như Tôma

    Ngày nay, con người đã bước vào kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, nên con người chịu ảnh hưởng của tinh thần khoa học thực nghiệm rất nhiều. Tinh thần khoa học thực nghiệm chính là tinh thần của Descartes (1596-1650): «Chỉ tin sau khi đã chứng minh». Và tinh thần ấy được thể hiện thành chủ trương nghi ngờ có phương pháp và phổ quát (doute méthodique et universel) của ông. Nghi ngờ để tìm tòi hầu đi đến kết luận chắc chắn. Tinh thần khoa học thực nghiệm ấy đòi hỏi con người trước khi đi đến một kết luận, cần phải trải qua ba giai đoạn: nhận xét, đưa ra giả thuyết, và thí nghiệm kiểm chứng như đòi hỏi của Claude Bernard (1813-1873).

    Tinh thần ấy chính là tinh thần của Tôma, chính vì thế, các nhà khoa học Công giáo đã nhận thánh Tôma làm bổn mạng của các nhà khoa học. Riêng bản thân tôi, người viết bài này, cũng rất thích sự cứng tin của Tôma, và coi đó như một đức tính rất cần thiết để sự phán đoán và lời nói của mình có giá trị, đáng tin. Sự đáng tin không chỉ đòi hỏi đức tính chân thật, mà còn đòi hỏi sự phán đoán chính xác và chắc chắn. Một người hết sức thật thà không bao giờ muốn lừa dối ai, nhưng lại dễ tin và hay bị lường gạt, thì phán đoán và lời nói của người ấy không còn đáng tin nữa. Thiết tưởng những người rao giảng chân lý, ngoài đức tính chân thật, cần phải có sự chững chạc trong cách phán đoán để trở nên đáng tin trước mặt mọi người.


    3.   Ðối tượng phúc âm hóa trong tương lai là những thế hệ có đầu óc khoa học thực nghiệm như Tôma

    Những nhà truyền giáo hiện nay tại Việt Nam thường thuộc lứa tuổi giao thời giữa hai thời đại: thời khoa học chưa ảnh hưởng mạnh và thời khoa học ảnh hưởng rất mạnh trên lề lối suy nghĩ của con người. Thời trước, người ta dễ tin những ai được mọi người cho là có uy tín (như các giám mục, linh mục, tu sĩ, hoặc ông bà cha mẹ, cô dì chú bác). Trẻ con dễ tin vào những điều người lớn nói, không đặt vấn đề điều đó đáng tin tới mức nào. Nhưng thời nay và nhất là những thế hệ mai sau, người ta không dễ tin như thế nữa. Họ thường đòi hỏi «nói có sách, mách có chứng». Muốn họ tin thì phải có bằng chứng. Nếu không chứng minh bằng sự kiện thì ít nhất phải chứng minh được sự khả tín của điều mình nói. Ngoài ra, lập luận phải vững chắc, trình bày rõ ràng. Vì thế, thời nay, việc rao giảng Tin Mừng hay sứ điệp Kitô giáo không thể theo phương cách cũ mang nặng tính giáo điều được.

    Ngày xưa, tại Việt Nam, trình độ văn hóa giữa linh mục và giáo dân có sự chênh lệch rất cao. Ngày nay, sự chênh lệch ấy giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn nữa. Rất nhiều giáo dân có trình độ văn hóa cao hơn những linh mục bình thường. Tuy nhiên các linh mục vẫn thường hơn giáo dân trong những kiến thức về thần học, giáo lý, v.v... vì người giáo dân hiện nay không được quan tâm đào tạo về mặt này, hoặc không có điều kiện để quan tâm. Vì thế, các linh mục thường đảm trách việc loan báo và rao giảng Tin Mừng cho giáo dân và người ngoại. 

    Nhưng vì trình độ văn hóa của người bình thường ngày càng cao hơn, nên việc rao giảng Tin Mừng không còn dễ dàng như ngày xưa. Ðiều ấy đòi hỏi những người rao giảng Tin Mừng cũng phải có một tinh thần khoa học thực nghiệm trong cách rao giảng, cần chú trọng đến những bằng chứng xác thực, những lý luận chặt chẽ, cho dù đức tin không phải đến từ những thứ ấy. Nhưng nếu không chú trọng đến những thứ ấy, lời rao giảng sẽ bị từ chối ngay từ đầu.



    4.   Hội nhập văn hóa theo chiều dọc

    Tại châu Á, Giáo Hội đã thành công rất khiêm nhường trong việc truyền giáo, và không thành công rực rỡ như ở châu Âu. Một phần khá lớn là do thiếu hội nhập văn hóa (nghĩa là thiếu thích ứng với cung cách văn hóa của người thụ giáo), vì trước đây, có sự khác biệt về văn hóa giữa dân tộc truyền giáo với dân tộc được truyền giáo. Ngày nay, với việc toàn cầu hóa, sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc bị giảm thiểu rất nhiều, nên việc hội nhập văn hóa theo chiều ngang không còn cần thiết và quan trọng như xưa. 

    Trái lại, thời nay, sự khác biệt về văn hóa giữa thế hệ trước với thế hệ sau ngày càng gia tăng. Lề lối suy nghĩ của các thế hệ sau càng ngày càng thấm nhuần tinh thần khoa học thực nghiệm hơn. Vì thế, nếu không có sự thích ứng khôn ngoan của thế hệ phúc âm hóa (thế hệ trước) với thế hệ được phúc âm hóa (thế hệ sau) trong việc diễn tả sứ điệp, chắc chắn việc phúc âm hóa sẽ thất bại. Do đó, hiện nay việc hội nhập văn hóa theo chiều dọc cần được Giáo Hội quan tâm và thực hiện nhiều hơn là hội nhập văn hóa theo chiều ngang.


    5.  Rao giảng bằng việc làm đi đôi với rao giảng bằng lời nói

    Tinh thần khoa học thực nghiệm của con người thời đại đòi hỏi những dấu chứng cụ thể mới tin được. Do đó, những xác quyết trong rao giảng cần được chứng tỏ bằng thực tế đời sống

    Thật vậy, ai mà tin được cái Tin mà chúng ta rao giảng là Tin Mừng khi chúng ta rao giảng nó với bộ mặt buồn so, ảo não? Ai mà tin được Tin Mừng này là Tin Mừng Giải Phóng khi mà người rao giảng nó vẫn sẵn sàng khom lưng làm nô lệ cho người, cho vật, cho sự này sự khác, hoặc cho chính bản thân? Ai mà tin được Tin Mừng này là Tin Mừng Cứu Ðộ khi mà nó không làm cho người người rao giảng nó hoặc theo nó sống tốt hơn, có tình có nghĩa hơn, và hạnh phúc hơn những người bình thường khác?

    Thiết tưởng đã tới lúc chúng ta  những ai còn tha thiết với tiền đồ của Kitô giáo cần đặt lại vấn đề sống đạo một cách nghiêm túc hơn và hãy thành thật với chính lòng mình. Nếu ta cảm thấy Kitô giáo trong thực tế đã không đem lại một thứ hạnh phúc tự tại cho chúng ta, không tạo được một động lực đủ mạnh để thúc đẩy ta sống tốt đẹp hơn người ngoài, mà ta vẫn cứ mạnh miệng rao giảng như là một tôn giáo tốt nhất, hữu hiệu nhất, thì việc rao giảng của chúng ta đúng là một sự lừa dối có hệ thống. Nếu như thế chúng ta phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về sự lừa dối ấy. 

    Chúng ta tưởng mình có đức tin, nhưng trong thực tế, đức tin ấy đã chết hay mất đi từ lâu mà ta tưởng là ta vẫn còn đức tin. Vì đức tin không phải là một chấp nhận xuông, hay chỉ là hành động tuyên xưng ngoài miệng, mà là một cái gì tự nhiên ảnh hưởng rất sâu xa vào đời sống, khiến ta thay đổi cách suy nghĩ và hành động nên tốt đẹp hơn, và đời sống ta hạnh phúc hơn rất nhiều. Nếu không được như thế, đức tin mà ta tưởng rằng ta có, không phải là đức tin đích thực.



    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, rất nhiều khi con chê trách Tôma là quá cứng tin, và tự hào mình dễ tin hơn nhiều. Nhưng trong thực tế, đức tin của con chẳng ảnh hưởng gì trên cuộc sống con bao nhiêu, nó chẳng làm con hạnh phúc hơn người không đức tin, chẳng làm con sống tốt đẹp và yêu thương hơn họ. Xin cho con nhận ra đức tin ấy chưa phải là đức tin đích thật: vì nó chỉ là thứ đức tin tuyên xưng mạnh mẽ ngoài miệng, được chấp nhận một cách lý thuyết, chứ không thể hiện qua đời sống thực tếNHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG con có đức tin đích thực, có khả năng thay đổi con người của con, làm con nên thật sự tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Hãy chứng nghiệm Thánh Thần trong cuộc sống của mình. (https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/04/ps2b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 1:54 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 ---------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN -2ND SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, Apr 17 at 1:56 AM
     
     

    Mo Nguyen 

    4:54 PM (0 minutes ago)
     
     
     
     
     
     

    SECOND SUNDAY OF EASTER YEAR A                          19 APRIL 2020

                    

    picture.jpg

     

     

      JESUS' EASTER GIFT:  Holy Spirit  

     

     

             JESUS' EASTER GIFT: 2nd SUNDAY OF EASTER A (John 20: 19 - 31)                                  

    ‘Jesus breathed on them and said: “Receive the Holy Spirit”‘(Jn 20:22)

     Easter means a great deal more than Easter bunnies, Easter eggs and Easter parades. As outward signs of joy and hope they have a place. But they only skim the surface of what Easter truly means, at least for Christians. The English poet, Gerard Manley Hopkins, speaks of the meaning of Easter as being what must happen to us, because of what happened to Jesus. 'Let him easter in us,' the poet writes, 'be a dayspring [a dawn] to the dimness of us ...' The poet's message, expressed more simply, plainly, bluntly, is that the Risen Lord must rise in us - in our minds, attitudes, hearts and actions - if Easter is to happen to us. So much so, that Sister Joan Chittister suggests that our celebration of Easter puts before us a 'momentous question': 'Will we ourselves,’ she asks, ‘touched by Jesus now rise and do things differently?' She spells out what this might mean:

     

    ... we must be prepared to be surprised by God in strange places, in ways we never thought we'd see and through the words of those we never thought we'd hear. …It presumes that we will reach out to the other - to the ...  immigrants and the blacks, to the strangers, the prisoners and the poor - in order to divine [discover] what visions to see with them, what cries to cry for them, what stones to move from the front of their graves.

     

    The Word of God today spells out HOW Jesus both can and does easter in us. Particularly telling are these words of Jesus to his followers, words which go with his gift. They are the words: 'RECEIVE THE HOLY SPIRIT.' Recalling them today reminds us that the Risen Lord is with us now and until the end of time, in the form and person of the Holy Spirit.

     

    This is an important aspect of our Easter Faith, one we declare every Sunday when we state In the Creed: ‘I believe in the Holy Spirit.' But if asked to explain what we mean, perhaps we would become tongue-tied. Part of our difficulty is that we cannot imagine or picture the Holy Spirit as easily as we can put a face on the Father and the Son. We all know fathers and mothers and their children, and this helps us to think of God as Father and Mother, and to think of Jesus as God's Son. But we simply cannot put a face on the Holy Spirit.

     

    But the Holy Spirit is just as real, and some images may help us realize that. The Hebrew word for 'spirit' means 'wind 'or 'breath' and occurs 378 times in the Old Testament alone. So in sharing his own Spirit with them, Jesus first breathes on his gathered apostles. Earlier he said that like the wind the Spirit of God 'blows where it wills' (John 3:8). In fact, all his teaching on the Spirit suggests that like the wind, the Spirit that is God’s Love in person, moves things along, warms them into life, drives them into action, and changes situations for the better. In a particularly beautiful song, Andrew Lloyd Webber puts it this way: ‘Love, it changes everything.’

     

    We do not experience the Spirit of God directly but in its effects on us. So much so that we can say that the Holy Spirit is the power of God and the love of God at work in our lives. To speak this way is to speak of grace. The grace that is the Holy Spirit gets things done in God's way - in us personally, in our Church, and in our world. All through the Acts of the Apostles (that New Testament book we read throughout Easter), Luke highlights the Holy Spirit as the chief apostle, the divine apostle behind the human apostles. The Spirit keeps prompting them, guiding them, energizing them, restraining them, reassuring them, challenging them and comforting them. Again and again they sense the Spirit saying to them:  'Do this’, 'Do that', 'Go here', 'Go there', etc., etc.

     

    What a gift, what a wonderful gift! The very same Spirit of God who formed Jesus in the womb of Mary his mother, the very same Spirit of God who empowered him at Baptism to go about doing good and healing all sorts of wounded and troubled people, the very same Spirit of God who raised Jesus from the dead, has been shared with you and with me! So that yesterday, today and tomorrow we can be the comforting and healing presence of Jesus to all kinds of people!

     

    This Easter gift of Jesus to his followers ought, then, fills us with that same peace and joy, that same exuberance and enthusiasm that led St Augustine to shout out loud: 'We are an Easter people and Alleluia [praise God] is our song!' 

    Just imagine! Jesus Christ keeps coming to us as the power and influence of the Holy Spirit, his second self, to change us for the better, and to keep sending us out to make a better world! And particularly now, in this corona virus lockdown, when acts of outreach, kindness and support to persons in social isolation, have never meant so much, and have never been so valued and so warmly received.

     

    Simply amazing! Absolutely awesome!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Holy Spirit - Lyrics - Jesus Culture - Kim Walker-Smith - in HD:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=eFByOX8Fb0M

     

    sing.png
     

    Thánh Thần Hãy Đến - Diệu Hiền ft Phi Nguyễn [Thánh Ca]:

    https://www.youtube.com/watch?v=II2QPkowty8

    https://www.youtube.com/watch?v=ui_FkwTTOVM 

     
     

Subcategories