3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN3PS-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh

(26-4-2020)

Chúng ta thường không nhận ra Đức Giêsu nơi những người ta gặp mỗi ngày

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Cv 2,14.22-33:(23) Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Ðức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. (24) Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi.

 

  • 1Pr 1,17-21:(21) Nhờ Ðức Kitô, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa.


  • TIN MỪNG: Lc 24,13-35

 

Ðức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmau


(13) Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.


(18) Một trong hai người tên là Clêôpát trả lời: Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay. (19) Ðức Giêsu hỏi: Chuyện gì vậy? Họ thưa: Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.

(25) Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! (26) Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? (27) Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

(28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn. Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?

(33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. (34) Những người này bảo hai ông: Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn. (35) Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Có bao giờ bạn nghĩ: rất có thể mình cũng sẽ gặp trường hợp tương tự như hai môn đệ làng Emau: một người nào đó nói chuyện với mình, yêu cầu mình giúp đỡ, lại chính là Ðức Giêsu không? Có thể rút ra bài học gì từ bài Tin Mừng hôm nay về sự đồng hóa giữa Ðức Giêsu và tha nhân (tha nhân là Ðức Giêsu, Ðức Giêsu là tha nhân của ta)?

    2.   Có người chủ trương: yêu người chính là yêu Thiên Chúa. Chủ trương ấy có nền tảng trong Kinh Thánh không? Hãy trưng dẫn một vài câu tiêu biểu.

 

Suy tư gợi ý:


  1. Hai tông đồ ở Emmau không nhận ra Ðức Giêsu nơi người bộ hành cùng đi với mình

    Một điều khá kỳ thú trong bài Tin Mừng hôm nay, đó là các tông đồ đã sống với Ðức Giêsu suốt ba năm, đã từng nghe Ngài nói, giảng dạy, thế mà nay, khi Ngài sống lại, cùng đi với các ông, giảng dạy cho các ông, các ông lại không nhận ra Ngài. Có lẽ Ngài đã mang một bộ mặt xa lạ, đã đội lốt một người bộ hành như bao bộ hành khác. Ðiều các ông không ngờ được là người mà các ông tưởng là một bộ hành xa lạ ấy lại chính là Ðức Giêsu, Thầy mình. Các ông chỉ nhận ra Ngài khi Ngài đồng bàn với họ, chính xác là khi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Nghĩa là khi các ông thấy có sự giống nhau giữa người bộ hành này với Thầy mình. Rất may là các ông đã đối xử với người bộ hành ấy rất tốt: chăm chú nghe người ấy nói, mời ở lại dùng bữa. Nếu không thì thật đáng tiếc.



    2.  Coi chừng kẻo chính chúng ta cũng không nhận ra Ðức Giêsu nơi những người chung quanh ta

    Ðiều kỳ thú đó cũng xảy ra một cách tương tự biết bao lần trong đời sống chúng ta. Chúng ta sống với những người chung quanh mình, mà không bao giờ hoặc rất ít khi ta nhận ra Thiên Chúa hay Ðức Giêsu ở nơi họ. Dường như đối với ta, Thiên Chúa hay Ðức Giêsu là người ở đâu đâu, ở trên trời, ở trong nhà tạm của nhà thờ, hoặc ở khắp nơi một cách thiêng liêng. Ngài có vẻ là một thực tại rất trừu tượng, nếu có cụ thể thì chỉ là những ảnh vẽ, những bức tượng bất động, vô hồn. Và tình yêu của chúng ta đối với Ngài cũng rất trừu tượng, rất bí tích, chỉ được thể hiện bằng sự hướng thiện, bằng việc năng cầu nguyện, năng tham dự và lãnh nhận các bí tích.

    Nhưng bài Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho chúng ta một chân lý hết sức quan trọng. Thiên Chúa hay Ðức Giêsu có thể chính là người bộ hành mà mình ngỡ là rất xa lạ. Nghĩa là Ngài có thể mặc lấy những bộ mặt khác nhau, hình dáng khác nhau, với những tính tình khác nhau, tư cách điệu bộ khác nhau nơi những người ta gặp trên đời, nơi những người sống chung quanh ta. Và tình yêu của chúng ta nếu có  đối với Ngài thì phải được thể hiện cụ thể nơi những con người cụ thể ấy, chứ không phải một cách trừu tượng

    Có thể nói: muốn yêu Ðức Giêsu, thì cách tốt nhất, cụ thể nhất và chắc chắn nhất là yêu những người chung quanh ta, và bất kỳ người nào ta gặp trong cuộc đời. Và cũng có thể nói một cách chắc chắn: nếu ta không yêu những người ấy, thì ta không thật sự yêu Ðức Giêsu hay yêu Thiên Chúa. Nếu ta tưởng rằng mình yêu Thiên Chúa, yêu Ðức Giêsu bằng cách này hay cách khác, nhưng ta không hề yêu Ngài nơi những con người cụ thể chung quanh ta, thì tình yêu ấy chắc chắn chỉ là một ảo tưởng. Rất có thể ta đang yêu chính bản thân mình một cách ích kỷ, nhưng sự ích kỷ ấy lại mặc lấy một hình thức khôn khéo là yêu Thiên Chúa hay Ðức Giêsu một cách trừu tượng.



    3.  Ðức Giêsu đồng hóa chính Ngài với tha nhân của ta

    Có thể nói những người chung quanh ta là những Ðức Giêsu rất sống động, rất cụ thể. Hay nói một cách khác, trong một mức độ nào đó, họ chính là hiện thân của Thiên Chúa hay Ðức Giêsu. Chân lý này có một nền tảng rất vững chắc trong Kinh Thánh.

    a. Tha nhân là hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,26.27; 9,6): 

    Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa hay Ðức Giêsu mà không yêu hình ảnh hay hiện thân của Ngài. Khi hai người yêu thương nhau, họ rất quí hình ảnh của nhau, và hình ảnh đó là một biểu trưng có tính đại diện cho chính người trong ảnh. Coi thường hay xúc phạm đến hình ảnh của một người luôn luôn được coi là xúc phạm đến chính con người ấy. Hai môn đệ làng Emau nhận ra người bộ hành là Ðức Giêsu khi người ấy bẻ bánh giống như Ðức Giêsu. Lời kinh thánh nói: «Con người được tạo dựng giống như Thiên Chúa» (St 1,26; 5,1), lời ấy có đủ để làm ta nhận ra Ngài nơi họ không?

    b. Tha nhân là con cái Thiên Chúa (x. Lc 20,36; Ga 11,52; Rm 8,14.16.21; Gl 3,26; 1Ga 3,1.2.10; ): 

    Tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, đều gọi Thiên Chúa là Cha, và cùng là anh em với nhau. Con cái một cách nào đó là hiện thân của cha mẹ. Kinh nghiệm đời sống cho ta thấy: ai yêu cha mẹ tất nhiên cũng yêu thương anh chị em mình. Và ai không yêu thương anh chị em mình, chắc chắn tình yêu đối với cha mẹ cũng rất nhạt nhẽo hoặc giả tạo.

    c. Từ những căn bản trên, Ðức Giêsu đồng hóa chính Ngài với tha nhân của ta (x. Mt 10.40; 18,5; 25,40.45; Lc 10,16): 

    Ta làm gì cho tha nhân của ta, trước tiên là những người gần gũi ta nhất, rồi đến những người sống chung quanh ta, những người ta thường gặp, và tất cả mọi người, chính là làm cho Ngài. Ta yêu họ chính là ta yêu Ngài, ta ghét họ chính là ta ghét Ngài, hy sinh cho họ là hy sinh cho Ngài, làm hại họ là làm hại chính Ngài.



    4.  Yêu tha nhân là yêu Thiên Chúa, và là chu toàn luật Chúa

    Trong Cựu Ước, khi trình độ con người còn thấp, có sự phân biệt rõ rệt giữa Thiên Chúa và tha nhân. Vì thế, có hai điều răn quan trọng nhất là: «Hãy yêu mến ÐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em» (Ðnl 6,5) và «hãy yêu người khác như chính mình» (Lv 19,18). Ðức Giêsu đã nhắc lại hai điều răn ấy như hai điều luật căn bản của Lề Luật cũ. 

    Nhưng qua thời Tân Ước, khi trình độ của con người cao hơn, hai điều răn ấy được tóm lại thành một: hễ yêu Chúa tất nhiên phải yêu tha nhân, và hễ yêu tha nhân thật tình tất nhiên là đã yêu Chúa rồi. Thánh Gioan viết: «Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1Ga 4,20). Vì thế, thánh Phaolô viết: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» (Rm 13,8.10), «Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Ðức Kitô» (Gl 6,2). Thánh Giacôbê cũng nói: «Anh em làm điều tốt nếu anh em chu toàn luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gc 2,8).

    Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta chân lý quan trọng này: tha nhân chính là hình ảnh, hay một cách nào đó, là hiện thân của Thiên Chúa hay Ðức Giêsu. Vì thế, chúng ta hãy tập nhìn họ là Emmanuel (Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta). Thiên Chúa hay Ðức Giêsu đang ở giữa chúng ta, ở với chúng ta qua những người chung quanh ta.



    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, bài Tin Mừng hôm nay thật là tuyệt vời, nó cho con thấy và nhắc lại cho con một chân lý kỳ diệu: Những người gần gũi với con, sống chung quanh con một cách nào đó là hiện thân của Cha, của Ðức Giêsu. Vì thế, yêu Cha, yêu Ðức Giêsu tất nhiên phải yêu những người ấy. Và chỉ khi con yêu họ, con mới chứng tỏ được rằng con thật sự yêu Cha và yêu Ðức Giêsu. Xin giúp con yêu họ thật sự bằng hành động cụ thể.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Đức Giêsu đến để giải phóng tâm linh con người. (https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/04/ps3b.html). 

-------------------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BẢY CN2PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Fri, Apr 24 at 8:34 PM
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    25/04/20 THỨ BẢY TUẦN 2 PS
    Th. Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng
    Mc 16,15-20

    CHỨNG NHÂN MỌI THỜI

    “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)

    HÃY BƯỚC RA KHỎI NHÀ THỜ ĐỂ ĐEM TIN MỪNG CHO MỌI NGƯỜI

     (ĐTC PHANXICO)

    Suy niệm/SỐNG: Thánh Mác-cô đã thực thi lệnh truyền của Chúa không những bằng việc cộng tác đắc lực với các tông đồ Phê-rô, Phao-lô trong các cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng mà còn tìm ra một phương thế tích cực: viết lại những lời rao giảng.

    Lời nói bay đi, chữ viết còn lại: Những lời giảng dạy tiên khởi của các tông đồ được lưu giữ chính xác mà cũng nhờ thế Tin Mừng bằng chữ viết càng được loan truyền rộng rãi và lâu dài hơn.

    Dưới sức tác động của Chúa Thánh Linh, quyển Tin Mừng theo thánh Mác-cô đã trở thành một phương thế vô cùng hữu hiệu để “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đã nhiều lần tham dự nghi thức “sai đi” trong các đại lễ, có khi nào bạn nghĩ tới một phương cách riêng thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng trong môi trường bạn đang sống?

    1/ Qua kinh nghiệm của thánh Mác-cô bạn có nghĩ những phương tiện truyền thông hiện đại (sách báo, máy móc…) sẽ giúp bạn thực thi tốt hơn sứ mạng loan báo Tin Mừng không?

    2/ Bạn có nhiều dịp tiếp xúc với anh em lương dân qua những sinh hoạt của cuộc sống thường ngày. Bạn có thể truyền đạt cho họ được một nét nào trong sứ điệp Tin Mừng bằng những phương thế bạn đang có: lời nói, việc làm, cung cách sống… không?

    Sống Lời Chúa: Nhiệt tình giới thiệu tập sách “5 ph/ngày cho Lời Chúa” bạn đang sử dụng cho một người chưa có thói quen đọc Lời Chúa mỗi ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, loan báo Tin Mừng Chúa phục sinh là bổn phận đầu tiên của người Ki-tô hữu. NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM NÓI LỜI CHÚA CHO MỌI NGƯỜI, DÙ TIỆN HAY KHÔNG THUẬN TIỆN.

    gpcantho
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ NĂM CN2PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Wed, Apr 22 at 9:20 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    23/04/20 THỨ NĂM TUẦN 2 PS
    Th. A-đan-be-tô, giám mục, tử đạo 
    SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG: Ga 3, 31-36

    NỖI LÒNG NGƯỜI LOAN BÁO

    “Người làm chứng về những gì Người đã thấy đã nghe, nhưng chẳng ai nhận lời chứng của Người.” (Ga 3,32)

    Suy niệm/SỐNG: Đoạn Tin Mừng hôm nay là lời chứng cuối cùng của Gio-an Tẩy giả trước khi ông bị tống giam vào ngục. Gio-an Tẩy giả là một người rao giảng, đồng thời cũng là nhà chiêm niệm.

    Ông đã được mặc khải mầu nhiệm về sự cao trọng của Đấng Cứu Thế: “Đấng ở trên cao mà đến, thì ở trên mọi người. Ngài được đầy Thánh Thần: “Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. Cả cuộc đời Gio-an khắc khoải hướng đến việc chuẩn bị tâm hồn dân chúng đón nhận Đấng Cứu thế.

    Ông thi hành công việc này với lòng khiêm tốn, vì ý thức mình chỉ là tiền hô, là người dọn đường: Đấng Cứu Thế ấy phải lớn lên, còn ông phải nhỏ lại. Ông xác quyết một điều sau này chính Đấng Cứu Thế cũng sẽ tuyên bố: “Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời” (c. 36).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Cụm từ này nhiều người chúng ta thuộc lòng.

    Thế nhưng, trước mắt ta lúc nào cũng có một “núi” lý do khó khăn, rồi “ngâm cứu” sau, chúng ta đã xếp việc loan báo ấy ở hàng thứ yếu, thậm chí đi đến chỗ mất bản chất.

    Gio-an Tẩy giả rồi sau này ngay cả Đức Giê-su gặp bao khó khăn khi loan báo Tin mừng, nhưng vẫn kiên nhẫn thực thi. Cũng vậy, là người được sai đi, ta luôn nhớ thi hành sứ vụ ấy với lòng tin tưởng, vì Chúa luôn ở với ta.

    Sống Lời Chúa: Tôi nỗ lực loan báo Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh, với mọi phương tiện có tay, kể cả những phương tiện hiện đại, chẳng hạn mạng xã hội.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn khao khát mọi người được ơn cứu độ. Xin cho con trở nên con người của Tin Mừng để loan báo Lời hằng sống.

    gp cantho
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN2PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Fri, Apr 24 at 1:35 AM

    24/04/20 THỨ SÁU TUẦN 2 PS
    Th. Phi-đen Dích-ma-rinh-ngân, linh mục, tử đạo    
          BỮA TIỆC LỜI CHÚA: Ga 6,1-15

              CHÍNH CHÚA TRAO BAN

    Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý. (Ga 6,11)

    ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA: Phép lạ hóa bánh ra nhiều đều được cả bốn Tin Mừng thuật lại, được Giáo hội hiểu đây là hình bóng tiên trưng của bí tích Thánh Thể. Nhưng đọc kỹ đoạn văn này, chúng ta mới thấy cái tinh túy của Tin Mừng ‘phượng hoàng’ (Gio-an).

    Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều mô tả Chúa cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ phân phát (x. Mt 15,29-37; Mc 8,1-9; Lc 9,11-17), còn Gio-an lại kể rằng chính Ngài phân phát cho mọi người. Cử chỉ tự tay phân phát chính là hình ảnh rõ nét nhất của hy tế thập giá nơi Đức Giê-su. Chính Ngài trao ban ‘bánh sự sống muôn đời’ (Ga 6,27).

    Cái chết của Đức Giê-su không chỉ chuộc tội cho nhân loại, mà còn trở thành thần lương cho chúng ta trên đường dương thế, một bảo chứng cho sự sống muôn đời.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn được mời gọi đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho Thiên Chúa và Giáo Hội, như cậu bé trong Tin Mừng. Điều đó thật ý nghĩa.

    Nhưng sẽ trọn vẹn hơn khi chính bạn không chỉ đóng góp, mà còn tự mình phân phát cái mình đóng góp nữa. Điều ấy thật tuyệt vời. Đó là chính hình ảnh mà thầy Giê-su mời mọi bạn hôm nay.

    Chia sẻ“Của cho không bằng cách cho.” Cách của bạn hiến dâng cho Chúa là gì?BẠN LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM, NGƯỜI ĐANG DAU KHỔ...NHƯ CHÚA ĐÃ LÀM GƯƠNG.

    Sống Lời Chúa: Làm mọi việc phục vụ với tâm tình của bà goá nghèo “dâng hết những gì mình có” để xứng đáng được Chúa khen là người dâng nhiều hơn cả.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã cho con của ăn thường tồn. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, con biết cho Chúa tất cả VÌ NGƯỜI NGHÈO, để con nên khí cụ bình an của Chúa. Amen.

    gpcantho
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN2PS

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Apr 21 at 4:39 PM
     
     
     


    NGÀY 22/04/2020

    THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT II PHỤC SINH A


     

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 3:16-21)
                               THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU             

    Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người, để tất cả những ai tin vào Con Một của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời. vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt, ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Và đây là án phạt: đó là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, vì sợ những việc làm của mình bị khiển trách. Nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.


    SUY NIỆM/CHIA  SẺ

    Có nhiều thứ được mạo danh là tình yêu nhưng, thực ra, đó không phải là tình yêu mà chỉ là lạm dụng, là lừa đảo.

    Chẳng hạn, sống thử trước hôn nhân, chiếm đoạt thân xác hay khi nhân danh tình yêu nhưng chỉ nhắm đến của cải, v.v. Là Kitô hữu, chúng ta cần loại trừ thứ “yêu” ấy, chỉ tìm kiếm tình yêu đích thực mà thôi.

    Qua lời Chúa Giêsu mà thánh Gioan ghi nhận trong Tin Mừng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”, ta thấy tình yêu đích thực phải có hai yếu tố:

    - Tình yêu đích thực là tình yêu trao hiến: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một”. Không phải Thiên Chúa trao tặng một cành hoa, một món quà, mà là trao hiến chính Con Một của Ngài. Ngài không trao cái gì ở ngoài mình, nhưng trao dâng cái quý giá nhất, thân thiết nhất, cao cả nhất của lòng mình, đó là trao dâng Người Con duy nhất của mình.

    Qua việc hiến tặng chính Người Con duy nhất, cũng chính là nguồn tình yêu duy nhất của mình, nguồn tình yêu không thể thiếu được, Thiên Chúa đã hiến tặng chính mình. Thiên Chúa chấp nhận để Con mình phải chết cho nhân loại được sống. Ngài trao cho chúng ta một tình yêu đích thực, một tình yêu tận hiến đến cùng, không hề giữ lại cho riêng mình.

    - Tình yêu đích thực là tình yêu chia sẻ: “Ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”. Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu. Thiên Chúa trao ban tình yêu là chính Người Con duy nhất của Ngài, thì cùng với tình yêu ấy, Thiên Chúa chia sẻ hạnh phúc vĩnh cửu của Ngài, để đưa ta vào hưởng nếm chính sự sống của Ngài. Tình yêu chia sẻ ấy làm cho ta “khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời”.

    Bởi Chúa là tình yêu - một tình yêu đích thực làm kiểu mẫu cho tình yêu của chúng ta. Vì thế, ta hãy bắt chước Chúa mà yêu nhau chân thực bằng một tình yêu trao hiến và biết chia sẻ.

    Trao hiến và chia sẻ, nghĩa là chúng ta dám hy sinh chính mình, hy sinh tất cả thời giờ, sức lực, tiền của, v.v. để mọi người quanh ta, nhất là những anh chị em bất hạnh có một cuộc sống ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.

    Lạy Chúa, giữa một thế giới nghèo nàn tình yêu, xin cho chúng con là những Kitô hữu, biết yêu như Chúa, để chúng con biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
    -----------------------
     
     

Subcategories