3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT- CN LỄ THĂNG THIÊN

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Sun, May 24 at 12:12 AM
     

    5 PHÚT LỚI CHÚA

    24/05/20 CHÚA NHẬT TUẦN 7 PS – A
    Chúa Thăng Thiên
    Mt 28,16-20

    RỒI NGÀI SẼ TRỞ LẠI

    “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,19-20)

    Suy niệm/SỐNG: Dân Do Thái ngày xưa không đi theo con đường thẳng từ Ai Cập để vào đất Ca-na-an, nhưng phải vòng quanh sa mạc vượt sông Gio-đan mới vào được Đất Hứa.

    Các môn đệ cũng muốn “theo đường chim bay” để “bay thẳng” lên thiên đàng, nhưng Chúa không muốn thế. Chúa lên trời để định hướng lại cái nhìn của các môn đệ. Sứ mạng của Đức Ki-tô đã hoàn tất trên thập giá nhưng sứ mạng của các ông thì chưa.

    Các ông phải quay trở lại Ga-li-lê, điểm hẹn của Chúa, để tiếp tục sứ mạng của mình tại chính điểm mà Đức Giê-su đã bắt đầu và thực hiện mệnh lệnh tối hậu của Ngài: loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mừng mầu nhiệm Chúa về trời, bạn bước vào một mùa vọng mới, mùa mong đợi Đức Ki-tô lại đến.

    Chúng ta, “những người Ga-li-lê” ngày nay không được phép cứ đứng nhìn trời mà không làm gì cả, nhưng hãy quay trở lại công trường của mình là cuộc sống trần thế này, sắn tay áo xây dựng nó xứng tầm với “thành đô Giê-ru-sa-lem mới” trong ngày Đức Ki-tô lại đến.

    Phác thảo một số việc cụ thể bạn có thể làm để đưa mệnh lệnh của Chúa trước khi về trời áp dụng vào cuộc sống của bạn ngày hôm nay.

    Sống Lời Chúa: Bạn làm thật tốt bổn phận của bạn ngày hôm nay để cầu nguyện cho việc rao giảng Tin Mừng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành tông đồ, để con loan báo Tin Mừng Chúa cho chính những người chúng con gặp gỡ. Amen.

    gpcantho 
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - QUANG- THỨ BẢY 23-5-2020

 

  •  
    qua1955
    Fri, May 22 at 6:28 PM
     
     
    Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Bảy 23-5-20

    Phúc Âm Thánh Gioan (16: 13 b-28)

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Ðã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha.
     
    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA


    Ơn cứu rỗi của Thiên Chúa là điều quan trọng nhất đối với mọi người trên thế giới này vì cuối cùng họ sẽ bị gọi ra khỏi cuộc đời này bất cứ lúc nào. Mục đích chính của việc Chúa Giêsu đến thế giới này là để ban ơn cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người tin và sống theo Lời Ngài.

    Chúa Giêsu đã nói về cuộc hành trình trần thế của ngài: "Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha."(Ga. 16, 28) Nước Thiên Chúa được nói rõ ràng cho tất cả mọi người. Đó là đích đến của mỗi người sau cuộc đời này nếu họ tin và đi theo Chúa Giêsu mà không phải là ai khác. "
    Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy."(Ga. 14, 6)

    Có nhiều người trên thế giới không biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là vị cứu tinh của họ. Họ cần biết Chúa Giêsu và được cứu rỗi như tất cả những người trung thành với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói với các môn đệ của ngài là cầu nguyện với Chúa Cha trên trời cho ơn cứu rỗi của họ và họ sẽ nhận được. Họ có thể cầu xin Chúa Cha bất cứ điều gì họ muốn xin nhưng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa phải là ưu tiên hàng đầu của họ hơn bất cứ điều gì khác trong thế gian này.

    Hầu hết các Kitô hữu không có một cuộc sống thoải mái trên trần gian nhưng họ trung thành với Chúa Giêsu để theo Ngài vào Nước Thiên Chúa sau cuộc sống này. Họ can đảm và mạnh mẽ dù phải trải qua nhiều gian nan trong thế giới này như những đau khổ và thậm chí là bắt bớ để được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. Tất cả các vị thánh trong lịch sử của Giáo hội là những gương mẫu tốt nhất cho bất cứ ai nghi ngờ.

    Nếu bất cứ ai muốn biết họ sẽ đi về đâu sau cuộc đời này, họ phải học hỏi về Chúa Giêsu vì ngài là con đường duy nhất cho tất cả con người trên thế giới này. Nếu bất cứ ai bỏ qua Chúa Giêsu, họ có thể bỏ lỡ đi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.

    Tất cả Kitô hữu phải có bổn phận truyền bá Tin mừng cho những người chưa biết Chúa Giêsu để họ có thể nhận được sự cứu rỗi của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã đổ máu trên thập tự giá để chuộc lại cho tất cả mọi người trên thế giới. Không ai có thể vào Nước Trời một mình mà không quan tâm cho anh chị em khác. Không ai sống đạo cách ỉch kỷ sẽ có thề nhìn thấy Thiên Chúa.

    "Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô."(Ga. 17, 3)

    Bình an của Chúa Kitô!

    Đa Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.
     
    --
     
    Bible sharing - Saturday 5-23-20

    Gospel JN 16: 13 b-28

    Jesus said to his disciples: “Amen, amen, I say to you, whatever you ask the Father in my name he will give you. Until now you have not asked anything in my name; ask and you will receive, so that your joy may be complete. “I have told you this in figures of speech. The hour is coming when I will no longer speak to you in figures but I will tell you clearly about the Father. On that day you will ask in my name, and I do not tell you that I will ask the Father for you. For the Father, he loves you because you have loved me and have come to believe that I came from God. I came from the Father and have come into the world. Now I am leaving the world and going back to the Father.”

    Reflection:

    God's salvation is the most important thing for everyone in this world because they will eventually be called out of this life at any time. The main purpose of Jesus coming to this world is to give God's salvation to everyone who believes and lives his Word.

    Jesus said of his earthly journey: "I came from the Father, and have come into the world, and now I leave the world and return to the Father" (Jn. 16, 28) The Kingdom of God be clearly said to everyone. It is the destination of every person after this life if they believe and follow Jesus and anyone else. "No one comes to the Father except through me."(Jn. 14, 6)

    There are many people in the world who do not know Jesus as the Son of God and their savior. They need to know Jesus and be saved like all faithful to Jesus. Jesus told his disciples to pray to their heavenly Father for their salvation and that they would receive it. They can pray to the Father for whatever they want, but God's salvation must be their first priority than anything else in this world.

    Most Christians do not have a comfortable life on earth, but they are faithful to Jesus to follow Him into the Kingdom of God after this life. They are courageous and strong despite many hardships in this world like suffering and even persecution in order to inherit God's Kingdom. All the saints in the history of the Church are the best examples for anyone in doubt.

    If anyone wants to know where they are going after this life, they must learn about Jesus because he is the only way for all people in this world. If anyone ignores Jesus, they may miss God's salvation.
     
    All Christians must be obliged to spread the Gospel to those who do not know Jesus so that they can receive the salvation of God that Jesus shed his blood on the cross to redeem for all on the world. No one can enter the Kingdom alone without caring for other brothers and sisters. No one who lives in a selfish way will be able to see God.

    "Now this is eternal life, that they should know you, the only true God, and the one whom you sent, Jesus Christ."(Jn. 17, 3)

    Peace of Christ!

    Dominic Quang Hoang, a Christain.


     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÁNH CA TIN MỪNG

  • ly hoang
    Fri, May 22 at 11:58 AM
    Kinh chuc Quy Cha, Quy Thay, Quy Soeurs, Quy Anh Chi va GiaDinh Cuoi Tuan VuiVe - BinhAn.   HXLy.
     
    THÁNH CA TIN MỪNG :
    Chúa Giêsu Lên Trời - ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG

    Tin Mừng thuật lại hai sự kiện song hành: Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng.
     
    Sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Maccô ghi lại rất vắn tắt: Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Tin mừng Matthêu nói đến lệnh truyền: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây Dầu.
    Trong 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Chúa Giêsu ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong Giáo hội, chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.

    Chúa Giêsu lên trời, điều đó dạy cho chúng ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác. Con cá sinh ra trong con lạch nhỏ, rồi xuôi dòng nước ra sông lớn, nhưng mùa xuân đến, nó lại về nguồn như là trở về dòng sông quê hương. Con chim làm tổ trên kia, mùa đông nó vỗ cánh bay cả ngàn dặm về phương nam, nhưng khi xuân đến, nó lại tìm về tổ ấm ngày xưa. Làm sao các con vật đó biết đường quay về, trong khi chẳng có bản đồ, không người hướng dẫn? Vì Thiên Chúa đã đặt vào lòng chúng, con đường trở về. Và Ngài cũng không quên đặt vào lòng mỗi người chúng ta con đường cuộc sống và con đường trở về quê trời.
    Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.Lên trời không phải là bay bổng lên không gian, nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa. Lên trời không phải là vắng mặt, là xa cách nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.

    Chúa Giêsu lên trời, đưa mọi người về trời với Người vì chúng ta là những chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người. Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (1,17-23) đã nói, Giáo hội là Hiền thê của Chúa Giêsu, Người là đầu và chúng ta là những chi thể. Khi Chúa Giêsu về trời là mỗi người cũng được chia sẻ thần tính của Người, đi vào một tình trạng kết hợp hoàn toàn mới mẻ với Người. Điều này không phải chỉ xảy ra sau khi ta chết, nhưng có thể thực hiện ngay trong đời sống trần thế như đời sống của nhiều tín hữu đã chứng minh: thánh Phaolô được đưa lên tầng trời thứ ba (x. 2Cr 12,2). Nhiều vị thánh như Phanxicô Assidi, Gioan Thánh Giá, Catarina de Sienna… cảm nghiệm trời trong những lần xuất thần; còn thánh Têrêsa Calcutta lại thấy trời giữa lòng xã hội với những con người khốn khổ, bệnh tật.

    Chúa Giêsu lên trời, mở ra sứ vụ mới cho các Tông đồ. Đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu với lệnh truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”. Nội dung của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ.Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em”. Bảo chứng cho sứ vụ truyền giáo là: “Có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các Tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ, Chúa Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

    Lễ Chúa Giêsu lên trời, Giáo Hội chọn làm ngày Quốc tế Truyền thông. Ngày nay, các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội phát triển rất nhanh. Trong thế giới kỹ thuật số, Giáo Hội khuyến khích con cái mình vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại nhất để thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.

    Người tín hữu có trách nhiệm viết câu chuyện cuộc sống của mình bằng đời sống thực tế với đức tin đức ái và đó sứ mạng loan báo Tin mừng. Sứ mạng này đòi hỏi họ phải luôn ý thức rằng: lời nói việc làm phải luôn quảng bá sự thiện, tạo ra lòng tin, mở đường cho sự hiệp thông và hoà bình.

    Truyền thông chính là chia sẻ niềm vui Tin mừng cứu độ. Truyền thông có đặc điểm là khiêm tốn, nhẹ nhàng, nên mọi sự cho mọi người và xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ yêu thương. Từ đó giúp con người nhận ra tình yêu của Chúa. Đây là sứ vụ Chúa trao phó cho mỗi người tín hữu trong thời đại hôm nay.

    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Chúa về trời, chúng ta vào đời làm chứng nhân của Tin Mừng Cứu Độ và loan báo Tin Vui.

     
     
    " Hail, star of the sea,
    Nurturing Mother of God,
    And ever Virgin
    Happy gate of Heaven."
    ------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- TRẦM PHÚC-LỄ THĂNG THIÊN

  •  
    Hong Nguyen
    Thu, May 21 at 5:21 PM
     
     

    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Chúa thăng thiên

    Lời Chúa : Mt 28.16-20

     

     

        Hôm nay Chúa Giêsu kết thúc sứ mệnh trần gian của Ngài và trở về với Chúa Cha như Ngài đã nói trước. Đây không là một cuộc chia ly mà là một biến đổi. Đây là một kết cuộc nhưng lại là một khởi đầu. Sứ mệnh của Chúa xem ra chấm dứt để nhường chỗ cho một thời đại mới là thời đại của Hội Thánh.

        Chúa Giêsu đã làm trọn những gì Chúa Cha đã truyền cho Ngài làm, giờ đây, Ngài trở về với Chúa Cha. Ngài chỉ có được một nhóm mười một môn đệ và một số môn đệ khác. Một nhóm lèo tèo không đáng giá gì trước mặt thế gian, nhưng Ngài tín nhiệm trao cho họ trọng trách lớn lao là làm cho mọi người nên môn đệ. Làm sao nhóm người nhỏ bé nầy, đa số là dốt nát, có thể thi hành nhiệm vụ cao cả như thế ?

         “Thầy đã được trao quyền trên trời dưới đất”. Đấng trao quyền là ai ? Là Thiên Chúa. Ngài nắm giữ mọi quyền hành trên trời dưới đất. Ngài đã chứng minh quyền tuyệt đối của Ngài khi chiến thắng sự chết và sống lại. Ngài là Đấng hằng sống, là Thiên Chúa, Đấng nắm chủ quyền trên sự sống và sự chết. Quyền tuyệt đối đó, Ngài trao cho nhóm môn đệ nhỏ bé của Ngài. Họ không còn là những con người thấp kém nữa, họ là đại diện cho chính Thiên Chúa. Họ mặc lấy quyền hành của Thiên Chúa mặc dù họ chỉ là những con người tầm thường. Họ là chứng nhân của Thiên Chúa : “ Anh em là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem…cho đến tận cùng trái đất”. Họ mặc lấy quyền uy của chính Đấng mà Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân…là Đầu toàn thể Hội Thánh, là thân thể của Ngài, Đấng làm cho mọi sự được viên mãn”. Đây là khởi điểm của một thời đại mới.

        Họ phải làm những gì ? “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”.

        Đây là lệnh xuất phát và những gì Ngài truyền phải được thực hiện cho đến tận cùng trái đất, cho đến tận cùng thời gian. Lệnh truyền nầy không nói đến một chủng tộc nào, một vùng đất nào mà cho toàn thể nhân loại. Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa, không còn phân biệt người nam người nữ, Do thái hay Hy lạp, tự do hay nô lệ. Tât cả đều được quy tụ dưới quyền một mình Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại cho mọi người, không trừ ai.

        Khi người nào chấp nhận theo Chúa, hãy rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi chịu phép rửa tội, chúng ta được sát nhập vào một gia đình là gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều nầy rất quan trọng mà nhiều người không bao giờ biết. Họ không biết rằng họ là con Thiên Chúa, là một dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người. Chúng ta thuộc về Chúa và được yêu thương. Đó là hạnh phúc của chúng ta mà nhiều người vẫn không biết. Những người biết mình là con Chúa luôn cảm thấy hạnh phúc dù cuộc sống vẫn khó khăn, cực nhọc. Cuộc sống các thánh đã chứng minh điều đó.

        Chúng ta cũng thuộc về một gia đình trần thế là Giáo Hội. Chúng ta có cảm thấy Giáo Hội là gia đình của chúng ta không ? Chúng ta không phải là những con người đơn độc đi giữa cuộc đời. Hơn thế nữa, chúng ta là thân thể của Chúa Giêsu, mỗi người là một chi thể. Thánh Phaolô đã nói rất nhiều về điều nầy. Chúng ta phải làm cho thân thể ấy lớn lên, tươi đẹp. Vì thế, Chúa bảo chúng ta : “ Hãy đi, và làm cho mọi người trở thành môn đệ”. Đó là sứ mệnh của mọi người chứ không chỉ của các giám mục hay tu sĩ. Mỗi tín hữu phải là một nhà truyền giáo. Đó là lệnh của Chúa. Chúng ta đã làm gì ? Và chúng ta sẽ làm được gì ? Khi chúng ta chưa là gì, thì chúng ta không biết phải làm gì. Khi chúng ta bắt đầu làm một cái gì đó, dù rất nhỏ, chúng ta sẽ biết làm gì tiếp theo. Tất cả những việc lành đều là một loan báo.

        Hơn nữa, chúng ta có một bảo đảm vững chác, đó là lời hứa của Chúa : “  Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Chúa thăng thiên không phải là lìa xa chúng ta, nhưng là để gần gũi chúng ta hơn bằng một sự hiện diện thiêng liêng nhưng hữu hiệu. Chúa còn dùng một phương tiện khác hữu hiệu hơn và thực tế hơn để ở lại với chúng ta là cho chúng ta ăn chính thịt máu Ngài. Ăn lấy Ngài, chúng ta nên một với Ngài, sống với Ngài liên lỉ. Còn hạnh phúc nào hơn ? Nhưng chúng ta có cảm thấy hạnh phúc không ? Chúng ta có tin rằng Chúa vẫn là một với chúng ta trong mọi nơi mọi lúc không ? Ngài mượn lấy xác thịt chúng ta để hiện diện trong trần gian nầy cho đến tận thế. Hãy sống với Ngài để yêu mến Ngài hơn và làm cho anh em chúng ta yêu mến Ngài.

    Lm Trầm Phúc
    Kính chuyển
    Hồng
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TĨNH CAO -THỨ SÁU CN6PS-A

  •  
    Tinh Cao
    Thu, May 21 at 3:45 PM
     
     

    Thứ Sáu sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Cv 18, 9-18

    "Trong thành này, Ta có một dân đông đảo".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    (Khi Phaolô đang ở Côrintô), một đêm kia, Chúa hiện ra phán bảo Phaolô trong một thị kiến rằng: "Con đừng sợ, cứ giảng dạy, chứ đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con, và không ai tra tay làm hại con, vì trong thành này, Ta có một dân đông đảo". Phaolô ở lại đó một năm sáu tháng mà giảng dạy lời Chúa cho họ.

    (Ðến) thời Galliô làm tổng trấn xứ Akaia, người Do-thái đồng lòng nổi lên chống Phaolô và điệu ngài đến toà án mà thưa rằng: "Người này xui dân tôn thờ Thiên Chúa trái luật". Phaolô toan mở miệng, thì Galliô nói với người Do-thái rằng: "Hỡi người Do-thái, nếu quả thật là điều chi tội ác, ta sẽ có lý mà nghe các ngươi; nhược bằng chỉ là những tranh luận về đạo lý, danh từ và lề luật, thì các ngươi hãy liệu lấy; ta không muốn xử các việc ấy". Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. Mọi người liền bắt Sosthênê, trưởng hội đường, và đánh đập ông ta trước toà án, thế mà Galliô cũng chẳng lưu tâm gì đến. Còn Phaolô thì lưu lại đó nhiều ngày, rồi từ giã anh em, xuống tàu đi Syria (với Priscilla và Aquila); tại Cenchri, ngài cạo trọc đầu, vì ngài đã khấn như thế.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 4-5. 6-7

    Ðáp: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian (c. 8a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.

    2) Người bắt các dân tùng phục chúng tôi, và đặt chư quốc dưới chân chúng tôi. Người đã chọn cho chúng tôi phần gia sản, vinh dự của Giacob mà Người sủng ái. - Ðáp.

    3) Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa, hãy ca mừng, ca mừng Vua của chúng ta. - Ðáp.

     

    Alleluia: Cl 3, 1

    Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 16, 20-23a

    "Niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui. Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời. Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa".

    Ðó là lời Chúa.

     


    Suy Nghiệm Lời Chúa

     

     

    Chiều kích hiện diện thần linh trong chủ đề "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh càng tỏ hiện trong bài Phúc Âm Thứ Sáu Tuần VI Phục Sinh hôm nay. Ở chỗ, "Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng", đến độ họ chỉ biết ngây ngất hoan hưởng sự hiện diện thần linh lạ lùng ấy không còn nói lên lời: "Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa".

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui. Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời. Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa'".

     

    Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi các tông đồ nói riêng và chung Giáo Hội được chứng tỏ nơi 2 dấu hiệu: khổ đau và vui mừng, hay khổ đau để sinh hoa kết trái, như người đàn bà quằn quại sinh con, hay như cành nho vì dính chặt với thân nho đã sinh trái lại càng cần được cắt tỉa cho sai trái hơn (xem Gioan 15:2). Chính niềm vui hay hoa trái trổ sinh nơi tình trạng gian nan khốn khó của Kitô hữu là những gì chứng tỏ đích thực nhất sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi họ, như thân nho tràn đầy nhựa sống thần linh tuôn sang cho họ để họ sinh hoa kết trái như Người mong muốn, xứng với quyền lực thần linh phục sinh của Người (xem Mathêu 28:18).

    Trong bài Phúc Âm hôm nay còn chất chứa một hình ảnh về người đàn bà sinh con. Việc sinh con có triệu chứng đớn đau. Và cơn đau đớn khi sinh con này bởi đâu mà có ngay lúc bấy giờ, nếu không phải bởi chính đứa con, vai chính trong cuộc, đã tới ngày giờ cần phải được sinh ra nên đòi ra, từ đó gây ra những biến động co thắt nơi bụng dạ của người mẹ, khiến bà cảm thấy đau đớn.

    Trong lãnh vực siêu nhiên cũng thế. Mẹ Maria chịu đớn đau nhất vào lúc Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn, và bấy giờ Người không còn đau nữa nhưng Mẹ Maria bị nhói lên, đau cái đau của Người và đau cái đau thay Người, mà cái đau như gươm sắc thâu qua lòng của Mẹ (xem Luca 2:35) bấy giờ không phải bởi lưỡi đòng gây ra cho Mẹ mà là bởi chính Người Con yêu dấu của Mẹ bị đâm, tức là chính Con Mẹ làm cho Mẹ đau, như thai nhi đạp bụng mẹ khiến mẹ đau để nó có thể lọt lòng mẹ mình vậy. Dấu hiệu đớn đau khi sinh con của người đàn bà theo tự nhiên cũng phản ảnh chẳng những cái đau đớn thiêng liêng để sinh Chúa Kitô ra cho các linh hồn mà còn cả vai trò chủ động của Chúa Kitô trong việc cứu các linh hồn nhờ những đau thương của chi thể của Người, như các cành mnho đã sinh trái được cắt tỉa đi cho càng sinh hoa kết trái hơn nữa (xem Gioan 15:2).

    Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, để có thể sinh Chúa Giêsu ra cho các linh hồn, (hơn là hay cũng là sinh các linh hồn vào sự sống thần linh), linh hồn nào cũng phải trải qua một cơn đau đớn khủng khiếp với Chúa Giêsu và như Chúa Kitô Tử Giá, và chính cơn đau hiệp thông thần linh này là dấu hiệu cho thấy tình trạng hiệp thông thần linh của Kitô hữu lên đến tột đỉnh, đến độ Chúa Kitô nơi họ sắp được hay đang được sinh ra cho các linh hồn qua họ là một linh hồn được tuyển chọn, dù họ là nam nhân chứ không phải nữ nhân, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định “ai là mẹ Tôi” khi Người chỉ tay vào thành phần môn đệ nam nhân của Người bấy giờ (xem Mathêu 12:49-50).

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:9-18)

     

    Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên quả thực đã hiện diện một cách tỏ tường nơi vị tông đồ dân ngoại Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay, khi Người tỏ mình ra cho ngài vào "một đêm kia" và trấn an ngài trong một thị kiến rằng: "Con đừng sợ, cứ giảng dạy, chứ đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con, và không ai tra tay làm hại con, vì trong thành này, Ta có một dân đông đảo". Bởi thế, cho dù ngài bị kịch liệt chống đối và bị điệu ra tòa, đã có thẩm quyền bênh vực ngài:

     

    "(Ðến) thời Galliô làm tổng trấn xứ Akaia, người Do-thái đồng lòng nổi lên chống Phaolô và điệu ngài đến toà án mà thưa rằng: 'Người này xui dân tôn thờ Thiên Chúa trái luật'. Phaolô toan mở miệng, thì Galliô nói với người Do-thái rằng: 'Hỡi người Do-thái, nếu quả thật là điều chi tội ác, ta sẽ có lý mà nghe các ngươi; nhược bằng chỉ là những tranh luận về đạo lý, danh từ và lề luật, thì các ngươi hãy liệu lấy; ta không muốn xử các việc ấy'. Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. Mọi người liền bắt Sosthênê, trưởng hội đường, và đánh đập ông ta trước toà án, thế mà Galliô cũng chẳng lưu tâm gì đến. Còn Phaolô thì lưu lại đó nhiều ngày, rồi từ giã anh em, xuống tàu đi Syria (với Priscilla và Aquila); tại Cenchri, ngài cạo trọc đầu, vì ngài đã khấn như thế".

     

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    ThuSauTuanVIPS.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqUF6zSQOoQWdDLfMzVSjMCB7pC6h7mBYx64prhp_qGMg%40mail.gmail.com.
     

Subcategories