3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC-THỨ SÁU CN3MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 20 at 2:25 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    20/03/20 THỨ SÁU TUẦN 3 MC
    Mc 12,28b-34

     TÌNH YÊU MỜI GỌI TÌNH YÊU

    “Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi.” (Mc 12,29-30)

    CÙNG THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

    ĂN VÀ NUỐT LC: Một kinh sư Do Thái bối rối trước 613 khoản luật của Do Thái giáo nên đến hỏi Chúa Giê-su điều khoản nào quan trọng nhất. Chúa Giê-su nhắc lại cho ông ta điều mà ông đọc hai lần mỗi ngày theo luật buộc (Đnl 6,4-6),

    Đó là yêu Chúa một trăm phần trăm, yêu hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Yêu hết lòng là yêu bằng trái tim. Bao lâu trái tim còn đập nhịp là còn yêu Chúa. Yêu Chúa ngay lúc này và nơi này.

    Yêu Chúa hết linh hồn là yêu đến muôn đời. Hơi thở cuối cùng không làm linh hồn mất đi, nên tình yêu đối với Chúa không khi nào ngơi, mối liên kết thắm thiết với Chúa không khi nào ngừng. Yêu Chúa hết trí khôn là để Chúa hướng dẫn trí khôn ta thuận theo thánh ý Chúa, là loại bỏ những ý hướng đê hèn ra khỏi tâm trí ta và lấy lời Chúa dạy làm ý của ta.

    Yêu Chúa hết sức lực là yêu Chúa bằng sự kiên trì. Khi mệt mỏi, chán chường len lỏi vào cuộc sống, khi sức tàn lực kiệt tưởng chừng không thể đi tiếp con đường tình yêu, lòng yêu mến Chúa nâng đỡ và nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa yêu ta đến cùng, để ta tiếp tục yêu Chúa.

    Thiên Chúa là Đấng duy nhất yêu thương con người bằng tình yêu không ngơi nghỉ và Ngài có quyền đòi ta đáp lại tình yêu tương xứng.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đi sâu vào mùa Chay, mệnh lệnh yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực có đánh động và làm thay đổi cuộc đời bạn không?

    Sống Lời Chúa: Quyết tâm Chừa bỏ một tội trọng để yêu Chúa hết lòng.

    Cầu nguyện: Hát “Con nay trở về” VỚI CẢ TRÁI TIM ĐỂ THỰC HÀNH.

    gpcantho
     


     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC-TĨNH CAO- THỨ SÁU CN3MC-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Thu, Mar 19 at 3:05 PM
     
     

    Thứ Sáu CN3MC-A

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Hs 14, 2-10

    "Chúng tôi sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra".

    Trích sách Tiên tri Hôsê.

    Ðây Chúa phán: Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi, vì ngươi đã gục ngã trong đường tội ác. Các ngươi hãy mang lấy lời Chúa và trở về với Chúa; các ngươi hãy thưa rằng: "Xin hãy xoá bỏ mọi tội ác, và nhận điều lành. Chúng tôi dâng lên Chúa của lễ ca tụng. Asurô sẽ không giải thoát chúng tôi, chúng tôi sẽ không cỡi ngựa và sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra, vì nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót".

    Ta sẽ chữa sự bất trung của họ và hết lòng yêu thương họ, vì Ta đã nguôi giận họ. Ta sẽ như sương sa, Israel sẽ mọc lên như bông huệ và đâm rễ như chân núi Liban. Các nhánh của nó sẽ sum sê, vẻ xinh tươi của nó như cây ô-liu và hương thơm của nó như hương thơm núi Liban. Thiên hạ sẽ đến ngồi núp dưới bóng mát của nó, họ sống bằng lúa mì và lớn lên như cây nho. Nó sẽ được lừng danh như rượu Liban.

    Hỡi Ephraim, tượng thần giúp ích gì cho ngươi không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả.

    Ai là người khôn ngoan hiểu được các việc này, ai là người sáng suốt biết được các việc đó? Vì chưng đường lối của Chúa là đường ngay thẳng và những người công chính sẽ đi trên đó, còn các người gian ác sẽ gục ngã trên đó".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 80, 6c-8a. 8bc-9. 10-11ab. 14 và 17

    Ðáp: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo (x. c. 11 và 9a).

    Xướng: 1) Tôi đã nghe lời nói mới lạ rằng: Ta đã cứu vai ngươi khỏi mang gánh nặng, tay ngươi không còn phải mang thúng mủng. Trong cảnh gian truân ngươi cầu cứu, và Ta giải thoát ngươi. - Ðáp.

    2) Ta đáp lời ngươi từ trong áng mây vang ran sấm sét, Ta thử thách ngươi gần suối nước Mêriba. Hỡi dân tộc Ta, hãy nghe Ta răn bảo, Israel, ước chi ngươi biết nghe lời Ta! - Ðáp.

    3) Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự một chúa tể ngoại lai: vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. - Ðáp.

    4) Phải chi dân của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối Ta mà ăn ở: Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì nuôi dưỡng chúng, và cho chúng ăn no mật từ hốc đá chảy ra. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm:

    Phúc cho những ai thành tâm thiện chí giữ lấy lời Chúa, và nhẫn nại sinh hoa kết quả.

     

    Phúc Âm: Mc 12, 28b-34

    "Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất, và ngươi hãy kính mến Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

    Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?"

    Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: "Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi". Còn đây là giới răn thứ hai: "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi". Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó". Luật sĩ thưa Ngài: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh". Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

      vì chỉ có một "Thiên Chúa chân thật duy nhất" (Gioan 17:3) mà ý thức thần linh về Ngài trong nội tâm của con người cần phải trở thành một mối liên hệ thần linh với Ngài trong đời sống đức tin của họ

     

     

    Hôm nay, Thứ Sáu trong Tuần Thứ Ba Mùa Chay, phụng vụ lời Chúa trong ngày cùng nhắm đến một thực tại thần linh duy nhất cũng là một ơn gọi duy nhất vô cùng quan trọng cho phần rỗi của con người, đó là "Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất, và ngươi hãy kính mến Người" (Bài Phúc Âm), và chính vì thế mà "chúng tôi sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra" (Bài Đọc 1).
     
    Thật vậy, muốn được cứu rỗi hay được sự sống đời đời con người thụ tạo và tội lỗi cần phải nhận biết Thiên Chúa (xem Gioan 17:3; 1Timothêu 2:4-5), mà là một nhận biết về một Vị Thiên Chúa như Ngài là, tức đúng như Ngài tỏ mình ra cho dân Do Thái dọc suốt giòng Lịch Sử Cứu Độ của họ, nhất là nơi chính Chúa Giêsu Kitô Con Ngài là tột đỉnh mạc khải thần linh của Ngài và là tất cả mạc khải thần linh của Ngài, "khi đến thời điểm viên trọn" (Galata 4:4), chứ không phải là một Vị Thiên Chúa như con người nghĩ tưởng hay mong muốn, như thể Thiên Chúa là một thứ ngẫu tượng của họ hơn là một Thực Tại Thần Linh Chân Thiện Mỹ mà họ phải tìm kiếm, ước vọng và hiệp thông.
     
    Nếu loài người nhận biết Thiên Chúa đúng như Ngài tỏ mình ra cho dân Do Thái dọc suốt giòng lịch sử của họ cho tới "khi thời gian viên mãn" là thời điểm Con Ngài "được hạ sinh bởi một người nữ" (Galata 4:4), thì con người sẽ thấy như Bài Phúc Âm lập lại ý thức thần linh quan trọng nhất trong Cựu Ước, rằng: "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất", ngoài Ngài ra không có một chúa nào khác, không có một thần nào khác trên trời hay dưới đất này. 
     
    Và chính vì thế, vì chỉ có một "Thiên Chúa chân thật duy nhất" (Gioan 17:3) mà ý thức thần linh về Ngài trong nội tâm của con người cần phải trở thành một mối liên hệ thần linh với Ngài trong đời sống đức tin của họ: "ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi". 
     
    Nghĩa là con người cần phải "yêu mến Thiên Chúa" với tất cả con người mình, hay ngắn gọn hơn, con người cần phải hết mình yêu mến Thiên Chúa. Tức là họ cần phải nhận thức được mình thuộc về Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương mình, nên muốn đáp ứng tình yêu vô cùng của Thiên Chúa để được thực sự và trọn vẹn hiệp nhất nên một với Ngài, một cuộc hiệp thông thần linh là mục đích tối hậu cho việc Ngài có ý dựng nên con người.
     
    "Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng": nghĩa là với tất cả tình yêu chân thành nhất và trọn hảo nhất của con người, ở chỗ, ít là, về phần tiêu cực, họ không xu hướng, tìm kiếm và dính bén một tạo vật nào khác, không coi một cái gì hơn Thiên Chúa, dù là sự vật (thế gian) hay sự việc (ma quỉ) hoặc chính bản thân mình (xác thịt). Đến độ, họ có được một tấm lòng như tạo vật đệ nhất về ân sủng Maria: "Tôi không hề biết đến nam nhân (ám chỉ tiêu biểu cho tất cả mọi đối tượng tạo vật không phải Thiên Chúa)" (Luca 1:34).
     
    "Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết linh hồn": nghĩa là tâm hồn nhận biết "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất" thì chẳng những về phần tiêu cực không xu hướng, tìm kiếm và dính bén một tạo vật nào khác, không coi một cái gì hơn Thiên Chúa, về phần tích cực chỉ có và chỉ còn một ý nguyện duy nhất đó là "nguyện danh Cha cả sáng" nơi tinh thần đơn sơ bé nhỏ, như một Trinh Nữ Nazarét Maria là "tôi tớ Chúa" (Luca 1:38).
     
    "Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết trí khôn": nghĩa là tâm hồn nhận biết "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhấtthì chẳng những sống tinh thần đơn sơ bé nhỏ, như một Trinh Nữ Maria là "tôi tớ Chúa" (Luca 1:38), mà còn, nơi tất cả mọi suy tính, chọn lựa và quyết định của mình, làm sao để thể hiện ý "nguyện nước Cha trị đến", nghĩa là để cho Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô qua đời mình càng gây tác dụng thần linh trên thế gian này.
     
    "Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết sức ngươi": nghĩa là tâm hồn nhận biết "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhấtsống làm sao để chẳng những thể hiện được các ý "nguyện danh Cha cả sáng" và "nước Cha trị đến" mà còn "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" nữa, ở chỗ để cho Thánh Linh là Đấng "thấu suốt thâm cung của Thiên Chúa" (1Corinto 2:10) "dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13) là được hiệp thông thần linh.
     
    Và cũng chỉ khi nào tâm hồn yêu mến "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất" hết mình như thế, ở chỗ "hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức", họ mới có thể "được hiệp nhất nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21), và nhờ đó họ mới có thể "yêu nhau như Thày yêu thương các con" (Gioan 13:34,15:12), một mức độ đức ái trọn hảo là tột đỉnh của "giới răn thứ hai", một giới răn thương yêu tha nhân trong Cựu Ước chỉ đòi buộc "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi". 
     
    Theo chiều hướng mạc khải thần linh của Thiên Chúa trong lịch sử của dân Do Thái, ở chỗ Ngài đã liên lỉ và hết cách theo khả năng tiếp nhận của dân Do Thái, tỏ mình ra cho họ thấy Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài Ngài ra không còn chúa tể hay thần linh ngẫu tượng hoặc tà thần nào khác, Thiên Chúa, qua miệng Tiên Tri Hôsê trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã kêu gọi dân của Ngài hãy tái ý thức thần linh về Ngài, chứ đừng tiếp tục theo đuổi đường lối tội lỗi và tôn sùng ngẫu tượng của họ, hoàn toàn phản lại với mạc khải thần linh của Ngài:
     
    "Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi, vì ngươi đã gục ngã trong đường tội ác. Các ngươi hãy mang lấy lời Chúa và trở về với Chúa; các ngươi hãy thưa rằng: 'Xin hãy xoá bỏ mọi tội ác, và nhận điều lành. Chúng tôi dâng lên Chúa của lễ ca tụng. Asurô sẽ không giải thoát chúng tôi, chúng tôi sẽ không cỡi ngựa và sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra, vì nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót".
     
    Đúng thế, chỉ ở "nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót", vì họ đã phủ nhận các thứ ngẫu tượng và tà thần mà họ tin tưởng và cậy dựa trước kia, nên họ trở thành như "kẻ mồ côi", nhưng nhờ đó mà họ lại "tìm được sự thương xót" từ chính Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họỞ chỗ, như chính Ngài tiếp tục, ở Bài Đọc 1 hôm nay, bày tỏ tình yêu thương chăm sóc của Ngài đối với họ, nhờ đó họ được phát triển hết cỡ xứng với tầm vóc của họ như Thiên Chúa muốn như sau:
     
    "Ta sẽ chữa sự bất trung của họ và hết lòng yêu thương họ, vì Ta đã nguôi giận họ. Ta sẽ như sương sa, Israel sẽ mọc lên như bông huệ và đâm rễ như chân núi Liban. Các nhánh của nó sẽ sum sê, vẻ xinh tươi của nó như cây ô-liu và hương thơm của nó như hương thơm núi Liban. Thiên hạ sẽ đến ngồi núp dưới bóng mát của nó, họ sống bằng lúa mì và lớn lên như cây nho. Nó sẽ được lừng danh như rượu Liban. Hỡi Ephraim, tượng thần giúp ích gì cho ngươi không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả".
     
    Bài Đáp Ca hôm nay quả thực như còn văng vẳng tâm tình vô cùng yêu thương của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất trong Bài Đọc 1 hôm nay, những tâm tình thiết tha với phần rỗi của loài tạo vật được Ngài dựng nên, với hạnh phúc chân thật của dân Ngài, những gợi nhớ để dân Ngài từ bỏ tà thần ngẫu tượng mà trở về với Ngài mà được sự sống:
     
    1) Tôi đã nghe lời nói mới lạ rằng: Ta đã cứu vai ngươi khỏi mang gánh nặng, tay ngươi không còn phải mang thúng mủng. Trong cảnh gian truân ngươi cầu cứu, và Ta giải thoát ngươi. 
     
    2) Ta đáp lời ngươi từ trong áng mây vang ran sấm sét, Ta thử thách ngươi gần suối nước Mêriba. Hỡi dân tộc Ta, hãy nghe Ta răn bảo, Israel, ước chi ngươi biết nghe lời Ta! 
     
    3) Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự một chúa tể ngoại lai: vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. 
     
    4) Phải chi dân của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối Ta mà ăn ở: Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì nuôi dưỡng chúng, và cho chúng ăn no mật từ hốc đá chảy ra. 
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.TuanIII-6.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpQCD2BOoergn1eQsCabzFptCzeyraHRP4w2yUXfnUDdw%40mail.gmail.com.
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TĨNH CAO- THỨ TƯ CN3MC-A

  •  
    Tinh Cao
    Tue, Mar 17 at 2:58 PM
     
     

    Thứ Tư CN3MC-A

     

    THỰC HÀNH Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Ðnl 4, 1. 5-9

    "Các ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm".

    Trích sách Ðệ Nhị Luật.

    Môi-sen nói với dân chúng rằng: "Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà tôi dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi nên biết, tôi thừa lệnh Chúa là Thiên Chúa tôi mà truyền dạy cho các ngươi biết lề luật và huấn lệnh của Chúa, để các ngươi thi hành các điều ấy trong phần đất mà các ngươi chiếm hữu; các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: "Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt". Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?

    "Vậy các ngươi hãy ý tứ và giữ mình. Trong suốt đời các ngươi, đừng quên và đừng để lòng xao lãng những điều các ngươi đã thấy. Hãy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 147, 12-13. 15-16. 19-20

    Ðáp: Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa (c. 12a).

    Xướng: 1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa. Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! vì Người giữ chặt các chốt cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. - Ðáp.

    2) Người đã sai lời Người xuống cõi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng. - Ðáp.

    3) Người đã loan truyền lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đã không làm cho dân tộc nào như thế, Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Xh 33, 11

    Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống".

     

    Phúc Âm: Mt 5, 17-19

    "Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

    Ðó là lời Chúa.

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

       "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn", 

    là khẳng định liên quan đến chính bản thân của Người - đến mầu nhiệm Vượt Qua   

     

    Hôm nay là Thứ Tư của Tuần Thứ Ba Mùa Chay, phụng vụ lời Chúa được Giáo Hội cố ý chọn đọc cho ngày này nhấn mạnh đến việc tuân giữ lề luật Chúa, đúng như hai câu tiêu biểu ở trên đầu của Bài Đọc 1 cũng như của Bài Phúc Âm cho thấy: "Các ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm" (Bài Đọc 1) và "Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời" (Bài Phúc Âm).

    Ở Bài Phúc Âm, chính Chúa Giêsu đã chẳng những đề cao tính chất bất khả thay đổi của lề luật mà còn đến việc trung thành với lề luật, bao gồm cả việc tuân giữ lề luật cũng như giảng dạy lề luật, kèm theo tác dụng tích cực hay tiêu cực trong việc tuân giữ lề luật và giảng dạy lề luật như thế nào nữa:

    "Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

    Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu lề luật quan trọng như vậy và bất khả di dịch như thế thì tại sao Chúa Giêsu lại phán một câu, cũng ngay trong Bài Phúc Âm hôm nay, như thể lề luật vẫn là những gì chưa trọn hảo, cần phải được hoàn hảo hóa bởi Người nữa: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn". 

    Trong câu khẳng định này của Chúa Giêsu chúng ta thấy chất chứa một mối liên hệ giữa lề luật và bản thân Chúa Giêsu, Đấng mà "khi thời điểm viên trọn, đã được sinh hạ bởi một người nữ, được hạ sinh theo lề luật để cứu những ai lệ thuộc lề luật khỏi lề luật hầu chúng ta lãnh nhận thân phận làm dưỡng tử" (Galata 4:4).

    Quả thực, đúng như Chúa Giêsu đã minh định "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri". Người không hủy bỏ những gì Cha Người đã sử dụng để hướng dẫn dân Do Thái trong lịch sử cứu độ của họ, nhờ đó, dân tộc như là sản nghiệp của Thiên Chúa trên trần gian này mới thực sự tỏ ra là một dân tộc nổi bật nhất trong các dân tộc trên thế gian này, vì họ là dân của Chúa, chẳng khác gì ngọn hải đăng đối với các dân tộc khác được gọi chung là dân ngoại, không phải dân Do Thái. 

    Vị trung gian môi giới Moisen của họ đã bày tỏ cho họ thấy cảm nhận cái diễm phúc được Thiên Chúa hướng dẫn bằng các lề luật siêu việt của Ngài ấy trong Bài Đọc 1 như sau: 

    "Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: 'Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt'. Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?"

    Và cũng chính vì lề luật được Thiên Chúa thương yêu truyền dạy cho họ như thế để họ xứng đáng với ơn gọi chuyên biệt của họ giữa tất cả mọi dân tộc cũng như với thân phận ưu tuyển của mình như là sản nghiệp của Thiên Chúa trên thế gian này, hơn tất cả mọi dân tộc khác, mà họ phải trung thành tuân giữ lề luật của Ngài cũng như truyền dạy lề luật của Ngài cho nhau nữa:

    "Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà tôi dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi nên biết, tôi thừa lệnh Chúa là Thiên Chúa tôi mà truyền dạy cho các ngươi biết lề luật và huấn lệnh của Chúa, để các ngươi thi hành các điều ấy trong phần đất mà các ngươi chiếm hữu... Vậy các ngươi hãy ý tứ và giữ mình. Trong suốt đời các ngươi, đừng quên và đừng để lòng xao lãng những điều các ngươi đã thấy. Hãy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy".

    Chính dân Do Thái, qua thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay, cũng đã cảm thấy đúng như vậy, khi vang lên những ý thức thần linh về lời thần linh của Thiên Chúa là chính cốt lõi của lề luật cho họ và làm nên lề luật của họ như sau:

    1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa. Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! vì Người giữ chặt các chốt cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. 

    2) Người đã sai lời Người xuống cõi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng.

    3) Người đã loan truyền lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đã không làm cho dân tộc nào như thế, Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. 

    Thật ra, lời Chúa Giêsu tuyên bố trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn", liên quan đến chính bản thân của Người, đến mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm cứu độ tất cả loài người, chứ không riêng gì dân Do Thái, đúng như ý định cứu độ của Thiên Chúa ngay từ ban đầu sau nguyên tội xẩy ra cho chung loài người (xem Khởi Nguyên 3:15).

    Đúng thế, chính Chúa Giêsu sau khi sống lại từ trong kẻ chết Người để chiến thắng tội lỗi và sự chết nơi bản tính đã bị băng hoại từ nguyên tội và bởi nguyên tội, đã chứng tỏ rằng Người đã "kiện toàn", chứ không "hủy bỏ", "lề luật và các tiên tri", hay nói cách khác, tất cả những gì đã được viết ra hay đề cập đến trong lề luật và bởi các vị tiên tri đều đã được trọn vẹn ứng nghiệm nơi Người, như chính Người đã sử dụng đến chính "lề luật và các tiên tri" để chứng thực rằng Người đã sống lại, và vì thế Người là "Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16).

    Lần thứ nhất Người đã chứng thực với hai môn đệ đi Emmau (Luca 24: 25-27)

    "Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: 'Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh".

    Lần thứ hai Người đã chứng thực với 11 tông đồ ngay trong cùng tối của ngày thứ nhất trong tuần đó (Luca 24: 44-46)

    "Rồi Người bảo: 'Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm'. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: 'Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại...'".

    Trong Biến Cố Biến Hình, được Giáo Hội chọn đọc từ các bài Phúc Âm của bộ Phúc Âm Nhất Lãm, bao giờ cũng cho Chúa Nhật II Mùa Chay, như chu kỳ phụng niên Năm C, Thánh ký Luca cho biết: "Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem", đã cho thấy rõ lời tính chất xác thực của lời Chúa Giêsu tuyên bố trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn" bằng cuộc Vượt Qua của Người.

    Như thế, Chúa Giêsu quả thực đã tự mình ứng nghiệm những gì được cho là chủ đề của chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh liên quan đến Cuộc Vượt Qua của Người: "Tôi tự ý bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17).


    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHoBTSS3VCPPoFvhCAZ%2BynSGsreRCWDT9TThLqGk8BwiXA%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LEYEN- THỨ NĂM CN3MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Thu, Mar 19 at 1:42 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    19/03/20 THỨ NĂM TUẦN 3 MC
    Th. 
    Giu-se, Bạn Trăm Năm Đức Ma-ri-a 
    Mt 1,16.18-21.24a

    NHẬN RA Ý CHÚA

    Khi thức giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy.” (Mt 1,24a)

    THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Đức Ma-ri-a đã đính hôn với thánh Giu-se nhưng ngài mang thai trước khi hai người về chung sống làm cho thánh nhân bối rối, toan lánh đi nơi khác để mặc Thiên Chúa lo liệu mọi sự.

    Bấy giờ, nhờ thiên thần Chúa hiện ra báo tin, thánh Giu-se biết Đức Ma-ri-a mang thai là do Chúa Thánh Thần, ngài vâng lệnh sứ thần truyền đón nhận Đức Ma-ri-a về nhà làm bạn mình.

    Sự vâng phục trong tín thác của thánh Giu-se làm cho nút thắt trong sợi dây nhập thể được tháo gỡ và chương trình của Thiên Chúa từng bước trở thành hiện thực.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Trong cánh đồng trần gian, cỏ lùng sự dữ mọc chung lúa tốt sự lành.Trong khi đó, ma quỷ thế gian xác thịt luôn tìm cách để lôi kéo ta xa Chúa, làm mờ mắt ta để không nhận ra và không thực thi ý Chúa

    Có một thực tế là “người ta có thể ao ước thi hành ý Chúa nhưng không biết làm sao tìm ra ý ấy. Họ có thể có những ước nguyện tốt lành nhưng lại không hiểu biết vững chắc về Thiên Chúa và đường lối của Người” (Thomas H. Green).

    Người tín hữu cần tỉnh thức và tập phân định để nhận ra và thi hành ý Chúa trong đời sống.

    Sống Lời Chúa: Để giúp ta sống theo Chúa Ki-tô, Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh thường đưa ra những hướng dẫn tổng quát.

    Mỗi người lắng nghe và áp dụng tùy theo ơn gọi, hoàn cảnh riêng của mình. Cần tiếp xúc với Thần Linh Chúa, cần cầu nguyện và bàn hỏi với người khôn ngoan để biết lựa chọn điều Chúa muốn với lòng phó thác như thánh Giu-se.

    Cầu nguyện: “Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm. Và cho mọi việc con làm đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.” (Kinh Sáng Soi)

     gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BA CN3MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Tue, Mar 17 at 2:47 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    17/03/20 THỨ BA TUẦN 3 MC
    Th. Pa-tri-xi-ô, giám mục
    Mt 18,21-35

     

     VÌ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT

    THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” (Mt 18,33)

    CẦN CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT MỌI NGƯỜI NHƯ CHÚA

    CẢM NGHIỆM SỐNG LC: Chúng ta thường là những kẻ phán xét tuyệt vời chứ không phải yêu thương tuyệt vời. Vì thế, nếu cần được Chúa tha thứ, Ki-tô hữu cần nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi đồng thời nhận biết tha nhân đang cần được thứ tha.

    Trước hết, không Ki-tô hữu đích thực nào chối bỏ mình là tội nhân, bởi Ki-tô hữu là người cần được Chúa thứ tha. Nhận mình là tội nhân là bước đầu tiên đến lãnh nhận ơn tha thứ và minh chứng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng hằng thương xót.

    Tin Mừng cho biết, dẫu lòng thống hối của người con hoang đàng chưa trọn vẹn, nhưng người cha vẫn phủ đầy ơn tha thứ trên người con nay trở về. Tuy nhiên, nhận mình là tội nhân không phải dễ dàng, bởi chúng ta thường thích đổ lỗi cho người khác và kể tội người khác. Dường như sự oán ghét đã biến thành cái tổ trong trái tim chúng ta rồi!

    Nhưng từ nay, điều kiện để Đấng giàu lòng thương xót tha thứ và ngự trị trong trái tim ta, ta phải để cho Ngài phá vỡ sự oán hờn, trách móc; thay vào đó, Đấng tha thứ cho ta bảy mươi lần bảy sẽ biến trái tim ta thành trái tim biết yêu thương và biết tha thứ.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tha thứ không nhằm thay đổi quá khứ, nhưng để mở rộng tương lai tốt đẹp và thánh thiện. Tha thứ là hình thức đẹp nhất của tình yêu, là cách thức đón nhận tương lai an bình.

    Sống Lời Chúa: Bạn thống hối và đến với bí tích Hoà Giải, đồng thời tha thứ ngay cho một người đang mích lòng bạn.(FORGIVENESS IS HEALING)

    Cầu nguyện: Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.

     gpcantho


     

 

Subcategories