3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NGÀY 04-3-2020

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 4 at 1:16 AM
     
     
     
     
    5 phút lới Chúa

    04/03/20 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MC
    Lc 11,29-32

    DẤU CHỈ THỜI NAY

    “Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.” (Lc 11,30)

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ: Câu chuyện “dấu lạ Giô-na” được Phúc âm Lu-ca đặt trong bối cảnh cuộc hành trình của Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để hoàn tất công cuộc cứu độ (Lc 9,51).

    Dân thành Ni-ni-vê đã nhận ra ông Giô-na như “dấu lạ” bởi vì ngay khi nghe lời rao giảng của Giô-na, thì từ vua quan cho chí thứ dân đều khiêm tốn đón nhận và mở lòng sám hối ăn năn, nhờ đó Thiên Chúa đã tha thứ và rút lại hình phạt. Trái lại, người Do Thái không sẵn lòng lắng nghe lời mời gọi ăn năn sám hối và tin nhận “dấu lạ Giô-na” dù rằng Ngài cho biết “dấu lạ” ấy ứng nghiệm nơi Ngài, 

    “Dấu lạ” tiên báo Ngài sẽ chịu khổ nạn và phục sinh để ban ơn cứu độ, và rằng ở đây Ngài “còn hơn Giô-na nữa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Cơn bão” của dịch viêm phổi vi-rút Covid-19 đã kéo theo biết bao xáo trộn trong đời sống xã hội: số người nhiễm bệnh và tử vong tăng lên từng ngày, việc kinh doanh đình trệ, những thành phố ngày nào sầm uất nay trở nên như thành phố ma; giữa những đau thương ấy lại nổi lên những toan tính trục lợi, những mưu đồ chính trị, những thuyết âm mưu, v.v…

    Nhưng ngược lại, có biết bao người khác sẵn sàng liều thân cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân của nạn dịch. Những sự kiện đó có trở nên “dấu chỉ Giô-na” cho bạn không? Bạn có nhận ra đó là một lời mời gọi hoán cải không?

    Sống Lời Chúa: ĐỌC KINH BẢY MỐI TỘI ĐẦU ĐỂ SÁM HỐI- SỐNG VÀ CHIA SẺ những hy sinh để cầu cho bệnh dịch sớm chấm dứt.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ ƠN CHÚA mở mắt TÂM HỒN để con THAY ĐỔI CON NGƯỜI CŨ, SỐNG THA THỨ TRƯỚC NẠN DICH HÔM MAY. Amen.

    ====================

     

     

 

CẢM NGHIỆM SỐNG LC--SÁM HỐI-THỨ TƯ CN1MC-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Mar 3 at 5:46 PM
     
     


    THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT I MÙA CHAY A

    NGÀY 04-03-2020

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 11: 29-32)

    29 Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói: "Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.30 Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.32 Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.
     
    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ
     
             Trong Sứ điệp Tin Mừng hôm nay, qua hình ảnh ông Giôna, nhắc nhở chúng ta về lòng sám hối của mỗi người. Sám hối, có thể nói đó là trọng tâm cho những ai muốn đón nhận ơn tha thứ và hạnh phúc nước trời mà Chúa hứa ban. Và để sám hối thật sự, chúng ta cần: 

             1. Nhận ra mình là người có tội.

             2. Tỏ lòng thống hối lo buồn với những lỗi phạm.

            3. Tin vào tình thương, tha thứ của Thiên Chúa.

            4. Quay về với Thiên Chúa. 

    Thiếu đi một trong bốn điều trên thì không còn là lòng sám hối chân thành đối với Chúa. Một trong những nguyên nhân làm cho con người không chân thành với Thiên Chúa là vì con người thiếu đi niềm tin và nghi ngờ chính lòng thương xót của Thiên Chúa. Dấu chỉ mà Chúa Giêsu diễn tả trong Tin Mừng hôm nay đã thể hiện thật sống động hình ảnh của con người đối với Thiên Chúa. Khi con người nghi ngờ, không tin vào Thiên Chúa, con người dễ bị cám dỗ chính mình là Thiên Chúa, nên không nhìn thấy được những dấu lạ hay ơn lành của Chúa trong cuộc đời mình. Khi có niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhận ra rằng, mỗi một ngày sống là ơn ban, mỗi biến cố trong cuộc đời mình chính là dấu lạ mà Chúa không ngừng tuôn đổ trên cuộc đời chúng ta.

    Khi nhìn nhận tất cả những biến cố xảy ra trong thế giới này, những hiểm họa, dịch bệnh, những đe dọa đến sự sống, v.v. đều là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta về chính lời Chúa Giêsu đã nói khi bắt đầu sứ vụ rao giảng của Người: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”.

    Lạy Chúa, có những bàn tay con người đã gây ra chết chóc, hiểm họa, khổ đau. Còn Chúa, Chúa vẫn luôn yêu thương và trao ban cho mỗi người chúng con hạnh phúc, an lành vĩnh cửu. Xin cho chúng con biết tin tưởng vào ơn cứu độ, tình yêu và lòng thương xót của Chúa để chúng con biết ngoan ngoãn sám hối mỗi ngày và nhất là trong Mùa Chay thánh này. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI 02-3-2020

 

  •  
    Chi Tran
     
    Mon, Mar 2 at 4:36 AM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Mon, Mar 2, 2020, 1:59 AM
    Subject: Fw: Suy niệm lời Chúa Thứ Hai 02/03/2020 gplongxuyen
    To:

     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Thiên đàng của bác ái.

    02/03 – Thứ hai tuần 1 Mùa Chay.

    “Những gì các ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”.

     

    CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     

    TIN MỪNG: Mt 25, 31-46

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: “Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta”.

    Khi ấy người lành đáp lại rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?”

    Vua đáp lại: “Quả thật, Ta bảo các ngươi: Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”.

    “Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!”

    Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?”

    Khi ấy Người đáp lại: “Quả thật, Ta bảo cho các ngươi biết, những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu”.

     

     

    SUY NIỆM 1: Làm cho chính Ta

    Suy niệm:

    Thi hào Tagore trong tập thơ Gitanjali, bài số 50,

    có kể chuyện một người ăn xin, tình cờ gặp nhà vua đi trên cỗ xe.

    Anh đầy tràn hy vọng khi cỗ xe dừng lại gần anh, và nhà vua bước xuống.

    Anh cứ nghĩ nhà vua sẽ cho anh thật nhiều, nhưng ngài lại chìa tay xin anh.

    Người hành khất biết lấy gì mà cho, anh chỉ dâng ngài một hạt lúa nhỏ xíu.

    Đến lúc chiều về, khi đổ những thứ trong bị ra, anh thấy một hạt vàng rất nhỏ.

    Anh khóc vì tiếc mình đã không cho ngài tất cả những gì mình có.

    Có khi nào nhà vua giàu có ngửa tay xin một người ăn mày không ?

    Hơn nữa, có khi nào Đức Kitô ẩn mình dưới dạng một người ăn xin không ?

    Trên chuyến xe lửa đi về vùng Darjeeling ở chân núi Hy-mã-lạp-sơn, năm 1946,

    Chị Têrêsa Calcutta đã nhận được một ơn gọi thứ hai, dù chị đang tu ở dòng Loreto.

    “Chính trong chuyến xe lửa đó, tôi đã nghe tiếng gọi bỏ tất cả

    và theo Ngài vào khu ổ chuột – phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất.”

    Chị đã viết như thế, và chị còn giải thích thêm:

    “Thiên Chúa gọi tôi để làm giảm cơn khát của Đức Giêsu

    bằng cách phục vụ Ngài nơi người nghèo nhất trong số các người nghèo.”

    Chị Têrêsa được ơn gặp Đức Giêsu Kitô đang đói khát, đang ở khu ổ chuột.

    Chị đã cho Ngài tất cả và chị không bao giờ phải ân hận về chuyện đó.

    Bài Tin Mừng hôm nay hẳn đã chi phối đời của thánh Têrêsa Calcutta.

    Bài này cũng hợp với Mùa Chay, mùa chia sẻ, mùa làm việc bác ái.

    Hơn nữa bài này vén mở cho ta thấy một lối hiện diện khác của Đức Giêsu.

    Ngài không chỉ hiện diện nơi tấm bánh thánh, nơi tâm hồn ta, nơi Giáo hội,

    mà Ngài còn ở nơi những người đói, khát, khách lạ, trần truồng, đau yếu, ngồi tù.

    Khuôn mặt của Ngài xem ra chẳng có gì cao quý, uy nghi, sáng láng,

    nhưng đầy nét đau khổ, nhục nhằn, phiền muộn.

    Đức Giêsu ở đây không phải là người ban phát đầy quyền năng,

    mà là người ăn xin yếu đuối ngửa tay cần ta giúp đỡ.

    “Mỗi lần các ngươi làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây,

    là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (c. 40).

    Ngài gọi những người khốn cùng trong xã hội là anh em nhỏ nhất của Ngài.

    Làm cho họ là làm cho chính Ngài, chối từ họ là chối từ chính Ngài.

    Chúng ta sẽ bị xét xử vào ngày tận thế dựa trên tình yêu.

    Hôm nay ta có thể gặp Đức Giêsu ở nhà thương, nhà tù, nơi trại tỵ nạn,

    nơi gần một tỷ người bị đói trên thế giới, nơi bao người thiếu nước sạch để dùng.

    Hãy kính trọng trao cho Ngài những gì mình đã chắt chiu.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng

    tấm bánh để dành của con thuộc về người đói,

    chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,

    tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

    Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,

    có bao điều con lãng phí

    bên cạnh những Ladarô túng quẫn,

    có bao điều con hưởng lợi

    dựa trên nỗi đau của người khác,

    có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.

    Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công

    chẳng ở đâu xa.

    Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.

    Con phải chịu trách nhiệm

    về cảnh nghèo trong xã hội.

    Lạy Cha chí nhân,

    vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó

    là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.

    Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,

    vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.

    Thế giới còn nhiều người đói nghèo

    là vì chúng con giữ quá điều cần giữ.

    Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,

    nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Thiên đàng của bác ái.

    Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lên tiếng hỏi:

    - Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế?

     Thiên thần trả lời:

    - Ta đang ghi danh những ai yêu mến Thiên Chúa.

    Vừa lo lắng, vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên của mình có trong sách không.

    Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng, nhưng không thấy tên ông.

    Thế nhưng điều đó không làm vị tu sĩ thất vọng, ông nói với thiên thần:

    - Xin Ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.

    Thiên thần chiều ý ông, thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.

    Tối hôm sau, thiên thần lại hiện ra và mở quyển sổ vàng cho vị tu sĩ xem, lần này ông thấy tên mình dẫn đầu danh sách những người yêu Chúa.

    Sau khi vị tu sĩ gia qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chính là câu trích dẫn thư 1 Ga 4,20: “Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình, thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú: “Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy; tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt thoát khỏi tôi; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được Thiên Chúa và linh hồn tôi”.

    Từ khởi đầu, dường như Thiên Chúa đã muốn tạo dựng cho con người một thiên đàng vĩnh cửu trên trần gian này. Trong cơn gió nhẹ của mỗi buổi chiều tà, Thiên Chúa đến truyện vãn với con người, đó là hình ảnh một hạnh phúc vô biên mà con người có thể hưởng nếu ngay từ trần gian này. Thế nhưng khi con người chối từ mối liên lạc với Thiên Chúa và chối bỏ chính mình, con người cũng đánh mât hạnh phúc ấy. Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến để tái lập thiên đàng tại thế ấy cho con người, Ngài nói với con người rằng con người sẽ có được thiên đàng ấy khi nó biết xây dựng sự hài hoà với Thiên Chúa và với con người. Và vì Thiên Chúa tự đồng hoá với con người, nên chính trong sự hài hoà với tha nhân, con người gặp gỡ Thiên Chúa và tìm lại được thiên đàng đã mất.

    Có biết bao ý thức hệ và triết thuyết hứa hẹn cho con người một thiên đàng tại thế, nhưng thứ thiên đàng ấy đã khong bao giờ đền, mà thay vào đó chỉ là hoả ngục của hận thù và chết chóc mà thôi. Làm sao có thể xây dựng được thiên đàng khi người ta chối bỏ hay chà đạp tha nhân, làm sao có thiên đàng khi người ta lấy hận thù làm men cho xã hội. Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó là thiên đàng, nhưng ở đâu có tha nhân thì ở đó cũng có Thiên Chúa, bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Mỗi gặp gỡ với tha nhân, mỗi nghĩa cử làm cho tha nhân là một bước tiến vào thiên đàng ngay từ cuộc sống này.

    Xin cho chúng ta cảm nếm được hạnh phúc đích thực khi phục vụ tha nhân, và xin cho chúng ta luôn ý thức tha nhân chính là nơi chúng ta có thể gặp gỡ Chúa.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    ----------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN1MC-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Mon, Mar 2 at 11:11 AM
     

    Suy niệm Lời Chúa thứ 3 tuần I mùa Chay - Lm. Huệ Minh

     

    Suy Niệm Lời Chúa ngày 3.3.2020
    Mt 6, 7-15
    LỜI KINH DỄ THƯƠNG

    Kinh Lạy Cha là một kinh quan trọng đối với đời sống người Kitô hữu, vì đó là kinh do chính Chúa Giêsu đặt ra, là kinh được Giáo Hội đọc nhiều hơn cả trong các cử hành phụng vụ và các cử hành khác, là kinh tóm gọn tất cả những gì phải làm trong khi cầu nguyện.

    Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó ở Phúc Âm Matthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu đầu tiên nói về Thiên Chúa, Ðấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha: Cha chúng con ở trên trời, sau đó chúng ta xin cho Danh Thánh Cha được hiển vinh, nước Cha được lan rộng trên thế gian, nhất là trong tâm hồn con người, và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.

    Trong phần hai, có 4 lời nguyện: xin lương thực hàng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Chúa; xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em; xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ hàng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta xa lìa Chúa; xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.

    Mặc dầu người ta đã nói nhiều về kinh này, nhưng nhắc lại một lần nữa ở đây, thiết tưởng cũng là điều tốt. Kinh Lạy Cha gồm hai phần. Trong phần đầu ta lo đến những sự thuộc về Chúa. Ta cầu xin cho điều Chúa muốn được thực hiện: “Nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Từ phần thứ hai của kinh, ta mới quan tâm đến những chuyện thuộc về ta: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, xin chớ để chúng con xa chước cám dỗ …”.

    Muốn cầu nguyện nên, phải cầu nguyện theo cách này. Việc của Chúa phải được đặt lên hàng đầu. Việc của ta phải ở hàng thứ yếu. Nếu ta đặt những lợi ích của ta lên trên và trước những lợi ích của Chúa, nếu ta nghĩ đến ta trước khi nghĩ đến Chúa, là ta cầu xin điều trái ngược. Và Thiên Chúa không ưa điều gì làm trái ngược.

     Chúng ta cần cầu nguyện với Chúa Cha để sống và hoạt động tông đồ đắc lực, khi cầu nguyện như thế, chúng ta cậy nhờ Chúa Giêsu và nhờ chính lời cầu nguyện của Ngài. Có một điểm Chúa Giêsu căn dặn là trong khi cầu nguyện đừng có thái độ thuyết phục Thiên Chúa theo ý muốn của mình bằng những lời khéo léo dài dòng như những người ngoại giáo đối với các thần minh của họ. Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng làm như thế, bởi vì "Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu xin".

    Nói khác đi, khi cầu nguyện, chúng ta chỉ cần đơn sơ khiêm tốn nhìn nhận mình hèn mọn thiếu thốn, vạch rõ con người của chúng ta trước mặt Thiên Chúa, rồi vững dạ cậy trông tin tưởng. Thiên Chúa chẳng những sẽ lấp đầy cái trống rỗng của chúng ta, mà còn dằn lắc, còn ban cho chúng ta nhiều ơn hơn chúng ta khấn xin.

    Và ta thấy Chúa cũng dạy ta tinh thần tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình, và tinh thần đơn sơ khiêm tốn nhằm gặp gỡ thân tình với Chúa hơn là nói nhiều lời ngoài môi miệng: “Khi anh cầu nguyện, thì đừng nhiều lời như những kẻ ngoại giáo, vì họ nghĩ rằng nói nhiều thì được nhiều”. Vì suốt ngày mỏi mệt rao giảng Tin Mừng, nên mỗi khi đêm về quỳ gối trước Chúa Giêsu Thánh Thể, thánh Phanxicô có những lúc quá mệt mỏi phải ngủ gục bên bàn thờ. Lúc ấy ngài thường cầu nguyện với Chúa một cách đơn sơ như sau: “Lạy Chúa, nếu linh hồn con không tỉnh thức được với Chúa, thì ít nữa xác con đây muốn ở gần Chúa”.

    Khi dạy kinh Lạy Cha, không những Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện, nhưng Ngài còn muốn cho chúng ta ý thức địa vị của con người chúng ta. Ngài nói rằng: sự viên mãn của thân phận chúng ta, và của hạnh phúc chúng ta là ở chỗ tự vượt lên khỏi mình nơi Thiên Chúa, trong ý muốn và trong Nước Ngài; nhưng để đến đó, chúng ta có thể tin cậy ở nơi Ngài. Đàng khác ngay từ bây giờ, chúng ta phải thực thi sự hòa giải với nhau giữa con người, hòa giải mà Thiên Chúa ban cho qua mối tương quan giữa chúng ta với Chúa. Địa vị con người đặt chúng ta trong hai mối tương quan mà thực ra chỉ là hai nhịp điệu của cùng một đời sống duy nhất. Đối với Thiên Chúa, tương quan của chúng ta là tương quan con thảo; đối với con người lại là tương quan huynh đệ.

    Cầu nguyện là giờ tâm sự với Chúa là Cha, chứ không phải là giờ làm bài. Giờ cầu nguyện là giờ của quả tim, chứ không phải là giờ của luận lý. Đừng nặn óc bóp trán để trình bày với Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không cô độc lẻ loi một mình. Thánh Phaolô tông đồ giãi bày như sau: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện như thế nào cho phải, nhưng Chúa Thánh Thần cầu nguyện cho chúng ta với những lời kêu van không thể diễn tả được” (Rm 8,26).

    Chính Chúa nói cần phải cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ. Chúa đã đề ra những cách thức phải cầu nguyện làm sao: cầu nguyện nơi kín đáo, cầu nguyện khiêm nhường, cầu nguyện với lòng tin, cầu nguyện chung nhau hai ba người họp lại. Bài Tin Mừng hôm nay còn cho chúng ta một điểm nữa khi cầu nguyện là “chớ có lải nhải nhiều lời như dân ngoại.” Sở dĩ Chúa đưa ví dụ này ra là vì các thầy Biệt phái đã làm sai mục đích việc cầu nguyện, và họ gán cho việc cầu nguyện có một giá trị như cái máy, hễ đọc lên là được ơn, không kể gì đến nội tâm cõi lòng. Nhưng Chúa nhấn mạnh đến tâm hồn.

    Cầu nguyện nói lên một mối tương giao giữa Thiên Chúa và con cái Ngài, cho nên không phải xin xỏ mới là cầu nguyện hay mới là tương giao với Chúa. Một đứa con trong gia đình, dù không xin gì nhưng vẫn có một tình nghĩa đậm đà, và cha mẹ vẫn chuẩn bị những thứ cần cho tương lai của chúng. Thiên Chúa Cha trên trời há lại không hơn thế ư? Một vị thánh đã nói, khi thấy chúng ta cần điều gì thì chính Thiên Chúa làm chúng ta cảm động nhớ tới điều đó. Như vậy thì việc chúng ta cầu nguyện lại bắt đầu từ chính Thiên Chúa chứ không từ chúng ta đâu.

    Nhờ bí tích Rửa tội mà ta đã lãnh nhận, mỗi người Kitô hữu sẽ được kết hợp với Chúa Giêsu Kitô và được lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cố gắng sống trong Chúa Thánh Thần, để phát triển đời sống con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Nếu ta không phải là người cầu nguyện thì không ai tin ta làm việc vì Chúa

    Ta phải học cho biết cầu nguyện đúng chỗ. Cầu nguyện đúng chỗ, là quan tâm trước hết đến Chúa, là dành cho Người địa vị hàng đầu, còn ta đứng hàng thứ yếu. Nếu ta không có khả năng làm được như vậy, thà rằng chú ý và thành tâm đọc kinh Lạy Cha nhiều lần còn tốt hơn.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồ
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN1MC-A - THẦY NỘI

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
    Fri, Feb 28 at 12:33 AM
     
     

    CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A (01/03/2020)

     

    CHÚA GIÊ-SU CHIẾN THẮNG SA-TAN

    "Bấy giờ Chúa Giê-su bảo nó rằng:

    "Hãy lui đi, hỡi Sa-tan!  Vì có lời đã chép:

    'Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi,

    và chỉ phụng sự một mình Ngài'.

    Bấy giờ ma quỷ bỏ Người.

    Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người"

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Cuộc sống của mỗi người là một cuộc chiến. Cơm áo gạo tiền, thành công, danh tiếng, địa vị, chức vụ là những thứ người ta chỉ có được khi người ta ra sức chiến đấu. Cuộc sống tâm linh của mỗi người càng là một cuộc chiến gay go quyết lệt hơn. Ma quỉ, xác thịt và thế gian là ba thế lực thù nghịch luôn tìm cách cản trở người tín hữu có một đời sống tâm linh thánh thiện, phong phú và sâu sắc. Chính Chúa Giê-su trong cuộc sống trần thế của Người cũng đã phải chiến đấu cam go với ma quỷ và Người đã chiến thắng Sa-tan một cách vẻ vang, oai hùng. Hội Thánh cho chúng ta đọc câu chuyện ”cám dỗ trong hoang địa” (Mt 4,1-11) để chúng ta có thêm sức mạnh khi bước vào Mủa Chay.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MAT-THÊU 4,1-11:

    Khi ấy, Chúa Giê-su được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh". Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: "Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'".

    Bấy giờ ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Đền thờ, rồi nói với Người rằng: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá". Chúa Giê-su đáp: "Cũng có lời chép rằng: 'Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi'".

    Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi". Bấy giờ Chúa Giê-su bảo nó rằng: "Hãy lui đi, hỡi Sa-tan! Vì có lời đã chép: 'Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài'". Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người.

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MAT-THÊU l4,1-11:

    3.1 Chúa Giê-su bị Sa-tan cám dỗ trong hoang địa: Phúc âm theo thánh Mát-thêu viết là Chúa Thánh Thần hướng dẫn Chúa Giê-su vào hoang địa để chịu ma quỉ cám dỗ. Tin Mừng Mác-cô còn viết mạnh hơn là Thánh Thần đẩy Chúa Giê-su vào hoang địa để chịu Sa-tan cám dỗ. Có thể hiểu thao Thánh Kinh thì việc Chúa Giê-su chịu cám dỗ là nằm trong kế họach nhiệm mầu của Thiên Chúa.

    3.2 Chúa Giê-su đã bị Sa-tan cám dỗ về ba tội: một là tội quá xem trọng cơm bánh vật chất mà không quan tâm đến lương thực thiêng liêng; hai là tội thích pho trương lòe thiên hạ; ba là tội tìm kiếm danh vọng của cải thế gian dù phải làm tôi cho ma quỷ.

    3.3 Chúa Giê-su đã chiến thắng Sa-tan: Chúa Giê-su đã không mắc lừa Sa-tan; Người đã tình táo đáp trả và chống đỗ các cám dỗ của chúng.  Và Người đã chiến thắng một cách vẻ vang. Vũ khí Người dùng là những lời và giáo huấn của Thánh Kinh.

     

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MAT-THÊU 4,1-11:

    4.1 Chúng ta hãy tránh xa các dịp tội: Vì yếu đuối và luôn hướng chiều về tội, trước hết chúng ta phải biết tránh xa dịp tội để không sa vào cơn cám dỗ. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su đã dậy chúng ta cầu xin Chúa Cha đừng để chúng con sa chước cám dỗ.

    4.2 Kế đến chúng ta phải biết chạy đến với Chúa Giê-su để có sức mạnh mà chống trả kẻ thù. Sau cùng chúng ta phải biết dùng các phương thế tự nhiên và siêu nhiên để chúng ta có thêm sức mạnh  và sự khôn ngoan để giữ mình được an toàn trong cơn thử thách.

    4.3 Sau cùng là chúng ta phải biết dùng các phương thế tự nhiên (ăn chay và hãm mình) và siêu nhiên (cầu nguyện và đón nhận các Bí tích) để chúng ta có thêm sức mạnh và sự khôn ngoan để giữ mình được an toàn trong cơn thử thách.

     

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MAT-THÊU 4,1-11:

    KHAI MỞ:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Chúa Giê-su, Con Cha, đã chiến đầu và chiến thắng Sa-tan. Chúng con cảm tạ Cha và xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Có lời chép rằng: 'Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người biết rằng: để sống con người không chỉ cần cơm bánh mà còn rất cần đến Lời của Thiên Chúa nữa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa biết hết lòng  tin tưởng vào Thiên Chúa theo gương Chúa Giê-su Ki-tô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Hãy lui đi, hỡi Sa-tan! Vì có lời đã chép: 'Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người chỉ biết phụng thờ một mình Thiên Chúa mà thôi

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ Người» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa mọi tín hữu biết chạy đến với Chúa Giê-su để có sức mạnh mà chiến đấu với Sa-tan và chiến thắng chúng!

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Con Cha là Chúa Giê-su Ki-tô đã chiến đầu và chiến thắng Sa-tan.

    Chúng con xin Cha giúp chúng con biết chạy đến với Chúa Giê-su Con Yêu Dấu  của Cha để chúng con có sức mạnh chiến thắng các cơn cám dỗ do ma quỷ, xác thịt và thế gian dụ dỗ chúng con.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con.

     

    Sài-gòn ngày 28 tháng 02 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgqkLseqXxv7KMx42DRzcEa5xbRyO_icz81mb_XircBDTA%40mail.gmail.com.
     

Subcategories