3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN4MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Mar 24 at 11:00 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    25/03/20 THỨ TƯ TUẦN 4 MC
    Lễ Truyền Tin
    Lc 1,26-38

     THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ

    Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Ngài thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,28)

     TÔI LUÔN NOI GƯƠNG SỐNG KHIÊM NHƯỜNG CỦA MẸ MARIA XƯNG MÌNH CHỈ LÀ NỮ TỲ - TÔI TỚ - ĐẦY TỚ CỦA CHÚA.

    SỐNG VÀ THỰC HÀNH: Quan niệm đông phương nhìn vũ trụ nhân sinh theo nguyên lý tam tài: phải có đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mới bảo đảm được sự thành đạt trong cuộc sống.

    Công trình cứu chuộc của Thiên Chúa cũng thế, Ngài chỉ sai Con Một Ngài đến khi cả ba yếu tố đó đều hội đủ: – “thiên thời”: “khi thời gian tới hồi viên mãn” (Ga 4,4); – “địa lợi”: trong dòng tộc Đa-vít, tại miền đất mà Chúa đã ban và trong lịch sử của dân riêng Ngài; và – “nhân hoà”: chỉ khi có lời thưa của Đức Ma-ri-a: 

    “Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Ngài thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” “

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đặt biến cố truyền tin vào trong từng giây phút sống của mình, chắc chắn không phải là một sứ thần Chúa sẽ đến hỏi ý chúng ta.

    Thay vào đó, có thể là một người thân, một người bạn hữu, là một trong những người mà ta thường gặp hằng ngày, có khi là một người cơ nhỡ, khổ đau mà tình cờ chúng ta tiếp xúc. Phải có yếu tố “nhân hoà” của bạn thì Chúa mới có thể qua bạn mà đến với người khác đấy.

    Liệu bạn có thể thưa KHIÊM TỐN: "XIN VÂNG" như Mẹ, VÀ LUÔN XƯNG MÌNH LÀ NỮ TỲ - TÔI TỚ - ĐẦY TỚ KHÔNG?

    *TÔI KHÔNG TỰ ĐẶT CHO MÌNH MỘT TÊN KHÁC MÀ MẸ MUỐN.

    Chia sẻ: Những yếu tố “thiên thời, địa lợi” cho việc loan báo Tin Mừng ngày hôm nay là phần Chúa; yếu tố “nhân hoà”, phần của bạn, bạn đã có chưa?

    Sống Lời Chúa: Noi gương Mẹ, bạn dành ít là 5 phút mỗi ngày để cầu nguyện riêng với Chúa, và tập thưa vâng với Ngài.

    Cầu nguyện: Hát bài “Xin Vâng”VỚI CẢ TRÁI TIM VÀ SỐNG BÀI HÁT NÀY VỚI CẢ TÂM HỒN hoặc đọc VÀ THỰC HÀNH kinh Truyền Tin vào giờ trưa.

     gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN4MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Mar 24 at 12:50 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Chữa Người Bất Toại 38 năm.

    24/03 – Thứ ba tuần 4 Mùa Chay.

    "Tức khắc người ấy được lành bệnh".

     

    Lời Chúa: Ga 5, 1-3a. 5-16

    Hôm đó là ngày lễ của người Do-thái, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem, gần cửa "Chiên", có một cái hồ, tiếng Do-thái gọi là Bếtsaiđa, chung quanh có năm hành lang. Trong các hành lang này, có rất nhiều người đau yếu, mù loà, què quặt, bất toại nằm la liệt. Trong số đó, có một người nằm đau liệt đã ba mươi tám năm.

    Khi Chúa Giêsu thấy người ấy nằm đó và biết anh đã đau từ lâu, liền hỏi: "Anh muốn được lành bệnh không?" Người đó thưa: "Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động. Khi tôi lết tới, thì có người xuống trước tôi rồi". Chúa Giêsu nói: "Anh hãy đứng dậy vác chõng mà về". Tức khắc người ấy được lành bệnh. Anh ta vác chõng và đi. Nhưng hôm đó lại là ngày Sabbat, nên người Do-thái bảo người vừa được khỏi bệnh rằng: "Hôm nay là ngày Sabbat, anh không được phép vác chõng". Anh ta trả lời: "Chính người chữa tôi lành bệnh bảo tôi: "Vác chõng mà đi". Họ hỏi: "Ai là người đã bảo anh "Vác chõng mà đi?" Nhưng kẻ đã được chữa lành không biết Người là ai, vì Chúa Giêsu đã lánh vào đám đông tụ tập nơi đó.

    Sau đó, Chúa Giêsu gặp anh ta trong đền thờ, Người nói: "Này, anh đã được lành bệnh, đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn khổ hơn trước". Anh ta đi nói cho người Do-thái biết chính Chúa Giêsu là người đã chữa anh ta lành bệnh.

    Vì thế người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat.

     

    * Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Muốn trở nên lành mạnh

    Suy niệm :

    Các Tin Mừng Nhất lãm chẳng khi nào nói đến chuyện

    Đức Giêsu chữa bệnh cho ai ở vùng Giêrusalem.

    Riêng Tin Mừng Gioan nói đến chuyện Ngài chữa bệnh cho một anh bất toại

    tại một cái hồ, gần Cửa Chiên dẫn vào khuôn viên Đền thờ Giêrusalem.

    Hồ Bếtdatha này khá lớn, có hình chữ nhật, được ngăn làm hai phần.

    Chính vì thế có đến năm hành lang, nơi đây người bệnh nằm la liệt.

    Họ mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền khác nhau,

    nhưng ai đến đây cũng nuôi hy vọng khỏi bệnh.

    Giữa bao người ốm đau tàn tật đó, dường như Đức Giêsu chỉ thấy một mình anh.

    Ngài biết anh mắc bệnh đã lâu, nằm trên chõng một thời gian dài.

    Ba mươi tám năm, thời gian bằng một nửa đời người.

    Chính Đức Giêsu là người đến với anh và mở lời bằng một câu hỏi:

    “Anh có muốn trở nên lành mạnh không ?” (c. 6).

    Câu hỏi có vẻ thừa này thật ra lại chạm đến nỗi khát khao sâu thẳm của anh.

    Nó đụng đến chờ đợi mòn mỏi của anh từ nhiều năm qua.

    Anh bất toại không trả lời câu hỏi của Đức Giêsu, người với anh vẫn còn xa lạ.

    Nhưng anh lại muốn trải lòng cho người lạ này thấy cái ngõ cụt của mình,

    những lý do khiến mình phải nằm ở đây lâu đến vậy.

    “Tôi không có người đem tôi xuống hồ, khi nước động”: đó là lý do thứ nhất.

    Tôi không có được sự trợ giúp từ phía bạn bè thân thuộc.

    Tôi cô đơn, trơ trọi một mình.

    Giá mà tôi có ai đó giúp tôi lúc cơ may đến…

    “Lúc tôi tới đó, thì người khác đã xuống trước tôi rồi” : đó là lý do thứ hai.

    Khi phải lê đi bằng chính sức của mình, thì tôi bao giờ cũng là người đến sau.

    Tôi đã cố gắng nhiều lần, nhưng luôn phải cam chịu thất bại.

    Bây giờ tôi còn dám tin vào mình nữa không ?

    Anh bất toại mong có một người bạn đem anh xuống nước đầu tiên.

    Anh mơ thấy ngày trồi lên từ hồ nước, ướt sũng, nhưng đi lại bình thường.

    Anh chẳng tin rằng ngày ấy là hôm nay.

    Người bạn anh mong đang ở gần, kéo anh ra khỏi nỗi cô đơn.

    Anh sẽ được khỏi bệnh mà người vẫn khô ráo.

    “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !”: đây là lời mời hay mệnh lệnh ?

    Bất ngờ, nhanh chóng và dễ dàng, anh đã đứng lên và đi được.

    Cái chõng đã vác anh, bây giờ anh vác nó.

    Hãy nhìn những bước đi đầu tiên của người ba mươi tám năm bất toại.

    Anh đã trở nên lành mạnh, dù anh không xin hay bày tỏ lòng tin nào (cc. 6, 9,14).

    Giêsu đến với anh như một người bạn làm anh trở nên lành mạnh (cc. 11,15).

    Vì chữa bệnh cho anh này vào ngày sabát, Ngài đã bắt đầu bị chống đối (c.16).

    Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi tôi: Con có muốn trở nên lành mạnh không?

    Con có muốn ra khỏi sự bất toại kinh niên của mình không ?

    Ngài mời tôi đứng lên và mạnh dạn bước đi, bỏ lại quá khứ tội lỗi.

    Sau khi được chữa lành, ngài dặn tôi đừng phạm tội nữa (c. 14).

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Cha,

    thế giới hôm nay cũng như hôm qua

    vẫn có những người bơ vơ lạc hướng

    vì không tìm được một người để tin;

    vẫn có những người đã chết từ lâu

    mà vẫn tưởng mình đang sống;

    vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,

    ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;

    vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,

    bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống;

    vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,

    dù không phải là người phong...

    Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ

    và biết chạnh lòng thương như Con Cha.

    Nhưng trước hết,

    xin cho chúng con

    nhìn thấy chính bản thân chúng con. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Chữa Người Bất Toại

    Cuốn phim Mỹ với tựa đề: “Cái chết của một thiên thần” mang một ý nghĩa sâu sắc. Tại một vùng quê hẻo lánh bên Nam Mỹ, nơi mà lòng đạo đức bình dân thường pha trộn những mê tín dị đoan, một thanh niên nọ đã ngụy tạo ra một phép lạ thu hút được rất nhiều người. Anh lén rạch da lấy máu mình và cho vào tượng Thánh giá mà chỉ anh mới biết cách tháo ráp. Mỗi lần anh ôm Thánh giá vào lòng thì máu từ mão gai của tượng chảy ra. Dân chúng từ khắp nơi, nhất là những kẻ tàn tật, mù lòa đổ vào để chứng kiến phép lạ. Đoàn người làm thành một đám rước Thánh giá lên trên một ngọn đồi, tại đó người thanh niên quỳ cầu nguyện bên cạnh Thánh giá và máu lại chảy ra từ mão gai trên đầu Chúa.

    Trong khi phép lạ ngụy tạo này diễn ra mỗi ngày, thì một đám người bất lương muốn lợi dụng cơ hội để làm tiền. Họ biết chắc đây chỉ là một sự lừa bịp, nhưng họ chưa khám phá được bí quyết của người thanh niên. Sau một thời gian theo dõi, họ đã bắt giữ người thanh niên và tra khảo anh khai ra bí mật ấy. Không chịu nổi cuộc tra tấn, người thanh niên đành thú nhận sự thật và đó cũng là lúc khởi đầu của những hình ảnh đẹp nhất trong cuộc đời anh. Trước đám đông đang chuẩn bị cuộc rước, người thanh niên tháo gỡ tượng Chúa Giêsu khỏi Thánh giá và cho mọi người thấy sự lường gạt của anh từ bao năm qua. Với tất cả thành tâm thống hối, anh vác Thánh giá tiến lên đồi. Đám người bất lương bắn xối xả vào người anh, anh ngã gục, nhưng đoàn người lại tiếp tục vác Thánh giá lên đồi, nhiều người tàn tật, mù lòa bỗng cảm thấy được chữa lành.

    Câu chuyện trên đây có thể giúp chúng ta nhận ra phần nào sứ điệp mà Mẹ Giáo Hội muốn gửi đến chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay. Đám đông trong câu chuyện trên chờ đợi những dấu lạ từ pho tượng của Chúa Giêsu, nhưng dấu lạ lại chỉ xảy đến chính lúc họ biết khước từ những hiện tượng bên ngoài ấy để nhận ra khuôn mặt đích thực của Chúa Giêsu trên Thánh giá và thông hiệp vào chính cuộc khổ nạn của Ngài.

    Phép lạ xảy ra cho người bất toại trong Tin Mừng hôm nay có thể là hình ảnh của lòng tin cần được thanh luyện. Từ 38 năm qua, con người tàn tật này chờ một phép lạ, nhưng một phép lạ gắn liền với một hiện tượng bên ngoài là nước hồ lay động đã không bao giờ xảy đến. Chỉ khi người tàn tật này gặp gỡ Chúa Giêsu, xưng thú nỗi bất lực của mình, và tin tưởng ở lời Ngài, thì lúc đó phép lạ mới thực sự được thực hiện.

    Ngày nay, để cảm nhận được phép lạ của Thiên Chúa, chúng ta cũng cần vượt qua não trạng chỉ chờ đợi những hiện tượng khác lạ trong thiên nhiên. Người ta thích đổ xô tới nơi có hiện tượng lạ thường. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp. Thiên Chúa đã thực hiện điều đó. Thế nhưng điều quan trọng cho đức tin chúng ta không phải là những hiện tượng khác thường ấy, mà là chính sự gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu. Gặp gỡ Ngài, tin ở lời Ngài, kết hiệp với Ngài nhất là trong mầu nhiệm khổ nạn, con người mới cảm nhận được tác động của Ngài.

    Mùa chay là mùa của thanh luyện. Giáo Hội mời gọi tín hữu kết hiệp với Đức Kitô Tử nạn bằng cách sống tâm tình tin tưởng phó thác của Ngài, nhờ đó niềm tin của họ được thanh luyện và họ sẽ cảm nhận được tình yêu của Chúa.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Ðừng phạm tội nữa

    Việc Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabát là một trong những nguyên nhân khiến cho người Do Thái tức tối. Họ chống đối Chúa ra mặt. Thậm chí còn muốn trừ khử Ngài cho rảnh mắt.

    Trong bài Tin Mừng trên đây, chúng ta thấy có ba tuyến nhân vật: một là Chúa Giêsu, hai là người mắc bệnh nan y, và ba là những người Do Thái.

    Hôm nay chúng ta đặc biệt lưu ý đến thái độ của người Do Thái và thái độ của Chúa Giêsu. Nhìn vào thái độ của người Do Thái, chúng ta hãy xét mình xem chúng ta có quá cứng nhắc trong các nguyên tắc, các luật lệ, đến độ vô cảm trước những nhu cầu bức thiết của anh chị em chung quanh hay không, chúng ta có lên án những người vì phục vụ lợi ích của anh chị em đồng loại mà làm những việc có vẻ như bất chấp luật lệ hay không. Phản ứng nông cạn của những người Do Thái trong bài đọc trên đây là một lời nhắc nhở để chúng ta nhớ lại cung cách sống của mình trong các tương quan với kẻ khác. Chúng ta đừng để mình rơi vào trường hợp đáng buồn như những người Do Thái.

    Nhìn vào Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể xét mình theo thái độ của mình đối với anh chị em. Chung quanh chúng ta không bao giờ thiếu những người bất hạnh. Họ đau khổ trước nỗi bất hạnh của mình và chờ mong một ai đó chia sẻ nỗi khổ với họ. Con tim chúng ta có đủ can đảm để nhận ra tình cảnh khốn khổ của anh chị em mình hay không? Lời và việc làm của chúng ta có mang theo đủ tình thương để xoa dịu nỗi đau khổ của họ hay không? Chúng ta có đủ can đảm và quảng đại vượt qua những trở ngại bên ngoài để giúp đỡ người ấy ra khỏi tình cảnh khốn khó của họ hay không? Hình ảnh Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta can đảm dấn thân chia sẻ nỗi đau khổ với anh chị em chung quanh.

    Lạy Chúa, xin cho con học được những bài học thiết thực khi suy niệm bài Tin Mừng của ngày hôm nay. Xin cho con biết kiên trì hy vọng lúc gặp đau khổ, biết lưu tâm chia sẻ những nỗi đau khổ của những người khác và biết uyển chuyển linh động khi đáp ứng những nhu cầu bức thiết của anh chị em chung quanh.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 4: Người hay chữa bệnh ngày sa-bát

    Đức Giêsu bảo: “Anh hãy chỗi dậy, vác chõng và bước đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và bước đi.

    Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” (Ga. 5, 8-10)

    Một lần nữa chứng tỏ một điều chắc chắn này: Xưa kia luật lệ con người rất khó thay đổi, và hầu như không cải tiến được, vì nó ăn sâu vào bản tính nhân loại. Ngay cả ngày nay cũng vậy, người ta gắn bó với nhiều luật lệ từng chi tiết và trở thành một thứ hình thức cực đoan, đến nỗi bị tiêu diệt vì luật lệ. Chúng ta có dám phản đối lối giữ luật nô lệ đó không? Chừng nào chúng ta mới được soi sáng, chừng nào chúng ta mới sống theo tinh thần của luật và không theo lối từ chương lệ cổ, ước chi lòng thành tâm làm cho chúng ta phải sống thế nào cho cân xứng. Sự gắn bó với những điều phụ thuộc làm cho chúng ta mù quáng về những điều cốt yếu. Những người Do thái giữ ngày Sa-bát thời Đức Kitô cũng vậy.

    Đây trong một ngày Sa-bát, họ thấy người vác chõng. Mọi người đều biết anh là kẻ bị tê liệt lâu năm nằm ở hành lang hồ Bết-đa-tha. Người ta không biết ngạc nhiên, trong chốc lát, anh đã đi được. Sự lạ lùng nào đã xảy ra cho anh, sao anh đã được khỏi? Nhưng người ta chỉ chú ý đến việc anh vác chõng xúc phạm đến luật nghỉ lễ ngày Sa-bát: một gương mù quá tệ, bất trung chừng nào, ai dám xúc phạm lề luật? Chính ông Giêsu đó, loại người Na-gia-rét chẳng có gì tốt cả, nhưng dám làm nổ tung luật lệ, dám cho mình là Con Thiên Chúa, cho mình bằng Thiên Chúa, còn gọi Thiên Chúa là Cha riêng của mình.

    Người Do thái không quan tâm tìm hiểu chân lý đó, mặc kệ chân lý! Họ chỉ biết có luật và mù quáng trung thành giữ luật thôi.

    Kêu gọi chúng ta đừng bỏ ngày Chúa nhật để đi tìm thú vui bỉ ổi, chúng ta phải thấy rõ sự cần thiết làm vinh danh Chúa. Còn một cách giữ ngày Sa-bát nữa là yêu thương người lân cận, tuy luật không nói tới, nhưng tình yêu tha nhân là bằng chứng lòng yêu mến Thiên Chúa, đức thờ phượng và lời cầu nguyện của chúng ta.

    Đoạn Tin mừng này kêu gọi chúng ta về trách nhiệm đối với anh em mình, họ đang cần chúng ta. Thường người ta tự hỏi sao ngày Chúa nhật không được sống thoải mái! Nhưng ta lại không tự hỏi: Tại sao không dùng ngày Chúa nhật để thực hiện tình bác ái, giúp đỡ bệnh nhân và kẻ nghèo khó, đi dâng lễ. Đó là những cách nhỏ bé chúng ta có thể để tôn vinh Thiên Chúa trong ngày của Ngài.

    J.M

     

    SUY NIỆM 5: “ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA” (Ga 5, 114)

    Nếu nói đạo là con đường, thì đạo Công Giáo là con đường dẫn đến sự thật. Sự thật đó là tình yêu. Vắng tình yêu, đạo Công Giáo không còn là con đường và đương nhiên không phải là đạo đúng nghĩa!

    Khi đến trần gian, Đức Giêsu đã đề cao tinh thần sống đạo hơn là việc giữ đạo. Việc bề ngoài chỉ có ý nghĩa khi nó được tình yêu từ bên trong tâm hồn thúc bách. Bằng không, nó chỉ là một sự phù phiếm, mê tín mà thôi.

    Hôm nay, Đức Giêsu đã vì tình yêu, mà Ngài vượt lên trên lề luật để cứu chữa một người ốm đã ba mươi tám năm.

    Tuy nhiên, chính trong hành động yêu thương này mà Đức Giêsu bị những người Dothái không ưa chống đối. Họ cho rằng Đức Giêsu đã không tuân giữ lề luật và thường xuyên vi phạm ngày Sabát.

    Đối với Đức Giêsu, luật vì con người chứ không phải con người vì luật.  Hơn nữa, khi Đức Giêsu chữa anh này khỏi bệnh thì đồng thời Ngài cũng chữa anh khỏi những hệ lụy của nó mà người ta thường gán cho là tội. Không dừng lại ở đó, Ngài còn nhắc cho anh biết là hãy vác chõng mà về và đừng phạm tội nữa.

    Vác chõng là việc anh phải làm để chu toàn bổn phận của chính mình. Đừng phạm tội là lời nhắc cho anh về việc từ nay anh đã được giải thoát khỏi tội và anh đã được thuộc về Chúa. Ngài đã tẩy rửa tâm hồn và thân xác anh sạch thì anh phải lo giữ nó, kẻo trở thành khốn khổ khi bệnh tình tái phát. Tội ở đây có ý muốn nói đến ảnh hưởng của sự dữ, thuộc về Ma Quỷ.

    Mùa Chay là cơ hội để chúng ta quay trở về với Chúa và xin Ngài tha thứ, đồng thời cũng là dịp thuận tiện để ta hối cải, từ bỏ con đường cũ để làm lại cuộc đời.

    Chúa không chấp nhận chúng ta ù lỳ trong tội, nhưng Ngài mời gọi chúng ta: “Hãy đứng dậy vác chõng mà ra đi”, đó là dứt khoát với con đường tội lỗi của mình, nếu không, chúng ta có thể sẽ khốn khổ hơn khi phạm tội.

    Xin Chúa giúp chúng ta can đảm để sống điều mình quyết tâm trong Mùa Chay thánh này. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     

    GPLONGXUYEN
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- CHÍNH KẾT - CN4MC-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay

(22-3-2019)

Giữa luật lệ và tình yêu,
điều nào quan trọng hơn?

ĐỌC LỜI CHÚA

  • 1Sm 16,1b.6-7.10-13a:(7) Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng.
  • Ep 5,8-14:(8) Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; (9) mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật.
  • TIN MỪNG: Ga 9,1.6-9.13-16.34-38

Ðức Giêsu chữa một người mù từ thuở mới sinh


(1) Ði ngang qua, Ðức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. (6) Nói xong, Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, (7) rồi bảo anh ta: «Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa. Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được».

(8) Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: «Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?» (9) Có người nói: «Chính hắn đó!» Kẻ khác lại rằng: «Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!» Còn anh ta thì quả quyết: «Chính tôi đây».

(13) Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. (14) Nhưng ngày Ðức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sabát. (15) Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: «Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy». (16)Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: «Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát»; kẻ thì bảo: «Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?» Thế là họ đâm ra chia rẽ. (33) Anh ta nói: «Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì». (34)Họ đối lại: «Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?» Rồi họ trục xuất anh.

(35) Ðức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: «Anh có tin vào Con Người không?» (36) Anh đáp: «Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?» (37) Ðức Giêsu trả lời: «Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây». (38)Anh nói: «Thưa Ngài, tôi tin». Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.

 

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Luật Môsê do Thiên Chúa ban hành kết án rất nặng những người lỗi luật sabát. Tại sao Ðức Giêsu lại dám chữa bệnh trong ngày lề luật cấm làm việc? Ngài không tuân hành luật lệ chính Chúa Cha ban hành sao? Ngài làm gương xấu chăng? Ngài hành động theo nguyên tắc nào? 2. Lề luật có phải là mục đích của con người không? Mục đích của lề luật là gì? Giữa mục đích của lề luật và chính lề luật, cái nào trọng hơn? Con người phải thực hiện cái nào?

Suy tư gợi ý:


  1. Ðức Giêsu xem ra không nghiêm chỉnh giữ luật Môsê

    Một trong những lý do khiến cho người ta không nhận ra các vị ngôn sứ trong thời đại của mình là các ngôn sứ ấy có vẻ như không sống đúng theo quan niệm triết học, thần học hay đạo đức của người đương thời. Người ta có lý của người ta. Lý của họ căn cứ trên sách vở đàng hoàng, họ cũng «nói có sách, mách có chứng» chứ không phải vô căn cứ. Thật vậy, một trong những điều khiến các kinh sư Do Thái không nhận ra Ðức Giêsu chính là Ðấng Cứu Thế mà họ đang trông chờ, vì họ lý luận: «Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát» (Ga 9,16).

    Luật Môsê chỉ định rõ ràng phải thi hành thật nghiêm chỉnh luật nghỉ ngày sabát. Sách Xuất hành viết: «Ngày thứ bảy là ngày sabát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi» (Xh 20,10). Vi phạm ngày sabát là một trọng tội đáng tử hình: «Các ngươi phải giữ ngày sabát, vì đó là ngày thánh đối với các ngươi. Kẻ nào vi phạm điều ấy, thì sẽ bị xử tử; phải, kẻ nào làm việc trong ngày ấy, sẽ bị khai trừ khỏi dân nó» (Xh 31,14; xem 35,2; Ðnl 5,14). Như vậy, theo quan niệm của các kinh sư Do Thái, một người xuất phát từ Thiên Chúa ắt phải tuân giữ luật sabát thậm chí nghiêm chỉnh hơn họ. Nghĩ như thế xem ra rất hợp lý.

    Thế mà Ðức Giêsu lại chữa bệnh trong ngày sabát, là điều không được phép làm trong ngày ấy, mà câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay là một điển hình. Dưới mắt các kinh sư Do Thái, Ngài đã vi phạm luật này không phải chỉ có lần này, mà đã rất nhiều lần (xem Mt 12,1-2; 12,12-13; Lc 13,13; 14,3-4; Ga 5,8-11; 9,14). Nếu chiếu theo luật Môsê, Ngài đáng bị tử hình. Vì thế, rất nhiều lần họ tìm cách hãm hại và giết Ngài là để thi hành luật Môsê (xem Mt 12,14; Mc 3,6; 11,8; 12; v. v.). 

    Ðể tránh hành động theo kiểu các kinh sư Do Thái, nhất là đối với những ngôn sứ của thời đại, chúng ta cần hiểu rõ hơn về lề luật.



    2.  Vai trò và giới hạn của lề luật

    Trong xã hội cũng như Giáo Hội, không thể không có lề luật. Lề luật làm cho xã hội có tôn ti trật tự, nhờ đó có an ninh, tính mạng, của cải của mọi người được tôn trọng và bảo đảm. Trong tôn giáo, lề luật giúp mọi người thực hiện được lý tưởng của tôn giáo, là bản đồ chỉ dẫn con người tiến bộ trong lãnh vực tâm linh. Nói chung, trong xã hội con người, dù nhỏ bé như gia đình, hội đoàn, hay lớn lao như quốc gia, thế giới, xã hội nào cũng cần có luật lệ.

    Tuy nhiên, luật lệ không phải là một cái gì tuyệt đối mà tất cả mọi người phải tuân theo trong tất cả mọi trường hợp. Có những điều còn cao trọng hơn lề luật: đó là tình yêu được phản ánh nơi lương tâm. Theo luân lý Kitô giáo, người Kitô hữu phải coi mệnh lệnh của lương tâm đã được giáo dục của mình hơn cả luật của chính Giáo Hội, và đương nhiên cả luật đời nữa

    Luật tối thượng là luật của Thiên Chúa, mà luật của Thiên Chúa có mục đích là thể hiện Tình Yêu Thương, được biểu hiện nơi lương tâm ngay thẳng của con người. Ðối với cá nhân, lương tâm ngay thẳngtiêu chuẩn cuối cùng mà con người phải theo khi có những xung đột giữa các tiêu chuẩn phải theo, trong đó có lề luật. Sách Giáo lý chung viết: «Con người luôn luôn phải vâng theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình» (số 1800).



    3.  Luật lệ vì con người, chứ không phải con người vì lề luật

    Trong Kitô giáo, luật lệ không phải là những nguyên lý tuyệt đối phải tuân theo, nó chỉ là một phương tiện bất toàn, vì trong nhiều trường hợp, phương tiện này lại đi ngược lại với mục đích

    Xin đan cử một trường hợp mà tôi đã từng gặp: 

    Một buổi chiều Chúa nhật nọ, một lương y ở một vùng quê rất hiếm thầy thuốc đang chuẩn bị đi lễ Chúa nhật vì sáng ông chưa đi, thì có một bệnh nhân sốt rét đến năn nỉ hết lời xin ông chữa bệnh, vì bệnh thì nặng mà nhà thì quá xa, vả lại trời sắp tối. Nhưng nghĩ tới luật Giáo Hội buộc nặng phải đi dự lễ, ông ta đã quyết liệt từ chối mặc cho người bệnh ra sao thì ra, sau khi đã giải thích rõ lý do là ông phải giữ luật của Giáo Hội. 

    Trường hợp này, ông thầy thuốc tuy giữ đúng luật Giáo Hội, nhưng lại hành động ngược lại với cốt tủy và mục đích của lề luật là tinh thần yêu thương (mến Chúa và yêu người). 

    Một trường hợp khác: luật Chúa đòi hỏi người Kitô hữu phải luôn luôn nói sự thật, vì sự dối trá thường gây thiệt hại cho tha nhân hoặc cho chính mình. Mục đích của luật này là thực hiện đức ái. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt (chẳng hạn bí mật quốc gia, hay khi bị kẻ địch điều tra về đồng bạn cùng chiến đấu cho lý tưởng, hay thầy thuốc với bệnh nhân ung thư), lời nói thật có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, cho ích lợi chung, hay cho người vô tội, thì trong trường hợp đó, việc nói sự thật đi ngược lại với mục đích của luật buộc nói sự thật. Những trường hợp tương tự như thế, người Kitô hữu không nên câu chấp vào lề luật. Chính Đức Giêsu nói: «Ngày sabát (hay lề luật) được làm ra vì con người, chứ không phải là con người được dựng nên vì ngày sabát (hay lề luật)» (Mc 2,27).

    Theo thánh Phaolô thì «Lề Luật là thánh và điều răn cũng là thánh, đều đúng và tốt» (Rm 7,12; 1Tm 1,8) vì nó diễn tả ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng cũng theo Phaolô, «lề luật không phải được lập ra cho những người công chính» (1Tm 1,9), mà cho những người còn yếu đuối, non nớt về trí huệ, về tâm linh. Vì thế, không thể căn cứ vào việc giữ lề luật nghiêm chỉnh của một người mà cho rằng người ấy là công chính. Thật vậy, thánh Phaolô viết: «Sự công chính không hệ tại việc giữ luật pháp, vì nếu như vậy thì cái chết của Ðức Kitô trở nên vô ích» (Gl 2,21). Sự công chính đòi hỏi một cái gì cao hơn nữa. Về vấn đề này, thánh Phaolô nói rất rõ và rất nhiều: «Không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, đó là điều hiển nhiên, vì người công chính sống bởi đức tin» (Gl 3,11); «Trước nhan Chúa, không người phàm nào được nhìn nhận là công chính vì đã làm những gì Luật dạy. Luật chẳng qua chỉ làm cho người ta ý thức về tội» (Rm 3,20); «Người ta được nên công chính vì tin chứ không phải vì làm những gì luật dạy» (Rm 3,28), v.v.



    4.  Sự lợi hại của lề luật

    Lề luật có thể là một con dao hai lưỡi: một đằng rất cần thiết và có lợi cho tâm linh, nhưng đằng khác có những bất lợi. Chẳng hạn khi người ta giữ luật một cách hoàn hảo thì họ lại dễ ỷ vào đó để tự hào, kiêu căng, tự cho mình là công chính, như trường hợp người Pharisiêu vào đền thờ cầu nguyện cùng với người thu thuế (xem Lc 18,9-14). Chính sự tự hào đó đã phá đổ tất cả mọi công trình giữ luật của ông. 

    Một nhược điểm khác của lề luật là: tuy soi sáng cho tâm trí, nhưng lại không đem lại sức mạnh nội tâm để sống theo sự soi sáng đó. Người ta có thể biết rất rõ lề luật dạy phải làm thế này thế kia, nhưng không vì biết rõ luật mà người ta có động lực thúc đẩy để làm những điều luật đòi buộc, mà lắm khi lại bị thúc đẩy làm những điều trái với Lề Luật. Thánh Phaolô nói lên kinh nghiệm về tình trạng này: «Ðiều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm» (Rm 7,14). Chính vì thế mà người Do Thái, tuy có Lề Luật của Thiên Chúa - tức Luật Môsê - nhưng họ cũng tội lỗi không kém gì dân ngoại (xem Rm 2,17-18.21-24).

    Ðiều quan trọng mà người Kitô hữu phải củng cố chính là có tình yêu trong tâm. Trong Kitô giáo, tình yêu chính là mục đích của lề luật: lề luật giúp người ta thể hiện tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu làm cho người ta nên giống Thiên Chúa, hay nên công chính. Do đó, lề luật chỉ là phương tiện, còn tình yêu mới chính là mục đích

    Ðang khi lề luật không phải là một động lực thúc đẩy người ta làm điều thiện, thì tình yêu chính là một động lực rất mạnh. Nếu theo như Phaolô, «lề luật không phải được lập ra cho những người công chính» (1Tm 1,9), thì điều đó có nghĩa là lề luật không được lập nên cho những người có tình yêu đích thực. Người có tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và mọi người thì chỉ cần hành động theo sự đòi hỏi hay thúc đẩy của tình yêu. Chính Ðức Giêsu hành động theo sự thúc đẩy của tình yêu chứ không theo sự soi sáng của lề luật (xem Mt 12,11-12). Thánh Âu Tinh cũng nói: «Cứ yêu đi đã rồi muốn làm gì thì làm» («Ama et fac quod vis»). 

    Người có tình yêu đích thực tự nhiên sẽ làm đúng với lề luật. Và nếu họ có làm gì khác với lề luật, thì trường hợp đó, họ đã làm đúng hơn và cao hơn mức lề luật đòi hỏi.




    CẦU NGUYỆN VÀ THỰC HÀNH LỜI TÔI CẦU XIN


Lạy Cha, chúng con đang sống trong một thế giới đầy bất công. Tình yêu thúc đẩy chúng con phải làm một cái gì. Nhưng có biết bao nhiêu nguyên tắc hay thông lệ của luân lý, của xã hội, của Giáo Hội, của truyền thống, của tôn giáo ngăn cản chúng con: nào là không được bạo động, không nên dùng sức mạnh, không nên làm chính trị, v.v. Nhưng người cha hay người mẹ sẽ làm gì khi đứa con nhỏ của mình gặp nguy hiểm, đang bị hãm hiếp? Họ sẽ làm theo tình yêu thúc đẩy, hay sẽ theo luật lệ của xã hội? Lạy Cha, chúng con phải làm theo cái gì, theo sự thúc đẩy của tình yêu, của lương tâm, hay theo những nguyên tắc của con người, của xã hội, thậm chí của Giáo Hội , của nhà nước đặt ra? Xin Cha hãy soi sáng cho chúng con. Ý Cha muốn thế nào?

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ/để đọc bài đào sâu: . 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 8:57 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 ---------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ HAI CN4MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Mon, Mar 23 at 12:49 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
     
    5 PHÚT LỚI CHÚA
    23/03/20 THỨ HAI TUẦN 4 MC

    Th. Tu-ri-bi-ô Môn-rô-vê-khô, giám mục 
    Ga 4,43-54

     XIN THÊM ƠN ĐỨC TIN

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

    Đức Giê-su bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Ông tin vào lời Đức Giê-su nói với mình, và ra về. (Ga 4,50)

    SỐNG VÀ CHIA SẺ: Không ít người, ngay cả các Ki-tô hữu đã hoài nghi, không biết niềm tin mà Kinh Thánh nói, có thật sự đem lại gì trong thực tế không.

    Tuy nhiên, không chỉ trong Kinh Thánh, cuộc sống này cũng luôn cần phải lấy chữ “tin” như nền tảng mọi quan hệ của xã hội. Gia đình là “tế bào gốc” để cấu thành nên xã hội, thế mà gia đình ấy được khởi đầu và tồn tại dựa trên chữ “tin.” Đôi bạn hứa chung thủy với nhau trọn đời trong ngày thành hôn.

    Lời hứa ấy không dây xích nào buộc lại được, chỉ dựa trên niềm tin và lòng yêu mến nhau mà thôi. Viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay là gương mẫu đặc biệt của niềm tin. Ông đặt cược mạng sống con ông và cả cuộc sống của ông vào Đức Giê-su, vì ông tin vào thế giá, quyền năng của Ngài.

    Tin vào lời hứa của Đức Giê-su, ông ra về, và con ông được khỏi bệnh.     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Có những lúc bạn hoài nghi vào quyền năng và sự hiện diện của Chúa Giê-su. Có lắm khi bạn kêu xin Chúa ban thêm niềm tin cho bạn, để có thể chỉ tựa nương vào Chúa mà thôi, nhưng bạn thấy đức tin ấy vẫn yếu mềm.

    Bạn hãy bắt chước viên sĩ quan hôm nay, để có thể lớn lên trong đức tin. Ông NGHE tin tức về Giê-su, ĐẾN GẶP, KÊU XIN, và TIN TƯỞNG vào Lời Ngài. Bạn cũng hãy làm như thế.

    Sống Lời Chúa: Tôi đến gặp Chúa Giê-su trong thánh lễ, rước Ngài cách sốt sắng, và NHỜ ƠN CHÚA TÔI QUYẾT TÂM SỐNG LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO MỌI NGƯỜI NHƯ CHÚA ĐÃ LÀM.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, ngày xưa các Tông đồ đã cầu xin Chúa ban thêm đức tin. Hôm nay, NHỜ ƠN chúng con QUYẾT TÂM tín thác vào Chúa. Nhờ đó, có thể làm lan tỏa tình yêu Chúa ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI. Amen.

     gpcantho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ 5PHUT LC - THỨ BẢY CN3MC-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Fri, Mar 20 at 11:27 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    21/03/20 THỨ BẢY TUẦN 3 MC
    Lc 18,9-14

     ĐỂ ĐƯỢC THA THỨ VÀ NHẬM LỜI

        THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    Người thu thuế đứng đàng xa, vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18,13)

    CẢM NGHIỆM SỐNG: Tin Mừng hôm nay đề cập đến cung cách, thái độ phải có khi cầu nguyện. Đối với người Pha-ri-sêu, cầu nguyện là kể công, là so sánh; còn với người thu thuế, cầu nguyện đơn thuần chỉ là ném mình cho Thiên Chúa, kêu xin lòng nhân từ của Ngài (Theo S. Abogunrin).

    Mục đích chính của bất cứ việc cầu nguyện nào cũng là thiết lập mối quan hệ thân thiết với Thiên Chúa. Nhờ mối quan hệ thân thiết ấy, con người ý thức mình đang là ai, và sẽ là gì trong tương quan với Chúa và tha nhân.Nói cách khác, nhờ biết sự thật về Chúa và sự thật về mình, ta sẽ biết cách ứng xử đúng đắn và thích hợp hơn với Chúa và với người.

    Cầu nguyện đem lại một hiệu năng to lớn là làm cho ta nên gắn bó với Chúa hơn, biến đổi ta ngoan ngoãn theo vâng theo ý Chúa hơn là đòi Chúa phải theo ý mình, cũng như giúp ta sống công bằng, bác ái hơn với người. 

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thực hành lời dạy “hãy xé lòng, đừng xé áo” không gì cụ thể hơn là nhìn nhận mình là kẻ có tội, xin Chúa thương tha thứ.

    Cầu nguyện sẽ giúp bạn có sức thi hành hành vi “xé” bỏ, vứt đi những gì là tội lỗi nơi bạn.

    Sống Lời Chúa: Tôi sẽ năng xét mình trong Mùa Chay, để thấy được ưu khuyết điểm, hầu đón nhận ơn tha thứ của Chúa, sửa đổi tính hư tật xấu, phát huy các nhân đức.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy con khiêm tốn đến với Chúa khi cầu nguyện như người thu thuế trong bài Tin Mừng. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY con QUYẾT TÂM ghi nhớ Lời Chúa dạy, năng dâng Chúa lời nguyện tắt này: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội. Amen.

     GPCANTHO
     
     

 

Subcategories