3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LỄ CHÚA BA NGÔI

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jun 13 at 2:36 PM
     
     
    Trinity.jpg
     
     
     
      GOD IS ONE AND GOD IS THREE:        CELEBRATING THE TRINITY
     
                                       Sunday after Pentecost
                      The Most Holy Trinity,  Year C - 16 June 2019
     
     GOD IS ONE AND GOD IS THREE: CELEBRATING THE TRINITY
                                            (John 16: 12-15)
     

    One of the most fascinating things about being alive is the other people in our lives. Just as fascinating is the fact that the more we know them, the more there is still to know. Husbands and wives regularly report that even after more than twenty years together they are still getting glimpses of new things about the other. So it’s only bit by bit that they can revel and rejoice in all the different and charming things about the other, who will always remain something of a mystery. It’s the same with our knowledge and love of God – of God as Father, of God as Son, and of God as Holy Spirit. While God is anything but a closed book, it may take years of keeping company with God before we become deeply aware of particular pieces in the puzzle of who God is.

       

    There are at least three ways of delving into the Mystery of the Trinity. One is to search for how something that is one can also be three. In this approach it might help to compare the Trinity to a tree. The Father is like the trunk of the one tree, the Son is like a branch of the same tree, and the Spirit is like the fruit the same tree produces. Or we might compare the Father to the sun in the sky, the Son to its rays, and the Spirit to its heat. Or we might think of the three as like three musical notes played together as one harmonious chord.

     

    Another approach is to concentrate more directly on the relationship of the Trinity to us. The first thing that has to be said about this is that, strictly speaking, God is self-sufficient. In the interpersonal relationships that have existed for ever among Father, Son, and Holy Spirit, God has been completely and perfectly happy and satisfied. But it is God's overflowing goodness that has led God to create us human beings in God’s own image and likeness. It is God's overflowing goodness that has led God’s Son to become a human being like us and live his life for others. It is God's overflowing goodness that has led God to give us our beautiful world to both preserve and develop in a harmonious balance. And it is God's overflowing goodness that has led God to destine us for everlasting life with Godself on the other side of this life.

     

    The next thing that needs to be said is that the interpersonal relationships of our three-in-one God, show us that to be a person we need other people in our lives, other people to love us, and other people for us to love. In the 1960's there was a popular song that said: “I am a rock. I am an island. And a rock feels no pain. And an island never cries.” That message is a lie. For while there are times when healthy human beings like to be alone and deliberately choose their own company, there is something wrong if they're always saying like the famous Swedish actress, Greta Garbo: 'I want to be alone.’ This is because we need the company and influence of others to animate us, to draw us out of ourselves, to challenge and comfort us, and to complete us. It's not for nothing that in the Genesis story of the creation of woman, God says: “It is not good that the man should be alone; I will make him a helper as his partner (2:18).

     

    Some time ago I heard about a man who was so utterly alone in this world that nobody ever shook his hand, patted his back, gave him a hug, a friendly dig in the ribs, or even a wave. He became so desperately lonely that the only thing left for him to look forward to was a monthly visit to his hairdresser, where at least for a few minutes someone would touch him and care for him.

     

    Loneliness can be a sad and cruel experience. This is particularly so for people placed in solitary confinement. I read a while back about a particular prison ward. The prisoners were given enough to eat. But they were not allowed to talk to each other. They were not allowed to work together because work leads to contact and conversation. They were not even allowed to listen to others on the radio or watch television. And of course they were never allowed visitors. After months of this cruel treatment there was not a single prisoner with even a skerrick left of self-esteem or self-confidence.

     

    I hope and pray that none of us here will ever feel so isolated or alone, and especially when we have to face that particular human experience, which no one else can face for us - our death. What happens on the other side of that experience? What will we find there? Our faith tells us, that whatever else there will be, we will enjoy the company of other human beings. And more than that, on the other side of our death God will be waiting for us. The God who is Father, Son, and Holy Spirit. The God who made us. The God who loves us. The God who understands us. The God who forgives us. The God who keeps us going. The God who finally takes us to Godself.

     

    This is what we are celebrating in our feast of the Trinity. This is why we are giving praise and thanks to God in this Eucharist. Because God is not alone and because we are not alone, and never will be. And so let us pray together and mean every word we say: “Glory be to the Father, and to the Son, and to the Holy Spirit. As it was in the beginning, is now, and ever shall be, world without end. AMEN.

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Trinity Song:

    https://www.youtube.com/watch?v=GnUVjLJ6Kas

     

     

                          Trinity Song: 3 in 1

     

    3 = 1.jpg
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- NGÀY 12-6-2109

12/06/19 THỨ TƯ TUẦN 10 TN
Mt 5,17-19

 MỘT TRÁI TIM MỚI

“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17)

Suy niệm/SỐNG: Ngay từ những năm đầu của lịch sử Giáo Hội đã xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng có nguy cơ làm tan nát Giáo Hội còn non trẻ: đó là có cần phải tuân giữ những truyền thống của Luật Mô-sê hay không.

Luật giữ ngày hưu lễ có còn đòi buộc nữa không một khi người ta đã trở nên môn đệ của Chúa Giê-su? Đó cũng là những vấn nạn của mọi thời: trung thành bảo vệ truyền thống hay cách mạng đổi mới tận căn? Người ta nghĩ rằng đối với người môn đệ của Chúa Giê-su, mọi giáo huấn Cựu Ước không còn giá trị nữa. Chúa Giê-su đã trả lời: “Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn.

Đối với Ngài, vấn đề không hệ tại ở việc bảo thủ một ý tưởng cứng nhắc, cũng chẳng phải là lật đổ đổi mới, mà là trao ban cho quá khứ một sự sống mới. Vì đâu có phải mọi truyền thống đều tốt và nên bảo vệ cả đâu. Cũng chẳng phải hễ cái gì mới cũng quý cả đâu!

Điều mà các bậc tổ tiên đã sống, đã hệ thống hoá trong những thời xa xưa là điều đáng quý, nhưng chúng cần được Chúa Giê-su kiện toàn bằng cách lột bỏ sự khô cứng của nệ luật, thay vào đó, một trái tim đầy sáng tạo sống luật Chúa truyền.

Mời Bạn CHIA SẺ: Trong đời sống đức tin của bạn, những việc đạo đức nào đang bị bạn biến thành xơ cứng, máy móc? Bạn có cách nào đổi mới?

Sống Lời Chúa: Làm một việc đạo đức bạn vẫn quen làm, nhưng làm với tất cả ý thức và luôn đầy tình yêu mến Chúa.

Cầu nguyện: “Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con, Thần Trí tác tạo của Chúa” để Ngài đổi mới trái tim chúng con luôn giống với trái tim Chúa Giê-su.

 gpcantho

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LỄ THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

 

Home

>> Xem thêm

Đạo Binh Đức Mẹ

Ðạo Binh Ðức Mẹ là một Ðoàn thể giáo dân  trong Giáo Hội Công Giáo, với trên 20 triệu Hội viên Hoạt động và Tán trợ thuộc nhiều Quốc gia trên thế giới. Năm 1996, Ðạo Binh Ðức Mẹ đã kỷ niệm 75 năm ngày thành lập.

Hội Ðạo Binh Ðức Mẹ đem cơ hội đến cho mọi lứa tuổi để làm những công tác thiết thực cho Giáo Xứ và Cộng Ðoàn, đồng thời cũng làm cho đời sống Ðức tin trở nên sâu xa hơn.

Thánh hóa bản thân và phục vụ phần rỗi các linh hồn, bằng lời cầu nguyện và bằng hoạt động thiết thực trong các lãnh vực:

Sinh hoạt Cộng đoàn Giáo xứ.

Thăm viếng Bệnh viện, Viện dưỡng lão.

Hướng dẫn và dậy Giáo lý Tân tòng…

 >> Đọc tiếp

Audio Yêu mến Thánh Thể
CN Lễ Chúa TT Hiện Xuống
 
Suy Niệm
 

 

Audio Bí Mật Kinh Mân Côi 
 
 
100 Truyện Tích Về Chuỗi Mân Côi
 

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BA 11-6-2019

  •  
    Chi Tran
    Jun 11 at 3:06 AM
     
    5 phút Lời Chúa 

    11/06/19 THỨ BA TUẦN 10 TN
    Th. Ba-na-ba, tông đồ
    Mt 10,7-13

     

    NGƯỜI TÔNG ĐỒ “NHẬP CƯ”

    “Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.” (Mt 10,12)

    Suy niệm: Chúa Giê-su sai các tông đồ đi rao giảng trong những điều kiện thật bấp bênh và nguy hiểm: – phải đối diện với biết bao mối đe doạ tới cả tính mạng: “như chiên đi vào giữa bầy sói”; – đã thế, lại không được phép trang bị những phương thế tối thiểu để bảo đảm cho an toàn bản thân và thành công của sứ mạng.

    Phải chăng Chúa đang trao cho các ông “sứ mạng bất khả thi” hay Ngài “đem con bỏ chợ”? Thật ra, chúng ta quá lo vì những điều các tông đồ không có mà quên chú ý tới điều các ngài đang có: đó chính là sự bình an (cc. 12-13) và Thánh Thần của Chúa vẫn luôn ở trong họ (c. 20).

    Vì thế, việc đầu tiên người tông đồ làm là rao giảng và trao tặng điều họ đang có“Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy.”

    Mời Bạn: Những người nhập cư, một thành phần đặc biệt của dân số thời nay,  có khi chính bạn cũng nằm trong số đó,  đang sống trong một hoàn cảnh na ná các tông đồ ngày ấy. Nếu bạn là người nhập cư, bạn đã có sự bình an và Tinh Thần của Chúa Ki-tô ở trong bạn chưa? Nếu họ đang ở quanh bạn, bạn làm gì để đem bình an của Chúa đến với họ?

    Chia sẻ: Nhóm bạn làm gì thiết thực giúp ích những người nhập cư (hoặc phải di cư) trong khu xóm của bạn?

    Sống Lời Chúa: Chính bạn hãy có sự bình an trong mình bằng cách luôn kết hiệp với Chúa Giê-su Thánh Thể và nếu có cơ hội, đừng bao giờ bỏ lỡ việc chia sẻ cho những người “tông đồ nhập cư” quanh bạn dù chỉ là một chén nước lã.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con hiểu rằng người tông đồ của Chúa trong thời đại này phải là người có sự bình an của Chúa trong tâm hồn và chia sẻ sự bình an đó cho tha nhân.

     gpcantho

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN7PS-C

 
Chi Tran
Jun 6 at 9:10 AM
 
 
Ảnh cùng dòng
 
 
5 phút Lời Chúa 

07/06/19 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 7 PS
Ga 21,15-19

 

CHÚA BIẾT CON YÊU MẾN CHÚA

Đức Giê-su hỏi ông Si-mon Phê-rô: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21,15)

Suy niệm: Không phải chỉ một lần nhưng đến ba lần Chúa Giê-su hỏi đi hỏi lại xem ông Si-mon có yêu mến Ngài không. Từ đầu sứ vụ, Chúa Giê-su đã đổi tên cho Si-mon thành Phê-rô, nhưng trong lúc này Ngài lại gọi kèm theo tên cũ của ông. Để cho Phê-rô thực sự là là đá tảng trên đó Chúa xây Hội Thánh của Ngài, Chúa Giê-su muốn cho Phê-rô tái khẳng định lại tình yêu đối với Ngài sau khi đã từng chối Thầy ba lần. Con người cũ Si-mon yếu đuối vì nhát đảm phải được thay thế bởi Phê-rô mạnh mẽ nhờ yêu thương, đủ sức “làm cho anh em nên vững mạnh” (Lc 22,32).

Mời Bạn: Chúa Giê-su không hề trách Phê-rô đã chối Ngài trong cuộc khổ nạn. Nhưng Ngài lại muốn ông tái khẳng định dứt khoát tình yêu của ông dành cho Ngài. Phê-rô cũng giống như người phụ nữ tội lỗi, đã yêu mến nhiều vì đã được tha thứ nhiều (x. Lc 7,36-50). Ông đã cảm nhận được ơn tha thứ của Thầy nên ông càng yêu mến Thầy nhiều hơn. Cũng vậy, sau những lần được thứ tha, lòng mến của mỗi người vào Thầy Giê-su cần phải được tái khẳng định cách dứt khoát như Phê-rô.

Sống Lời Chúa: Hãy lặp lại trong ngày nhiều lần lời của Phê-rô đã thưa với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết rõ con yêu mến Chúa, nhưng vốn tính yếu đuối nên nhiều lần con đã làm buồn lòng Ngài. Xin giúp con biết sống mạnh mẽ, biết làm đẹp lòng Ngài trong mọi việc với tình yêu dành cho Ngài và cho người xung quanh. Amen.

 gpcantho

Subcategories