3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 15TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Jul 12 at 1:09 AM
      

                      Who is my neighour?

     

                                 WHO IS OUR NEIGHBOUR? 15th SUNDAY C

                                                                14 JUNE 2019

                                                              (Luke 10: 25-37)

    You hear the words ‘A man went down from Jerusalem to Jericho’. You know at once that they begin the famous parable of Jesus, the parable of the Good Samaritan, told one more time just now. To understand and appreciate it, we need to remember that Jesus told his story to answer the question put to him: ‘Who is my neighbour?’

     

    In the Jewish religion at the time of Jesus, there was much discussion happening about just who a Jewish person’s neighbour is. It was generally thought that one’s neighbour is restricted to those who are born Jewish and those who have become Jewish. With his choice of a Samaritan who gives striking practical assistance to the wounded Jewish man, Jesus is asserting that our neighbour is simply every other human being in need. So the idea of neighbour goes way beyond our family, our friends, our work-mates, our nationality, our political party, our comfort zones and our church. Jesus is asserting that even our enemy is our neighbour. (At the time Jesus was telling the story, Jews and Samaritans were, in fact, deadly enemies).

     

    So Jesus is teaching in his parable that no one at all must be excluded from our care and concern, but also that our love of neighbour must be concrete and practical. How does the Samaritan behave in the parable? If the Samaritan had been content to say to the wounded and bleeding man: ‘Bad luck, Buddy! What a mess they’ve made of you! But cheer up! It could be worse! You could be dead!’, and then galloped off, that would have been callous, cruel, and insulting. Instead , he does all he possibly could for the man who fell among thieves. Jesus spells this out when he says:

     

    But a Samaritan traveller who came upon him was moved with compassion when he saw him. He went up and bandaged his wounds, pouring oil and wine on them. He then lifted him on to his own mount, carried him to the inn and looked after him. Next day he took out two denarii and handed them to the innkeeper. “Look after him,” he said, “and on my way back I will make good any extra expense you have”.

     

    At the end of the parable, Jesus to the teacher who questioned him, puts this question: ‘Which of these, the Levite, the priest, or the Samaritan, showed himself to be a real neighbour to the wounded man?’ He gets the answer he was looking for: ‘The one who took pity on the wounded one.’

     

    In our lives, then, the neighbour we are called to love is, in a nutshell, the person who needs me now - right here, right now. We must not discriminate. We must not pick and choose. We must not wait either till he or she appears along our way, perhaps quite dramatically. God asks us to be on the look-out for them, to focus on them, and then to put ourselves out to support them - with our compassion, outreach, time, trouble, and money.

     

    In his beautiful book Jesus of Nazareth, Pope Emeritus Benedict suggests a challenging application of the parable. He sees the entire continent of Africa represented in the unfortunate man who has been robbed, wounded, and left for dead on the side of the road. He sees in us, members of one of the richest nations on earth, those two professionals who pass by on the other side of the road - too selfish, too busy, and too preoccupied with our own schedules, agendas and other personal concerns to get involved.

     

    I am convinced that if Jesus came to Israel today and a lawyer asked him again, ‘Who is my neighbour?’ he would change the parable a bit. In place of the Samaritan he would put a Palestinian! If a Palestinian were to ask him the same question, in the Samaritan’s place we would find a Jew!

     

    But it’s just too easy to limit the discussion to Africa and the Middle East. If any one of us were to put to Jesus the question ‘Who is my neighbour?’ what would he answer? He would certainly remind us that our neighbour is not only our fellow countrymen but also those outside our nation and community, not only Christians but Muslims also, not only Catholics but Protestants too, and not only believers but also people with no religious faith. But he would immediately add that the most important thing is not simply to know who my neighbour is. The most important thing is to show what it means to love my neighbour, the person i.e., whoever it may be, who needs me and needs me now. ‘Go and be the Good Samaritan to them, and go now,’ Jesus would surely be saying to you and to me.

     

    In our Eucharist today, let us pray for the grace to respond to the clear and challenging teaching of Jesus our Guide, both on who my neighbour is, and on how to care for them in the kindest and most practical ways we know!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Who Is My Neighbour?

     

    https://www.youtube.com/watch?v=Km_cmb9SBtY

     

    HELLO NEIGHBOuR SONG (GET OUT) LYRIC VIDEO – DAGames:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=ziaf3RrG80U

     

            HELLO NEIGHBOuR SONG

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN14TN-C


THÔNG BÁO TIN MỪNG # 296 - Website ChiaseLoiChua.com

 ĐEM TIN MỪNG BIẾU KHÔNG -Mat-thêu 10, 6-15

“Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng kiếm vàng bạc hay tiền đồng để giắt lưng.” (Mt 10,8-9)

BẠN VÀ TÔI CÙNG SỐNG LỜI CHÚA: Trong cuốn “Chút này làm tin”, đức cha  Phao-lô Nguyễn Thái Hợp thuật lại hành trình gặp Chúa của chị Thu Thủy, một câu chuyện thật cảm động.

Theo chị kể, hành trình Thiên Chúa dắt dìu chị đi từ một người vô thần đến làm người Ki-tô hữu là một hành trình dài, có bàn tay Thiên Chúa hướng dẫn. Ngài dùng nhiều người chỉ lối dọc theo đường chị đi.

Điều đáng nói, tất cả mọi người đều giúp chị cách “miễn phí”. Dễ hiểu thôi, bởi họ đã “được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”. Những chứng nhân này sẵn sàng “miễn phí”, miễn sao Đức Kitô được “nối mạng” với hết mọi người.

Mời Bạn CHIA SẺLời Chúa đây vẫn còn hiệu lực cho mỗi Ki-tô hữu hôm nay, để không ai được viện bất cứ lý do gì làm gián đoạn hành trình gặp Chúa của tha nhân hay miễn chước cho mình sứ mạng “đem Tin Mừng biếu không”.*Vì sao Ki-tô hữu phải đem Lời Chúa biếu không?

Tôi Sống Lời Chúa: Thay vì dùng thì giờ “chát, tuýt” để tán gẫu vô bổ, bạn dùng thì giờ để nói về Chúa cho người khác.

BẠN VÀ TÔI CÙNG CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, có gì nơi con mà không là ân huệ Chúa ban? Mọi sự con có đều là ân huệ Chúa ban cách nhưng không. NHỜ THÁNH THẦN CHÌ DẪN con biết phân phát ân huệ con lãnh được không điều kiện như Chúa.

Đầy tớ: Định Nguyễn - Mời thăm Website ChiaseLoiChua.org, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.
---------------------------
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN14TN-C

08/07/19 THỨ HAI TUẦN 14 TN
Mt 9,18-26

 QUẢ TIM RỘNG MỞ

Đức Giê-su quay lại thấy bà thì nói: “Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con.” (Mt 9,22)

Suy niệm/SỐNG: Đến thăm trại phong Quy Hòa ở Quy Nhơn, nếu tinh ý, khách sẽ thấy nhà ở của người phong tuy nhỏ nhắn, nhưng mỗi căn mỗi vẻ.

Chị nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai giải thích: “Chúng tôi không muốn người phong buồn vì bị coi như “cá mè một lứa.” Mỗi căn nhà có mẫu mã khác nhau để họ cảm thấy mỗi gia đình có nét độc đáo riêng.”

 Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy đối với Đức Giê-su, nguời đàn bà bị bệnh băng huyết không phải là một con số bị mất hút trong đám đông, nhưng được quan tâm đặc biệt vì bà đang cần đến sự giúp đỡ của Ngài.

Trước mặt Ngài, không có hạng người quan trọng và hạng không quan trọng. Ngài nhạy bén nhận ra nét độc đáo riêng của từng người để ai nấy đều được hưởng trọn tình thương vô hạn của Ngài.

Mời Bạn CHIA SẺ: Thông thường tùy theo phân loại đối tượng thân-sơ, quan trọng-không quan trọng, bạn phân phối tình yêu của mình. Noi gương Đức Giê-su, bạn được mời gọi phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa, để không có ai nằm ngoài trái tim của bạn, cũng chẳng có người nào bị quên lãng trong đám đông.

- Phương cách nào để nhận ra nét độc đáo riêng của mỗi người?

Sống Lời Chúa: Xét xem những người nào gần gũi hay bị tôi lãng quên, và tìm cách để bày tỏ sự quan tâm chia sẻ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chiêm ngắm phản ứng của Chúa, chúng con nhận ra một Trái Tim nhân hậu và rộng mở, tôn trọng và đón nhận mọi người. NHỜ THÁNH THẦN thanh tẩy quả tim của chúng con, để mắt chúng con nhận ra nét độc đáo và nhu cầu riêng của mỗi người, và sẵn sàng đón nhận mọi người. Amen.

 gpcantho
 

Download all attachments as a zip file

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA- THỨ TƯ CN14TN-C

THÔNG BÁO TIN VUI # 189 - Website ChiaseLoiChua.org

            TẤT CẢ ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG

“Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Thiên Chúa đã đến gần.” (Mt 10, 7)

Suy niệm/SỐNG: Một hôm, thánh Phan-xi-cô Át-xi-di gọi một thầy cùng với mình đi giảng đạo. Hai người rảo qua các đường phố rồi trở về nhà. Thầy đó hỏi thánh nhân vì sao ngài nói đi giảng đạo mà không giảng dạy gì.

Thánh Phan-xi-cô trả lời: ngay trong lúc đi đường ngài đã giảng đạo rồi. Chúa Giê-su dạy các môn đệ đến với “các chiên lạc nhà Ítraen” thế mà chưa đến “nhiệm sở,” các ông đã phải rao giảng ngay khi đi dọc đường.

Và Chúa còn truyền lệnh cho dù người nghe có đón nhận Lời hay không thì cũng phải nói với họ: “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Lc 10,11). Các ông phải sẵn sàng bỏ lại mọi thứ hành trang cồng kềnh, giã từ những mối quan hệ vô bổ để có thể tập trung tất cả cho việc loan báo Tin Mừng.

BẠN VÀ TÔI THÔNG BÁO TIN VUI: Tất cả cho việc loan báo Tin Mừng nghĩa là từ việc bạn mua sắm, ăn mặc, hay làm công việc nghiệp vụ chuyên môn của bạn cho đến việc bắt tay chào hỏi một người quen, thậm chí việc bạn nhai một miếng cơm, uống một ngụm nước,v.v… tất cả đều có thể biến thành một hành động loan báo Tin Vui nếu như những việc đó chuyển tải sứ điệp “Nước Thiên Chúa đã đến gần.”

 *Kiểm điểm xem những sinh hoạt trong Nhóm Chia sẻ Lời Chúa của bạn, đã nói lên được những việc làm cụ thể nào như đã nêu ở trên cho Nước Chúa đến chưa???

Sống Lời Chúa: Chú ý làm tốt một công việc thường ngày với ý chỉ cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng - Tin Vui.

a.Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết thao thức trước cảnh “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít,” NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY CON đi làm thợ gặt trong cánh đồng của Chúa.

 Đầy tớ Định Nguyễn - Mời thăm Website ChiaseLoiChua.org, để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.
-------------------------
 

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THÁNH CA TIN MỪNG

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÁNH CA TIN MỪNG - CN14TN-C
KInh Chuc Quy Cha, Quy Thay, Quy Soeurs, Quy AnhChi va GiaDinh cuoi tuan VuiVe - BinhAn.  HXLy.
 
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.   Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.  Ðừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.   Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này !"  Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em.   Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Ðừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.   Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em.   Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông".   Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói:   "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần".   Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơđom còn được xử khoan hồng hơn thành đó".

Dân số Châu Á chiếm gần hai phần ba thế giới nhưng số người nhận biết Chúa chưa tới 3%. Cánh đồng lúa chín mênh mông đang cần thợ gặt.  Ðức Giêsu hôm nay vẫn có nhiều nơi Ngài muốn đến, nhiều căn nhà, nhiều thành phố Ngài muốn đặt chân. Ngài cần những người đi trước để chuẩn bị cuộc gặp gỡ giữa Ngài với con người.
Khoa học càng tiến bộ, cuộc sống càng văn minh thì càng có nhiều lãnh vực mới Ðức Giêsu cần vào. Ðưa Ngài vào thật là một thách đố cho chúng ta. Ngài phải vào cả những nơi tưởng như bị cấm. Nhưng nếu chúng ta được Ngài sai vào trước, thì thế nào cuối cùng Ngài cũng vào được. Nếp sống cao ở thành thị vừa gây cản trở, vừa cung ứng cho ta nhiều phương tiện để đưa Ngài vào.
  Hãy chuẩn bị cho Ngài vào thành phố của bạn, vào trường học, sân vận động, vào xí nghiệp, công ty... Hãy chuẩn bị để Ngài vào từng nhà, gặp từng người. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để làm việc đó.
Ðâu là khuôn mặt của người được sai hôm xưa? Hiền lành như chiên giữa bầy sói. Khó nghèo thanh bạch, không túi tiền, giầy dép, bao bị. Khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở cơm ăn. Tôn trọng tự do tha nhân, chấp nhận bị từ chối. Người Châu Á hôm nay dễ đón nhận người tông đồ sống khổ hạnh, thoát tục, sống thư thái, trầm tư, sống nhân từ, phục vụ. Cuộc sống của họ phải tỏa hương thơm của thế giới mai sau, phải có khả năng nâng con người lên Ðấng Tuyệt Ðối.

Ðâu là đóng góp của người được sai hôm xưa? Vừa chữa người đau yếu và trừ quỷ, vừa loan báo về triều đại Thiên Chúa gần đến. Việc làm chứng thực lời giảng, lời giảng soi sáng việc làm. Cả hai đều đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc.
Thế giới hôm nay vẫn là một thế giới bệnh tật, một thế giới thèm khát tự do, thèm được là mình. Chúng ta sẽ rao giảng gì cho 97% dân Châu Á mà phần đông đã tin vào một Ðấng Cứu Ðộ? Ðức Giêsu đem đến cho nhân loại quà tặng đặc biệt nào?

Chúng ta phải tập trình bày sứ điệp Kitô giáo, nên cũng phải học nhiều nơi các tôn giáo Á Châu.
Các giám mục Malaysia, Singapore và Brunei đã liệt kê những gì có thể học được nơi họ.
Học cầu nguyện, ăn chay, bố thí nơi người Hồi giáo.
Học suy niệm và chiêm niệm nơi người Ấn giáo.
Học từ bỏ của cải và trọng sự sống nơi người Phật tử.
Học thái độ thảo hiếu, tôn lão kính trưởng nơi đạo Khổng.
Học sự đơn sơ, khiêm tốn nơi người theo đạo Lão.
Càng học, ta càng dễ giới thiệu Ðức Giêsu,  và càng thấy Ngài đang ẩn mình nơi những tôn giáo khác.

Lạy Chúa Giêsu, xin sai chúng con lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát,  không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế.

Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau. Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quý, biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.  Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.

 
" Hail, star of the sea,
Nurturing Mother of God,
And ever Virgin
Happy gate of Heaven."
--------------------------------
 

Subcategories