3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA- THƯ TƯ CN26TN-C

 

  •  
    Chi Tran
    Oct 2 at 1:03 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 phút Lời Chúa

    02/10/19 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 26 TN
    Các thiên thần hộ thủ 
    Mt 18,1-5.10

     THIÊN THẦN HỘ THỦ Ở VỚI TA

    “Các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18,10b)

    Suy niệm/SỐNG: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng và có phẩm giá phải được tôn trọng ngang nhau.

    Quỹ Nhi đồng Quốc tế và Luật Trẻ Em khẳng định và bảo vệ quyền bình đẳng đó nơi các em thiếu niên, nhi đồng. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mạc khải cho chúng ta: 1/ Sự hiện hữu của các thiên thần là có thật; 2/ Ngay cả những trẻ nhỏ, – vốn là những người bé mọn, yếu đuối, dễ bị tổn thương – cũng có phẩm giá thánh thiêng trước mặt Chúa.

    Được Ngài yêu thương, TÔI coi trọng và phải được bảo vệ như những “yếu nhân” trên Nước Trời; quả thật như Chúa nói: “Các thiên thần hộ thủ của các em không ngừng chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa, Đấng ngự trên trời.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Không chỉ các trẻ thơ, mỗi người đều có một thiên thần hộ thủ: “Cuộc đời con người, từ lúc khởi đầu cho đến lúc chết, đều được bao bọc bằng sự bảo vệ và lời chuyển cầu của các Thiên thần.

    ‘Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống’ (th. Basiliô)” (GLHTCG, số 336). Trước mặt Chúa, bạn được yêu thương, quí trọng và bảo vệ.

    Mời bạn cảm tạ Chúa vì hồng ân đặc biệt này. Bạn có kết nối tình thân thiết với Thiên thần hộ thủ của bạn, qua việc cầu nguyện với ngài, lắng nghe và sống theo lời ngài hướng dẫn không?

    Sống Lời Chúa: Trước khi làm việc gì, bạn dừng lại một giây thôi, cầu nguyện với Thiên thần hộ thủ, xin ơn soi sáng và sức mạnh để làm việc này cho nên, cho đẹp lòng Chúa.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến VỚI TẤT CẢ TÂM HỒN, ĐỂ SỐNG VÀ CHIA SẺ.

     gpcantho

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - KÍNH THÁNH TERESA

  •  
    Chi Tran

     
    Ảnh cùng dòng

    5 phút Lời Chúa 

    01/10/19 THỨ BA TUẦN 26 TN
    Th. Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, trinh nữ, tiến sĩ HT    

        
    TIN MỪNG Mt 18,1-5

     

    “VỊ THỨ” TRONG NƯỚC TRỜI

    Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” (Mt 18,1)

    Suy niệm/SỐNG: Các môn đệ đã chứng kiến các phép lạ mà từ xưa đến giờ chưa ai có thể làm: người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại…” (x. Mt 11,5) và một số ông còn được chiêm ngưỡng Chúa Giê-su hiển dung trên núi các môn đệ vẫn đinh ninh rằng sớm muộn gì, Thầy mình cũng sẽ làm vua thống trị muôn dân nước.

    Vì thế, các ông muốn biết ai sẽ là người lớn nhất trong một “Nước Trời” theo cái nhìn thế tục của các ông, dẫu cho Đức Giêsu đã hai lần loan báo cuộc “Khổ Nạn” mà Ngài sẽ phải chịu tại Giê-ru-sa-lem (x. Mt 17,22). Trả lời cho tham vọng đó của các ông,

    Chúa Giê-su gọi một em nhỏ đến giữa các môn đệ để dạy cho các ông: điều kiện tiên quyết để vào Nước Trời là phảitrở lại mà nên như trẻ nhỏ, và “vị thứ” cao thấp trong Nước Trời là: “Ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 18,3-4).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su dạy một bài học kép: Để được vào Nước Trời, ta phải nên như trẻ nhỏ và muốn “ngồi” ở vị trí “lớn nhất” trong đó, ta phải tự hạ, trở nên “bé nhất”.

    Trong tiếng Hy-lạp, từ trẻ nhỏ cũng có nghĩa là đầy tớ hay người phục vụ”. Nên như trẻ nhỏ: là trở nên người đầy tớ khiêm tốn, sẵn sàng phục vụ anh chị mình trong âm thầm chứ không vì danh lợi, tiếng tăm; là “xóa mình” đi để Chúa lớn lên.

      TÔI luôn sống thành thật trong suy nghĩ, lời nói và hành động; là biết nương tựa vào Chúa chứ không cậy dựa sức riêng của mình; là luôn ở lại trong Chúa…

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi chọn một việc phục vụ anh chị em.

    Cầu nguyện: BẠN VÀ TÔI Đọc kinh Tin, Cậy, Mến VỚI CẢ TÂM HỒN, ĐỂ SỐNG VÀ CHIA SẺ VỚI ANH EM.

     gpcantho
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY 28-9-2019

Chấp nhận khổ đau với tình yêu.

28/09 – Thứ Bảy tuần 25 thường niên.

“Con Người sẽ phải bị nộp. Các ông không đám hỏi Người về lời ấy”.

 

Lời Chúa: Lc 9, 43b-45

Đang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ rằng: “Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời”. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.

 

 

SUY NIỆM : Chấp nhận khổ đau

Có hai người đang bị dằn vặt với nỗi khổ đau của mình. Họ tìm đến với một vị ẩn sĩ để xin ý kiến. Vị ẩn sĩ này giới thiệu họ đến gặp một vị ẩn sĩ khác. Sau khi nghe họ giãi bày tâm sự, ông trả lời: "Tốt hơn các anh hãy tìm đến một vị khác, tôi không có đủ tư cách để trả lời câu hỏi đó, bởi vì cả đời tôi có bao giờ nhận điều xấu từ bàn tay Chúa đâu". Hai người thanh niên chợt hiểu rằng khi con người vui vẻ đón nhận khổ đau, thì khổ đau không còn là vấn đề nữa.

Trong Tin Mừng hôm nay, khi loan báo cuộc khổ nạn của Ngài, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Ngài hãy đối đầu với khổ đau, nếu khổ đau là thành phần thiết yếu của cuộc sống. Vấn đề không phải là chối bỏ hiện thực của khổ đau hay tìm cách tránh né khổ đau, mà là đối đầu với nó. Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta cách thế đối đầu với khổ đau, đó là chấp nhận khổ đau với tình yêu. Ðau khổ mà không có tình yêu thì chỉ là hỏa ngục mà thôi.

Xem chừng tất cả các vấn đề của con người đều được gắn liền với khổ đau. Vì không muốn chấp nhận khổ đau mà con người gây ra bao nhiêu tội ác, vì không muốn hy sinh mà một người mẹ đang tâm giết đứa con trong lòng mình, vì không muốn thấy người thân đau khổ mà người ta giết họ một cách êm dịu, vì không muốn đối đầu với thực tại khổ đau mà người ta tìm quên trong men rượu, ma túy và mọi thứ kích thích khác: hỏa ngục là như thế đó.

Chúa Giêsu đã đón nhận khổ đau, Ngài đã biến khổ đau thành hiến lễ tình yêu, do đó khổ đau đã trở thành nguồn ơn cứu thoát cho nhân loại. Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy vác lấy thập giá mình mà đi theo Ngài. Mỗi ngày có nỗi khổ riêng của ngày đó, hạnh phúc hay không, bình an hay không, là tùy con người có biết đón nhận khổ đau với tình yêu hay không.

Giữa muôn nghìn khổ đau và thử thách của cuộc sống, xin Chúa cho chúng ta đón nhận tất cả với lòng tin yêu, phó thác và cảm tạ tình yêu Chúa.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

-------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN26TN-C

  •  
    Chi Tran

     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    30/09/19 THỨ HAI TUẦN 26 TN
    Th. Giê-rô-ni-mô, linh mục, tiến sĩ HT
    Lc 9,46-50

     

    TINH THẦN BAO DUNG

    Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con cố ngăn cản, vì người ấy không cùng chúng con đi theo Thầy.” Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.” (Lc 9,49-50)

    Suy niệm/SỐNG: Gio-an con ông Giê-bê-đê vốn đã bị Chúa đặt tên là Bô-a-nê-ghê nghĩa là “con của sấm sét”, chẳng những vì tính nóng nảy mà còn vì nặng óc bè phái phe nhóm và thiếu tinh thần bao dung:

    Người có tinh thần ấy thường nghĩ rằng chỉ có mình tôi, nhóm của tôi, đạo của tôi, mới có quyền làm điều tốt; nếu không đồng hội đồng thuyền với tôi thì dù có làm điều tốt mấy đi nữa cũng kể như là không có giá trị gì.

    Chúa dạy sống bao dung: ai không chống lại Chúa là ủng hộ Chúa. Có thể nhân danh Chúa mà trừ quỷ thì đã thuộc về Chúa rồi, dù trên danh nghĩa không thuộc đoàn ngũ các tông đồ, hoặc người công khai theo Chúa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Phải xoá bỏ những định kiến hẹp hòi. Đó là thái độ tự phụ cho rằng chỉ có chúng tôi mới nắm giữ chân lý, mới có thể hoặc được quyền làm điều tốt.

    Đó là thái độ khích bác dèm pha những người không thuộc cùng tổ chức với mình khiến họ chột dạ không dám làm điều tốt. Trái lại phải đẩy mạnh tinh thần sống quảng đại bao dung.

    Thấy điều thiện được thực hiện, thấy công lý được tôn trọng thì vui mừng cho dù người thực hiện đó là ai. “Miễn là Đức Ki-tô được rao giảng”.

    * Tôi/chúng tôi đang có óc bè phái, kỳ thị không?

    Sống Lời Chúa: BẠN VÀ TÔI đến thăm một gia đình tôn giáo bạn. TÔI NHỚ LẠI LỜI ĐTC PHANXICO NÓI: "ANH: BẠN EM HÃY BƯỚC RA KHỎI NHÀ THỜ, ĐỂ ĐEM TIN MỪNG ĐẾN CHO MỌI NGƯỜI, KHÔNG PHÂN BIỆT TÔN GIÁO, CHỦNG TỘC MẦU DA, DÙ CÓ PHẢI BẦM DẬP, CÒN HƠN CHỈ Ở TRONG NHÀ THỜ ỐM YẾU, XANH XAO,

    Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha với CẢ tâm tình hướng về cùng một Cha trên trời, ĐỂ SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ PHỤC VỤ LẪN NHAU TINH TÌNH CHÚA BAO LA.

     gpcantho

     

CẢM NGHIỆM SỐNG -VERONICA - REFLECTION 26TH SUNDAY-C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Sep 27 at 1:13 AM
     
     
    anh.jpg

     

    The Parable of the Rich Man

     

    TWENTY-SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR C

     

    Reflection on the Gospel-26th Sunday in Ordinary Time C

    (Luke 16:19-31)

    Sr. Veronica Lawson RSM

     

    The theme of the 2019-2020 Social Justice Statement is “making it real: genuine human encounter in a digital world.” It calls us to ensure that the new digital technology facilitates rather than inhibits the spread of the gospel. The gospel reading invites us to look at the wealth we enjoy, to sharpen our awareness of the needs of those who seek to share the bounty we claim for ourselves, to notice the poor who wait for justice at our gates and seek a part in the life we enjoy. This inclusive embrace is the vision we espouse in this final week of the Season of Creation.

     

    The gospel parable presents a nasty mega rich character using his wealth to support a totally self-centred life-style. He dresses in the finest clothes and feasts extravagantly every day. He has no concern for or interest in the destitute and badly wounded man, Lazarus, who has been cast at his gate and who longs for a share in whatever falls (‘scraps’ in our translation) from the rich man’s table. The reference here is probably to the pita bread commonly used by diners at banquets to wipe their hands. The bread would be discarded after use and snapped up by the dogs. There is a reasonable chance that, even if the servants fail to offer Lazarus the leftovers, the dogs might share with him their daily fare. Begging for food was often the sole means of sustenance for those with disabilities. Lazarus has a serious disability: he is “sorely wounded”; he is “cast” at the gate and has no capacity to prevent the dogs from licking his sores.

     

    Lazarus dies and is transported by angels into the arms of Israel’s iconic ancestor, Abraham. In contrast, the rich man dies and suffers the torment of Hades. There is no mention of angels to transport him to the place of his ancestors. The rich man’s suffering is exacerbated by the vision of the man whose needs he ignored in life now “a long way off” in Abraham’s embrace. Earlier in Luke’s story, Jesus has declared the bent-over woman to be a daughter of Abraham. Later, he will call the toll-collector Zacchaeus a “son of Abraham”. To be “of Abraham” is to be true to the tradition inaugurated by Israel’s ancestor in faith. It is to “hear” Moses and the prophets and their call to justice and right relationship.

     

    Riches belong, not to the few, but to the whole Earth community. If they are all-consuming, they destroy our capacity to see or hear what really matters. All the honour and status they might bring are quite worthless in the final analysis. The rich man came to this realisation too late. The occasional period of digital detox might provide us with time to reflect and to restore the balance required for the health of all on our planet.

     

    RICH MAN AND LAZARUS- SEBY (SEBY AND THE WING'S) (EYES ON JESUS-JOEL LASRADO):

    https://www.youtube.com/watch?

    v=azwCT07BbrE

     

                  The Richman and Lazarus 

                          (Luke: 16:19-31)

     

    Lazarus.jpg

     

     

    Lazarô Và Người Phú Hộ:

    https://www.youtube.com/watch?v=pieI_T1xjQE

     

    Phim ngắn: Lão phú hộ và ông ăn mày Lazarô Thuyết 

    minh: GNsP

    https://www.youtube.com/watch?v=5mYolNI6Z20

     

Subcategories