3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA -THỨ TƯ CN17TN-C

31/07/19 THỨ TƯ TUẦN 17 TN
Th. I-nha-xi-ô Lô-yô-la, linh mục


SỐNG VÀ CHI SẺ TIN MỪNG Mt 13, 44-46

 VUI MỪNG BÁN TẤT CẢ

“Tìm được viên ngọc quý, thương gia ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.” (Mt 13,46)

Suy niệm/SỐNG: Phản ứng trước tiên của người nông dân tình cờ khám phá ra kho báu, hay của người thương gia tìm ra viên ngọc quý sau cả cuộc đời tìm kiếm là vui mừng.

Không vui mừng sao được khi biết kho báu hay viên ngọc quý từ nay nằm trong tay mình, cuộc đời mình sẽ thay đổi! Đức giáo hoàng Phanxicô, qua các văn kiện, cũng luôn nhắc nhở ta về niềm vui, niềm vui được biết Tin Mừng, niềm vui loan báo Tin mừng, niềm vui sống đời thánh thiện. Ta phải vui mừng vì được có Nước Trời là kho báu, có Chúa Giê-su là viên ngọc quý trong đời mình.

Thế mà trên cuộc đời này,“không có đá quý nào cho bằng nhân đức, không có tài sản nào sánh bằng hạnh phúc, cũng chẳng có kho báu nào cho bằng đức tin, và không có ngọc quý nào cho bằng tình yêu” (nhà văn M. Dhliwayo). Là môn đệ Chúa Giê-su, ta có tất cả nhân đức, hạnh phúc, đức tin và lòng mến ấy.

Mời Bạn CHIA SẺ: Những kho tàng quý giá nhất không thể thấy được bằng mắt, mà chỉ có thể cảm nhận bằng con tim.

Nước Trời, Chúa Giê-su là kho báu, viên ngọc quý thật đấy, nhưng không thể đánh giá bằng đôi mắt, mà chỉ qua niềm tin và lòng yêu mến.

Mong bạn, sống giữa những tiện nghi, vật chất, thú vui cuộc đời, vẫn biết đâu là giá trị vĩnh cửu, quý giá, đáng cho mình “bán tất cả những gì mình có,” để “tậu” cho bằng được.

Sống Lời Chúa: Tôi luôn vui mừng vì được làm con cái Chúa, môn đệ Chúa Ki-tô, thành viên của Giáo hội. Tôi hạnh phúc vì có Chúa trong cuộc đời.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, được biết Chúa là hồng ân lớn nhất đời con. Con luôn hãnh diện về hồng ân này.

 

  gpcantho

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN17TN-C

29/07/19 THỨ HAI TUẦN 17 TN

Th. Mác-ta
Ga 11,19-27

Con vẫn tin thầy

“Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian.” (Ga 11,27)

Suy niệm/SỐNG: Những người thân còn chưa hết đau xót bàng hoàng vì sự ra đi của La-da-rô, người em thân yêu, những tiếng khóc còn chưa dứt, những giọt lệ vẫn chưa khô, và chính Đức Giê-su cũng không tránh khỏi xúc động đến rơi lệ, chính khi ấy, Chúa Giê-su lại đặt vấn đề nhạy cảm này với chị Mác-ta: “Chị có tin như thế không?”

 Tin gì? Tin rằng “ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” Thế mà em mình đã chết, đã chôn được bốn ngày rồi! Tin thế nào bây giờ!!! Với lòng mến yêu kính phục dành cho Thầy, Mác-ta sẵn sàng thưa: “Thưa Thầy có. Con vẫn tin.” 

Thế nhưng cô vẫn không thể tưởng tượng được Đức Giê-su lại truyền lệnh cất phiến đá đậy ngôi mộ để gọi La-da-rô người chết đã chôn được bốn ngày sống dậy từ trong mộ bước ra. Thêm một lần nữa, Đức Ki-tô rao giảng mầu nhiệm phục sinh, mầu nhiệm trung tâm điểm của đời sống Ki-tô giáo.

Quả thật, đúng như thánh Phao-lô nói: “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15, 14).

Mời Bạn CHIA SẺ: Đức Giê-su vẫn không ngừng hỏi bạn: “Bạn có tin như thế không?” Bạn trả lời thế nào với Ngài đây? Hành vi nào trong cuộc sống của bạn có thể làm chứng rằng bạn tin vào Đấng Phục Sinh, rằng bạn sẽ sống lại với Ngài?

Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm sống đó.

Sống Lời Chúa: Tìm cách thích hợp để diễn tả niềm tin phục sinh của bạn mỗi khi bạn tham dự một đám tang.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con tin Chúa là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng phải đến trong thế gian.

 gpcantho
 

Download all attachments as a zip file

  • 1564385403665blob.jpg

SỐNG VÀ CHI SẺ LC -LỜI KINH TUYỆT VỜI

Lời Kinh Tuyệt Vời

Nhà thần bí Hồi giáo tên là Farid, đến kinh đô Delhi để xin hoàng đế Akbar ban cho dân làng một ân huệ. Farid đến cung điện và gặp lúc Akbar đang đắm mình cầu nguyện.

Khi hoàng đế cầu nguyện xong, Farid hỏi:

-Nhà vua vừa cầu nguyện như thế nào?

Nhà vua đáp:

-Ta cầu xin Đấng nhân từ ban cho ta sự thành công, giàu có và được sống lâu..

Vừa nghe xong, Farid liền quay lưng lại và bỏ đi. Vừa đi ông vừa nói:

-Ta đến gặp một vị vua. Thế mà ta lại gặp một kẻ ăn xin, không khác gì những hạng người khác!

***

Thật vậy, cầu nguyện không chỉ là cầu xin, cũng không phải là bảng liệt kê ước muốn mà cầu nguyện chính là tôn thờ, thống hối, cảm tạ và xin ơn. Trong kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay bao gồm bốn tâm tình đó.

Chúng ta Thờ phượng, ca ngợi, tôn vinh chúa trong câu đầu tiên: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến” (Lc 11,2).

Sau đó chúng ta bày tỏ tâm tình Thống hối bằng lời xin lỗi: “Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con” (Lc 11,4).

Rồi chúng ta Cảm tạ Chúa ngay trong tâm tình thờ phượng, vì khi ca ngợi tôn vinh Chúa thì đồng thời chúng ta cũng mặc nhiên cảm tạ những hồng ân người ban.

Cuối cùng, tâm tình Cầu xin được biểu lộ trong câu: “Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy” (Lc 11,3), và “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” (Lc 11,4).

Như thế, Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời, vì đã đặt sự cao trọng, Vinh danh, và thánh ý Chúa trên hết; sau đó mới xin cho các nhu cầu của chúng ta, nên rất được Chúa Cha ưa thích.

Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời, vì chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, còn chúng ta là con cái của Người; chúng ta xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; chúng ta xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi cám dỗ ở tương lai, nên chắc chắn sẽ được Chúa Cha đón nhận.

Sau khi đã dạy chúng ta lời kinh tuyệt vời đó, Người còn khuyên chúng ta hãy kiên nhẫn và trông cậy mà cầu nguyện.

1-Phải kiên nhẫn trong khi cầu nguyện là để tăng thêm ước muốn của chúng ta, và cũng là để tăng thêm giá trị ơn Người sẽ ban. Nếu chúng ta không nhận được điều mình xin, thì không phải là Chúa không sẵn sàng ban ơn, nhưng có thể điều cầu xin ấy không mang lại ích lợi cho linh hồn chúng ta, hoặc Người muốn dành cho chúng ta một ơn lớn lao hơn. Cho dù sự đáp trả của Chúa không như lòng chúng ta mong ước hay không đúng lúc chúng ta mong đợi, thì đó cũng là bởi sự khôn ngoan và lòng yêu thương của một người Cha đầy tình nhân ái.

2-Phải trông cậy trong khi cầu nguyện vì Chúa đã hứa: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy , cứ gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11,9). Cha phước Mẹ Têrêxa Calcutta đã chia sẻ kinh nghiệm này như sau: “Chúng tôi có hơn một ngàn tu sĩ, và còn phải nuôi ăn hàng chục ngàn người. Thế mà, chưa bao giờ chúng tôi phải từ chối bất cứ một ai đến xin giúp đỡ. Chúa luôn can thiệp kịp thời để cho chúng tôi thấy rằng Người không bao giờ làm lơ trước lời cầu nguyện của chúng ta”.

***

Lạy Chúa, xin nhắc chúng con siêng năng dùng Kinh Lạy Cha mà cầu nguyện với Cha trên trời. Nhất là xin Chúa mở rộng tâm hồn hẹp hòi ích kỷ của chúng con, để biết cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, những người nghèo khổ, những kẻ tội lỗi và những người thân yêu của chúng con. Amen.

Thiên Phúc

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

SÔNG VÀ CHIA SẺ LC- CN17TN-C

28/07/19 CHÚA NHẬT TUẦN 17 TN – C
Lc 11,1-13

 LẠY CHA CHÚNG CON

“Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Lc 11,2)

Suy niệm/SỐNGTa có thể trình bày kinh Lạy Cha qua hai từ ngữ có chữ trọng: thứ nhất làcao trọng và thứ hai là quan trọng. Kinh Lạy Cha cao trọng vì là lời kinh duy nhất Đức Giê-su dạy ta.

Đó là lời kinh Ngài thường đọc, tóm gọn những gì Ngài đã sống, đã dạy; vì thế, ngày hôm nay phải là lời kinh nằm trên môi miệng các môn đệ của Ngài là chúng ta. Thứ đến, kinh Lạy Cha quan trọng vì chứa đựng những ý hướng cần thiết cho kinh nguyện của ta, là nền tảng và là trái tim của mọi lời cầu nguyện với Thiên Chúa. Kinh này gồm có hai phần: phần thứ nhất ta hướng về chính Thiên Chúa là Cha của ta; phần hai ta hướng về những nhu cầu tại thế của mình.

Trong phần một, ta cầu xin cho Danh Chúa được vinh hiển, Nước Cha hiển trị trong xã hội con người. Tiếp đến, ta cũng cầu xin cho có đủ điều kiện vật chất để sinh sống, chia sẻ; được tha thứ tội lỗi và không sa chước cám dỗ của Ác Thần.

Mời bạn CHIA SẺ: Trong tình con thảo, ta có thể thưa với Cha mọi nhu cầu, gởi nơi Cha mọi sự tín thác, vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.

Người sẽ ban những gì cần thiết cho nhu cầu thật sự của bạn, những hồng ân tốt lành cho những ai kêu cầu sự trợ giúp của Người. Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ cho bạn. Bạn đã bao giờ mệt mỏi khi kêu cầu Cha của mình chưa?

Sống Lời ChúaTừ nay tôi sẽ cầu nguyện theo khuôn mẫu kinh Lạy Cha. Trước hết, tôi hướng về Danh Chúa, Nước Chúa, ý Chúa, rồi mới đến các nhu cầu của mình thuận theo thánh ý Chúa.

Cầu nguyện: Sốt sắng đọc kinh Lạy Cha VÀ SỐNG với tâm tình con thảo.

gpcantho 
 

Download all attachments as a zip file

  • 1564301234665blob.jpg

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ SÁU CN16TN-C

26/07/19 THỨ SÁU TUẦN 16 TN
Th. Gio-a-kim và An-na, song thân Đức Ma-ri-a             
Mt 13,16-17

 LÀ NHÀ CÓ PHÚC

“Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe.” (Mt 13,16)

Suy niệm/SỐNG: Nói theo kiểu Việt Nam, “con hơn cha là nhà có phúc” thì quả là gia đình ông bà Gio-a-kim và An-na có phúc tới ba đời, bởi vì họ có một cô con gái “đầy ơn phúc” “hơn mọi người nữ” là Đức Ma-ri-a, và từ Đức Ma-ri-a, có người cháu ngoại là“Giê-su, con lòng Bà gồm phúc lạ.”

 Chúa Giê-su gọi các tông đồ là “có phúc” bởi vì chính tai các ông được nghe Chúa giải thích mầu nhiệm Nước Trời chứ không chỉ nghe qua dụ ngôn, và chính mắt các ông được thấy Ngài, Đấng Mê-si-a bằng xương bằng thịt chứ không phải qua hình bóng. Trong ngày lễ hai thánh song thân Đức Ma-ri-a,

Lời Chúa trên đây được đặt trong bối cảnh gia đình. Gia đình là “nhà có phúc” khi mỗi người có thể nhìn thấy Đức Giê-su, “Đấng gồm phúc lạ” hiện diện nơi người thân của mình và đối xử với họ một cách yêu mến và kính trọng như đối xử với Chúa.

Mời Bạn CHIA SẺ: Dân gian thường gọi cha mẹ mình là hai vị phật sống trong nhà mà người ta phải hết lòng phụng dưỡng cho trọn bề hiếu thảo.

Nhờ bí tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu mang trong mình sự sống của Đức Ki-tô phục sinh, và nhờ đó có thể nhìn thấy, bằng cặp mắt đức tin, Chúa Giê-su hiện diện trong người anh chị em của mình.

Khi bạn sống mầu nhiệm bí tích Rửa Tội với người thân của mình như thế, bạn đang thực thi một đức hiếu thảo và gia đình bạn đang hưởng một hạnh phúc cao quí hơn gấp bội phần.

Chia sẻ: Gia đình công giáo ngày nay ít cầu nguyện chung. Cả nhóm CSLC thảo luận tìm nguyên nhân và đề nghị giải pháp.

Sống Lời Chúa: Làm một việc thể hiện CỤ THỂ sự quan tâm chăm sóc đối với người thân trong gia đình bạn.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Gia Đình VÀ THỰC HÀNH NHỮNG LỜI KINH NÀY.

gpcantho
 

Download all attachments as a zip file

Subcategories