3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN32TN-C

  •  
    Chi Tran
    Nov 9 at 10:07 PM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    10/11/19 CHÚA NHẬT TUẦN 32 TN – C
    Lc 20,27-38

     CHO MỘT CUỘC SỐNG MAI SAU

    *SỐNG THIÊN ĐÀNG NGAY BÂY GIỜ*

    “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng… Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20,34-35)

    Suy niệm/SỐNG: Cưới vợ lấy chồng là việc bình thường và còn là nghĩa vụ của con người sống trong cõi đời này. Còn trong cõi vĩnh hằng, khi con người sống lại từ cõi chết, người ta sống như các thiên thần (x. Lc 20,36), chuyện vợ chồng không còn cần thiết nữa.

    Như thế, người sống bậc độc thân cũng như bậc gia đình, có thể và có bổn phận theo cách thế của mình, sống cuộc sống đời này để làm chứng cho một cuộc sống mai sau. Người sống bậc độc thân tiên báo cuộc sống hoàn toàn siêu thoát mọi ràng buộc đời tạm này để có thể yêu thương một cách không giới hạn.

    Người sống đời đôi bạn làm chứng cho tình yêu hoàn hảo và vĩnh cửu là tình yêu của Đức Ki-tô đối với Hội Thánh.

    Mời Bạn CHIA SẺ: 1. Loại trừ mọi quan niệm lệch lạc : – cho rằng tu là chán đời, trốn đời, là “một thứ cung đàn lạc điệu”; – cho rằng đời sống vợ chồng là tội lỗi, thua kém so với đời tu. 

    2. Xác tín rằng mọi người, tu trì hay hôn nhân đều phải sống để làm chứng cho một cuộc sống HÔM NAY VÀ mai sau.

    Sống Lời Chúa: – Nếu còn “thong dong” (chưa kết hôn), bạn hãy tìm ý Chúa, để biết Ngài chọn gọi bạn dấn thân theo ơn gọi nào, tu trì hay hôn nhân.

    – Nếu bạn thuộc loại “ván đã đóng thuyền” (đã kết hôn hoặc đã cam kết trong đời sống tu trì), hãy thành khẩn xin Chúa trợ giúp để trung thành làm chứng cho Chúa trong bậc sống của mình.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con chu toàn bổn phận hằng ngày để làm chứng nhân cho Chúa nhờ đó con được nên thánh, và xứng đáng hưởng hạnh phúc THIÊN ĐANG NGAY BÂY GIỜ VÀ VĨNH cửu với Chúa. Amen.

     gpcantho

     


SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NHÀ THỜ VẬT CHẤT

  •  
    Chi Tran
    Nov 8 at 4:03 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    09/11/19 THỨ BẢY TUẦN 31 TN
    Cung Hiến Thánh Đường La-tê-ra-nô 
    Ga 2,13-22

     THÁNH HIẾN ĐỀN THỜ

       *NHÀ THỜ VẬT CHẤT VÀ TÂM HỒN*

    Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” (Ga 2,16)

    Suy niệm/SỐNG: Đền thờ là nơi thờ phượng, tôn kính Thiên Chúa. Thế nhưng giờ đây đã bị tục hoá, bị xúc phạm vì cảnh tượng đảo điên, nhếch nhác của việc mua bán chiên bò, bồ câu, đổi tiền, v.v…

    Chúa Giê-su đã phản ứng hết sức mạnh mẽ để bảo vệ sự thiêng thánh, tinh tuyền của Đền Thờ, là “Nhà của Cha Ngài,” là nơi cầu nguyện, chứ không phải là “chỗ buôn bán” hay là “sào huyệt của bọn cướp” (Mc 11,17).

    Làm như thế, Ngài khẳng định Đền Thờ vật chất này là dấu chỉ một Đền Thờ đích thực “sẽ bị phá huỷ đi và nội trong ba ngày sẽ xây dựng lại”, đó là chính Thân Thể Ngài, tuyệt đối tinh tuyền thánh thiêng, là nơi Thiên Chúa hằng hiện diện.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tâm hồn chúng ta nhờ bí tích Rửa tội cũng trở nên ngôi đền thờ thiêng liêng, nơi Chúa ngự trị.

      BẠN VÀ TÔI đừng để vì bận tâm đến những ngôi đền thờ vật chất to lớn lộng lẫy huy hoàng, mà quên tô điểm cho ngôi đền thờ tâm hồn được tẩy sạch mọi tội lỗi và tính hư TẬT xấu để luôn tinh tuyền thánh thiện và thấm đầy lòng yêu mến chân thành.

    Chúa đâu cần những lễ vật bồ câu, chiên bò béo tốt nhưng Ngài muốn chúng ta hiến dâng lên Ngài tấm lòng chân thành, mến yêu và phó thác để Ngài thánh hoá nên ngôi đền thờ thiêng liêng nơi Ngài ngự trị.

    Sống Lời Chúa: Thường xuyên dọn sạch đền thờ tâm hồn bạn qua Bí tích Hòa giải để luôn xứng đáng là Đền thờ thanh sạch của Thiên Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ CHÚA THÁNH1 LINH THANH TẨY, ĐỔI MỚI, TÁI SINH, ĐỂ đền thờ tâm hồn con luôn tinh tuyền xứng đáng là nơi  Chúa BA NGÔI ngự trị. Amen.

     gpcantho
    Download all attachments as a zip file
    • 1573194009461blob.jpg
      116.7kB
    •  
      1573194009461blob.jpg
      116.7kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN31TN-C

  •  
    Chi Tran
    Nov 6 at 10:19 AM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Wed, Nov 6, 2019, 7:28 AM
    Subject: Fw: 5 phút Lời Chúa 07/11/19 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
    To:


     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    07/11/19 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 31 TN
    L
    c 15,1-10

     CHÚA GIÊ-SU YÊU NGƯỜI CÓ TỘI

    Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” (Lc 15,2)

    Suy niệm/SỐNG: Một người tù được trở về xã hội đến xin việc tại công ty bạn, bạn đón tiếp thế nào? Một cô gái điếm đến gặp bạn, bạn phản ứng ra sao? Hẳn là với ít nhiều dè dặt, e ngại.

    Còn Đức Giê-su, Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Về phía người thu thuế và tội lỗi, họ thường lui tới với Đức Giê-su. Điều này quả làm cho chúng ta ngạc nhiên và cảm mến Đức Giê-su: bởi vì Ngài yêu thương những người tội lỗi. Đức Giê-su cùng ăn uống và kể chuyện cho họ nghe. Kể dụ ngôn “con chiên bị lạc mất”,

    Đức Giê-su mặc khải một niềm vui lớn lao: Ngài đi tìm con chiên lạc là mỗi chúng ta; Ngài mừng rỡ vác lên vai và cả triều thần thánh trên trời “vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Có những lúc, chúng ta thấy nhiều người làm điều xấu và sự dữ dường như lan tràn khắp nơi, khiến chúng ta sợ hãi, thất vọng, bi quan về xã hội, cuộc đời. Rồi câu hỏi đặt ra: trong xã hội, giữa thiện và ác, cái nào chiến thắng?

    Lời Chúa Giê-su phán với thánh Phê-rô: “Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18). Vì thế, niềm tin vào chiến thắng của Chúa Giê-su, chúng ta dấn thân đem sự thánh thiện và tình thương của Chúa vào thế giới, bằng cách:

      BẠN VÀ TÔI hãy sống yêu thương, chan hòa với mọi người, không phân biệt kỳ thị lương giáo, hoặc nhóm này nhóm kia.

    Sống Lời Chúa: Trong những giao tiếp hằng ngày, hãy trao cho nhau những lời nói yêu thương, hoà nhã, tích cực.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa luôn yêu thương người tội lỗi. NHỜ ƠN CHÚA con biết sống yêu thương với anh em con.

     gpcantho

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN31TN-C

  •  
    Chi Tran
    Nov 7 at 10:23 AM
     
     
     
     

     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    08/11/19 THỨ SÁU TUẦN 31 TN
    Lc 16,1-8

     MƯU ÍCH CHO THA NHÂN

    “Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.” (Lc 16,8b)

    Suy niệm/SỐNG: Chắc hẳn nhiều người cảm thấy khó hiểu khi Chúa khen người quản gia ấy là khôn khéo. Phải chăng trong dụ ngôn, Chúa đã không gọi tên quản gia đó là bất lương đấy ư? Chúa khen y khôn khéo là ở chỗ y đã biết nghĩ đến và chuẩn bị cho tương lai của mình.

    Những người con cái Chúa, là “con cái sự sáng” cần phải đặt mục tiêu không phải ở đời này mà là cuộc sống vĩnh cửu mai sau, và dùng những phương thế đời này, không phải một cách bất chính, nhưng với lòng trung tín và để phục vụ mưu ích cho tha nhân.

    Tiền của đời này là “tiền của bất chính” – vì chúng chỉ là tạm bợ – nhưng vấn đề là chúng ta sử dụng chúng thế nào để có thể đạt tới “nơi ở vĩnh cửu” mai sau.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa mong muốn con cái sự sáng cũng biết sử dụng của cải đời này cách khon ngoan bằng cách đầu tư vào Nước Trời.

    Cách đầu tư đúng đắn là biết chia sẻ và cho đi ngõ hầu mưu lợi ích và hạnh phúc tốt nhất cho anh chị em đồng loại để mọi người đều được hưởng niềm vui vĩnh cửu.

    Những gì bạn đang được hưởng (sức khỏe, khả năng, của cải…), tất cả đều là nén bạc Chúa giao phó. Bạn hãy chia sẻ những gì mình đang có cho những ai đang cần cái họ còn thiếu.

    Sống Lời Chúa: Sống niềm vui của sứ điệp ‘Cho thì có phúc hơn là nhận’ (Cv 20,30).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hiến thân chịu chết trên thập giá để chúng con được thừa hưởng sự sống đời đời làm gia nghiệp. NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con biết luôn chia sẻ những gì con đang có, để anh chị em con cũng được hưởng những gì con đang được hưởng. Amen.

     gpcantho

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- CN31TN-C

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Friday, November 1, 2019

 

TN31a - Phải vượt qua trở ngại để tìm gặp Chúa và đem Chúa đến với mọi người

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Kn 11,22-12,2:(23) Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải. (24) Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên.

 

  • 2Tx 1,11-2,2:(11) Xin Thiên Chúa giúp chúng ta làm cho anh em mình xứng đáng với ơn gọi; xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin.

 

  • TIN MỪNG: Lc 19,1-10

 

Ông Dakêu


(1) Sau khi vào Giêrikhô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy. (2) Ở đó có một người tên là Dakêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. (3) Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. (4) Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó.

(5) Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: «Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!» (6) Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. (7) Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: «Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!» (8) Ông Dakêu đứng đó thưa với Chúa rằng: «Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn». (9) Đức Giêsu mới nói về ông ta rằng: «Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Ápraham. (10) Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất».

Câu hỏi gợi ý:

  1. Để nhìn thấy và gặp được Đức Giêsu, Dakêu có phải vượt qua trở ngại nào không? Trở ngại nào khó vượt nhất? Từ đó, ta rút ra bài học gì? 2. Xét trên bình diện tự nhiên, động lực nào khiến Dakêu quyết định trở về con đường ngay chính? Ông hoán cải là do những bài giảng tuyệt vời của Chúa, hay do cách đối xử đầy tình người của Ngài? 3. Những người hoạt động tông đồ có thể rút ra bài học nào cho hoạt động của mình?

Suy tư gợi ý:


  1. Dakêu, một viên quan thuế vụ của đế quốc

    Dakêu là một viên chức nhà nước giàu có, là người có địa vị trong xã hội dân sự. Bài Tin Mừng cho biết: «Ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có» (Lc 19,2), nhưng không cho biết thêm là ông «đứng đầu» ở cấp nào: xã? huyện? hay tỉnh? Thu thuế mà có nhiều nhân viên cấp dưới như ông thì ít gì cũng phải là cấp xã trở lên. Thời nay người làm công việc như ông thường được gọi là «trưởng ban thuế vụ». 

    Trưởng ban thuế vụ ở phường, xã hiện nay chẳng phải là một chức vụ lớn, nhưng ngày xưa, thời Đức Giêsu, người có chức vụ như thế trong xã cũng là một quan chức mà dân chúng phải trọng vọng, nể vì. Hơn nữa, ông lại là một người giàu có. Lêvi, tức tông đồ Matthêu, cũng là một người thu thuế nhưng chắc chắn không cao cấp bằng Dakêu.

    Thời đó, đế quốc Rôma đánh thuế rất nặng trên tất cả các nước họ đô hộ. Vì thế, những người Do Thái yêu nước hoặc sùng đạo như người Pharisêu, chủ trương không nộp thuế. Dakêu là quan thuế vụ của đế quốc, nghĩa là ông cộng tác với một dân tộc ngoại giáo đang đô hộ dân tộc mình cách khắc nghiệt. Là người Do Thái chính gốc nhưng ông lại làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc và tôn giáo mình. Thêm vào đó, những người thu thuế như ông thường hay lạm quyền, bóc lột dân chúng: thay vì thu thuế đúng như luật định, thì bắt dân đóng nhiều hơn để đút túi riêng (x. Lc 3,12-13). Chắc chắn sự giàu có của ông –nếu không phải chủ yếu thì cũng là phần nào– đến từ sự bóc lột này. Ngoài ra, để thích nghi với địa vị xã hội, chắc hẳn ông cũng đã sống như một người ngoại đạo. Vì thế, tuy có địa vị xã hội, nhưng về mặt tôn giáo, ông vẫn bị dân chúng khinh bỉ, xa lánh như hạng người ô uế, phản quốc, bội đạo, tội lỗi.


    2.  Dakêu đã vượt qua những khó khăn để gặp Đức Giêsu

    Đọc bài Tin Mừng này, ta thấy Dakêu gặp Đức Giêsu một cách thật dễ dàng. Ông chỉ việc trèo lên cây, Đức Giêsu đi ngang qua và gọi ông xuống. Nhưng về mặt tâm lý và xã hội, sự việc không đơn sơ như vậy. Để gặp được Đức Giêsu, ông cũng phải vượt qua nhiều trở ngại từ bên trong bản thân ông.

    Ông đã được nghe nói về Đức Giêsu là một «thầy đạo» có những bài giảng chí lý, thấm thía, lại còn có những khả năng lạ lùng như chữa bệnh, đuổi quỉ, làm kẻ chết sống lại nữa. Sự tò mò khiến ông muốn được ít nhất là nhìn thấy Ngài, biết mặt Ngài. Nhưng gặp tận mặt Ngài thì khó, vì ông rất ngại đi vào trong đám đông, vì dân chúng sẽ nhận ra ông rồi tỏ thái độ khinh ghét hay nói xúc phạm ông thì phiền lắm. Còn đứng xa mà nhìn thì cũng khó, vì ông là một người lùn, thấp bé, làm sao thấy được Đức Giêsu giữa đám đông? Không chịu bó tay, ông nhất định phải làm sao nhìn thấy cho bằng được con người đặc biệt này. Bài Tin Mừng viết: «Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó» (Lc 19,4). Đoán trước Đức Giêsu sắp đi ngang qua chỗ nào, ông bèn tới đó trước, rồi leo tuốt lên một cây cao và chờ Ngài đi tới. Như thế ông có thể nhìn rõ Đức Giêsu.

    Để thực hiện việc ấy, Tin Mừng nói «ông liền chạy tới phía trước». Ông chạy chứ không đi, điều này nói lên lòng ham muốn gặp Đức Giêsu lên đến cao độ. Một người có chức vụ cao trong xã hội, một viên chức chính phủ, hẳn phải là người rất ý thức về «cái tôi» và địa vị của mình. Họ không khi nào lại chịu chạy ở ngoài đường, lại càng không chịu leo lên một ngọn cây ở ngoài đường như trẻ nhỏ hay như hạng người bình dân. Họ phải giữ tư cách hay thế giá, nghĩa là phải bảo vệ «cái tôi» của mình, nhất là khi mà đám đông kia đang coi thường mình! Thế mà Dakêu không ngại những chuyện ấy, ông đã từ bỏ «cái tôi» của mình để được thấy và biết mặt Đức Giêsu.


    3.  Muốn gặp Chúa, phải vượt qua «cái tôi» của mình

    Mặc dù là Kitô hữu, nhưng có thể chúng ta chưa hiểu biết nhiều về Thiên Chúa, về Đức Giêsu. Và cũng rất có thể chúng ta chưa hề gặp gỡ Ngài một cách thật sự, mặc dù chúng ta vẫn cầu nguyện, dự thánh lễ và rước lễ hằng ngày. Vì nếu chúng ta thật sự gặp gỡ Ngài, chắc chắn chúng ta phải được biến đổi một cách sâu xa như Dakêu đã từng được Chúa biến đổi. Nếu chúng ta vẫn sống một cách tầm thường, thiếu niềm vui, sức mạnh, tình thương, thì chứng tỏ chúng ta chưa thật sự gặp gỡ Thiên Chúa hay Đức Giêsu. 

    Muốn gặp được Đức Giêsu, chúng ta phải có một quyết tâm, và phải sẵn sàng vượt khó khăn trở ngại để đến với Ngài. Trở ngại lớn lao nhất vẫn là «cái tôi» của chúng ta. Muốn gặp gỡ ai một cách thâm sâu và thật sự, chúng ta phải dẹp bỏ «cái tôi» ích kỷ và đáng ghét của mình đi. Cũng vậy, muốn gặp gỡ Thiên Chúa, muốn theo Đức Giêsu, điều kiện quan trọng là chúng ta phải «từ bỏ chính mình» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23), nghĩa là phải vượt khỏi hay coi nhẹ «cái tôi» của mình cùng với những quyền lợi của nó.


    4.  Thái độ yêu thương của Đức Giêsu khiến Dakêu hoán cải

    Nếu Dakêu chỉ nhìn thấy Đức Giêsu thì ông cũng đã toại nguyện rồi, vì mục đích của ông chỉ có thế. Và sau đó đời ông không chắc có chuyện gì thay đổi. Nhưng sở dĩ ông thay đổi một cách sâu xa là vì thái độ của Đức Giêsu đối với ông. Đang khi mọi người Do Thái khác –nhất là người Pharisêu– tỏ ra khinh bỉ và xa lánh ông, thì Đức Giêsu quan tâm tới ông, trân trọng và yêu thương ông. Ngài yêu thương và trân trọng ông đến nỗi đã để ý đến ông dù ông ở tuốt trên cây, rồi Ngài kêu ông xuống và ngỏ ý muốn ở lại nhà ông, không chờ ông lên tiếng mời. Để tỏ ra trân trọng và yêu thương ông như thế, Ngài cũng phải vượt qua trở ngại là những lời dị nghị, khó chịu của đám đông đang đi theo Ngài: «Mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”» (Lc 19,7). 

    Chính thái độ yêu thương của Đức Giêsu đã làm ông cảm động và quyết tâm trở về con đường ngay chính, trước tiên bằng việc thực thi bác ái và công bằng: «Thưa Ngài, tôi sẽ chia phân nửa tài sản của tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn» (Lc19,8). Đức Giêsu chưa hề lên tiếng khuyên hay giảng cho Dakêu một lời nào, mà ông đã hoán cải. 

    Ta thử đặt vấn đề ngược lại: giả như Ngài giảng cho Dakêu một bài thật hay và xúc tích về Nước Trời, nhưng cách đối xử của Ngài với ông không có gì khác những người Do Thái khác, thì thử hỏi ông có hoán cải nhanh chóng như vậy không?


    5.  Người tông đồ phải trân trọng và yêu thương mọi người

    Cũng như biết bao người bình thường khác, Dakêu rất cảm động trước sự trân trọng và yêu thương của Đức Giêsu, người muốn loan báo Tin Mừng cho ông. Ngoài ơn Chúa tác động trên bình diện siêu nhiên, thì trên bình diện tự nhiên, việc trở lại của Dakêu cũng như những người tội lỗi khác phần lớn đến từ cách xử sự đầy tình nghĩa của người làm tông đồ. Thống kê cho thấy đa số những trường hợp trở lại Kitô giáo hay con đường ngay chính là do họ cảm kích thái độ yêu thương và cách sống gương mẫu của người tông đồ. Ngược lại, nhiều Kitô hữu đã bỏ đạo chỉ vì cách xử sự bất công, khinh người, ích kỷ, «ngôn hành bất nhất» của người làm tông đồ.

    Vì thế, muốn hoạt động tông đồ hữu hiệu, thiết tưởng thái độ quên mình và yêu thương chân thành –như thái độ của Đức Giêsu đối với Dakêu– còn quan trọng và đem lại nhiều kết quả hơn những bài giảng hay, những kiến thức thần học uyên bác. Rất tiếc nhiều trường đào tạo tông đồ hiện nay chỉ quan tâm đào tạo cho những người tông đồ tương lai những kiến thức Kinh Thánh và thần học, mà không quan tâm lắm tới việc tăng trưởng tình yêu đích thực của họ, để họ có thể đối xử một cách chan chứa tình người với những người mà họ có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng. Cách đối xử chan chứa tình người này mới là yếu tố chính yếu đem lại thành công trong công việc tông đồ.


    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, khi làm tông đồ, con cứ ngỡ điều quan trọng là phải nói hay viết về Chúa cho hay, cho thuyết phục mới đem lại kết quả. Nhưng câu chuyện của Dakêu cho con thấy không phải như vậy. Chính thái độ ân cần, yêu thương và đầy tôn trọng của Đức Giêsu đối với Dakêu đã đánh động lòng ông hùng hồn và hữu hiệu gấp hàng trăm lần những bài giảng hay, những lời khuyên chân tình. Vậy, xin Cha hãy giúp con ý thức được tầm quan trọng của tình yêu đích thực trong công việc tông đồ của con và có được tình yêu đó.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài chia sẻ Lễ Cầu Hồn:
Những suy nghĩ về luyện ngục và đau khổ.
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/11/tn31b.html

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 8:47 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 ---------------------------

Subcategories