3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN22TN-C

 

 

Chi Tran
 
Sep 4 at 3:13 AM
 
Sống và Chia sẻ Lời Chúa 

04/09/19 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 4,38-44

 

VỚI TỪNG NGƯỜI

“Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ.” (Lc 4,40)

Suy niệm/Sống: Sự kiện mới xảy ra tại thủ đô của một quốc gia giàu có gây sốc cho nhiều người: Han Sung-ok, 42 tuổi, trốn khỏi Triều Tiên tìm đến sống ở Hàn quốc để mong thoát khỏi cảnh túng đói.

1/ Thế nhưng cuối tháng 7 vừa qua, người ta phát hiện cô và con trai 6 tuổi chết vì đói ăn tại Seoul, một trong những thành phố giàu nhất Á Châu. Giá như những người chung quanh biết và giúp họ chỉ một chút ít thôi, xã hội tránh được một sự cố đau lòng.

2/ Trong khi đi rao giảng, Chúa Giê-su bị vây quanh bởi đám đông dân chúng thuộc đủ mọi thành phần nhưng Ngài luôn dành tình yêu cho từng người đến với mình. Bài Tin Mừng hôm nay kể rằng: “Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa lành họ” (Lc 4,40).

Chúa Giê-su không loại trừ một ai, không xa tránh người nào. Mọi người và từng người, cho dù họ là gì, họ đều là đối tượng cho tình yêu thương của Ngài. Ngài được sai đến để hết mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.

Mời Bạn CHIA SẺ: Trong cuộc sống hằng ngày, người ta dễ bị lôi cuốn vào dòng xoáy của công việc, dịch vụ, cơ hội, các mối giao tiếp,… đến nỗi không còn quan tâm đủ đến những người đến với mình.

Lắm khi họ tiếp xúc cách hời hợt, lạnh lùng với chính người thân đang sống trong cùng mái nhà với mình. Nếu không ý tứ, con virus thờ ơ lãnh đạm đã thâm nhập và phá hoại tâm hồn ta từ lúc nào rồi mà ta không biết.

Sống Lời Chúa: Xét lại thái độ của bạn đối với người thân bên cạnh: Bạn có nhận ra những nỗi niềm của họ và họ đang cần sự trợ giúp của bạn không? Bạn có sẵn sàng trợ giúp họ theo khả năng của bạn không?

Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến VỚI CẢ TÂM HỒN ĐỂ SỐNG TRONG THÁNH THẦN.

 

gpcantho
 

Download all attachments as a zip file

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA -LƠI CHÚA ĐỂ CHIẾU SOI

  •  
    Chi Tran - Sep 3 at 5:04 AM
     
     
     

    LỜI CHÚA ĐỂ CHIẾU SOI HAY ĐỂ PHÊ PHÁN?

     

    Người thấm nhuần Lời Chúa thì thấy mình bất xứng, tội lỗi, hèn kém nên rất khiêm tốn, tự cảm thấy xấu hổ trước mặt Chúa và mọi người, họ chẳng bao giờ dám tự ý lên mặt chia sẻ Lời Chúa một cách tùy tiện.

     

     

    Ngày nay dường như một số người sùng đạo, mang danh đạo đức lại tùy tiện vung vãi Lời Chúa khắp nơi, đánh giá mọi sự, mọi việc, mọi người theo lăng kính của mình, được biện dẫn bằng Lời Chúa. Họ chê bai, lên án người khác, phê bình mọi đối tượng, kể cả phê phán hàng giáo phẩm trong Giáo hội.

    Điều này thường gặp mọi nơi, thể hiện mạnh nhất trên mạng xã hội (Facebook). Người ta dùng Lời Chúa để kết án, hạ bệ nhau không thương tiếc. Họ không cần biết rằng Lời Chúa để soi dẫn cho chính mình chứ không phải mình dùng Lời Chúa để xoi mói người khác.

     

    Lời nói và chữ viết thể hiện rõ tính chất của nội dung. Khẩu khí với giọng điệu khi nói lên biết rõ tính cách, tâm trạng và mục đích của người nói; cũng vậy, chữ viết dù rằng với văn phong và bút pháp khéo mấy cũng thể hiện tính chất con người (văn là người). Người nói hoặc viết dựa vào Lời Chúa cũng không ngoại lệ, dù hình thức mang vẻ rất đạo đức. Tính chất phê bình, mặc cảm, ghen tị, bất mãn, răn đe, phê phán, lên mặt… đều thể hiện trên lời nói hoặc chữ viết. Ngay bài viết này, tuy dựa vào Lời Chúa nhưng cũng thể hiện quan điểm, lập trường, thái độ với đối tượng dùng Lời Chúa để phê bình, chỉ trích, kết án người khác. Nó chỉ khác nhau ở điều là, nên hay không nên, và điều đó có thuộc quyền hạn, trách nhiêm hay chức năng của mình hay không. Cũng như bổn phận của người con đối với cha mẹ, người dưới với người trên, giáo dân với vị chủ chăn và ngược lại, đều có sự phân biệt rạch ròi, có quyền hạn và cần có thái độ khác nhau.

     

    Mục đích của Lời Chúa là để soi rọi cho mỗi người: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” (Dt 4, 12-13). Lời Chúa chỉ có hiệu quả sinh ích và mang đến sự cứu rỗi cho những ai thấm nhuần và sống theo, nghĩa là nó trở nên sức sống, của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Bởi vậy ai đọc hay nghe lời Chúa mà không được biến đổi, không được thúc giục lay động thì Lời Chúa trở nên vô ích. 

     

    Lời Chúa đối với người có đức tin không còn xa lạ, được đến với mỗi người, cho mỗi người chứ không phải của ai hoặc cho ai khác. Nhưng vô tình hay cố ý, nhiều người lại lấy Lời Chúa soi rọi vào người khác mà hầu như không tác động gì đến mình, nên họ chỉ nhìn người khác đầy đen đủi xấu xa, còn mình thì “vô tư”.  Như Đức Giêsu nói: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.” (Lc 6, 41- 42).

     

    Người thấm nhuần Lời Chúa thì thấy mình bất xứng, tội lỗi, hèn kém nên rất khiêm tốn, tự cảm thấy xấu hổ trước mặt Chúa và mọi người, họ chẳng bao giờ dám tự ý lên mặt chia sẻ Lời Chúa một cách tùy tiện. Người ta thường nghĩ rằng phải loan truyền Lời Chúa thì mới có phúc, mới đúng ý Chúa và Giáo hội. Điều này không sai đối với mọi Kytô hữu – từ giáo dân cho đên hàng giáo sĩ – nhưng không phải dễ ở chỗ là, nhiệm vụ rao truyền tùy theo vai trò và chức năng của mỗi bậc. Người giáo dân phải sống đúng với bậc giáo dân, giáo sĩ phải sống đúng với hàng giáo sĩ, không được lẫn lộn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải sống Lời Chúa trước đã, sau đó mới có thể loan truyền Lời Chúa, nhưng thường tự thâm tâm vẫn cảm thấy xấu hổ trước tiên (Sỉ tồn tắc tâm tồn, sỉ vong tắc tâm vong), vì Lời Chúa “sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi… lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người”. Điều này xem ra có vẻ mâu thuẫn, nhưng lại là quy luật của tâm linh trên con đường tiến lên sự thiện. Người loan truyền Lời Chúa cần có một tình yêu thực sự, có thần khí của Đức Kitô nuôi dưỡng, đã được biến đổi trước, lúc đó mới là người xứng đáng rao truyền Lời Chúa. Nhiều người nghĩ rằng truyền giáo là phải nói Lời Chúa thật nhiều, nhưng truyền giáo đúng nghĩa nhất là trở nên “Men và Muối”, trở nên “Ánh Sáng” giữa trần gian, noi gương Đức Kitô và sống Lời Người, nghĩa là sống đạo – đạo yêu thương – như Thiên Chúa yêu con người.

     

    Nếu ai dùng Lời Chúa để soi chiếu chính mình thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ dám so sánh, phê phán người khác. Họ càng không dám lên án ai, luôn thấy mình yếu đuối hèn kém, tội lỗi, và nếu có phải khuyên bảo ai hoặc nói Lời Chúa với người khác họ tự cảm thấy xấu hổ trước mặt Chúa và người đó. Người thấm nhuần và sống lời Chúa sẽ nhận biết chính mình chỉ là con người đầy tội lỗi xấu xa, không dám sánh ví với bất cứ ai, càng không dám lên lớp với người khác. Người so sánh và nghĩ mình đạo đức đã tạm đủ thường có gì đó bất ổn, tự hào và cho mình có quyền dùng Lời Chúa để răn bảo người khác, mặc dù họ vẫn biện minh rằng mình bất xứng, tội lỗi. Cách khác những người lúc nào cũng ham khuyên bảo người khác, nhất là luôn lấy Lời Chúa để răn đe người khác, phê phán, lên án người khác, chứng tỏ rằng người này chưa sống trong tình yêu Thiên Chúa thực sự, chưa thấm nhuần tinh thần Lời Chúa mà chỉ lợi dụng Lời Chúa để lên mặt phê phán, hòng che lấp sự cùng khốn của mình, nó còn nói lên sự kiêu ngạo cho rằng mình đạo đức hơn người khác. Những người này cũng không khác với “Tiên tri giả” là bao. Một trong những sai lầm lớn nhất của “Sứ Điệp Từ Trời” (Sách Sự Thật) là họ dùng Lời Chúa để phê phán, bác bỏ, đe dọa và lên án nhiều điều trong Giáo hội (ngầm phủ nhận Công Đồng Vaticanô II), từ Giáo hội địa phương cho đến Giáo hội hoàn vũ. Họ không chấp nhận sự quản trị của Giáo hội, tự nhận mình tiếp nhận ánh sáng từ trời nên không cần và không cho phép Giáo hội Rôma can dự hay cứu xét (chưa kể sai lầm về thần học tín lý). Phải chăng ngày nay một số người uống phải “men” của “Sứ Điệp Từ Trời” chăng ?

     

    Thiên hạ nhìn vào đời sống của người có đạo mà họ nhận ra Đức Kitô chứ không phải nghe người có đạo nói, như Chân Phước Phaolô VI nói: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”. Nhiều người, nhiều tổ chức hình thức rất hoành tráng để “quảng cáo” về Chúa, về Đức Mẹ. Họ có những phương tiện truyền thông mạnh mẽ, làm việc từ thiện “ngoạn mục” gọi là bác ái, rất thành công và thu hút được con số rất đông, được ca tụng. Nhưng thực ra đó chỉ là việc của trần thế (kỹ thuật và tâm lý quảng cáo) nay còn mai mất, chứ chưa chắc đã mang lại Đức Tin và Tình Yêu chân thật như Chúa và Giáo hội mong muốn (mộ đạo và cảm xúc đạo đức chưa phải là Đức Tin và Tình Yêu). Đạo nào cũng muốn “quảng cáo – rao truyền” cho đạo của mình, đạo nào cũng làm từ thiện, các tỉ phú nước ngoài và ngay cả “Hội Tam Điểm” cũng tổ chức những quỹ từ thiện quy mô lớn, nổi tiếng trên nhiều nước. Nhưng chỉ có Đức Giêsu mới nói và đòi hỏi: Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Người ta sẽ căn cứ vào dấu hiệu này để nhận ra các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Ga 13, 14-15) .

     

     Lời Chúa là Lời Hằng Sống, mang lại “bình an cho người thiện tâm”, ngược lại sự phê phán chỉ mang lại chia rẽ và xáo trộn, mất bình an. Nếu dùng Lời Chúa để phê phán và kết án người khác thì thật mâu thuẫn đến độ “tẩu hỏa nhập ma”, giống như nước với lửa hòa chung làm một, là điều vô lý không thể chấp nhận được. Nó quái lạ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Dù người bán khai, dù chỉ “lớp ba trường làng”, dù đầu óc chứa một kho kiến thức, dù cả “một bụng chữ”, Lời Chúa soi sáng cho mỗi người đều có hiệu quả như nhau, đều nhận biết mình và nhận biết Chúa như nhau, đều được cứu rỗi như nhau, đều thấy tha nhân là hình ảnh của Thiên Chúa. Nhưng cũng những người đó, nếu Lấy Lời Chúa mà rọi vào người khác, sẽ có hậu quả đen tối như nhau, sẽ thấy tha nhân là dốt nát, tồi tệ, xấu xa, thậm chí “tha nhân là địa ngục”, do “Thiên Chúa Đã Chết” (triết gia Nietzsche), chết bởi những người đã dùng Lời Chúa để sát phạt anh em.

     

    Số phận mỗi người đang có và đang sống là một ẩn số kỳ lạ, kèm theo bao nhiêu câu hỏi không thể giải đáp. Tại sao lại là tôi, giới tính này, trong gia đình này, hoàn cảnh và môi trường này, trong địa phương, dân tộc, đất nước này ? Tại sao tôi không là đại gia, làm lớn, làm linh mục, là nhân tài…? Nhưng dưới ánh sáng Lời Chúa lại xem ra dễ hiểu, nên bất cứ người nào, tầng lớp nào đều rất thản nhiên và lạc quan chấp nhận không chút hằn học đòi hỏi giá thế này, thế nọ, không mặc cảm hay ghen tị với người hơn, coi thường người kém may mắn (thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc). Nhưng mỗi số phận đều hoàn toàn có tự do để chọn lựa mà vươn lên trong điều kiện và hoàn cảnh của mình. Mặc dù chẳng thể hiểu được trên lý trí, nhưng Lời Chúa luôn mang lại sự bình an, vững tin vào sự an bài, trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

     

    Chung quy ta có thể kết luận để rút ra một quy luật: Người càng dùng Lời Chúa để phê phán người khác thì càng ít được Lời Chúa chiếu soi, sinh nhiều ghen ghét, ngạo mạn, xa đường thánh thiện, mang đến sự chia rẽ và bất an; Ngược lại, người càng dùng Lời Chúa để soi rọi vào chính mình thì càng biết rõ mình, càng khiêm nhường, thăng tiến trên đường thánh thiện, không dám phê phán bất cứ ai, mang đến tình yêu, sự bình an và an hòa trong đời sống.

     

    Hàn Cư Sĩ

    ---------------------------------------------------

     

    *MỜI ĐỌC THÊM ND # 19= PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ VÀ SỐNG LỜI CHÚA TẠI CÁC NHÓM TRONG WEBSITE CHIASELOICHUA.COM

     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NGÀY 01-9-2019


Mt 25,14-30

 

LÀ TÔI TRUNG CỦA CHÚA

Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25,21)

Suy niệm/SỐNG: Mặc dù chế độ buôn bán nô lệ đã chấm dứt, và biết bao cuộc cách mạng đẫm máu đã diễn ra nhằm giải phóng con người khỏi kiếp nô lệ bị bóc lột, áp bức, thế nhưng nạn buôn người và muôn vàn hình thức người bóc lột người vẫn tồn tại một cách còn tàn bạo và tinh vi gấp bội phần.

Từ hơn 2.000 năm nay, Đức Giê-su dạy chúng ta phá bỏ xiềng xích của mối quan hệ chủ-nô ấy bằng cách sống như người tôi trung của Thiên Chúa. Là tôi tớ của Chúa, chúng ta được ban cho làm chủ tài sản của Ngài để sinh lợi. Và khi đã sinh lợi cho Nước Chúa, chúng ta được đồng thừa hưởng gia nghiệp với Ngài, là phần thưởng Ngài dành cho “tôi tớ tài giỏi và trung thành”.

 Chẳng những thế, vị Chủ đó thân hành trở thành đầy tớ, sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc 12,37).

Mời Bạn: Người xưa có nói: Hiền tài phải gặp được minh quân thì mới thoả chí bình sinh. Người Ki-tô hữu hạnh phúc không gì sánh bằng khi được Chúa làm gia nghiệp, được có Đức Ki-tô Vua Vũ Trụ là minh quân để phụng thờ.

Để phụng sự Vua Ki-tô và sinh lời cho Nước Trời, điều cần thiết yếu là yêu thương phục vụ mọi người anh em, vì Ngài đã nói: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Mời bạn hãy đi và thực hành như vậy.

Sống Lời Chúa: Luôn tâm niệm: Mỗi khi tôi không thực thi bác ái với tha nhân là tôi đang xúc phạm đến Chúa.

Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến VỚI CẢ TÂM HỒN TÔI.

gpdanang

Virus-free. www.avast.com
 

Download all attachments as a zip file

  • 1567311852720blob.jpg

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NGÀY 02-9-2019

02/09/19 THỨ HAI TUẦN 22 TN

Lc 4,16-30

 

LỜI  ỨNG NGHIỆM HÔM NAY

Đức Giê-su cuộn sách lại và bắt đầu nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe.” (Lc 4,20a.21)

Suy niệm/SỐNG: Đức Giê-su với tư cách là Đấng Mê-si-a “ra mắt” dân Do Thái ngay tại quê hương Na-da-rét của Ngài bằng một bài giảng trang trọng: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe,” thế nhưng kết quả lại không được như mong đợi.

Sự xuất hiện của Chúa Giê-su đã gây nhiều bất ngờ, và phản ứng trái chiều nơi những người có mặt tại hội đường Na-da-rét hôm ấy. Họ vẫn chờ đợi một Đấng Cứu Thế với những phép lạ ngoạn mục siêu phàm, đến để thống trị muôn dân muôn nước.

Vì thế họ không thể chấp nhận lời tiên tri lại được ứng nghiệm nơi một Đấng Cứu Thế khiêm tốn như con chiên hiền lành bị đem đi xén lông (x. Is 53,7). Và  họ đã vấp phạm vì Ngài.

Mời Bạn CHIA SẺ: Đức Ki-tô đã đến trong trần gian là Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Is 7,14; Mt 1,23). Ngài đã “trút bỏ vinh quang” của một vị Thiên Chúa, để sống trọn vẹn thân phận con người như chúng ta (x. Pl 2,6-8). Đây chính là đường lối cứu độ của Thiên Chúa.

Ngài tiếp tục con đường tự hiến đó bằng cách hằng hiện diện nơi Bí tích Thánh Thể, và nơi những con người bé nhỏ nghèo hèn để mỗi khi chúng ta chia sẻ giúp đỡ họ thì Ngài bảo đó là chúng ta đang chia sẻ giúp đỡ chính Ngài.

Sống Lời Chúa: Để lời ngôn sứ ứng nghiệm, mời bạn siêng năng rước lễ và LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO anh chị em bé mọn nghèo hèn, VÀ LUÔN THA THỨ, NHỊN NHỤC LẪN NHAU.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, NHỜ THÁNH THÂN NHẮC BẢO chúng con biết nhận ra Chúa đang hiện diện nơi người anh em, để chúng con biết sống tích cực niềm tin yêu của mình trong mọi ngày sống. Amen.

------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -31-8-2019

31.08.19

THỨ BẢY TUẦN 21 TN

Mt 25,14-30

LÀ ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH

 

“Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh.” (Mt 25,21)

Suy niệm/SỐNG: “Khả năng quyết định những gì bạn có thể thực hiện. Động lực quyết định lòng nhiệt tình bạn muốn thực hiện. Thái độ quyết định cách bạn thực hiện tốt ra sao” (L. Holtz).

Bài dụ ngôn hôm nay nhắc nhở ta về việc sử dụng khả năng của mình theo ý Chúa muốn, vì ta chỉ là người quản lý vốn liếng khả năng ấy. Khả năng mỗi người không ai giống ai: người năm yến, kẻ hai yến, người khác một yến. Vấn đề không phải là ta được Chúa ban cho bao nhiêu khả năng, mà là đâu là động lực thúc đẩy bạn phát triển những khả năng ấy.

Hai người có năm nén và hai nén được ông chủ khen là “đầy tớ tài giỏi và trung thành,” vì có sự sáng tạo của trí óc, lòng yêu mến của con tim, sự siêng năng của đôi tay, khi sử dụng khả năng Chúa ban.

Người đầy tớ đem chôn yến bạc dưới đất là hình ảnh của người đem những khả năng Chúa ban cách để sử dụng cách ích kỷ thay vì để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.

Mời Bạn CHIA SẺ: “Khả năng là ơn Chúa ban. Hãy khiêm tốn. Danh tiếng là do con người tặng. Hãy tri ân. Tính tự phụ do ta tạo nên. Hãy cẩn thận” (J. Wooden). Nếu tự hào, bạn hãy tự hào vì được Chúa tin tưởng giao cho mình một số khả năng để phục vụ Ngài và tha nhân.

Sống Lời Chúa: Tôi xem lại cách mình sử dụng các yến bạc Chúa ban (của cải, trí khôn, thời giờ…) cho đúng ý Ngài.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã tin tưởng giao phó cho con những yến bạc khả năng. Xin cho con không là đầy tớ tồi tệ và biếng nhác, vì chỉ sử dụng cách ích kỷ. Nhưng xin cho con là đầy tớ tài giỏi và trung thành, phục vụ Chúa và người khác. Amen.

gpmytho
 

Download all attachments as a zip file

Subcategories