3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ BẢY CN34TN-C

  •  
    Tinh Cao
    Nov 29 at 5:15 PM
     
     

    Ngày 30 tháng 11

    Lễ Thánh Anrê, Tông Ðồ

    *******

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    CÁC ÔNG BỎ LƯỚI MÀ ĐI THEO NGÀI

     

    Bài Ðọc I: Rm 10, 9-18

    "Lòng tin có là nhờ nghe, còn nghe thì dựa vào lời Ðức Kitô".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Nếu miệng ngươi tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa và lòng ngươi tin rằng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, thì ngươi sẽ được rỗi. Quả thế, tin trong lòng thì sẽ được công chính, tuyên xưng ngoài miệng sẽ được cứu rỗi.

    Nhưng người ta kêu cầu thế nào được với Ðấng mà họ không tin? Hoặc làm sao họ tin được Ðấng họ không nghe nói tới? Nhưng nghe thế nào được, nếu không có người rao giảng? Mà rao giảng thế nào được, nếu không được ai sai đi? Như có lời chép rằng: "Cao quý thay chân những người rao giảng sự bình an, rao giảng tin lành!" Nhưng không phải mọi người đều suy phục Tin Mừng cả đâu. Vì Isaia nói rằng: "Lạy Chúa, nào có ai tin lời chúng con rao giảng?"

    Vậy lòng tin có là nhờ nghe, còn nghe thì dựa vào lời Ðức Kitô. Nhưng tôi xin hỏi: Phải chăng họ đã không được nghe đến? Quả thật, tiếng của những vị đó đã vang dội ra khắp địa cầu, và lời của những đấng ấy được truyền đến tận cùng thế giới.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5

    Ðáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).

    Xướng: 1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp của Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. - Ðáp.

    2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 9, 19

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các ngươi hãy theo Ta; Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 4, 18-22

    "Các ông bỏ lưới mà đi theo Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, nhân lúc Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta". Lập tức hai ông bỏ lưới đó mà theo Người. Ði xa hơn một đỗi, Người lại thấy hai anh em khác là Giacôbê con ông Giêbêđê, và Gioan em ông đang vá lưới trong thuyền với cha là Giêbêđê. Người cũng gọi hai ông. Lập tức hai ông bỏ lưới và cha mình mà đi theo Người.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Xin nghe bài chia sẻ về Thánh Anrê Tông Đồ theo bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI dưới đây bằng cách bấm vào cái link sau đây

     

    LeThanhAnreTongDo.mp3  

     

     

     

    “Tông Đồ Anrê, Vị được gọi đầu tiên”

     

    (ĐTC Biển Đức XVI: Giáo Lý về Giáo Hội Truyền Thống - Bài 11)

     

     

     

    image.png

     

     

    Anh Chị Em thân mến,

     

    Ở ba bài giáo lý vừa rồi chúng ta đã nói về hình ảnh của Thánh Phêrô. Giờ đây, căn cứ vào những gì có trong tay, chúng ta muốn nói tới 11 vị tông đồ khác một chút. Bởi thế, hôm nay chúng ta nói tới người anh em của Simon Phêrô là Thánh Anrê, vị cũng là một trong Nhóm 12.

     

    Điều đầu tiên làm cho người ta chú ý về Thánh Anrê là tên gọi của ngài, ở chỗ, tên của ngài không phải là tiếng Do Thái mà là tiếng Hy Lạp, dấu hiệu cho thấy một tính cách cởi mở về văn hóa nào đó của gia đình ngài. Chính chúng ta cũng thấy được ở Galilêa là nơi tiếng Hy Lạp và văn hóa Hy Lạp khá thông dụng.

     

    Trong các danh sách về Nhóm 12 thì Anrê được liệt kê thứ hai ở Phúc Âm Thánh Mathêu (10:1-4) và ở Phúc Âm Thánh Luca (6:13-16), hay thứ bốn ở Thánh Marcô (3:13-18) và ở Sách Tông Vụ (1:13-14). Dù sao chăng nữa thì ngài chắc chắn là ngài có một uy tín lớn trong các cộng đồng Kitô Giáo sơ khai.

     

    Mối liên hệ về máu mủ giữa Thánh Phêrô và Anrê, cũng như việc Chúa Giêsu gọi chung cả hai vị, đều là những gì được minh nhiên trình thuật trong các Phúc Âm. Người ta đọc thấy rằng: ‘Khi bước đi bên bờ Biển Galilêa, thì Người thấy hai anh em, Simon cũng được là Phêrô và Anrê là người anh em của ngài, cả hai đang thả lưới xuống biển; vì họ là những tay đánh cá. Người đã nói với họ rằng: ‘Hãy theo Thày, và tôi sẽ làm cho các người thành những tay đánh cá người ta’ (Mt 4:18-19; Mk 1:16-17).

     

    Theo Phúc Âm thứ bốn, chúng ta biết được một chi tiết quan trọng khác, đó là, mới đầu, Anrê là một người môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả; và điều này cho chúng ta thấy rằng ngài là một con người tìm kiếm, một con người đã chia sẻ niềm hy vọng của Yến Duyên, một con người muốn biết hơn nữa về lời của Chúa, về sự hiện diện của Chúa.

     

    Ngài thực sự là con người của đức tin và đức cậy; nên một ngày kia nghe thấy Gioan Tẩy Giả giảng về Đức Giêsu như là ‘Chiên Thiên Chúa’ (Jn 1:36); bấy giờ ngài đã bị tác động, để rồi cùng với một người môn đệ khác được giấu tên, đã đi theo Đức Giêsu, vị đã được Thánh Gioan gọi là ‘Chiên Thiên Chúa’. Vị Thánh Ký viết: ‘Họ đã thấy nơi Người ở; và họ đã ở với Người’ (Jn 1:40-43), một việc chứng tỏ cho thấy ngay một tinh thần tông đồ khác thường. Bởi thế, Anrê là vị tông đồ đầu tiên được kêu gọi và đã theo Chúa Giêsu.

     

    Đó là lý do phụng vụ của Giáo Hội Byzantine tôn kính ngài với dan hiệu là ‘Protoklitos’, tức là người ‘được ọi đầu tiên’.

     

    Vì mối liên hệ huynh đệ giữa Phêrô và Anrê mà Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople coi minh là hai Giáo Hội chị em với nhau. Để nhấn mạnh đến mối liên hệ này, vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Phaolô VI, vào năm 1964, đã hoàn lại di hài nổi tiếng của Thánh Anrê là những gì cho tới bấy giờ vẫn được lưu giữ ở đền thờ Vatican, cho vị giám mục tổng giáo phận Chính Thống ở thành phố Patras, Hy Lạp, nơi mà theo truyền thống, vị tông đồ này đã bị đóng đanh.

     

    Các truyền thống Phúc Âm đề cập đến tên Anrê đặc biệt vào 3 trường hợp khác nữa, giúp cho chúng ta có thể biết thêm về con người này. Lần thứ nhất đó là vào biến cố bánh hóa ra nhiều ở Galiêa. Lần này, Anrê đã chỉ cho Chúa Giêsu biết về sự hiện diện của một em trai có 5 ổ bánh và 2 con cá: ngài nói là rất ít ỏi cho tất cả đám dân chúng đang tu họp lại ở nơi ấy (x Jn 6:8-9).

     

    Cn phải nhấn mạnh đến tính cách thiết thực của Anrê. Ngài đã thấy em trai này, tức là ngài đã hỏi Người rằng: ‘Thế nhưng điều này thì có nghĩa gì đối với tất cả bằng ấy người chứ?’ (ibid) và ngài đã biết được tình trạng thiếu phương tiện. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã có thể làm cho chúng trở thành đủ cho đám đông dân chúng đã đến nghe Người rao giảng.

     

    Lần thứ hai ở Giêrusalem. Khi rời thành phố, một người môn đệ đã chỉ cho Người phong cảnh của những tường thành vĩ đại vây bọc ngôi đền thờ. Lời đáp ứng của Vị Sư Phụ đã làm bàng hoàng sửng sốt đó là Người nói rằng những bức tường thành đó sẽ không còn một hòn đá nào trên hòn đá nào. Bấy giờ Anrê, cùng với Phêrô, Giacôbề và Gioan, đã hỏi Người rằng: ‘Xin Thày nói cho chúng con biết khi nào thì điều này sẽ xẩy ra, và đâu là dấu hiệu cho thấy tất cả những điều ấy đều được nên trọn’ (Mk 13:1-4).

     

    Để trả lời cho vấn nạn ấy, Chúa Giêsu đã nói một bài quan trọng về việc Thành Giêrusalem bị hủy diệt và về ngày cùng tháng tận của thế giới, kêu gọi các môn đệ hãy can thận để ý tới các dấu chỉ thời đại và luôn giữ thái độ tỉnh thức. Theo tình tiết này thì chúng ta có thể suy diễn là chúng ta không cần phải sợ đặt vấn đề với Chúa Giêsu, thế nhưng đồng thời chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận các giáo huấn của Người, những giáo huấn cũng kinh hoàng và khó khăn.

     

    Sau hết, các Phúc Âm ghi nhận lần thứ ba nói về Anrê. Trường hợp này cũng ở Giêrusalem, ngay trước Cuộc Khổ Nạn một chút. Đó là vào dịp Lễ Vượt Qua, Thánh Ký Gioan thuật rằng, có một số người Hy Lạp đã đến Thành Thánh này, có lẽ là thành phần cải đạo hay những con người kính sợ Thiên Chúa, để tôn thờ Vị Thiên Chúa của dân Do Thái trong dịp lễ Vượt Qua.

     

    Anrê và Philiphê, hai người môn đệ mang tên gọi Hy Lạp, đã đóng vai thông dịch viên và môi giới cho Chúa Giêsu của nhóm người Hy Lạp nhỏ bé này. Câu Chúa Giêsu trả lời cho câu hỏi của ngài có vẻ khó hiểu, như vẫn thường xẩy ra ở Phúc Âm Thánh Gioan, thế nhưng chính vì thế mà nó cho thấy tất cả ý nghĩa của nó. Chúa Giêsu nói cùng những người môn đệ của Người, và qua môi giới của họ, với thế giới Hy Lạp rằng: ‘Đã đến giờ Con người được hiển vinh. Thật vậy, thật vậy, Thày nói cùng các con hay là trừ phi hạt lúa miến rơi xuống đất chết đi bằng không nó vẫn y nguyên như thế; nó có chết đi mới sinh nhiều hoa trái’ (Jn 12:23-24).

     

    Trong bối cảnh ấy những lời này có nghĩa là gì? Chúa Giêsu muốn nói rằng: Phải, cuộc gặp gỡ của Thày với những người Hy Lạp sẽ xẩy ra, thế nhưng cuộc gặp gỡ của Thày sẽ không phải là một cuộc nói chuyện giản dị và ngắn ngủi với một số người nào đó được tác động trước hết bởi tính tò mò vậy thôi. Bằng cái chết của mình, có thể được so sánh với việc hạt lúa miến rơi xuống đất, thời điểm hiển vinh của Thày sẽ đến. Nhờ cái chết trên cây thập tự giá mới phát sinh nhiều hoa trái. ‘Hạt lúa miến chết đi’ – tiêu biểu cho việc Thày bị đóng đanh – sẽ trở thành, nhờ Cuộc Phục Sinh, bánh sự sống cho thế gian: Nó sẽ là ánh sáng soi chiếu cho các dân tộc và các nền văn hóa.

     

    Phải, cuộc gặp gỡ với cái hồn Hy Lạp, với thế giới Hy Lạp, sẽ xẩy ra ở cái ý nghĩa sâu sắc được hạt lúa miến ám chỉ như thế, một biến cố thu hút các quyền lực của cả trái đất lẫn trời cao và trở thành bánh sự sống. Nói cách khác, Chúa Giêsu nói tiên tri về Giáo Hội của người Hy Lạp, Giáo Hội của dân ngoại, Giáo Hội của thế giới là hoa trái của Cuộc Người Vượt Qua.

     

    Các truyền thống rất cổ tin rằng Anrê, vị đã chuyển đạt những lời ấy cho các người Hy Lạp, chẳng những là thông dịch viên của một số người Hy Lạp trong cuộc họ gặp gỡ Chúa Giêsu như chúng ta vừa nhớ lại, mà ngài còn được coi là vị Tông Đồ của người Hy Lạp vào những năm sau Biến Cố Hiện Xuống nữa; những truyền thống ấy cho chúng ta biết rằng cả cuộc đời còn lại của mình, ngài là người rao giảng tin mừng và là thông dịch viên về Chúa Giêsu cho thế giới Hy Lạp.

     

    Phêrô, người anh em của ngài, đã từ Giêrusalem đến Rôma, đi ngang qua Antiôkia, để thi hành sứ vụ hoàn vũ của mình; Anrê, trái lại, là vị Tông Đồ của thế giới Hy Lạp. Bởi thế, cả khi sống lẫn lúc chết, các vị đều là những người anh em chân thực, một tình huynh đệ được diễn tả một cách tượng trưng nơi mối liên hệ đặc biệt của các giáo hội Rôma và Constantinople, hai Giáo Hội là chị em với nhau thực sự.

     

    Một truyền thống sau đó, như tôi đã nói, thuật lại cái chết của Thánh Anrê ở Patras, nơi ngài cũng bị hành quyết đóng đinh vào thập giá. Tuy nhiên, vào chính giây phút cuối cùng ấy, như người anh em Phêrô của mình, ngài đã xin được đóng đanh khác với cách của Chúa Giêsu. Nơi trường hợp của ngài thì cây thập tự giá theo kiểu chữ X, tức là có hai thanh gỗ bắt chéo nhau, nên mới được gọi là ‘cây thập giá của Thánh Anrê’.

     

    Đó là những gì, theo một trình thuật cổ (vào đầu thế kỷ thứ sáu), với nhan đề ‘Cuộc Khổ Nạn của Thánh Anrê’: vào lúc ấy ngài đã nói rằng: ‘Kính mừng, Ôi cây thập giá, được thân thể Chúa Kitô khai mạc, một thập tự giá đã trở thành đồ trang điểm cho các phần tử của Người, như thể họ là những viên ngọc quí. Trước khi Chúa Kitô cưỡi lên ngươi thì ngươi gây kinh hoàng cho trần thế. Tuy nhiên, giờ đây, được tình yêu thiên quốc ban tặng, ngươi đã trở thành một tặng ân. Thành phần tín hữu cảm thấy niềm vui biết bao nơi ngươi, bao nhiêu là tặng ân do người cống hiến. Bởi thế, hãy tin tưởng và tràn đầy niềm vui, ta đến đây để ngươi cũng sẽ nhận lấy ta hân hoan như người môn đệ của Đấng đã bị treo lên trên ngươi… Hỡi cây thập tự giá diễm phúc…, cây thập tự giá đã lãnh nhận cái uy nghi và kiều diễm của những chi thể Chúa Kitô…, xin hãy nhận lấy ta và hãy dẫn ta xa khỏi con người và trao ta cho Vị Sư Phụ của ta, để nhờ ngươi, Người sẽ lãnh nhận ta, Đấng nhờ người đã cứu chuộc ta. Kính mừng, Ôi cây thập tự giá, phải, xin thực lòng kính chào ngươi!’.

     

    Như chúng ta có thể thấy, chúng ta đang đứng trước một linh đạo Kitô Giáo hết sức sâu xa, một linh đạo thấy nơi cây thập tự giá, vượt ra ngoài tính cách một dụng cụ hành hình, như một phương tiện khôn sánh cho việc hoàn toàn nên giống với Đấng Cứu Chuộc, nên giống hạt lúa miến rơi xuống đất. Chúng ta cần phải học được bài học rất quan trọng này, đó là, những thập tự giá của chúng ta có một giá trị nếu chúng được coi và đón nhận như yếu tố của thập giá Chúa Kitô, nếu chúng được chạm tới bằng việc phản ảnh ánh sáng của Người. Chỉ nhờ những cây thập tự giá như thế, các nỗi đau thương của chúng ta cũng mới cao quí và đạt được ý nghĩa đích thực của chúng.

     

    Chớ gì Tông Đồ Anrê dạy cho chúng ta biết theo Chúa Giêsu một cách mau mắn (x Mt 4:20; Mk 1:18), nói một cách nhiệt tình về Người với tất cả những ai chúng ta gặp gỡ, trước hết là để vun trồng một mối liên hệ thân tình thực sự với Người, với ý thức là chỉ ở nơi Người chúng ta mới có thể tìm thấy ý nghĩa tối hậu nơi cuộc sống cũng như nơi cái chết của chúng ta mà thôi.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/6/2006

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo_PQ-wsjGrmqOyL8KcoGff%2BKmf4xuhb0SbsHr6X_Q-LA%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN34TN-C

  •  
    Chi Tran
     
    Nov 27 at 4:10 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    27/11/19 THỨ TƯ TUẦN 34 TN
    Lc 21,12-19

     BỊ BÁCH HẠI LÀ LÀM CHỨNG

    “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em… Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.” (Lc 21,12.13)

    Suy niệm/SỐNG: “Tử đạo” theo nguyên ngữ tiếng La-tinh là “Martyr” có nghĩa là chứng tá, chứng nhân, được dùng để chỉ những ai làm chứng cho đức tin và luân lý Ki-tô giáo mà vì thế bị giết hại.

    Do đó, kiểu nói “tử đạo là làm chứng,” hay bị bách hại là làm chứng, không phải là để gây sốc nhưng là chính chân lý căn bản trong đời sống của Ki-tô hữu mọi thời và mọi nơi. Chính Chúa Giê-su đã dạy sự thật này qua hình ảnh hạt lúa bị mục nát: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà chết đi thì nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt khác” (Ga 12,24).

    Điều này không có gì lạ bởi vì khuôn mẫu của người môn đệ là mầu nhiệm Vượt qua như Thầy mình. Khi can trường làm chứng cho Chúa cách công khai, khi can đảm xả thân cho những giá trị của Tin mừng như công bằng, bác ái, sự thật…

    Người môn đệ Chúa Ki-tô dám liều mất mạng sống ở đời này, nhưng họ lại được sự sống đời đời, đặc biệt được Chúa Giê-su làm chứng trước mặt triều thần thiên quốc.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tin Mừng Nước Trời không chấp nhận tình trạng phẩm giá con người bị coi thường, tự do bị chà đạp, công lý bị rẻ rúng… Tin Mừng ấy đòi hỏi bạn phải loại trừ cách ứng xử theo con người tự nhiên, mời gọi bạn sống theo con người mới, được Thần Khí hướng dẫn, phù hợp tinh thần của Nước Trời.

    Vì lý do đó, xung đột, bách hại là cơ hội lửa thử vàng cho niềm tin nơi bạn.

    Sống Lời Chúa: Tôi cầu nguyện, dâng hy sinh để cầu cho các nhà truyền giáo đang gặp bách hại trên thế giới.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh của Thần Khí Chúa để con can đảm sống và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh. Amen.

     gpcantho

     

    Download all attachments as a zip file
    • 1574833522235blob.jpg
      116.7kB
    •  
       

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN34TN-C

  •  
    Chi Tran
    Nov 25 at 4:03 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    25/11/19 THỨ HAI TUẦN 34 TN
    CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
    Lc 9,23-26

     THEO CHÚA ĐỂ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI

    Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” (Lc 9,23-24)

    Suy niệm/SỐNG: Một người tầm sư học đạo hoặc theo đuổi bất cứ ngành nghề nào, đều nhắm đến đầu ra là sẽ đạt được những gì.

     Chúa Giê-su thấu hiểu điều ấy, nên thẳng thắn tuyên bố rằng ai chọn theo Ngài thì “sẽ cứu được mạng sống mình,” nhưng cái giá phải trả là “mất mạng sống vì Ngài.” Sở dĩ Chúa Giê-su đòi hỏi gắt gao như vậy, bởi vì theo Ngài, ta không chỉ để học biết điều hay điều tốt, mà sâu xa hơn, còn để được biến đổi tận căn, trở nên con người mới theo hình ảnh Ngài.

    Điều đó đồng nghĩa với việc con người cũ nơi ta phải chết đi, tựa như hạt lúa mì, muốn phát triển thành cây, sinh nhiều bông hạt, phải chấp nhận bị mục nát.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Có người thất vọng sau khi chọn theo Chúa Ki-tô, bởi nguyện ước của họ đôi khi không được đáp thỏa. Còn bạn, bạn đang mong muốn nơi Ngài điều gì, và liệu rằng, đó có phải điều Ngài từng hứa với bạn chăng?

    Sống Lời Chúa: Chúa Giê-su đòi ta phải vác thập giá theo Ngài và phải chấp nhận ‘chết đi’ mỗi ngày. Vì thế, cuối mỗi ngày sống, ta nên xét lại xem: mình có thực sự sẵn sàng để trở thành môn đệ Chúa Giê-su chưa?

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, chấp nhận theo Chúa là chấp nhận mất để được. Xin cho chúng con can đảm và khôn ngoan quyết tâm chọn Chúa, dám đánh đổi sự sống trần thế vì đức tin, hầu có thể đạt được phần phúc như tổ tiên chúng con là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Amen.

     gpcantho

     

    Download all attachments as a zip file
    • 1574663501596blob.jpg
      116.7kB
    • 35015
       
      15746696blob.jpg
      116.7kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN34TN-C

  •  
    Chi Tran
    Nov 26 at 12:19 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    26/11/19 THỨ BA TUẦN 34 TN
    Lc 21,5-11

     HƯỚNG VỀ ĐỀN THỜ VĨNH CỬU

    Đức Giê-su bảo : “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21,6)

    Suy niệm/SỐNG: Năm 70 sCN, sau khi chiếm thành Giê-ru-sa-lem và bắt đi 97.000 tù binh, tướng Rô-ma là Titô đã cho phóng hỏa đốt thành và cho cày một luống cày chính giữa Đền thờ.

    Thế là chấm dứt ngôi Đền thờ nổi tiếng, để rồi trong gần 2.000 năm, câu chúc luôn nằm trên môi miệng người Do Thái là “Hẹn năm sau về Giê-ru-sa-lem”. Những lời tiên tri của Đức Giê-su đã được ứng nghiệm! Thế nhưng, với con mắt đức tin, ta khám phá ra một ý nghĩa khác về ngôi đền thờ như Đức Giê-su nói: “Hãy phá huỷ đền thờ này và trong ba ngày, Tôi sẽ xây dựng lại”. 

    Từ nay ngôi đền thờ vĩnh cửu mọi người phải qui hướng về là con người Đức Giê-su phục sinh. Mọi người đều được mời gọi bước vào Đền thờ-Đức Ki-tô phục sinh để gặp gỡ Thiên Chúa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhớ rằng thân xác mỗi người cũng là đền thờ Thiên Chúa. Phải qui hướng, gắn bó với Đức Ki-tô phục sinh và Thánh Thần của Ngài. Cần thường xuyên thanh tẩy đền thờ-tâm hồn bằng ơn thánh của bí tích hoà giải.

    Sống Lời Chúa: Tôi luôn kính trọng thân xác, không quá chiều chuộng, cũng chẳng khinh rẻ vì ý thức thân xác mình là đền thờ của Thiên Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dẫn con vào nhà của con, căn nhà của trái tim, căn nhà vừa quen vừa lạ. Xin hãy cho con thấy những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co, những mâu thuẫn và vô lý nơi con. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT con thấy những nhỏ mọn, ích kỷ, những yếu đuối, khô khan, những cứng cỏi và tự ái nơi con. CON QUYẾT TÂM biến đổi tâm hồn con thành nơi cư ngụ của Chúa.

     gpcantho

     

    Download all attachments as a zip file
    • 1574739051269blob.jpg
      116.7kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN CHÚA KITO VUA

 

CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật thứ 34 Thường Niên

(24-11-2019)

Ta đã nhận Đức Giêsu
là Vua của tâm hồn ta chưa?
Và đã sống đúng như vậy chưa?

 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • 2Sm 5,1-3:(3) Toàn thể kỳ mục Ítraen đến gặp Đavít tại Khéprôn. Đavít lập giao ước với họ tại Khéprôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đavít làm vua Ítraen.

 

  • Cl 1,12-20:(13) Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái của Ngài; (14) trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.

 

  • TIN MỪNG: Lc 23,35-43

 

Đức Giêsu bị nhục mạ


(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: «Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!» (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống (37) và nói: «Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!» (38) Phía trên đầu Người, có bản án viết: «Đây là vua người Do Thái».

Người gian phi sám hối


(39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: «Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!» (40) Nhưng tên kia mắng nó: «Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!» (42) Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: «Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!» (43) Và Người nói với anh ta: «Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng».

 Câu hỏi gợi ý:

  1.  Đức Giêsu hoàn toàn vô tội và hết sức thánh thiện lại cùng chịu chung một hình phạt ghê gớm nhất với những kẻ tội lỗi nhất. Bạn nghĩ gì về điều này? 2.   Để nâng con người tội lỗi lên hàng thánh thiện, phải chăng Đức Giêsu –vốn đồng hàng thánh thiện với Chúa Cha– phải tự hạ đến mức trở nên đồng hàng với những kẻ tội lỗi nhất của trần gian? Phải chăng đó là cái giá phải trả cho sự cứu chuộc tội lỗi? Ta có thể rút ra bài học gì cho công việc tông đồ của ta?  3.   Đức Giêsu là Vua của vũ trụ, điều đó có liên quan hay ảnh hưởng gì tới ta, nếu Ngài vẫn chưa phải là Vua của lòng ta? Ta đã nhận Ngài là Vua của lòng mình thật sự bằng cuộc sống chưa? Hay chỉ bằng những lời tuyên xưng thôi?

Suy tư gợi ý:


  1. Bối cảnh bài Tin Mừng

    Bài Tin Mừng mô tả cảnh ba tử tội bị hành quyết, trong đó có 2 tên gian phi và 1 thầy đạo. 2 tên gian phi bị tử hình thì cũng đáng đời, họ là những cặn bã xã hội, bị coi là những phần tử xấu xa nhất của con người, cần phải loại trừ. Nhưng thầy đạo Giêsu thì chẳng những hoàn toàn vô tội, mà còn là con người thánh thiện nhất nhân loại, thậm chí nhất vũ trụ. Thật là hai thái cực cùng gặp nhau trong một cảnh ngộ đặc biệt. Chính trong cảnh ngộ này, một trong hai tên gian phi, từ một kẻ đầy tội lỗi, trong phút chốc, đã trở nên vô tội và công chính trước mặt Thiên Chúa, xứng đáng được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Còn tên kia thì «mèo vẫn hoàn mèo», tội lỗi vẫn hoàn tội lỗi. 

    Sự biến đổi nội tâm của tên gian phi diễm phúc ấy sở dĩ thành tựu là do hội đủ hai yếu tố quan trọng này: một đằng là quyền năng cứu chuộc và tha tội của Đức Giêsu, Ngài đã chết như thế là để cứu loài người chúng ta trong đó có hắn; một đằng là niềm tin của tên trộm vào Đức Giêsu và lòng hối cải thành thật của hắn. Thiếu một trong hai yếu tố đó, sự biến đổi hay cứu rỗi không thành tựu được.

    Quyền năng cứu chuộc và tha tội của Đức Giêsu thì lúc nào cũng có sẵn, nên để được tha tội và được cứu chuộc thì hoàn toàn tùy thuộc phía con người có niềm tin và có thật sự hối cải hay không.



    2.  Đức Giêsu, một vị vua hy sinh và chết cho thần dân mình

    Câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay mang một ý nghĩa hết sức sâu xa. Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã tự xóa, tự hạ mình từ địa vị Thiên Chúa, mức cao nhất của vũ trụ, xuống đến mức thấp hèn nhất của loài người. Từ Thiên Chúa hạ mình xuống làm người đã là một hành động xóa mình không thể hiểu nổi. Thế mà khi đã làm người, Ngài còn tiếp tục xóa mình hơn nữa bằng cách hạ mình đến cùng tột trong trật tự xã hội con người: sinh ra nghèo nàn trong chuồng bò, làm con của một phụ nữ và con nuôi của một ông thợ mộc rất tầm thường về mặt xã hội và tôn giáo thời đó, sống rất nghèo nàn suốt cuộc đời, và cuối cùng chết một cách thảm thiết, nhục nhã, dường như mất hết danh dự. Ngài chết không một mảnh quần áo che thân, giữa hai tên trộm cướp: khó có một cái chết của một đạo sư thánh thiện nào lại thê thảm và nhục nhã như vậy.

    Như vậy, để nâng phẩm giá con người lên trước mặt Thiên Chúa thì Đấng có phẩm giá cao nhất đã phải tự hạ đến mức tận cùng thấp nhất. Để con người được hạnh phúc thì Đấng hạnh phúc nhất phải chịu đau khổ đến tận cùng. Để thánh hóa con người, Đấng thánh thiện nhất phải hòa mình và trở nên đồng hàng với những con người tội lỗi nhất. Để cứu chuộc con người, Đấng cứu chuộc phải chấp nhận cảnh cùng khốn nhất, nguy hiểm nhất, và vô phương cứu chữa nhất. Để thực hiện công lý, Đấng công bình nhất phải chịu cảnh bất công nhất của con người… 

    Theo luật công bằng, đó là cái giá tất yếu phải trả để cứu chuộc. Và hành động cứu chuộc như thế đó chính là tư cách phải có –theo quan điểm của Thiên Chúa– của một Vị Vua Vũ Trụ, Vua Thế Giới. Muốn là Vua cách xứng đáng nhất thì phải yêu thương và phục vụ đến tận cùng, phải tự xóa mình để mọi tạo vật được nổi bật lên. Chính Thiên Chúa đã tự hạ đến tận đất đen để đưa con người lên tận mây xanh! Đó là đường lối và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa: «Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người» (Mc 9,35; x. Mt 20,26).

    Nhờ hòa nhập vào cảnh cùng cực và nhục nhã của hai tên gian phi, Ngài đã tạo cơ hội cho hai tên này được cứu rỗi. Không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp? Không ra khơi, làm sao bắt được cá? Người muốn cứu rỗi linh hồn mọi người, mà không chịu ra khỏi tháp ngà đầy nhung lụa của mình để đến với họ, cứ đòi họ phải đến với mình, làm sao cứu ai được? Làm tông đồ kiểu đó, chắc chắn không phải là tông đồ của Đức Giêsu. Nếu Ngài cũng như ta, đòi ai muốn được cứu phải lên trời gặp Ngài, Ngài mới cứu, thì liệu chính ta có được cứu không?



    3.  Hai yếu tố quan trọng để được cứu rỗi hay nên thánh

    Cùng chịu đóng đinh bên cạnh Đức Giêsu, hai tên gian phi đều có cơ hội được cứu rỗi như nhau. Nhưng họ có được cứu rỗi hay không còn tùy thuộc vào chính bản thân họ có thiện chí và có muốn được cứu hay không. Cũng như trước hai dĩa đồ ăn như nhau, cả hai đều có cơ hội no bụng như nhau, nhưng no hay không còn tùy thuộc vào việc họ có chịu ăn đồ ăn đó hay không. Không ai có thể ăn dùm ta mà ta no được! Việc cứu rỗi cũng thế, cũng tùy thuộc hai yếu tố: «Có Trời mà cũng có ta» (Nguyễn Du, Truyện Kiều). 

    Thiên Chúa đã làm đủ mọi sự để ta có thể được cứu rỗi, sẵn sàng ban đủ ân sủng để ta nên công chính, nhưng ta có được cứu, được nên công chính hay không, còn do ta nữa. Thánh Âutinh nói: «Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta. Nhưng để cứu rỗi ta, nếu ta không cộng tác, Thiên Chúa không thể thực hiện được». Không có ta cộng tác, Thiên Chúa đành chào thua! Việc nên thánh, việc tông đồ, hạnh phúc gia đình và bản thân, việc làm ăn… của ta ở đời này cũng thế, thành công hay thất bại một phần do hoàn cảnh khách quan, và một phần do chính bản thân ta.

    Để được cứu, được nên công chính trước mặt Thiên Chúa  –như trong trường hợp của hai tên gian phi kia– xem ra quá dễ dàng, thế mà chỉ có một người được cứu. Vấn đề không hệ tại ai tội lỗi hay tốt lành hơn ai, chưa chắc tên trộm được Chúa tha thứ kia trước đó đã phạm ít tội ác hơn tên kia. Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ: có tin vào quyền năng và lòng nhân từ của Thiên Chúa, của Đức Giêsu, và có thật sự muốn sống theo niềm tin đó hay không. 

    Đức Giêsu nói: «Ai tin sẽ được cứu độ; còn ai không tin sẽ bị kết án» (Mc 16,16); Phaolô nói với viên cai ngục: «Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ» (Cv 16,31). Niềm tin không chưa đủ, còn phải sống theo niềm tin ấy, là tinh thần của Tin Mừng: «Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo; bằng không thì anh em có tin cũng vô ích» (1Cr 15,2); «Ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?» (Gc 2,14).



    4.  Đức Giêsu có thật sự đang là Vua của lòng ta không?

    Theo tinh thần trên thì Đức Giêsu có làm đủ mọi thứ cho ta để ta được cứu rỗi cũng trở nên vô ích cho ta nếu không có sự tự nguyện cộng tác của ta. Cũng vậy, Đức Giêsu có là Vua của vũ trụ, có xóa mình tự hạ, có yêu thương và hy sinh chết cho ta cả trăm lần đi nữa cũng vô ích cho ta, nếu ta không nhận Ngài là Vua của lòng ta, và ta không sống đúng tinh thần từ bỏ mình và yêu thương của Ngài

    Thật vậy, ta chỉ nhận được sức mạnh từ nơi Ngài khi nào ta từ bỏ mình đi trước mặt Ngài, để Ngài hoàn toàn làm chủ bản thân ta, và ta hoàn toàn sống theo thánh ý của Ngài. Điều rất nghịch lý nhưng lại rất đúng là chỉ khi nào ta để Ngài làm chủ bản thân ta, thì ta mới thật sự làm chủ bản thân mình. Vì Ngài mới chính là bản thân đích thực của ta: «Thiên Chúa còn thân mật với tôi hơn chính bản thân tôi» (Thánh Âu Tinh), nghĩa là Ngài «là tôi»hơn chính tôi «là tôi».

    Nếu không để Ngài làm chủ bản thân ta, thì kẻ làm chủ bản thân ta sẽ là dục vọng hay ý ngông của ta. Và vì bản thân ta đã bị hư hoại bởi tội nguyên tổ và tội riêng, nên kẻ âm thầm làm chủ dục vọng hay ý ngông của ta lại chính là ma quỷ.  Vì thế, rất nhiều khi ta tưởng ta đang làm theo ý muốn của ta, nhưng rốt cuộc là ta đang làm theo ý muốn của ma quỷ, là kẻ luôn luôn muốn làm hại ta.

    Nhân dịp Giáo Hội mừng kính Đức Giêsu là Vua Vũ Trụ, ta cần nghiêm túc xét lại xem ta đã thật sự để Ngài làm Vua của tâm hồn ta chưa? Nếu chưa, hãy thống hối và quyết tâm để Ngài làm Vua thật sự của ta. Việc nhận Ngài làm Vua trong tâm hồn ta phải được thể hiện thật sự và cụ thể trong cuộc sống, chứ không chỉ qua lời tuyên xưng xuông của ta.



    CẦU NGUYỆN VÀ
    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG


Lạy Cha, con vẫn tuyên xưng Cha là Thiên Chúa, tuyên xưng Đức Giêsu là Vua cả vũ trụ. Nhưng trong thực tế của đời sống con, dường như Cha chưa phải là Thiên Chúa của lòng con, Đức Giêsu chưa phải là Vua của lòng con. Có lẽ vua của lòng con từ xưa tới nay vẫn là danh vọng, tiền bạc, quyền hành, lạc thú chứ chưa phải là Đức Giêsu. Thực tế là như thế, nhưng con lại không đủ can đảm để nhìn nhận thực tế đó để ăn năn hối cải. Con vẫn chưa sống thực với chính mình.

 NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM được sống trong bình an và hạnh phúc đích thực của Cha. NHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG con biết thật sự nhận Cha là Thiên Chúa của bản thân con, và nhận Đức Giêsu là Vua của lòng con, trong thực tế hằng ngày của đời sống con.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài đào sâu:
Phải chăng Đức Giêsu là Vua Vũ Trụ, nhưng chưa phải là Vua của chính bản thân ta?
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/11/tn34b.html). 

 

---------------------------------

Subcategories