3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -LECTIO DIVINA CN14TN-C

CHÚA NHẬT TN 14 C


“TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA
ĐÃ ĐẾN GẦN CÁC ÔNG”
Lc 10,9
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa,
Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ
và nhận biết chân lý,
xin hãy nhìn đến cánh đồng đầy lúa chín, và
đoái thương sai thợ gặt đến rao giảng phúc âm cho muôn loài,
để dân Chúa được Lời Hằng Sống qui tụ
và được thần lực các Bí tích thúc đẩy,
biết tiến bước trên đường cứu độ và bác ái.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện Khánh nhật Truyền giáo)
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 10, 1-9.
• Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
• Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau :
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. Đức Giêsu bảo : "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (câu 2)
Chúa Giêsu đã chọn thêm 72 môn đệ và sai họ đi từng hai người một. Trên quê hương Việt Nam, còn hơn 80 triệu người chưa kêu cầu Danh Chúa Giêsu, vì thiếu sứ giả loan báo Tin Mừng. Các Thượng Hội Đồng về Gia đình năm 2014 và 2015 khẩn thiết kêu gọi các gia đình tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng mới. Gia đình tôi đã nghe và đáp lời như thế nào? Hay chưa biết Chúa Giêsu muốn cho muôn dân cũng trở thành môn đệ của Người như tôi? (xem Mt 28,19)
.....................................................................................................
.....................................................................................................
2.“Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này và bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy” (câu 5-6)
Sứ giả Tin Mừng cũng là sứ giả mang Bình An của Chúa Kitô. Nhưng họ phải có bình an ấy nơi mình trước. Bình an cho tâm hồn và cả thân xác nữa. Chúa Giêsu cũng đã muốn các môn đệ chia sẻ bữa ăn của các gia đình và chữa lành bệnh tật (câu 7.9).
Tôi có phải là người mang bình an, niềm vui và sự chữa lành cho những người sống bên cạnh mình chưa? Nhờ đâu? Tại sao?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
3. “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông” (câu 9).
Tin Mừng Chúa Kitô mang đến không chỉ để cứu chuộc từng con người, nhưng trước tiên là cho thấy Thiên Chúa có mặt trong cuộc sống loài người, thể hiện tình thương hòa giải và kết nối con người lại với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô, trong Đại Gia đình của Thiên Chúa, là Hội Thánh.
Kinh Lạy Cha nhắc tôi cầu xin cho “Nước Cha trị đến” cũng thúc đẩy tôi bày tỏ tình thương Thiên Chúa cho người khác. Tôi đã cộng
tác với Chúa Kitô và Giáo Hội làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến như thế nào trong thời gian qua?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết
Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
Ước chi chúng con chẳng hãnh diện về điều gì,
ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con!
Nhờ thập giá Người,
thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với chúng con,
và chúng con đối với thế gian...
Nguyện xin Thiên Chúa cho chúng con trở nên một thụ tạo mới, và được hưởng bình an và lòng thương xót của Người.
Nguyện xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con,
ban cho thần trí chúng con được đầy tràn ân sủng. Amen.
(Bài đọc 2, Thư Galát 6, 14...18
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
....................................................................................
• Trong gia đình Kitô hữu, vợ chồng cũng như cha mẹ, nhờ rước Chúa Giêsu Thánh Thể, trở nên sứ giả Tin Mừng, sứ giả của Bình An Đức Kitô. Trong tuần này, bạn sẽ làm gì để đem niềm vui và bình an của Chúa cho người nhà của mình ?
..........................................................................................
...........................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện đầy sự tín thác mạnh mẽ vào Thiên Chúa, Đấng muốn điều tốt lành, sự sống và ơn cứu độ cho chúng ta.
Nó cũng là lời cầu nguyện can đảm và cả tranh đấu, bởi vì trên thế giới còn quá nhiều thực tại không theo kế hoạch của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta biết điều này.
Diễn giải lời ngôn sứ Isaia, chúng ta có thể nói: "Ở đây, thưa Chúa, có chiến tranh, lạm quyền, bóc lột ; nhưng chúng con biết rằng Chúa muốn điều tốt của chúng con, vì vậy chúng con cầu xin Chúa: Xin cho ý Chúa được thực hiện!
Lạy Chúa, xin đảo lộn kế hoạch của thế giới, xin biến lưỡi gươm đao thành cuốc thành cày và giáo mác nên liềm nên hái; và không ai còn học nghề chinh chiến nữa!" (xem Is2,4).
Thiên Chúa muốn bình an.
Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện thắp lên trong chúng ta tình yêu của Chúa Giêsu đối với ý muốn của Chúa Cha, một ngọn lửa thúc đẩy biến đổi thế giới bằng tình yêu.
Kitô hữu không tin vào một "số phận" không thể tránh được. Không có gì tình cờ trong đức tin của các Kitô hữu: nhưng ngược lại, có một ơn cứu độ chờ đợi được thể hiện trong cuộc sống của mỗi người nam nữ và được thực hiện trong cõi vĩnh hằng.
Nếu chúng ta cầu nguyện là bởi vì chúng ta tin rằng Thiên Chúa có thể và muốn biến đổi thực tại bằng cách chiến thắng sự ác bằng sự thiện, có nghĩa là vâng lời và phó thác chính mình cho Thiên Chúa, ngay cả trong giờ thử thách khó khăn nhất.
….Chúa Giêsu đã bị vùi dập bởi sự ác của thế gian nhưng Người phó thác cách tin tưởng vào đại dương tình yêu của thánh ý Chúa Cha. Cả các vị tử đạo, trong thử thách, các ngài không tìm sự chết, các ngài tìm điều sau cái chết, đó là sự phục sinh. Thiên Chúa, vì yêu thương, có thể đưa chúng ta đi trên những nẻo đường khó khăn để cảm nhận những vết thương và gai góc đau khổ, nhưng Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Người sẽ luôn ở với chúng ta, bên cạnh chúng ta, trong tâm hồn chúng ta.
(trích Huấn từ Thứ Tư 20.3.2019)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com

---------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - 14TH SUNDAY -C 07-7-19

  •  
    Mo Nguyen
    Jul 4 at 8:59 PM
     
     
    maker.jpg

     

                      THE PEACEMAKER SONG

     

     

                           FOURTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME - YEAR C                                                                          07/07/2019

     

                                           BEING PEACEMAKER: 14th SUNDAY C

                                                        (Luke 10:1-12, 17-20)

    Helen Keller is a famous woman. She was 20 months old when she lost her sight and hearing. Soon she lost her ability to speak as well. But through the patience of Annie Sullivan, her teacher, she learned to read and write in Braille. In 1904 she gained her Bachelor of Arts degree. Not long after, she began to write books and tour the world with inspiring and encouraging messages for deaf and blind people. One night after a lecture, someone asked her: ‘If you could have one wish granted, what would it be?’ The questioner expected to hear her say: ‘My wish would be to see and hear.’ But she answered: ‘My wish would be for world peace.’

     

    Jesus would have applauded her answer. ‘Happy are the peacemakers’, he told the crowds on the mountain, ‘they are the children of God’ (Mt 5:9) In today’s gospel we hear him say to his disciples and therefore to us: ‘Whatever house you go into ‘let your first words be, “Peace to this house!”’  In harmony with this, you and I will shortly be reaching out to the people near us with our sincere wish: ‘Peace be with you!’

     

    For both Helen Keller and Jesus, what peace means, and what the greeting of peace means, is what the Jewish people from way back have called ‘shalom’. For them ‘shalom!’ was and still is the ordinary greeting. They don’t say ‘hello!’ or ‘good day!’, they say ‘shalom!’ They understand peace as a gift from God, whom they see as peace in person. In wishing peace to others they are wishing them perfect well-being. Such well-being comes from being in a right relationship with God and with our fellow human beings, a relationship we call ‘communion’.

     

    For the Jews, God’s gift of peace has included rain to make the crops grow, rich harvests of grain, freedom from enemies and wild beasts, and an experience of God dwelling among his people and binding himself to them in a covenant of love. But there can be no prosperity and well-being without justice. There can be no peace without the willingness to wish for others and to give to others what Australians call a ‘fair go’. This reminds me of a connected saying of Indira Gandhi, one-time Prime Minister of India: ‘You cannot shake hands with a clenched fist.’

     

    Throughout the New Testament, references to peace (shalom) mean not just a state of inner peace and calm, but also a state of harmonious relations within the Christian community. This is what Paul means when he says again and again in his letters: ‘Grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ.’ This is what your priest means when he greets you at the start of Mass with the words: ‘The grace and peace of God our Father and the Lord Jesus Christ be with you...’

     

    But what is particularly important in the teaching of Jesus, is that we be people of peace and good will to everybody else, peace-makers and not just peace-lovers. One Christmas morning in Northern Ireland, in the height of ‘the troubles’, a Catholic priest went across the road to wish the minister and his congregation a happy Christmas. The minister received him warmly, returned his greeting, and later made a return visit. However, some elders of his Church reacted with anger and took steps to have the minister removed from his parish. But those two church leaders were only doing what Jesus wanted them to do – to be instruments of peace, goodwill, friendship, hospitality and reconciliation in a troubled and divided society.

     

    Being a person of peace and working for peace means welcoming not only those who are close to us, but also those who annoy us and disagree with us. To take the path of peace is to accept people as they are, with all their strengths, limits, and weaknesses.

     

    We come to Mass to receive blessings from the Lord. If we took nothing else away with us from here today but peace, our time would be well spent. The end of Mass is not like the end of a football match or the end of a movie where we simply get up and go. At the end of Mass we are sent out. Having received the peace of Christ, we are then sent out as instruments and ambassadors of the peace of Christ to others.

     

    But in order to keep on being people of peace ourselves, and in order to help break down the walls of rivalry, bigotry, hatred, prejudice, suspicion, fear, anger and bitterness among us, we need to keep on praying that amazing peace-prayer of St Francis of Assisi. So, let us pray:

     

    Lord, make me an instrument of your peace.

    Where there is hatred, let me sow love.

    Where there is injury, pardon.

    Where there is doubt, faith.

    Where there is despair, hope.

    Where there is darkness, light.

    Where there is sadness, joy.

    O Divine Master, grant that I may not so much

    seek to be consoled as to console;

    to be understood as to understand;

    to be loved as to love.

     

    For it is in giving that we receive;

    it is in pardoning that we are pardoned;

    and it is in dying that we are born to eternal life.

     

    Amen.

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Peace Maker by Greg Ferguson with lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=GvyVGZEGmFQ

     

                           PEACE MAKER

     

     

    download (1).jpg
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN13TN-C

Chúa có quyền tha tội.

04/07 – Thứ năm đầu tháng, tuần 13 thường niên.

"Họ tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế".

 

Lời Chúa: Mt 9, 1-8.

Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường.

Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi". Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: "Ông này nói phạm thượng". Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: "Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng "Tội con được tha rồi", hay nói "Hãy chỗi dậy mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội".

Bấy giờ Người nói với người bất toại: "Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con". Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.

 

 

Suy Niệm : Sống niềm tin

Con người là con vật xã hội. Xã hội không dành riêng phần đất cho những người tự đóng kín vào mình. Vừa mở mắt chào đời, con người đã phải đón nhận sự nâng đỡ của người khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai có thể tự hào mình không cần nhờ vả đến ai.

Sống là một luân lưu của những trao đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến người khác và cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi.

 

Ðời sống đức tin cũng không ra ngoài định luật ấy. Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả, chứ không cho riêng một ai, mỗi cá nhân đón nhận nhưng rồi phải san sẻ cho người khác. Sự thánh thiện hoặc tội lỗi của một người cũng có ảnh hưởng đến người khác. Chúa Giêsu đã lên án mạnh mẽ những ai làm cớ vấp phạm cho người khác xa lìa Thiên Chúa.

Tin Mừng hôm nay thuật lại một phép lạ xẩy ra nhờ ảnh hưởng của tập thể. Một người tê liệt được khiêng đến cho Chúa Giêsu. Phúc Âm Marcô và Luca cho thấy rõ hơn quang cảnh của phép lạ này: vì không có chỗ để chen vào, người ta leo lên gỡ mái nhà và thòng người tê liệt xuống trước mặt Chúa Giêsu. Tất cả sự việc diễn ra không kèm theo một câu nói hay một lời van xin nào, thế nhưng, hành vi của họ đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Chúa Giêsu thấy lòng tin của họ, tức lòng tin của những người khiêng người tê liệt, Ngài đã chữa lành bệnh nhân.

Dấu lạ đòi hỏi lòng tin. Một khi lòng tin đã đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa, thì con người sẽ dễ dàng gặp được dấu lạ và lòng tin có thể chuyển dấu lạ hay ơn lành sang cho người khác. Với đám đông đang vây quanh Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng, thì việc đưa bệnh nhân đến gần Ngài quả là một cố gắng vượt mức. Nhìn vào cố gắng này, chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi về Chúa Giêsu: Ngài là ai mà con người phải cố gắng tìm gặp đến thế? Ðặt câu hỏi tức là đã bắt đầu tiến đến gần Thiên Chúa.

Xin Chúa cho CON biết sống niềm tin, ĐỂ CON THẤY CHÚA LUÔN ĐỒNG HÀNH, dù có gặp nhiều cản trở, nhờ đó chúng ta sẽ nhận được ơn lành của Chúa, và củng cố niềm tin nơi nhiều người xung quanh.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ SÁU CN13TN-C

THÔNG BÁO TIN MỪNG # 295 - Website ChiaseLoiChua.org

TIN MỪNG MAT-THÊU 9, 9-13: GIÊ-SU THẬT ĐÁNG MẾN!

Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà Mát-thêu, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi như vậy?” (Mt 9,11)

BẠN VÀ TÔI CÙNG SỐNG TIN MỪNG: Giê-su, Chúa của chúng ta thật khác lạ; khác lạ trong cách chọn lựa và cách sống của Ngài. Sự khác lạ đó làm cho người ta phải ngạc nhiên: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi như vậy?” Do đó “các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su” (Luca 15, 1).

Cách nghĩ của Ngài cũng thật lạ so với những cách suy nghĩ thông thường của người đời: Ngài đến để kêu gọi người tội lỗi và chết cho họ. Và thật lạ, cung cách đó đã chinh phục Mát-thêu, để ông trở thành môn đệ loan báo Tin Mừng, và cung cách đó đã chinh phục cả thế giới!

Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su thật đáng yêu và kính phục! Hôm nay, Ngài cũng dành cái “chí khí” ấy cho bạn và tôi, Ngài vẫn kêu gọi gọi bạn và tôi, đứng dậy đi theo Ngài. 

Sống Lời Chúa: Bạn và tôi nhớ thực hành lời của Đức Phanxico nhắn nhủ: "Anh em hãy bước ra khỏi nhà thờ (cả cái tôi), để đem Tin Mừng đến cho mọi người, không phân biệt Tôn giáo, chủng tộc, màu da, dù có phải bầm  dập. Còn hơn chỉ ở trong nhà thờ ốm yếu, xanh xao".

Cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa chọn chúng con làm bạn của Chúa, nhờ Thánh Thần thúc đẩy con vào khắp thôn làng, để ủi an những người khổ sầu, gợi lòng tin cho người buồn chán...!

Đầy tớ Định Nguyễn - Mời thăm Website ChiaseLoiChua.org. Để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.

---------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA 02-7-2019

02/07/19 THỨ BA TUẦN 13 TN
Mt 8,23-27

 THIÊN CHÚA QUYỀN NĂNG

Đức Giê-su trỗi dậy, ngăm đe gió và biển: biển liền lặng như tờ. Người ta ngạc nhiên và nói: “Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh.”(Lc 24, 51-52)

Suy niệm: Đức Giê-su đã đến thế gian để mặc khải cho con người biết Thiên Chúa là cha yêu thương và bản thân Ngài là Thiên Chúa cứu độ. Ngài thực hiện những dấu lạ kèm theo lời rao giảng để mọi người biết rằng Ngài là Thiên Chúa quyền năng và Ngài là chủ muôn loài muôn vật kể cả sự chết. Việc Đức Giê-su chế ngự cơn cuồng phong trên biển hôm nay chính là việc Chúa làm để tỏ mình ra là Thiên Chúa quyền năng và là Đấng cứu độ.

Mời Bạn CHIA SẺ : Chúa đã đến với loài người và ở cùng chúng ta, Ngài có đó để đồng hành và chia sẻ trong cuộc sống mỗi người. Tin tưởng vào quyền năng của Chúa, 

NHỜ THÁNH THẦN CHẾ NGỰ và xua tan đi những cơn sóng gió bão táp trong cuộc sống của ta, của gia đình ta, xin Ngài bảo ta khỏi những sự xấu sự dữ để ta có thể vững dạ an tâm đi theo Chúa trong hành trình đức tin của mình.

Trong những cơn gian nan thử thách nơi cuộc sống, bạn có tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ bảo vệ và cứu giúp bạn không?

Sống Lời Chúa: Mong sao cho mỗi người tín hữu luôn biết trung kiên và nhẫn nại để sống ba nhân đức Đối Thần: TIN, CẬY, MẾN. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tin tưởng, cậy trông và hết lòng yêu mến Thiên Chúa mà vượt qua được những gian nan, thử thách và bão tố trong cuộc đời mỗi người.

Cầu nguyện: Đọc kinh TIN – CẬY – MẾN.VÀ THỰC HÀNH LỜI KINH NÀY

gpcantho
 

Download all attachments as a zip file

Subcategories