3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA -THÁNH CA TIN MỪNG

THÁNH CA TIN MỪNG - CHÚA NHẬT PHỤC SINH

Kinh Chuc Quy Cha, Quy Thay, Quy Soeurs, Quy AnhChi va GiaDinh Le Phuc Sinh Tran Day Thanh An.         - H. X. LÝ

                    TIN MỪNG GIOAN 20, 1-9

Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. 2 Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. 3 Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. 4 Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. 5 Ðang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? 6 Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, 7 là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại". 8 Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Ðức Giêsu đã nói. 9 Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. 10 Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria, mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Ðồ như vậy. 11 Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tín. 12 Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.

Chúa đã sống lại thật rồi! Allêluia! Allêluia! Allêluia! Hôm nay Giáo hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh.

Lời của Phêrô là bằng chứng: “Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng ” (Cv 10, 37-41).

Khi chúng ta tuyên xưng đức tin: “Chúa Kitô đã Phục Sinh!”. Chúng ta khẳng định rằng giờ đây Ngài tràn đầy sự sống của Thiên Chúa và tất cả những gì liên kết Ngài với chúng ta, thay vì kết thúc, đã được thể hiện cách sung mãn. Vì vậy chúng ta đã tuyên bố rằng cả chúng ta nữa, vì thuộc về Chúa Kitô, chúng ta sẽ phục sinh với Ngài để dự phần vào vinh quang của Ngài. Phục Sinh không phải là một kỷ niệm đẹp nhưng là biến cố luôn luôn hiện tại và hậu quả của nó liên lỉ được thấy rõ trên thế giới này, nhất là trong việc thông ban Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha và Chúa Con ban cho các môn đệ để biến đổi các ông và biến đổi thế giới này.

Ngôi mộ không còn là cửa tử nhưng là cửa sinh.
Bằng cuộc Vượt Qua của mình, Chúa Giêsu đã bật tung cửa mồ sống lại, đẩy lùi quyền lực sự chết đang bao trùm thế giới. Người biến ngôi mộ là điểm cuối của đời người trở thành cửa ngõ dẫn vào cõi trường sinh; Người khiến cho cửa mồ đã từng há rộng nuốt lấy bao người xuống cõi âm ty trở thành cổng chào hân hoan tiếp đón nhân loại vào thiên quốc; Người đã biến đau thương của sự chết thành niềm hoan lạc của ngày phục sinh; biến ngày cuối của kiếp sống trần gian trở thành ngày thứ nhất trong đời sống mới! Từ đây ngôi mộ không là cửa tử nhưng là cửa sinh, đưa muôn người vào đời sống vinh quang bất diệt.

Nhờ sự sống lại của Đức Kitô, cây thập giá đã trở nên Tin Mừng, làm chứng cho một tình yêu chiến thắng. Chiến thắng bằng những phấn đấu gay go, dũng cảm và kiên trì chống lại những tội lỗi và những khuynh hướng xấu xa. Chiến thắng bằng những việc làm bác ái, cởi mở, bao dung, thăng tiến có kế hoạch và chấp nhận hy sinh. Từ mầu nhiệm phục sinh của Ngài, chúng ta đi đến một kết luận quan trọng, đó là kể từ nay, dù là ai, và dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng được Ngài lắng nghe, đón nhận và yêu thương, bởi vì Người là Đấng Cứu Độ giàu lòng thương xót. Người đến để chúng ta có sự sống và được sống dồi dào. Người đã thắp lên trong cõi lòng chúng ta niềm vui mừng và hy vọng, bởi vì thập giá của Người là nguồn ơn cứu độ và cách sống của Ngài là con đường dẫn tới phục sinh. Hãy hân hoan bước theo Người và hãy vui mừng được thuộc về Người. Chính trong chiều hướng đó mà tôi xin cầu chúc cho mỗi người một lễ phục sinh đầy vui mừng và hy vọng với ơn lành và tình yêu thương của Đức Kitô.

Chúa Giêsu đã mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của sự sống vĩnh hằng. Ngài đã thắng sự chết. Thần Chết phải buông khí giới quy hàng. Loài người không còn phải bị tiêu diệt bởi lưỡi hái tử thần nhưng đã được cứu sống bởi quyền lực của Chúa Giêsu phục sinh. Sự sống đã được khai thông. Cái chết đã bị đẩy lùi. Ngôi mộ không còn là điểm tận cùng của kiếp người nhưng là khởi điểm cho một đời sống mới.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Cái chết không còn là dấu chấm hết của cuộc đời nhưng là khúc dạo đầu cho bản giao hưởng trường sinh. Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã xoá đi đêm dài tăm tối của kiếp sống đau thương để làm bừng lên bình minh của cuộc đời vĩnh cửu. Xin mọi người hãy đến cùng Chúa phục sinh để đón nhận cuộc sống hồng phúc Ngài ban tặng.

" Hail, star of the sea,
Nurturing Mother of God,
And ever Virgin
Happy gate of Heaven."

----------------------------------------

*CHÂM NGÔN SỐNG: Người Tín hữu không chỉ chết khi tắt hơi, mà hằng ngày ta hằng chết, khi ta chết đi cho tội lỗi là ta dang sống cho Đức Chúa Trời. Sự chết và sự chết tự động hàng ngày là mặt trái của sự sống mới, đang chiếm hữu toàn thân ta. (Phaolo)

*Cùng Ca ngợi: 1/ "Con muốn trở về nép mình bên Chúa xin Ngài thứ tha, bao tháng ngày qua con sống lạc xa tình Chúa thương yêu....."  (Bạch Vân)

                        2/ "Xin ban thêm niềm tin để con thấy Chúa luôn đồng hành. Xin ban thêm sức mạnh để con thắng vượt ngàn gian nan....."  (Sr Hiền Hòa)

---------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - LỄ PHỤC SINH NỬA ĐÊM

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

PhucSinh1 - «Con người cũ» phải phục sinh thành «con người mới"

Chúa Nhật Phục Sinh (lễ đêm)

(21-4-2019)

ĐỌC LỜI CHÚA

  • St 1,1–2,2:(27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa.

 

  • Rm 6,3-11:(8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người.

 

  • TIN MỪNG: Lc 24,1-12

 

Đức Giêsu đã sống lại


(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giêsu đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói, «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại».

(8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria, mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phêrô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông thấy chỉ còn có những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự việc đã xảy ra.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Bạn đã trải qua bao nhiêu mùa Chay và mùa Phục sinh rồi? Qua những mùa ấy, bạn có thật sự được biến đổi để thực hiện «con người mới»  không? Nếu không thì tại sao? Cần phải biết rõ nguyên nhân.

    2. Muốn được biến đổi thật sự nên «con người mới», đâu là điều quan trọng có tính quyết định và tất yếu? Đâu là những điều không quan trọng?

    3.  Thiên thần nói: «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?» Ta có thể tìm gặp Đức Giêsu khi quá chú trọng đến những phương tiện để gặp Ngài không?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Qua một mùa Chay, ta đã thấy mình được biến đổi chưa?

    Hôm nay là lễ Phục Sinh. Thế là chúng ta đã qua mùa Chay thánh, mùa của ăn năn sám hối, của cải thiện đời sống. Nếu ta sống mùa Chay đúng với tinh thần phải có của mùa Chay, chắc hẳn ta đã cảm thấy mình như được phục sinh trở lại về mặt tâm linh, nghĩa là trở thành «con người mới». Nhưng ta thử xét lại xem dịp lễ Phục Sinh này, ta có trở thành «con người mới» thật sự không? Ta đã sống lại cùng với Đức Giêsu Phục Sinh chưa? Cuộc đời ta đã thật sự thay đổi chưa?

    Cuộc đời Kitô hữu của ta đã trải qua không biết bao nhiêu là mùa Chay, còn được gọi là «mùa Xuân của Giáo Hội», với bao nhiêu cuộc tĩnh tâm, cấm phòng, canh thức… Nhưng nhìn lại bản thân, nhiều khi ta thấy mình chẳng được biến đổi bao nhiêu. Đáng lẽ mỗi dịp mùa Chay, ta phải tiến lên một bước trên con đường tâm linh. Nhưng hỡi ôi, đôi lúc ta thấy mình như thụt lùi, tình trạng tâm linh của ta hiện nay đôi khi không bằng ngày xưa. Nếu có tiến bộ, thì chẳng bao nhiêu, nghĩa là dường như ta chẳng thay đổi gì cả hay chẳng thay đổi bao nhiêu. Nhất là ta chưa cảm nhận được một sức mạnh đến từ bên trong giúp sống thánh thiện hơn, yêu thương hơn, vui tươi hạnh phúc hơn, đúng như một Kitô hữu đáng lý phải như thế.

    Tóm lại, bản thân tôi hiện nay, dù trải qua bao nhiêu mùa Chay và mùa Phục sinh, dường như vẫn chỉ là «con người cũ», chưa hề được biến đổi ra «con người mới» bao giờ.



    2.  Quá trình phải có để biến đổi

    Làm việc gì, muốn thành công cũng đều phải có phương pháp, phải tuân theo một quá trình hợp lý và hữu hiệu. Vậy phải theo phương pháp hay quá trình nào mới có thể biến từ con người cũ sang con người mới? Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho ta hai điều quan trọng,



    a) Quá trình biến đổi:

    «Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại» (Lc 24.7). Đức Giêsu được biến đổi thành thân thể phục sinh bằng cách chịu đau khổ và chết đi. Chỉ sau khi chết đi, Ngài mới có thể sống lại. Ngài đã từng nói bóng gió về quá trình này, «Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn mãi mãi chỉ là hạt lúa; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác» (Ga 12,24). Do đó, muốn biến đổi «con người cũ» thành «con người mới», thì điều kiện không thể không có là «con người cũ» phải chết đi.

    «Con người cũ» ở đây phải được hiểu là «cái tôi ích kỷ» mà ta luôn luôn muốn bảo vệ, muốn đề cao, muốn tất cả mọi người mọi sự phải quy hướng về, muốn là «cái rốn» của vũ trụ, muốn phình to lên để đè bẹp và lấn át những «cái tôi» khác… «Con người cũ» ấy phải chết đi, thì «con người mới»  kia mới sinh ra được

    «Chết đi» ở đây không hiểu theo nghĩa đen, mà theo nghĩa tâm linh. «Chết đi» là dù nó đang có, dù ta đang cảm nghiệm nó một cách rất rõ ràng, ý thức về nó một cách rất sâu sắc, nhưng ta hãy coi nó như không có, như nó chẳng là gì cả, như nó không đáng ta phải quá bận tâm. Và tích cực hơn nữa là thái độ sẵn sàng chấp nhận để «cái tôi» ấy bị đau khổ, bị hạ giá, bị mất đi, bị quên lãng, thậm chí bị hủy diệt để ích lợi cho Thiên Chúa và tha nhân

    Làm như thế là thực hiện tinh thần xóa mình, quên mình, từ bỏ mình của Đức Giêsu. Ngài đã từng nói: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24; Mc 8,34; Lc 9,23).

    Thái độ tự xóa này phải là một thái độ chân thành, nghĩa là phải luôn luôn sẵn sàng trở thành hành động thực tế. Điều hết sức nghịch lý là khi «cái tôi» của ta càng sẵn sàng xóa mình, chấp nhận đau khổ hay bị hủy diệt, thì Thiên Chúa và tha nhân càng thấy «cái tôi» ấy của ta giá trị lên, và «cái tôi» ấy càng cảm thấy tràn đầy sức sống, sự mạnh mẽ của Thiên Chúa. Đúng như lời của thánh Phanxicô Assi: «Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời» (chữ «chết đi» và «vui sống muôn đời» ở đây có thể hiểu là một thái độ sống, mặc dù nghĩa đen vẫn đúng).

    Phải làm «cái tôi» của ta trống rỗng đi, cùng với những thứ liên quan tới nó như «ý muốn của tôi», «ý kiến của tôi», chỉ khi ấy Thiên Chúa mới lấp đầy bản thân ta bằng sức mạnh của Ngài được. Làm trống rỗng «cái tôi» ấy là cách khôn ngoan nhất để nhận được sức mạnh vô biên của Thiên Chúa

    Hãy dùng một minh họa để dễ hiểu. Giả như ta có một bình nước đang đựng một chất nước không đáng giá. Bây giờ ta muốn dùng nó để đựng một chất nước quý giá gấp ngàn lần. Lúc đó ta phải làm sao? Người khôn ngoan sẽ đổ hết tất cả nước cũ ra ngoài hầu có thể đổ vào đó tối đa thứ nước quý giá kia. Cũng vậy, bản thân ta như cái bình, muốn nhận được sức mạnh vô song của Thiên Chúa thì phải đổ bỏ hoàn toàn nước cũ kém giá trị kia đi là «cái tôi» của ta. Chỉ cần còn lại một ít nước cũ trong bình thì chất nước mới sẽ kém chất lượng và không thể chiếm trọn dung tích bình được.

    Tóm lại, muốn cho «con người mới» sinh ra, thì «con người cũ» phải chết đi. «Chết đi» được thực hiện trong tinh thần (chứ không phải bằng thân xác) là sẵn sàng chấp nhận đau khổ, nhục nhã, thiệt thòi, bất an, vì tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Còn là «con người cũ», ta chỉ có được những hạnh phúc mau qua được xây dựng bằng những thực tại trần gian. Trở thành «con người mới»  ta sẽ đạt được bình an và hạnh phúc siêu nhiên, bền vững, không ai lấy mất được (x. Ga 16,22; Rm 8,38-39), và tâm hồn ta mạnh mẽ hơn lên rất nhiều (x. Mt 11,12; Cv 1,8; 4,33; Pl 4,13).

    Điều tôi khám phá ra và trở thành một kinh nghiệm quí báu của tôi, đó là khi tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ thứ đau khổ nào xảy đến, thậm chí phải chết đau đớn và nhục nhã, thì khó có điều gì xảy đến có thể làm tôi đau khổ. Vì sẵn sàng chấp nhận như thế, nên tôi phần nào trở nên «vô úy», không sợ hãi những điều mà trước đây tôi luôn luôn lo sợ. Nhờ vậy, tôi thấy tâm hồn mình mạnh mẽ hơn lên rất nhiều. Hóa ra càng sẵn sàng chấp nhận đau khổ, thì nghịch cảnh càng khó làm cho mình đau khổ. Và điều kỳ diệu hơn nữa là nghịch cảnh dường như ít xảy đến với tôi hơn. Các bạn cứ thử thí nghiệm như tôi đi, tôi nghĩ các bạn cũng sẽ thấy như vậy.

    b) Bí quyết biến đổi:

    Trong bài Tin Mừng, hai thiên sứ hỏi các bà đến mộ Đức Giêsu: «Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?» (Lc 24,5). Đây là một thái độ thông thường của rất nhiều Kitô hữu. Chúng ta muốn tìm sự sống, nhưng lại tìm ở những nơi, những thực tại không sự sống. Sự sống phát xuất từ Đức Giêsu, từ chính bản thân Ngài, từ Thần Khí của Ngài, hơn là từ lý thuyết của Ngài hay của bất kỳ ai về Ngài, hơn là từ những công việc của Ngài. Vì thế, muốn tìm sự sống, ta phải gắn bó với bản thân Ngài, tiếp xúc thật sự với chính Ngài, trở nên một với Ngài, chứ không phải với bất kỳ cái gì khác với Ngài, dù là giáo lý của Ngài, lời nói của Ngài, những lý thuyết nói về Ngài

    Chỉ có Ngài hay Thần Khí của Ngài mới có thể ban cho ta sự sống chứ không phải những thứ khác. Giáo lý của Ngài, lời nói của Ngài, những lý thuyết nói về Ngài chỉ là những phương tiện ban đầu giúp ta hiểu Ngài, đến với Ngài, và nhờ đó ta kết hiệp được với Ngài, chứ những thứ đó không hề có khả năng đem lại sự sống cho chúng ta. Những thứ đó thường chỉ ví như những «văn tự chết»: «Chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống» (2Cr 3,6). 

    Tôi không phủ nhận sự cần thiết của giáo thuyết, giáo lý hay thần học, của các bí tích, các lễ nghi… Nhưng tất cả những thứ ấy chỉ là những phương tiện dẫn ta đến với Thiên Chúa hay Đức Giêsu. Tất cả những thứ ấy tuyệt đối không thể ban cho ta sự sống hay sức mạnh. Nếu ta dùng tất cả những phương tiện ấy mà không nhắm gặp được chính bản thân Đức Giêsu, thì tất cả đều trở nên vô ích. Còn nếu ta quyết tâm tìm gặp chính Đức Giêsu, gặp chính Ngài, cảm nghiệm được Ngài, kết hiệp với Ngài, thì ta mới nhận được sự sống từ Ngài, mà không luôn luôn nhất thiết phải nhờ một phương tiện cố định nào.

    Thật vậy, rất nhiều khi ta dâng thánh lễ, hay rước lễ chỉ là để dâng thánh lễ hay rước lễ, chứ không phải là để gặp Đức Giêsu. Tâm trí ta bị thu hút bởi thánh lễ, bởi việc rước lễ, chứ không phải bởi việc gặp Đức Giêsu. Chúng ta bị thu hút hoàn toàn bởi phương tiện ta dùng, mà quên đi chính mục đích. Chính vì thế, rất nhiều khi ta đến với phép Thánh Thể, đến với Thánh Lễ, rước lễ mà chẳng gặp được Đức Giêsu. Muốn gặp Đức Giêsu, ta phải tìm chính bản thân Đức Giêsu, Ngài rất dễ tìm, vì Ngài hiện diện khắp nơi, trong các tạo vật, nhất là nơi những người sống chung quanh ta, và nơi cung lòng của chính chúng ta.



    CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, con chỉ có thể trở thành «con người mới» khi «con người cũ» của con chết đi. Xin giúp con chết đi con người ích kỷ của con, để con người vị tha của con có thể sinh ra.

 

Nguyễn Chính Kết

Bấm vào đây để đọc bài tham khảo thêm:
Làm sao tin Đức Giêsu đã thật sự sống lại?
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2019/04/phucsinh2.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 4:21 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

------------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ HAI TUẦN THÁNH

  •  
    Chi Tran
    Apr 14 at 10:39 PM

     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    5 phút Lời Chúa 

    15.04.19

    THỨ HAI TUẦN THÁNH

    Ga 12,1-11

    BIẾT ƠN TÌNH YÊU 

    Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. (Ga 12,3)

    Suy niệm/SÔNG`: Dầu cam tùng mà cô Ma-ri-a xức cho Chúa Giê-su được chiết xuất từ cây cam tùng, một loại cây thân cỏ có mùi thơm, thường mọc ở dãy núi Hi-ma-lay-a.

    1/ Một số nhà chú giải cho rằng dầu ấy có lẽ đến từ Ấn Độ xa xôi. Đó là loại dầu nguyên chất, lại đựng trong bình bạch ngọc, rất đắt tiền (Mc 14,3).

    2/ Đã thế, cách thức mà Ma-ri-a dâng tặng thứ dầu quý giá ấy cho Chúa cũng thật khác thường: cô đập bình ra, và đổ dầu lên chân Chúa và lấy tóc mà lau. Việc ấy đã khiến cho một trong các môn đệ của Chúa là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt phải xót xa tiếc rẻ: tại sao lại phung phí như vậy?

    Vâng, nhưng tại sao Ma-ri-a làm thế? Một hành động điên rồ như thế trước con mắt người đời! Ma-ri-a làm như vậy để tỏ lộ lòng biết ơn, một sự biết ơn cao độ vì nhận biết mình yêu và được yêu, lòng biết ơn Tình Yêu.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Cô Ma-ri-a dành thứ quý giá nhất mà cô có được, đó là tình yêu của cô để biết ơn Đấng là Tình Yêu đã yêu thương cô.

    Dù bạn là ai, là giáo dân hay tu sĩ, hay kể cả những người chưa được thánh hiến trong bí tích Rửa tội, bạn cũng được Ngài yêu thương. Bạn hãy diễn tả tình yêu của bạn đối với Ngài, cách mãnh liệt nhất, theo cách của bạn.

    Sống Lời Chúa: Trong Tuần Thánh này, bạn hãy dành thời gian để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giê-su, để cảm nhận tình thương của Chúa và bày tỏ lòng biết ơn bằng cuộc sống lan tỏa tình yêu thương.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con nhận ra tình thương Chúa mỗi ngày, và NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY cho con đáp lại bằng việc dâng hiến cuộc đời cho Chúa như NGÀI đã trao hiến sự sống cho con.

     

     gpmytho

    -------------------------------

     

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BA TUẦN THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Apr 16 at 12:34 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa 

    16.04.19

    THỨ BA TUẦN THÁNH

    Ga 13,21-33.36-38

    PHẢI CHĂNG CHÚA ĐÃ LẦM?

    Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” (Ga 13,21)

    Suy niệm/SỐNG: Qua bao đời nay, hình ảnh Giu-đa trở nên biểu tượng của bóng tối và của sự phản bội, một sự phản bội bị người đời nguyền rủa.

    1/ Thật tội nghiệp cho bản thân Giu-đa và cũng chua xót cho Chúa Giê-su, một người Thầy đã yêu thương hết tình mà vẫn bị phản bội. Không lẽ Chúa đã lầm khi kêu gọi Giu-đa làm môn đệ? Nhưng rất rõ ràng Giu-đa là một trong số mười hai tông đồ đã từng được Chúa tuyển chọn sau một đêm thức trắng cầu nguyện.

    2/ Cũng như các tông đồ khác, Giu-đa được nghe, được thấy những gì Chúa Giê-su dạy và sống, ông cũng được tín nhiệm giao cho chức vụ thủ quỹ của nhóm. Thật ra, Chúa không lầm khi chọn Giu-đa. Và cũng không phải bỗng dưng một sớm một chiều mà ông quay lưng lại với Chúa.

    3/ Chúa thấy Giu-đa đang từng bước một bước gần đến hố thẳm và Ngài vẫn mở cho ông nhiều cánh cửa để quay đầu trở lại: khi thì nhắc nhở, dạy dỗ, khi thì trao tấm bánh cho Giu-đa, Chúa muốn mở ra cho ông một lối thoát, nhưng Giu-đa đã từ chối mở lòng ra, rắp tâm hãm hại Thầy bằng một cái hôn.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Khi Chúa nói có người trong anh em sẽ nộp Ngài, các tông đồ lo lắng hỏi: “Có phải con không?” Bạn cũng hỏi Chúa như vậy chứ?

    Mời bạn lắng nghe lời Ngài nói với bạn và đừng cứng lòng, nhưng hãy quay đầu trở lại với Ngài.

    Cảm nghiệm về một lần vấp ngã, phản bội Chúa trong đời bạn.

    Sống Lời Chúa: Đọc kinh Ăn Năn Tội. VỚI THẬT LÒNG SÁM HỐI ĂN NĂN, TRỞ VỀ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã không lầm khi dựng nên con và trao cho con một sứ vụ. Nhưng con đã bao phen phản bội tình Chúa. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY con QUYẾT TÂM NHỚ lời nhắc nhở của Chúa để mau mắn quay lại với Ngài.

     

     gpmytho

    ------------------------------

    *hát bài THỐNG HỐI: "Con muốn trở vế nép mình bên chúa xin ngàu thứ tha.

    bao tháng ngày qua con sống lạc xa tình chúa thướng yêu....."   (Bạch Vân)

    -------------------------

     

     

     

     

     

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-

 - CN LỄ LÁ NĂM C

SỐNG VÀ CHIA SẺ : Lc 19,28-40

* NHÌN LÊN - NGAY HÔM NAY ANH Ở TRÊN THIÊN ĐÀNG VỚI TÔI

Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,42-43)

Suy niệm/SỐNG: “Hai tên gian phi” cùng bị treo trên thập giá có cùng một xuất phát điểm: một vị trí lơ lửng, đầu không đội trời, chân không đạp đất. Thế mà điểm đến của hai người thật khác biệt nhau.

1/ Thật thế, người trộm thứ nhất, với tâm trạng một kẻ ngạo mạn trong bước đường cùng, đã thách thức Đức Giê-su xuống khỏi thập giá để anh ta cũng được xuống cùng. Anh ta đã “nhìn xuống” vực sâu tuyệt vọng mà anh đang rơi xuống. Ngược lại, anh trộm thứ hai đã “nhìn lên.” Không còn gì để mất, nhưng anh lại khám phá niềm hy vọng tối hậu của mình nơi Đức Giê-su.

2/ Anh đặt tất cả niềm tin của mình vào lòng thương xót và sự khoan dung của Thiên Chúa được hiện thân nơi Đức Giê-su, người đang đồng chịu án tử hình với anh. Chúa Giê-su khẳng định ngay hôm nay anh sẽ được chia sẻ vinh quang với Ngài. Cụm từ “hôm nay” cho thấy tính “lập tức” ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Ơn cứu độ đã được sắm sẵn ngay hôm nay cho những ai biết “hướng lòng” về trời cao, khát khao sống tín thác vào Chúa, và cùng vác thánh giá với Ngài.

2/ Còn bạn thì sao? Bạn có “nhìn lên” để nhận ra ân sủng, tình yêu, và quà tặng vô giá đó trong thời khắc Vượt Qua này không?

Với cái nhìn đó bạn sẽ gặp được con đường sống ngay trong ngõ cụt bi đát nhất của cuộc đời.

Sống Lời Chúa: Cầu nguyện cho một gia đình đã hoặc đang có nguy cơ tan vỡ để họ nhận được ơn cứu độ từ nơi Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ LỬA THÁNH LINH đốt nóng khát khao nên thánh cho từng người trong gia đình con. Amen.

gpmytho

Subcategories