3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA- CN2 PHỤC SINH- C

 

  •  
    Mo Nguye
    Apr 28 at 9:26 PM
     
     
    2nd Sunday.jpg

     

                  Second Sunday of Easter C

     

    BELIEVING IN JESUS: 2nd SUNDAY OF EASTER C (Jn 20: 19 -31)

     

    When we come together for Mass every Sunday we come to remember Jesus. Our presence and participation in the Eucharist is an act of faith - an act of personal faith and an act of shared faith. In praying together we also help one another believe, hope and love more strongly. So we become a stronger Christian community. It might be said of us what was said in our First Reading today about the infant Church in Jerusalem: “... the numbers of men and women who came to believe in the Lord increased steadily”.

     

    Our shared faith is above all faith in Jesus Christ. We believe that he has risen from the dead, that he is alive in himself and alive in us, and that he is our Teacher, Lord and Leader. But nobody can do our believing for us. This is powerfully illustrated in our gospel story today.

     

    It’s Easter Sunday and the disciples are huddled together in a locked room. After what happened to Jesus just two days before, they dare not venture out because of fear for their lives. But Jesus himself does not hide away. Suddenly he comes among them. His greeting is peace. Their response is joy. For the story-teller John, Easter Sunday is Pentecost, and the gift of the Spirit is the breath of the Risen Christ. The disciples breathe in the Spirit and the Spirit becomes part of their lives. Soon they will leave the Upper Room changed persons - fearless and courageous, energetic and zealous people. In short they will leave as persons animated, fired and propelled outwards by the Holy Spirit.

     

    But one of their group is missing. His name is Thomas. He is one of the apostles, part of the group. But he is also a distinct, independent self, a real individual. He cannot be both loyal to the group and disloyal to his own inner self. That would make his loyalty deceitful and worthless. For Thomas honesty and sincerity are, in fact, more important than loyalty and belonging. So when the others say, ‘We have seen the Lord’, he declares strongly and emphatically that before he is willing to believe that Jesus is really risen and alive he must see and test the evidence for himself. He won’t accept that claim just on their say-so. So it’s his honesty that makes him doubt and leads to him being called ever afterwards ‘Doubting Thomas’.

    We learn from the gospel story that Thomas comes to believe in the Risen Jesus in the same way as the other disciples, i.e. when he sees the Lord for himself. But in the way John tells the story Thomas stands for all those who have not yet seen the Lord in the flesh but who are called to believe in him just the same. That’s where we come into the story. We are among those many generations of believers ever afterwards of whom it may be said: ‘Happy are those who have not seen and yet believe.’

     

    It’s understandable that Thomas was so slow to believe. One reason is that he was such a rugged individual, a real self-starter. The other is because he was not present when Jesus breathed the Holy Spirit into his fellow-disciples.

     

    But Jesus has given the Spirit to you and me, first at Baptism, then at Confirmation, and subsequently at every Eucharist we celebrate. The Spirit which Jesus gives is the Spirit of truth. It’s the same Spirit that empowers us to say to Jesus with Thomas: ‘My Lord and my God!’

     

    Our faith is one of the main gifts the Spirit has given us. But it is not a one-off gift that we lock away in a safe like some precious jewel. As a form of life we must let our faith grow and mature. On the other hand, like other forms of life, our faith can wither and die from neglect and lack of exercise. We need to pray about our faith, think about our faith, and express it in works of love.

     

    This does not mean that we will never have any doubts. After all even the great Mother Teresa had to struggle with doubts her whole life long. But if like Thomas we care about what we believe, surely sooner or later our faith, revived by the Holy Spirit, will bring us into the presence of God in the person of Jesus, whom our Second Reading today calls ‘the Living One’.

     

    Let’s hope and pray for that!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Jesus Appears To Thomas - (John 20:19-29):

    https://www.youtube.com/watch?v=uIuIjas6NGw

     

     

     

    The Gospel - John 20:19-31 (2nd Sunday of Easter):

    https://www.youtube.com/watch?v=aOG_OyvWNDQ

     

                  The Lord Appears to His Disciples

     

    Jessu appears.jpg
     
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - THỨ BẢY CNPSINH

  •  
    Chi Tran
    Apr 27 at 5:02 PM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    5 phút Lời Chúa 
     

    27.04.19

    THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT PS

    Mc 16,9-15

    MỪNG ĐẤNG PHỤC SINH

    THÌ PHẢI LOAN BÁO TIN MỪNG

    “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”(Mc 16,15)

    Suy niệm/SỐNG: Bà Ma-ri-a Mác-đa-la là người đầu tiên đi báo cho các tông đồ Tin Mừng Chúa sống lại. Tiếp đến là hai người môn đệ trên đường về Em-mau ngay lập tức quay trở lại Giê-ru-sa-lem báo tin vui cho các môn đệ khác.

    Rồi Chúa Phục sinh lại hiện ra với các môn đệ đang dùng bữa, truyền lệnh cho các ông hãy “đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Trong các biến cố vừa kể, qua các nhân vật liên hệ, ta nhận thấy rõ một điều: Chúa mong muốn việc Ngài sống lại trở thành niềm-vui-được-loan-báo, một niềm vui độc nhất vô nhị cần phải được loan truyền để mọi người đón nhận, được ơn cứu độ.

    Sứ mệnh ấy chính là hơi thở, là sự sống, là sự tồn vong của Hội Thánh ở trần gian. Hội Thánh được Chúa lập ra chủ yếu là để thi hành sứ mệnh này.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Loan báo Tin Mừng Chúa sống lại cũng phải là sứ mệnh của bạn và tôi, của mỗi người chúng ta một khi đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và bí tích Thêm Sức.

    Sự vui mừng không dừng lại ở trạng thái hân hoan, song còn phải hành động cụ thể để bày tỏ sự vui mừng ấy.

    Chính việc tích cực loan báo Tin Mừng ấy là dấu chứng hùng hồn cho niềm tin phục sinh nơi chúng ta.

    Sống Lời Chúa: Tôi xác tín như Thánh Phao-lô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16), rồi tìm một việc cụ thể để thực hiện lời này trong gia đình, cộng đoàn v..v....

    Cầu nguyện: Lạy Đấng Phục Sinh, Chúa sống lại làm thay đổi hẳn ý nghĩa đời con. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY con hăng say rao giảng Tin Mừng, coi đó là lẽ sống đời con. Amen.

     

     gpmytho

    ----------------------------

     

     

     

     

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CHÚA NHẬT PHỤC SINH

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh
     
     
    Apr 21 at 8:25 AM
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Sun, Apr 21, 2019 at 3:13 AM
    Subject: Fw: 21.04.19 CHÚA NHẬT PHỤC SINH – C
    To:


     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    5 phút Lời Chúa 
     

    21.04.19

    CHÚA NHẬT PHỤC SINH – C

    Ga 20,1-9

    NỬA LO NỬA MỪNG

    Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ…Ông đã thấy và đã tin… Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20,2.8-9)

    Suy niệm: Trước sự kiện Thầy Giê-su sống lại, các môn đệ Chúa rơi vào tâm trạng mừng lo lẫn lộn. Bà Ma-ri-a Mác-đa-la lo vì “người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, chẳng biết họ để Người ở đâu.”

     Ông Gio-an mừng khi thấy “khăn che đầu không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi” vì ông đã tin rằng “theo Kinh thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.”

     Nỗi lo lắng đan xen niềm vui ấy không chỉ là cảm giác “sau cơn mưa trời lại sáng”, hay tâm trạng của người “hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”; nhưng từ những tâm tình tự nhiên ấy, người môn đệ Chúa phải ngộ ra chân lý này là phải qua đau khổ thập giá để đến vinh quang phục sinh.

    Sự sám hối, hy sinh, khổ chế của Mùa Chay là để có thể cảm nếm được niềm vui của ngày Con Chúa phục sinh.

    Mời Bạn chia sẻ: Khi gặp chuyện không may trong cuộc sống, bạn lo âu, sợ hãi vì  không đủ khả năng giải quyết, cũng chẳng có thể làm chủ mọi việc

    . Việc lo lắng này khiến bạn hoặc chạy đến với Chúa xin ơn trợ lực; hoặc bỏ Chúa để tìm phương thế trần gian.

    Những lúc ấy, bạn hãy xác tín rằng niềm vui đích thực không đến do loài người, nhưng phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng cao cả quyền năng vừa là Cha nhân lành.

    Sống Lời Chúa: Từ bỏ tính ích kỷ để quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, đó là cách cùng chết với Chúa Ki-tô để được vinh quang phục sinh với Ngài.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Phục sinh, NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT cho con ơn đức tin để nhận ra Chúa hiện diện trong mọi sinh hoạt đời thường.VÀ cho con luôn giữ được an bình trong mọi hoàn cảnh. 

     gpmytho

    ---------------------------

    *CA NGỢI: "Xin ban thêm miêm tin để con thấy chúa luôn đồng hành....."

    ---------------------------------

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - TUẦN PHỤC SINH

 

  •  
    Hong Nguyen - Apr 23 at 5:57 PM
     
     

    NGÀY 24/04/2019

    THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH


     

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 13-35)
     

    Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói chuyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: “Các ông có chuyện gì, vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy ?” Một người tên là Clêopas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay. Chúa Giêsu hỏi: “Việc gì thế ?” Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu, quê thành Nagiarét, Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đẽ bắt nộp Người để xử tử và đóng đdinh Người vào thập giá. Về phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rỗi. Nhưng mấy người phụ nữ trong hóm chúng tôi, thật sự đã làm cho chúng tội lo sợ. Họ đền mồ từ tảng sáng và không thấy xác Người. Họ trở về nói đã thấy Thiên Thần hiện ra bảo rằng: “Người đang sống”. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các người phụ nữ đã nói, còn Người thì họ không gặp”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói. Chớ thì Dấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao ?” Rồi Người bắt đầu từ Môisê đến tất cả các tiên tri, và giải thích cho hai ông tất cả những lời Kinh Thánh nói về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn ăn, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ liền sáng ra và họ nhận ra Người. Đoạn Người biến mất.Họ nói với nhau: “Phải chăng tâm lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh thánh cho chúng ta đó sao ?” Ngay lúc ấy, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem và gặp mười một tông đồ và các bạn đang tụ họp. Hai ông bảo họ: “Thật Chúa đã sống lại và hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
    SUY NIỆM

    Đức tin của chúng ta luôn luôn có một đối tượng để tin, và đối tượng đó chính là Đức Giêsu Kitô. Nhờ Đức Giêsu Kitô mà đức tin của chúng ta được nuôi dưỡng và sống động. Đối với các Tông đồ ngày xưa cũng gần như thế. Họ đã tin vào một Giêsu Nazareth là Cứu Chúa của họ. Thế nhưng Giêsu Nazareth đó bị giết chết khiến cho họ trở nên mất niềm hy vọng.

    Trong lúc chẳng còn để hy vọng, Chúa hiện đến đồng hành với các ông và trao cho các ông niềm hy vọng, để cho các ông có thể thốt lên: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Tâm hồn của hai ông bị chìm trong đêm tối, cái đêm tối của nghi ngờ, đêm tối của thất vọng. Bởi vì các ông đặt tất cả niềm tin vào Thầy Giêsu mà cuối cùng Thầy Giêsu bị bắt, bị đánh đập, đóng đinh, giết chết trên thập giá. Và giờ đây bên người lữ khách các ông như tìm thấy một chút ánh sang hay vọng ở cuối chân trời để thân thưa: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. 

    Lời mời ấy có thể là của chính chúng ta ngày hôm nay. Những lúc cuộc đời của chúng ta gặp thất bại, có những cay đắng, chán nản đến độ chúng ta đâm ra nghi ngờ Thiên Chúa, chúng ta cần bắt chước hai môn đệ thốt lên lời nguyện xin: "Lạy Chúa, xin ở lại với con”. Chúng ta cần đến Thiên Chúa, chúng ta cần đến sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh trong cuộc đời. Bởi vì sự phục sinh của Chúa có sức mạnh biến đổi và nâng đỡ tâm hồn và niềm tin của con người, khi họ mở miệng ra và cầu xin “Chúa ở lại với chúng con”.

    Xin Chúa cho chúng con luôn biết mời Chúa ở lại trong tâm hồn, để rồi đoạn đường Emmaus của chúng con trở thành niềm hy vọng và động lực cho cuộc sống của chúng con. Lạy Chúa xin ở lại với chúng con. Amen. 


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ - GIOAN THẤY VÀ TIN

  •  
    Chi Tran
     
    Apr 21 at 8:25 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Chúa Giêsu phục sinh.

    21/04 – Chúa Nhật PHỤC SINH năm C.

    "Người phải sống lại từ cõi chết".

     

    Bài Thương Khó: Ga 20, 1-9

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu".

    Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ.

    Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.

     

    Các bài suy niệm LỄ PHỤC SINH – Năm C

    Lời Chúa: Lc 24,1-12; Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

     

     Chiến thắng

    Thời gian gần đây, tại Việt Nam nhiều nhà thờ đã trưng bày trên cung thánh tượng Chúa Giêsu sống lại hoặc tay cầm thánh giá nhỏ, hoặc lưng tựa vào cây thánh giá lớn. Đó là một sáng kiến gợi ý. Bởi vì sự phục sinh của Đức Kitô không thể tách rời khỏi thập giá. Hơn nữa, nhờ việc Đức Kitô sống lại, cây thánh giá không còn là biểu tượng của sự thất bại, mà đã trở nên dấu chỉ của sự chiến thắng.

     

    Thực vậy, khi các thượng tế và luật sĩ chủ mưu tiêu diệt Đức Kitô bằng bản án thập giá, họ ghét con người Đức Kitô thì ít, mà ghét chủ trương và đường lối của Người thì nhiều. Chủ trương của Người là bác ái. Đường lối của Người là cơi mở, bao dung, để phản ảnh khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, là tình yêu giàu lòng thương xót. Chủ trương ấy, đường lối ấy không phù hợp với họ. Hơn nữa, chủ trương ấy, đường lối ấy đã đụng chạm tới cái tôi ích kỷ, hẹp hòi và tự mãn của họ. Đó chính là những động lực thúc đẩy họ tiêu diệt Đức Kitô.

    Thiết tưởng trong họ cũng có chúng ta. Vậy chúng ta đừng bao giờ chúng ta quên điều đó. Dù bị kết án oan và dù biết mình có sức thoát khỏi cuộc tử nạn, nhưng Đức Kitô, vì yêu thương, vẫn đễ cho các làn sóng hận thù, ghen ghét vùi dập Người cho đến chết. Kiêu căng và ích kỷ xem ra như đã thắng. Và thập giá bị coi như là dấu ấn thất bại được dành cho Đức Kitô.

    Tuy nhiên, không phải là như thế, cái chết trên thập giá không phải là tiếng nói sau cùng. Bởi vì Đức Kitô đã sống lại vinh hiển. Khi sống lại rồi, Đức Kitô không oán thù ai, không phô trương gì cả, Ngài vẫn tiếp tục theo đuổi đường lối và chủ trương của bác ái, của khiêm nhường, của bao dung, như những tháng năm về trước. Ngài vẫn dạy các môn đệ Ngài hãy sống như Ngài đã dạy và đã làm gương. Bởi vì chỉ tình thương mới có sức cứu độ, chỉ bác ái mới có sức phục sinh.

    Như thế, nhờ sự sống lại của Đức Kitô, cây thập giá đã trở nên Tin Mừng, làm chứng cho một tình yêu chiến thắng. Chiến thắng bằng những phấn đấu gay go, dũng cảm và kiên trì chống lại những tội lỗi và những khuynh hướng xấu xa. Chiến thắng bằng những việc làm bác ái, cởi mở, bao dung, thăng tiến có kế hoạch và chấp nhận hy sinh.

    Từ mầu nhiệm phục sinh của Ngài, chúng ta đi đến một kết luận quan trọng, đó là kể từ nay, dù là ai, và dù sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng được Ngài lắng nghe, đón nhận và yêu thương, bởi vì Người là Đấng Cứu Độ giàu lòng thương xót. Người đến để chúng ta có sự sống và được sống dồi dào.

    Người đã thắp lên trong cõi lòng chúng ta niềm vui mừng và hy vọng, bởi vì thập giá của Người là nguồn ơn cứu độ và cách sống của Ngài là con đường dẫn tới phục sinh.

     

     Hãy hân hoan bước theo Người và hãy vui mừng được thuộc về Người. Chính trong chiều hướng đó mà tôi xin cầu chúc cho mỗi người một lễ phục sinh đầy vui mừng và hy vọng với ơn lành và tình yêu thương của Đức Kitô.

     

     gplongxuyen
     

Subcategories