3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHÚA CHO NGƯỜI ĐIẾC NGHE

CHÚA GIÊ-SU CHO NGƯỜI ĐIẾC ĐƯỢC NGHE

(Suy niệm Tin mừng Mác-cô (7, 31-37) trích đọc vào Chúa Nhật 23 thường niên)

Thánh Augustinô sinh năm 354 tại Algeria, Bắc Phi, được ơn trở về với Chúa và lãnh bí tích Thánh tẩy năm 33 tuổi; sau nầy ngài được cử làm giám mục và được tuyên phong là tiến sĩ Hội thánh.

Mặc dù thánh Augustinô là người sáng tai, nghe rõ mọi chuyện trong đời; thế nhưng, trong cuốn “Tự thú”, thánh Augustinô thú nhận rằng đôi tai của ngài bị điếc trước những lời khôn ngoan của Chúa trong thời gian dài. Ngài viết: “Con yêu Chúa quá muộn! Nầy Chúa vẫn ở trong con mà con cứ tìm Chúa bên ngoài… Chúa gọi con. Chúa la to và đã phá tan sự điếc lác của con…”

Cho đến gần 33 tuổi, chứng điếc tâm linh của thánh Augustinô mới được khai mở để đón nghe Lời dạy của Chúa và từ đó, cuộc đời của ngài được cải thiện tuyệt vời.

 

Thứ điếc đáng sợ nhất

Điếc tai không đáng sợ vì người điếc có thể học hỏi, tiếp nhận thông tin bằng mắt qua việc đọc sách báo, xem phim ảnh hoặc qua ngôn ngữ ký hiệu dành cho người câm điếc… và nhờ đó, họ có thể thông biết nhiều điều, nắm bắt nhiều lời dạy hữu ích, quán triệt được những điều khôn ngoan…

Có một thứ điếc đáng sợ và tai hại hơn nhiều, đó là “điếc-điều-khôn-ngoan”, đây là thứ điếc có chọn lọc: điếc trước điều hay lẽ phải và sáng trước những điều xấu xa. Thứ điếc nầy thường xô đẩy người ta vào tội lỗi.

Cụ thể là:

Có nhiều học sinh điếc đặc trước những lời giáo huấn của thầy cô nhưng rất sáng tai trước những quyến rũ của bạn bè hư hỏng.

Có người chồng rất sáng tai trước những lời rủ rê của bạn bè đàng điếm mà điếc đặc trước những lời can gián của vợ con.

Có người điếc lác đối với những Lời ban sự sống của Thiên Chúa mà sáng tai trước những lời đưa đến hư vong do Sa-tan mời gọi…

Thứ điếc nầy vô cùng tai hại vì làm cho con người suy thoái về đạo đức, đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình và dễ sa vào con đường tội lỗi.

Điếc tai là chứng rất khó chữa trị, và chứng “điếc-điều-khôn-ngoan” cũng rất khó chữa lành.

Tất cả những người điếc tai đều khát khao mãnh liệt được chữa lành để có thể giao tiếp với mọi người chung quanh cách thoải mái và họ không ngại tốn kém cho việc chữa trị.

Tiếc thay, có nhiều người mắc chứng “điếc-điều-khôn-ngoan,” vì không nhận ra nguy hại của chứng bệnh đang mang, nên không cần điều trị, không muốn chữa lành và thế là họ phải bị điếc lâu dài và phải gánh chịu những hậu quả của nó.

Tìm đâu ra vị lương y có thể cứu người ta khỏi thứ điếc tai hại nầy?

 

Chúa Giê-su cho người điếc được nghe

Hôm ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su để xin Ngài cứu chữa… Chúa kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông… Ngài ngước mắt lên trời, kêu một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (Mác-cô 7, 31-35).

Và khi Gioan Tẩy giả sai các môn đệ đến gặp Chúa Giê-su để tìm hiểu sứ mạng của Ngài thì Chúa Giê-su cho biết Ngài là đấng được sai đến để làm cho “người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe…” (Mt 11, 5).

Như thế, Chúa Giê-su là Đấng mở tai cho muôn người khỏi điếc. Hãy đến với Ngài để được chữa lành.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Từ lúc Augustinô được Chúa mở tai để nghe lời Chúa, cuộc đời của ngài được cải thiện tuyệt vời, được làm con Chúa trong gia đình Giáo hội, sau đó trở thành linh mục, giám mục và tiến sĩ Hội thánh.

Xin cho chúng con cũng khao khát được sáng tai trước lời Chúa dạy như thánh Augustinô, nhờ đó, lời Chúa sẽ thấm nhập vào tâm hồn chúng con và giúp chúng con cải thiện cuộc sống như ngài. Amen.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Mác-cô (7, 31-37)

Hôm ấy, Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra!  Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.  Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.  Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 23 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
21:13
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN

  •  
    Mo Nguyen
     
     

    TWENTY-THIRD SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                             

                                          05 SEPTEMBER 2021

     

    picture.jfif

     

                        HEALING OUR WOUNDS AND BROKENNESS

     

    HEALING OUR WOUNDS AND BROKENNESS: 23rd SUNDAY B

     

    Isaiah 35:4-7a; James 2:1-5; Mark 7:31-37

     

    Every time we find ourselves listening to the stories of God at Mass, we need to ask ourselves two questions: - 1. Where am I in the story? And 2. Where are we in the story? Let’s apply that now to the story we hear today about the healing by Jesus of a disabled man, disabled by being both deaf and dumb.

     

    Our first response to this story might be: “Well, I’m not deaf, and I’m not dumb. I’m not disabled. Or if I am, not much! So, what’s the story got to do with me?” The fact is, we’ve all got limitations, we’ve all got defects, and we’ve all got wounds. Just because ours are not as visible and as obvious as that of the man in the gospels, doesn’t mean we are simply perfect – whole and complete in every way.

     

    In one way or another, we are all wounded and hurting. We see this in husbands who take refuge in work because they are no longer attracted to their wives. We see it in wives who are wounded by a lack of attention and affection from their husbands. We see it in parents who are fighting and arguing with one another or with their children. We see it in children who are not getting the love they need, or who are feeling smothered by ‘helicopter parents’ hovering too closely over them.

     

    Some people carry deep wounds from bad experiences as a child. Others are wounded by sickness, or by the death of a loved one. Some are wounded by the infidelity of their partner, or by not being able to accept themselves as they are. Some are wounded by failures at work or in relationships. Others are wounded by being unable to forgive or forget. Some are wounded by being rejected by someone they love, or from nagging or bullying. Some of us are more wounded than others. But our deepest wounds may be invisible. Inside each of us, there might be a whole hidden world of hurt and pain.

     

    With some people, their inner wounds have driven them to drugs, drink, depression or pornography, or a combination of all of these. In others, their inner wounds have led to a compulsion to prove themselves, to appear successful, to win, to dominate, to show off, and even perhaps to an obsession with helping and saving others – to acting out a kind of “messiah complex.”

     

    On the road to healing, the first step is to own that we are indeed wounded and hurting. Counselling with a caring therapist or even deep and conversations with a trusted friend may help us find the source of our frustration and put us on the road to recovery.

     

    But no matter what our wounds are, what needs healing most of all is our heart, our mental and emotional outlook. If only our hearts could change, we could move on and give so much more to our relationships. But as a result of particularly painful experiences, our hearts are often left empty, cold and unwelcoming, hard and unyielding, and weighed down with frustration, worry and anxiety. Maybe we even find ourselves struggling to mend a broken heart?

    We should not be surprised by any of this. It means simply that we are human beings with hearts of flesh, not hearts of stone. Just the same, our wounded hearts ache to be relieved and healed, so that we might find freedom and deliverance, love and peace, joy and contentment.

     

    This miracle Jesus did on that deaf and dumb man reminds us that hearing is a precious gift. But it is only with the heart, a heart like the heart of Jesus, that we can hear what is hurting others most of all. The cry of someone in need may reach our ears, but if it does not touch our hearts, we will not feel that person’s pain, and we will not do anything about it. The miracle that Jesus worked reminds us too that the gift of speech is a precious gift. But if our words are not heart-felt, they will be empty, hollow, and a waste of time.    

     

    In touching the ears and tongue of that disabled sufferer, Jesus also touched his wounded heart. It was that touch, more than anything else, which made him a different person, a new man. That was the real miracle. It’s the same for us. So, for the healing of our wounded, damaged, or broken hearts, we must look to Jesus, just as Pope Francis has advised. He says:

     

    If there are times when you experience sadness, depression, negative feelings, I would ask you to look at Christ crucified. Look at his face. He sees us; in his eyes, there is a place for us. We can all bring to Christ our wounds, our pain, our sins. In his wounds, there is a place for our own wounds. There they can be soothed, washed clean, changed, and healed. He died for us, for me, so that he could stretch out his hand and lift us.

     

    We must also be ready to look to other human beings, persons who can and will put us together again, who can and will put us on the road to recovery. In this great work, we can experience them as agents of Jesus - the greatest healer there ever was – healer of wounded, disabled, and broken people - of people like us, people like you and me.

     

    To give an example (borrowed from Richard Leonard SJ)! A baby girl was seriously ill in a hospital ICU. The paediatric specialist said there was very little hope. Michael, the baby’s five-year-old brother, kept begging his parents to let him see his sister. “I want to sing to her,” he kept saying. Children were not allowed in the ICU, but eventually his mother’s persistence prevailed. When Michael reached his sister’s cradle, he sang to her: “You are my sunshine, my only sunshine, you make me happy when skies are grey.” The nurse reported that as Michael sang, the baby’s pulse rate began to come down and become steady. “Keep on singing, Michael,” encouraged his mother with tears in her eyes. He sang on: “You never know, dear, how much I love you. Please don’t take my sunshine away.” The baby recovered and left the hospital three weeks later.

     

    May the passion of Jesus Christ, and his everlasting love, be always within our minds and hearts!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    "Healing Grace" - "He heals the broken hearted and binds up their wounds." ~ Psalms 147:3:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=L209vLdHLN0

     

    sing.jfif

     

    Chúa Chữa Lành Bệnh Câm - Điếc Bẩm Sinh, Bồi Linh 2019 - Cà Mau:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=AuzEIhBiYmo

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    03.09.21  THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN

    Kính Mình Thánh Chúa – Thánh Grêgoriô Cả, GH

    Lc 5,33-39

    CỞI MỞ VỚI THÁNH THẦN

     

    “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới!” (Lc 5,37)

    Suy niệm/SỐNG: Từ sau cuộc lưu đày bên Babylon và nhất là trong cuộc bách hại của đế quốc Hy Lạp, giới kinh sư và Pharisêu muốn bảo vệ sự tinh tuyền của Do Thái giáo bằng một lối sống đạo thật nhiệm nhặt.

    Vì thế đối với họ, thì ăn chay là việc đạo đức tối quan trọng. Thế nhưng khi Chúa Giêsu đến trần gian, lịch sử cứu độ đã sang trang. Ngài được sai đến để mở ra vận hội ân phúc mà Ngài ví như một tiệc cưới, trong đó Ngài chính là chàng rể và mọi người đều được mời tham dự.

    Trong bối cảnh đó, điều quan trọng không phải là ăn chay hay làm những việc theo truyền thống khác nhưng là sống với Ngài, để được Ngài dẫn vào cuộc sống thân tình với Thiên Chúa.

    Chính vì không ra khỏi tư duy của mình, những người Biệt phái đánh mất một cơ hội thưởng thức thứ rượu cứu độ mới Chúa Giêsu mang đến.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đời sống đạo, cơ cấu tổ chức trong cộng đoàn, kinh nguyện, cử hành phụng vụ luôn cần có những thích nghi cho phù hợp với một thế giới không ngừng biến đổi.

    Đó phải là kết quả của việc lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, để rồi quyết định dưới ánh sáng của Lời Chúa. Thái độ cần có là cởi mở và biết kiên nhẫn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

    Sống Lời Chúa: Để sống hiệp thông trong cộng đoàn, cùng dấn thân thi hành sứ vụ, chúng tôi cùng nhau ngồi lại cầu nguyện và trao đổi trong tinh thần đối thoại để khám phá ra điều Chúa muốn ta làm trong hiện tại.

    Cầu nguyện/SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến và đổi mới tâm hồn con. NHỜ ƠN CHÚA TÔI  QUYẾT TÂM SÁM HỐI VÀ TÁI SINH MỖI NGÀY, ĐỂ DẦN DẦN TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA.

    GPMYTHO
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN23TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (05/09/2021)

    THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH

    [Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA  

    Trước cảnh khốn khổ của xã hội, nhiều người trong chúng ta giả câm, giả điếc, giả ngọng, giả mù để trốn tránh trách nhiệm cứu giúp người hoạn nạn. Nhưng có nhiều người khác thì không phải là giả câm, giả điếc, giả ngọng và giả mù mà là câm, điếc, ngọng và mù thật sự.  Hình ảnh một con khỉ bịt mắt, một con khỉ bịt tai, một con khỉ bịt miệng tượng trưng cho những con người câm, điếc, ngọng và mù ấy.

    Câm là không thể hay không dám nói lên bằng lời sự thật hay những ý tưởng, tâm tình và cảm xúc của mình.

    Ngọng là nói không nên lời, chỉ ú a ú ớ trong miệng, chẳng ai hiểu mình nói gì, trước những bất công và tệ nạn xã hội.

    Điếc là không nghe thấy tiếng kêu than khóc lóc của người nghèo, người nhiễm cô-vít, người thiếu ăn, thiếu thuốc, thiếu nơi cư trú, thiếu sụ quan tâm chăm sóc.

    Mù là không nhìn thấy các vật thể và những con người xung quanh với các nỗi oan khiên và bất hạnh của họ.

    Những khuyết tật câm, điếc, ngọng, mù thể lý và tâm linh đều làm cho cuộc sống cá nhân và xã hội của chúng ta xuống cấp và tạo nỗi bất hạnh cho mình và cho người khác.   

    Lời Chúa hôm nay gợi mở cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Đấng Chữa Lành cả mặt tâm linh cả mặt thể xác con người. Chúng ta hãy chạy đến với Người và cầu xin Người chữa lành thể xác và tâm hồn chúng ta.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Bài đọc 1 (Is 35,4-7a): "Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được" Các ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi.

    Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước.

    2.2 Bài đọc 2 (Gc 2,1-5): "Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo để hưởng nước Người đó sao?" Anh em thân mến, anh em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này". Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: "Còn anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi". Đó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?

    Anh em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?

    2.3 Bài Tin Mừng (Mc 7,31-37): "Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được" Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!"

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)    

    3.1.1 Bài đọc 1 (Is 35,4-7a) là những lời sấm ngôn của I-sai-a về sự thay đổi diệu kỳ mà Thiên Chúa sẽ thực hiện vào ngày giờ của lịch sử:

    * trên con người: mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được, kẻ què sẽ nhẩy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.

    * trên thiên nhiên: nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu, miền nóng bỏng biến thành ao hồ, đất khô cằn có mạch nước trào ra.

    Sự thay đổi kỳ diệu trên không chỉ diễn ra và được hiểu trong lãnh vực tự nhiên mà trong cả lãnh vực tâm linh nữa.

    Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng thực hiện những thay đổi kỳ diệu trên thiên nhiên và con người vì Người là Thiên Chúa quyền năng, yêu thương và bênh vực những người bị thiệt thòi, bị áp bức.

     

    3.1.2 Bài đọc 2 (Gc 2,1-5) là những lời vàng ngọc của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ về cách đối xử phải có trong cộng đoàn Ki-tô hữu. Đó là không thiên vị một ai, không trọng người giầu mà khinh người nghèo, vì cư xử như thế là chỉ nhìn thấy về mặt thể lý mà mù lòa về mặt tâm linh. Thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu hãy biết học cùng Thiên Chúa mà quí trọng và yêu thương người nghèo vì người nghèo đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt.

    Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng thấu suốt tâm can con người và hành xử khác với chúng ta muôn phần.

     

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Mc 7,31-37) là tường thuật của Thánh Mác-cô về một trong trong những phép lạ mà Chúa Giê-su đã thực hiện tại Miền Thập Tỉnh. Đó là câu truyện Chúa chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng bằng cách đặt ngón tay vào lỗ tai, bôi nước miếng vào lưỡi người ấy và ra lệnh “Ep-pha-ta: hãy mở ra”.

    Cộng đoàn Mác-cô và Giáo Hội hiểu rằng hành động chữa lành trên mang tính “tiên trưng” (vừa biểu trưng vừa loan báo trước) cho hoạt động chữa lành mà Chúa Giê-su sẽ thực hiện trong/qua các Bí Tích, trong/qua những môn đệ của Người trong các cộng đồng xã hội.  

    Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng giải thoát con người khỏi những trói buộc để con người có đầy đủ  khả năng nghe nói, nhìn thấy …. trong lãnh vực tâm linh.

     

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?)    

    Sứ điệp của Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh là Thiên Chúa là:  

    * Thiên Chúa chữa lành những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù về mặt thể lý, là những người bị thiệt thòi và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Thiên Chúa ưu tiên yêu thương nên cứu chữa họ để họ được lành lặn, có khả năng đi đứng, nhìn thấy, nghe thấy và nói năng được.

    * Thiên Chúa chữa lành những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù về mặt tâm linh, là những người bị thiệt thòi lớn lao trong lãnh vực tâm linh. Thiên Chúa yêu thương nên cứu chữa họ để họ có đủ khả năng tâm linh mà biết cách sống với Thiên Chúa và với tha nhân.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA & THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa: là nhìn thấy Thiên Chúa, nghe được Thiên Chúa nói và nói được với Thiên Chúa nhu một người Cha đầy quyền năng và yêu thương.

     

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta làm những việc sau đây:

    (a) Nếu chính bản thân chúng ta đang là người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù - về mặt thể lý và nhất là về mặt tâm linh - thì chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giê-su để xin Người chữa lành cho chúng ta.

    (b) Nếu trong cộng đoàn và trong xã hội, chúng ta gặp những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù - về mặt thể lý và nhất là về mặt tâm linh - thì chúng ta hãy

    * giúp họ chạy đến với Chúa Giê-su để xin Người chữa lành,

    * làm một việc gì đó để giúp họ thoát khỏi cảnh tật nguyền, hay ít ra là bớt đau khổ, tủi cực vì tật nguyền. 

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI  HỘI THÁNH

    5.1 «Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Hội Thánh Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi mà các tín hữu đang bị bách hại cách này cách khác, để mọi thành phần Dân Chúa vững tin vào sự can thiệp và bênh vực của Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Anh em đã tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các Đức Hồng Y, Giám Mục, cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ, để cac vi ấy biết sống công minh chính trực làm gương cho các tín hữu.

     

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3  «Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra!» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho giáo dân thuộc các giáo xứ chúng ta, để ai nấy được Thiên Chúa mở mắt, mở tai, mở lưỡi là những khuyết tật thể lý và tâm linh, để họ được lành lặn cả thân xác lẫn tầm hồn!

     

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 «Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các bệnh nhân côvít  được ơn chửa lành của Chúa Giê-su Ki-tô. Chúa chúng ta.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Sàigòn ngày 01 tháng 09 năm 2021            

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                                                                                    

     

    LỜI  CẦU NGUYỆN XIN CHỮA LÀNH  TOÀN THÂN

    Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ Chúa vì Chúa là Đấng Chữa Lành cao cả.  Có Lời Chúa phán rằng: "Tội lỗi của con, chính Cha đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, con sống cuộc đời công chính.  Vì Người phải mang những vết thương mà con đã được chữa lành." Con ca ngợi Chúa vì Chúa muốn con được trọn vẹn.  Con cảm tạ Chúa vì Chúa quá thân thiện, quá yêu thương và quan tâm đến nhu cầu của con.

     

    Chúa muốn chữa lành con về tâm linh, tâm lý, tình cảm, mối quan hệ và thể xác của con.  Con ca ngợi Chúa là Thiên Chúa quyền năng đã ban Thánh Thần cho con.  Con xin thành tâm thống hối ăn năn và nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của con.  Ngài là nguồn Nước Hằng Sống cung cấp cho con nhờ sự chết và sự sống lại của Ngài.

     

     Lạy Chúa Giêsu, hôm nay con mời Chúa bước vào cuộc đời con, vào căn nhà tâm linh của con. Xin ánh sáng Phục Sinh của Chúa chiếu soi vào những nơi tăm tối trong tâm hồn con, để nhờ ánh sáng của Chúa con được thanh tẩy và chữa lành.

     

    Lạy Chúa, xin chữa lành mối quan hệ của con với Chúa: do tội lỗi, do thiếu lòng tin đã làm cho mối quan hệ của con với Chúa không khắng khít, không tốt đẹp, và xa cách.   Con muốn hàn gắn lại mối quan hệ của con với Chúa như ngày con mới chịu Phép Rửa được tinh tuyền, trong sạch, lòng hân hoan và tràn đầy ân sủng làm con cái Chúa.

     -  Xin Chúa cắt đứt mối quan hệ của con với bóng tối như mê tín dị đoan, bói toán, tử vi, lên đồng, bùa ngải...

    -  Xin Chúa chữa lành quan hệ bị sứt mẻ hay đỗ vỡ của con với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, người tình xưa, anh chị em, họ hàng, bạn bè, ông chủ, bạn làm ăn, chủ chiên, người trong cộng đoàn, trong hội đoàn, trong nhóm nhỏ. Con xin tha thứ cho người làm con buồn lòng, đau khổ và chúc lành cho người đó. Nếu như con đã chúc dữ, nguyền rủa họ, xin nhờ Danh Thánh Chúa Giêsu bẻ gẫy và vô hiệu hóa những lời chúc dữ, nguyền rủa đó.

    -  Xin Chúa bẻ gẫy và làm vô hiệu hóa những lời nguyền rủa, chúc dữ trên con đến từ bất cứ ai.

    -  Xin Chúa chữa lành mặt tâm lý của con như: luôn có ý nghĩ xấu về người khác, mặc cảm sợ hãi, lo lắng, mặc cảm bị ghét bỏ, bị thua kém, tư tưởng và ước muốn thiếu trong sạch.  Xin Nước và Máu từ cạnh sườn Chúa Giêsu tẩy rửa tâm trí con.

    -  Xin Chúa chữa lành những tật xấu của con: tật nói xấu, ganh tỵ, chia rẽ, nóng nảy, giận hờn, khoe khoang, nói tục, cờ bạc, rượu chè, hút sách, tham ăn, gian lận, thèm muốn vợ chồng người... Xin Chúa cắt bỏ những tật xấu ấy khỏi con. 

    -  Xin Chúa giúp con hoàn toàn tha thứ cho người làm con đau khổ nhất.  Xin cho con không còn nhớ tới chuyện đau khổ ấy, và lấy ra khỏi tiềm thức của con.

     

    Nhân danh Chúa Giêsu ta truyền cho bệnh (nếu có bệnh nào nói ra) phải chấm dứt, không được lây lan qua nơi khác trong cơ  thể  hay qua người khác và không được trở lại.  Ta truyền cho các tế bào, mạch máu, khớp xương, bắp thịt, hệ thống thần kinh... bị hư hại phải trở về tình trạng hoàn hảo.

     

    Lạy Chúa Giêsu, con cảm tạ, ngợi khen Chúa đã chữa lành cho con.  Xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên con, trong con.  Xin đổ Thần Khí khôn ngoan vào tâm trí con, Thần Khí yêu thương vào trái tim con, Thần Khí trong sạch vào đôi mắt con, Thần Khí hiểu biết vào đôi tai con, Thần Khí bình an và hoan lạc trong tâm hồn con.  Con chúc tụng, ngợi khen và cám ơn Chúa.  Amen.

     

    Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

     

    [Nhóm Thánh Kinh Seattle (WA,USA), Giờ bên Chúa, trang 109-110).

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    02.09.21 THỨ NĂM  ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN

    Kính Mình Thánh Chúa

    Lc 5,1-11

    LÔGÍC CỦA ƠN CỨU ĐỘ

     Thấy vậy, ông Simon Phêrô sấp mặt xuống dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin hãy xa con, vì con là kẻ tội lỗi.”… Đức Giêsu bảo Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta.” Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.” (Lc 5,8.10-11)

    Suy niệm/SỐNG: Phêrô vẫn coi Chúa như một vị Thầy mà ông hết lòng kính mến vâng phục. Ông vẫn lui tới với Thầy, sẵn lòng với Thầy đến mức dâng cả chiếc thuyền mộc mạc của mình để Thầy dùng làm bục giảng, và còn chiều ý Thầy thả lưới thêm một lần nữa dù cả đêm hôm qua chẳng bắt được gì.

    Thế nhưng ông dừng lại ở đó, kể cả sau mẻ cá lạ lùng này, ông không dám đi xa hơn với Chúa. Phản ứng đó của Phêrô chẳng những hợp lý mà còn khiêm tốn nữa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi”. Nhưng lôgíc của ơn cứu độ không chấp nhận dừng lại như thế.

    Chúa Giêsu hoán cải Phêrô rồi còn muốn ông phải tiến xa hơn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta”. Thiên Chúa cứu độ nghĩa là Thiên Chúa yêu thương, yêu cách triệt để, yêu cho đến cùng, yêu ở mức cao nhất (x. Đường Lên Núi Chúa).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ngài cũng kêu gọi bạn đáp lại bằng một tình yêu triệt để như thế.

    Chẳng phải khi yêu, chính bạn cũng theo một lôgíc như vậy, không dừng lại ở chỗ “bình bình” mà bao giờ cũng muốn “thêm một chút nữa” hay sao?

    Sống Lời Chúa: – nán lại thêm ít phút tại nhà thờ để thưa với Chúa thêm một tâm sự yêu thương; – kiềm chế những phản ứng nóng nảy trước những sự xúc phạm người khác gây ra cho mình.

    Cầu nguyệnLạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, quảng đại với Chúa và quảng đại với tha nhân.

     

     

     GPMYTHO

     
     

Subcategories