3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    28.08.21 THỨ BẢY TUẦN 21 TN

    Thánh Augustinô, GM tiến sĩ

    TIN MỪNG Mt 25,14-30

    SIÊNG NĂNG VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI, CHỚ LÀM BIẾNG

     “Cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người.” (Mt 25,14-15)

    Suy niệm/SỐNG: Dụ ngôn là những bản văn Tin Mừng “dễ đọc” nhất cho con người hiện đại. Nghe như câu chuyện đăng trên chuyên mục kinh doanh của một tập san tạp chí nào vậy!

    Chúa nói về những chuyện “thời sự,” nào là tiền bạc, vốn, đầu tư, nào là ngân hàng, sổ sách kế toán… Càng “dễ đọc” vì điểm nhấn của nó cũng chính là mối quan tâm đệ nhất của con người: sinh lời!

    Tuy nhiên, mục đích của dụ ngôn này không phải là ở đó, mà là mời gọi chúng ta đầu tư vào cuộc kinh doanh với Chúa, đó là: ra sức làm việc, tuỳ theo khả năng Chúa ban, để sinh lời cho Nước Trời.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Sứ điệp ấy thật “hợp thời” cho chúng ta tại thời điểm đầu tháng chín này, thời điểm bắt đầu một năm học mới, một quí mới, một tài khoá mới.

    “Hợp thời” để cảnh báo cho chúng ta đề phòng những lời dỗ ngọt của con ma lười biếng. Có khi chúng ta cũng “ra công làm việc” thật đấy, nhưng chỉ để tìm kiếm “lương thực mau hư nát” (x. Ga 6,27).

    Đừng quên “Ai không làm việc thì không đáng ăn!” (2Tx 3,10). Nhất là đừng quên rằng Chúa Giêsu luôn xác nhận Cha của Ngài làm việc liên lỉ và Ngài cũng vậy (Ga 5,17).

    Sống Lời Chúa: Thực hành lời dạy trong kinh Bảy Mối Tội Đầu: “Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.”

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆNLạy Chúa, NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY chúng con QUYẾT TÂM siêng năng làm việc theo khả năng, dù ít hay nhiều, mà Chúa ban cho chúng con để xây dựng Nước Chúa.

     

     

    GPMYTHO 

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN

  •  
    Mo Nguyen
     
     

                                                                          TWENTY- SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                                                                             29th August 2021

     

    hinh.jfif

     

        BEING CLEAN AND PURE      

     

    BEING CLEAN AND PURE: 22ND SUNDAY YEAR B

     

    Deuteronomy 4:1-2, 6-8; James 1:17-18, 21b-22, 27; Mark 7:1-8, 14-15, 21-23

    ‘... the things that come from within,’ says Jesus, ‘are what defile’ (Mk 7:15)

    There are three kinds of cleanliness, three ways of being clean. There is bodily cleanliness, i.e., hygienic cleanliness, as when we take a bath or shower or use a hand sanitizer to ward off germs. There is ritual cleanliness, as when our priest at Mass washes his hands. And there is ethical cleanliness, i.e., moral cleanliness, i.e., doing what is right and good. Today Jesus our Teacher has been emphasizing ethical cleanliness as the kind that matters most.

    The opponents of Jesus blame him because his followers are not observing Jewish rules of ritual cleanliness. They are not washing their hands before and during meals. In reply, Jesus calls them ‘hypocrites.’ They are hypocrites because, as he points out: ‘You put aside the commandment of God to cling to human traditions.’

    The word ‘hypocrite’ has an interesting history. It begins by meaning simply someone who answers. It goes on to mean someone who answers in a set dialogue and conversation, i.e., an actor. Finally, it comes to mean someone whose whole life is a piece of acting, without any sincerity at all. Jesus tells his opponents they fit that category. 'You are hypocrites,' he says to them, 'you are great pretenders.’

    What Jesus was up against was the belief of his enemies that the human rules and regulations which they stressed, were the heart and soul of religion. For them, to keep those rules was to please God, to break those rules was to sin.

    What was true when Jesus was walking around Palestine is still true. Anyone for whom religion is just a set of human rules, anyone for whom religion means conforming only on the outside to human rules and regulations, anyone for whom religion is only the exact compliance with a list of taboos, is a hypocrite.

    Take the case of legalistic Jews at the time of Jesus. Just like some public figures still, Pharisees might fiercely hate fellow human beings, even colleagues. They might be full of envy and jealousy. They might conceal bitterness and pride. But so long as they carried out the prescribed hand washings correctly, the acute suffering and misery of the poor and needy around them, e.g., did not bother them or challenge them to respond with kindness, compassion and care.

     

    So, Jesus takes them on. He begins by quoting the Word of God as expressed in the prophet Isaiah: 'This people honours me with their lips, but their hearts are far from me.' He insists that what most defiles a human being is the evil behaviour that comes from within - from the thoughts and desires of the heart. He strings together a powerful set of examples, things we read about in our newspapers every day: - malicious intentions; sexual irresponsibility; theft; murder; adultery; greed; hurting and injuring others; trickery and deceit; self-indulgence; jealousy; slander; contempt; and acting the fool in ways that hurt and harm others. For Jesus, then, being good on the inside leads to being good on the outside too. Having a good heart, then, is where becoming a good person must start. So much so, that Jesus taught: “Blessed are the pure in heart; for they will see God” (Mt 5:8).

    One of the excuses we often hear from people who stay away from church is that those who go are 'hypocrites'. I don't believe that is true. Yet what they allege does point to the danger of identifying religion with outward observance - with such religious practices as just going to Mass, fasting, reading the bible, saying morning and evening prayers, and putting money on the plate. These are good and worthwhile things to do, but only if our hearts, disposition, motives and attitudes towards God and our fellow human beings, are right. If our hearts are not in what we do, or worse still, if in our hearts there lurk enmity, bitterness, grudges, hatred and contempt for others, our outward practices will show us up for what we really are – hypocrites!

    So, let’s be sure to pray to Jesus our Saviour in our contact with him today, both for ourselves and one another, to keep saving us from any and every kind of hypocrisy, and to keep helping us live and act with clean, committed, pure, sincere, constant and consistent hearts – in short, with loving, caring, hearts!

    “May the passion of Jesus Christ, and his everlasting love, be always within our minds and hearts!”

    Fr Brian Gleeson

     

    Christ Our Hope in Life and Death (Official Lyric Video) - Keith & Kristyn 

    Getty, Matt Papa:

    https://www.youtube.com/watch?v=OibIi1rz7mw

     

    ca.jfif

     

    DẤU ẤN TÌNH YÊU (#DATY) | ANGELO BAND [MV Lyric]:

    https://www.youtube.com/watch?v=Xs6xDsRf6FI

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN - CN22TN-B

  •  
    Song Loi Chua
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B (29/08/2021)

    «CĂN CƯỚC CÔNG DÂN» CỦA CÁC KITÔ HỮU

    [Đnl  4,1-2.6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công giáo còn bị coi là những công dân hạng hai hạng ba; thậm chí tại một vài nước người Công giáo còn là thành phần bị xem thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa.

    Nhưng Thánh Kinh mạc khải cho mọi người nói chung cho các Kitô hữu nói riêng ta biết rằng: Không có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, là Thiên Chúa của Kitô giáo? Không có dân tộc vĩ đại nào có được những thánh chỉ và quyết định công minh, như Lề Luật và giới răn mà Môsê và Đức Giêsu Kitô truyền lại cho các Kitô hữu.

    Vậy thì các Kitô hữu chẳng có gì phải mặc cảm. Trái lại họ có quyền hãnh diện về nhân thân hay căn cước công dân (identity card) của mình mà hiên ngang và tự tin sống với thiên hạ. 

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Đnl 4,1-2.6-8): "Các ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm" Môsê nói với dân chúng rằng: "Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều gì trong các điều ta đã truyền, nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đã truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: 'Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt'. Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?"

    "Vậy các ngươi hãy ý tứ và giữ mình. Trong suốt đời các ngươi đừng quên và đừng để lòng xao lãng những điều các ngươi đã thấy. Hãy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Gc 1,17-18.21b-22.27): "Anh em hãy thực thi lời đã nghe" Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do tự trời, bởi Cha sáng láng ban xuống, nơi Người không có thay đổi và cũng không có bóng dáng sự thay đổi. Người đã muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật.

    Cho nên anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác, anh em hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.

    Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 7,1-8a.14-15.21-23): "Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân" Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?" Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người".

    Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG & SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)

    3.1.1 Bài đọc 1 (Đnl 4,1-2.6-8) là những lời ân cần của Ông Môsê nói với dân riêng của Thiên Chúa là Israel: Dân Chúa thật hạnh phúc vì họ được có Thiên Chúa ở gần, họ có thánh chỉ của Thiên Chúa hướng dẫn, nên được sống trong chân lý và bình an và được coi là “khôn ngoan và thông minh”.

    àTrong bài đọc 1 này, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng ở cùng/với dân và Thiên Chúa là Đấng đem hạnh phúc cho dân.

    3.1.2 Bài đọc 2 (Gc 1,17-18.21b-22.27) là những lời khuyên của Thánh Giacôbê Tông đồ, gồm hai ý:

    (1o) Mọi ơn lành và phúc lộc, nhất là Lời chân lý, đều do Thiên Chúa là  Đấng Tạo Dựng cũng là Cha yêu thương ban cho chúng ta.

    (2o) Hãy đón nhận Lời có sức cứu độ của Thiên Chúa và đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.

    àTrong bài đọc 2 này, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi ơn lành và phúc lộc, nhất là lời chân lý là lời có sức mạnh cứu độ.

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) là tường thuật của Thánh Máccô về một trong những cuộc “xung đột” giữa Đức Giêsu và các Pharisêu và kinh sư, xoay quanh vấn đề người ta phải tuân giữ điều răn của Thiên Chúa hay truyền thống của cha ông chỉ là phàm nhân?

    Cơ hội thuận lợi là một số Pharisêu và kinh sư bắt gặp vài môn đệ của Đức Giêsu không rửa tay trước khi ăn. Rửa tay trước khi ăn chỉ là một tập tục, một truyền thống mà người Do-thái giữ gìn rất cặn kẽ, chứ không phải là giới luật của Thiên Chúa, trong khi họ lại xem thường giới răn của chính Thiên Chúa.

    Động cơ của người Pharisêu và kinh sư là tìm dịp, tìm cách bắt bẻ Đức Giêsu và các môn đệ Người. Nguyên nhân sâu xa là những người ấy thích sống giả hình và nuôi ảo tưởng cho mình là đạo đức, thánh thiện mà coi khinh, coi thường và kết án người khác. Chính thái độ và cách sống giả trá này của các kinh sư, luật sĩ đã bị Đức Giêsu vạch trần và lên án.

    Theo nhận định lành mạnh của mọi người, cũng là của chính Đức Giêsu, thì cái cần phải thanh tẩy là tâm hồn, là tư tưởng, là các suy nghĩ của con người chứ không phải là bàn tay hay chén bát. Bởi vì một khi tâm hồn con người bất chính, tư tưởng con người tội lỗi, suy nghĩ con người lầm lạc thì con người sẽ gây đại họa, không những cho chính bản thân mình mà còn cho cả gia đình và cộng đồng xã hội nữa.

    à Trong bài Phúc âm này, chúng ta khám phá ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng truyền dậy chân lý một cách trung kiên và dũng cảm.

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa (Chúa muốn chúng ta làm gì?    

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hãy sống theo Thánh Chỉ hay Mệnh Lệnh hay Giáo Huấn của Thiên Chúa thì sẽ được hạnh phúc, vì:

    * Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành Vô Cùng Vô Tận nên Thiên Chúa chỉ có thể làm những điều tốt lành cho chúng ta mà thôi. 

    * Thánh Chỉ hay Mệnh Lệnh hay Giáo Huấn hay Giới Răn gì của Thiên Chúa cũng chỉ nhằm giúp chúng ta có được hạnh phúc đích thật mà thôi.   

     

    IV. SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI  SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA

    4.1 Sống với Thiên Chúa là có những tâm tình/lời/hành động chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa là Đấng luôn ở với chúng ta, luôn có mặt bên cạnh chúng ta. Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta thì tại sao chúng ta lại không ở với Người? Vì thế điều đáng làm nhất là chúng ta sống với/bên Chúa.

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta thực thi thánh chỉ, mệnh lệnh của Thiên Chúa là những giới răn mà Môsê và Chúa Giêsu đã truyền lại cho chúng ta. Cụ thể là “hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn” và “hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em.”

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ CHO HỘI THÁNH

    5.1 «Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các dân, các nước trên thế giới này, để mọi dân mọi nước nhận ra giá trị thật của họ không phải là ở chỗ giầu mạnh về kinh tế hay có nhiều vũ khí tối tân hiện đại mà là ở chỗ có Thiên Chúa ở cùng hay không.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.2 «Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?»  Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các Đức Hồng Y, Giám Mục, cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ, để cac vi ấy biết trân trọng nhân thân của mình mà nghiêm chỉnh thực thi các thánh chỉ, các mệnh lệnh của Thiên Chúa được các ngôn sứ và nhất là được Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, truyền lại.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.3  «Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho giáo dân thuộc giáo xứ chúng ta, để ai nấy biết sống khiêm tốn và biết ơn, đối với Đấng ban phát mọi ơn lành và phúc lộc hoàn hảo cho con người và vũ trụ.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    5.4 «Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho những người yếu đuối, đam mê, tội lỗi, để họ nhận được sức mạnh của Thánh Thần mà hoán cải và thay đổi cuộc sống.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

                  

    Sàigòn ngày 25 tháng 08 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                                                                                    

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     

    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27.08.21 THỨ SÁU TUẦN 21 TN

    Thánh Mônica, Bổn mạng các bà mẹ.

    Mt 25,1-13

    CHÂM DẦU YÊU THƯƠNG

     “Còn những cô khôn vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.” (Mt 25,4)

    Suy niệm/SỐNG“Lý trí cho ta biết điều cần phải tránh, chỉ có con tim mới cho ta biết điều nên làm” (J. Joubert).

    Chúng ta được ví như các cô phù dâu cho chàng rể là Chúa Giêsu: chỉ có quả tim gắn bó với Ngài, mới thúc đẩy chúng ta biết điều người môn đệ Ngài cần phải làm, đó là giữ ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng.

    Ngọn đèn ấy được cháy sáng liên tục trong cuộc đời nhờ từng giọt dầu nhỏ được thấm không ngừng. Dầu ấy là gì? Thưa, những giọt dầu của các công việc bé nhỏ, âm thầm trong đời sống hằng ngày: những lời nói tử tế, những cử chỉ nhân hậu, hy sinh thầm lặng, nghĩa cử phục vụ vui tươi, lòng trung thành…

    Những giọt dầu ấy tuy bé nhỏ nhưng thật thiết yếu bởi vì nếu thiếu chúng, ta sẽ bị loại khỏi Nước Trời đấy!

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ngày nào bạn quên châm thứ dầu này vào ngọn đèn đức tin, ngày ấy bạn trở thành người khờ dại, do lơ là bổn phận chính yếu của đời bạn!

    Năm cô khôn và năm cô dại tượng trưng cho hai loại người Kitô hữu. Chỉ có con tim yêu mến Đức Giêsu mới mách bảo và thúc đẩy bạn trở thành loại người và lối sống khôn ngoan đích thật.

    Sống Lời Chúa: Tôi sẽ bắt đầu trở thành người khôn theo Lời Chúa dạy: châm dầu yêu thương vào đèn đức tin bằng cách tận dụng mọi biến cố trong ngày sống, để có một lời nói tử tế, một lối ứng xử tốt đẹp, hay một hy sinh nhỏ bé nhằm làm chứng cho Nước Trời.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆNLạy Chúa Giêsu, chúng con thật khờ dại vì lơ là bổn phận số một của mình, đó là quên châm dầu yêu thương vào ngọn đèn đức tin. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT, chúng con QUYẾT TÂM trở thành những Kitô hữu khôn ngoan thật sự, qua các nghĩa cử yêu thương và quên mình. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    26.08.21 THỨ NĂM TUẦN 21 TN

    Mt 24,42-51

    “NẾU CHỦ NHÀ BIẾT…”

    “Anh em hãy biết  điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu.” (Mt 24,43)

    Suy niệm/SỐNG: Trong cuộc sống, biết bao lần người ta phải thốt lên: “Nếu biết thế, thì…”, “nếu biết trước, thì …”. Vâng, nào có ai hiểu được hết chữ “ngờ” và “bất ngờ”?

    Thế nhưng có những điều hoàn toàn có thể “ngờ” được, thế mà chúng ta vẫn để mình bị bất ngờ vì chúng. Quả thật, ai trong chúng ta lại không biết mình sẽ chết, thế mà mấy người có thể chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết của mình?!

    Những cái “bất ngờ” như thế, sẽ trở nên có thể “ngờ” nếu cuộc sống ta luôn biết chuẩn bị và sẵn sàng cho tất cả.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đã có khi nào bạn phải “trả giá đắt” cho những “bất ngờ”?

    Có khi nào bạn hớ hênh để “kẻ trộm” đào ngạch khoét vách nhà bạn và “rinh” kho tàng của bạn đi mất không?

    Kho tàng của bạn không phải là những thứ mà xã hội duy vật thực dụng này cung cấp, mà là gia đình bạn, là ơn gọi Chúa dành cho bạn, là sự sống đời đời Chúa hứa ban cho bạn; nói tóm lại, kho tàng đó là chính Chúa, gia nghiệp của bạn.

    Bạn có phát hiện “những kẻ trộm” đang đe doạ kho tàng của bạn không?

    Chúng có thể là những tính hư tật xấu đang mai phục ngay trong tâm hồn bạn, chúng có thể là tinh thần thế tục trong cách quan hệ, tiêu xài, giải trí đang tiêm nhiễm trong gia đình bạn.

    Bạn có cách nào đối phó để không bị bất ngờ vì những kẻ trộm đó không?

    Sống Lời Chúa: Dành thời giờ cho Chúa qua việc cầu nguyện và dành thời giờ để quan tâm chăm sóc gia đình bạn.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆNLạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng. NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM gìn giữ kho tàng của con mãi cho đến hạnh phúc vĩnh hằng.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

Subcategories