9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH NỮ TERESA AVILA

  •  
    Kim Vu

    3 BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA AVILA CHO NGƯỜI KITÔ HỮU HIỆN ĐẠI

     

    Thánh Têrêsa là một nhà cải cách và một người lãnh đạo vĩ đại.  Cuộc sống và các tác phẩm của thánh nhân chứa đựng sự khôn ngoan lớn lao cho những người đi theo Chúa Kitô trong suốt nhiều thế kỷ.

     

     

    Có rất nhiều vị thánh đáng kính mang tên là Têrêsa – Mẹ Têrêsa Calcutta, Têrêsa thành Lisieux, Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá – đến nỗi vị thánh Têrêsa đầu tiên rất dễ bị bỏ qua.  Nhưng thánh Têrêsa Avila được gọi là “Têrêsa cả” vì lý do: Người nữ vĩ đại này đã sống đời thánh thiện và niềm xác tín mạnh mẽ mà những điều đó ghi dấu sáng ngời trong những trang lịch sử.  Cuộc đời phi thường của ngài mang lại nhiều bài học cho chúng ta hôm hay; dưới đây chỉ là một số ít trong đó.

     

    Hãy Cầu Nguyện Trước Rồi Mới Hành Động

     

    Khi còn là một thiếu nữ, thánh Têrêsa đã bắt đầu cầu nguyện trong cuộc đối thoại suy niệm và chiêm niệm với Thiên Chúa, thường được gọi là “tâm nguyện”, và tình bạn của thánh nhân với Đức Kitô, cùng tình yêu sâu đậm dành cho Người đã theo đó mà triển nở.  Tuy nhiên, sau một lần bệnh nặng, thánh nhân đã ngưng cầu nguyện theo phương cách ấy, mà chỉ tham dự những giờ đọc kinh cộng đoàn trong hơn một năm, vì theo như tự truyện của mình, ngài đã thuyết phục bản thân rằng“kiềm chế cầu nguyện là một dấu hiệu của sự khiêm nhường lớn lao hơn.”

     

    Không ngạc nhiên gì, quyết định ngưng nguyện gẫm mang đến cho ngài sự đau khổ trong cảm xúc và tâm hồn.  Sau này, ngài đã gọi khoảng thời gian đó là “cám dỗ lớn nhất mà tôi gặp phải” và nói rằng“nó gần như hủy hoại tôi.”

     

    May mắn thay, thánh nhân đã tìm gặp được một linh mục dòng Đaminh thánh thiện và uyên bác làm cha giải tội cho mình, và vị linh mục ấy đã nhanh chóng giúp ngài trở lại.  Ngài đã không bao giờ rời bỏ tâm nguyện một lần nữa, và thúc giục mọi người thực hành tâm nguyện như một thói quen thường xuyên. “Những ơn lành mà một người thực hành cầu nguyện nhận được – ý tôi là tâm nguyện – đã được ghi nhận bởi nhiều vị thánh và người đạo đức… Và vì tình yêu của Thiên Chúa, tôi cầu xin bất cứ ai chưa bắt đầu cầu nguyện thì đừng bỏ lỡ một ân phúc lớn lao như vậy.”

     

    Những diễn giải của ngài về tâm nguyện đã trở nên những định nghĩa kinh điển cho việc thực hành thiêng liêng này.  Thánh nhân viết rằng tâm nguyện “không là gì khác ngoài sự giao tiếp thân tình, và thường xuyên trò chuyện cách riêng tư, với Đấng mà ta biết Ngài yêu thương ta.”  Tình bạn này là nguồn mạch của sự tốt lành vô hạn trong đời sống của một người và mang lại hoa trái thiêng liêng to lớn.  Ngài cam đoan với chúng ta: “Không ai xem Thiên Chúa là bạn mà không được thưởng.”

     

    Thánh Têrêsa đã để lại ảnh hưởng to lớn thông qua những cải cách thiêng liêng, những việc tốt lành và những tác phẩm, thậm chí ngài còn trở thành nữ tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên.  Tất cả những điều đó phát xuất từ cội nguồn sâu thẳm của tình bạn sâu sắc và mật thiết với Thiên Chúa.  Giống như rất nhiều vị thánh vĩ đại khác, cuộc đời của ngài cho thấy rằng những cố gắng trong việc tông đồ luôn phải bắt đầu và cắm rễ sâu trong cầu nguyện.  Hãy đặt cầu nguyện và chiêm niệm lên hàng đầu, và ơn gọi cũng như sứ vụ của bạn sẽ tự nhiên tuôn trào từ cội nguồn đó.

     

    Hãy Sống Giữa Những Người Bạn Và Người Hướng Dẫn Tốt

     

    Một đề tài mà thánh Têrêsa đã lặp đi lặp lại trong tự truyện của mình là tầm quan trọng của việc gìn giữ những mối tương quan tốt lành và thánh thiện.  Thánh nhân nói về những người bạn và cả những cha giải tội đã đi vào cuộc đời của ngài tại những thời điểm khác nhau và dẫn ngài đến gần hoặc xa Thiên Chúa hơn.  Như một bài học có được qua những kinh nghiệm khó khăn, ngài viết:“Tôi đã học được ích lợi to lớn đến từ tình bạn tốt lành.”

     

    Thánh nhân đã nhận thức một cách sâu sắc sự tác động mà những người bạn có thể ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của một người, đến nỗi ngài khuyến khích những người đang theo đuổi sự thánh thiện hãy cố gắng tìm kiếm những người bạn thánh thiện để cùng đi với họ trên cuộc hành trình đó – những người mà ngày nay chúng ta gọi là “người bạn cùng tiến.”

     

    Ngài viết: “Tôi muốn khuyên những người thực hành cầu nguyện, đặc biệt là lúc khởi đầu, hãy vun đắp tình bạn và mối tương giao với những người khác cùng ý hướng với mình.  Đây là điều quan trọng nhất, không chỉ bởi chúng ta có thể giúp nhau bằng những buổi cầu nguyện chung, mà còn bởi nó mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích khác nữa.”

     

    Thánh nhân đã thấy sự ảnh hưởng của bạn bè như một yếu tố quan trọng đến nỗi trong tự truyện của mình, ngài dừng lại để gửi những lời khuyên đến các bậc cha mẹ của những thanh thiếu niên: “Nếu tôi phải khuyên nhủ các bậc cha mẹ, tôi sẽ bảo họ phải hết sức quan tâm đến những người mà con cái họ kết giao ở độ tuổi đó.  Nhiều điều tai hại có thể là kết quả từ mối quan hệ xấu và chúng ta tự bản tính có khuynh hướng làm theo những gì xấu xa, hơn là những điều tốt lành.”

     

    Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với áp lực từ bạn bè, bởi vì nhu cầu để được xã hội chấp nhận của họ ngày càng lớn, nhưng nguyên tắc trên vẫn đúng ở mọi lứa tuổi.

     

    Hãy Làm Cho Cuộc Sống Và Chính Bản Thân Bạn Trở Nên Nhẹ Nhàng

     

    Người ta nói rằng“các thiên thần bay vì họ khiến bản thân trở nên nhẹ nhàng.  Cho dẫu tuyên bố này có thể bị nghi ngờ về mặt thần học, nhưng thực tế đúng là việc làm cho bản thân trở nên nhẹ nhàng là một dấu hiệu của sự thánh thiện, vì nó đòi hỏi sự khiêm nhường thật sự.

     

    Thánh Têrêsa rất có khiếu hài hước, nhất là khi nhận xét về bản thân và những ý tưởng điên rồ của mình: Thánh nhân thường đề cập đến chuyện đùa vui về điều này hay điều khác, và có lúc ngài viết: “Đôi khi tôi cười chính bản thân và nhận ra mình là một thụ tạo đáng thương.”  Sự khiêm nhường của ngài được thể hiện rõ khi ngài kể lại những hành động thiếu suy nghĩ của mình, hay khi liệt kê những lỗi lầm ngài phạm phải qua nhiều năm trong sự thật thà và không hề có ý tự cho mình là công chính.

     

    Làm cho bản thân trở nên nhẹ nhàng sẽ không giúp bạn bay được, nhưng chắc hẳn sẽ làm bạn cảm thấy vui vẻ và dễ chịu.  Quan trọng hơn, đó là một thái độ bắt nguồn từ sự hiền lành thánh thiện, và như Đức Kitô nói với những kẻ theo Ngài: “Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa là gia nghiệp.” (Mt 5,4)

     

    Sự hiền lành có thể không phải là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nhắc tới một nhà cải cách kiên cường như thánh Têrêsa Avila, nhưng hiền lành thật sự không có nghĩa là rụt rè hay chịu khuất phục.  Đúng hơn, nó ám chỉ sự tự chủ giữa nghịch cảnh, một phẩm chất mà thánh Têrêsa thể hiện xuất sắc khi ngài đã đương đầu với nhiều thử thách trong cuộc đời.

     

    Những bài học trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng khi nói về sự khôn ngoan vượt thời gian trong những tác phẩm của thánh Têrêsa cả.  Để biết thêm, hãy xem 7 câu nói truyền cảm hứng cho cuộc sống từ các tác phẩm của ngài.

    “Chỉ tình yêu mới mang lại giá trị cho tất cả mọi thứ.”

     

    “Thật ngu ngốc khi nghĩ rằng chúng ta sẽ vào thiên đàng mà không vào trong chính mình.”

     

    “Bạn ngợi khen Thiên Chúa bằng việc cầu xin những điều tuyệt vời nơi Người.”

     

    “Điều quan trọng không phải là nghĩ nhiều mà là yêu nhiều, và vì vậy, hãy làm điều khơi dậy tối đa tình yêu của bạn.

     

    “Vì cầu nguyện không gì khác hơn việc ở trong tương quan tình bạn với Thiên Chúa.”

     

    “Dưới ánh sáng của thiên đàng, thì sự đau khổ tồi tệ nhất trên trái đất cũng chỉ được xem là không nghiêm trọng hơn việc phải trải qua một đêm trong khách sạn thiếu tiện nghi.”

     

    “Tình yêu biến công việc thành sự nghỉ ngơi.”

     

    Tác giả: Theresa Civantos Barber
    Chuyển ngữ: Ngọc Quí

     

    --
     
    Download all attachments as a zip file
    • image002.jpg
      20kB
    • image001.jpg
      49.9kB
    •  
      10-14-22 - 3 BÀI HỌC TỪ CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA AVILA.docx
      70.1kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CGVN - SỨC KHỎE THẺ LÝ-TÂM LINH

  •  
    BBT CGVN

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

       Hatha yoga: 

     

    Từ sức khoẻ thể lý và tinh thần đến hành trình tâm linh Kitô giáo

     

    Lm Giuse Lê Minh Thông, OP., chia sẻ cảm nghiệm sau 5 năm tập Hatha yoga.

     

    Bolg: https://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com

     

    Xin vui lòng mở file PDF đính kèm.

    Xin cảm ơn.

     

    GachNgang.png
     
    “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” 
    (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION).
     

    Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và  Quý Vị,

     

    Ngày 15.08.2022 Hội Thánh toàn cầu long trọng Mừng Kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, đó cũng là dịp Tạ Ơn của BBT CGN chúng con sau đúng 18 năm tham gia truyền thông, và truyền thông ở đây luôn được hiểu là phương tiện để truyền giáo, và vì thế tự bản chất của công việc đã được gói gọn trong khẩu hiệu của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Hiệp Thông – Tham Gia – Truyền Giáo” (COMMUNION, PARTICIPATION, MISSION). 18 tuổi là đánh dấu thời điểm rất quan trọng cho một em thiếu niên bước vào tuổi trường thành với nhiều thách đố và hy vọng.

    Với thân phận thật bất xứng, chúng con xin được hiệp cùng Hội Thánh để dâng lời Tạ Ơn Thiên Chúa về những gì đã làm được, dù rất nhỏ bé và khuyết điểm; cùng với lòng thống hối tạ lỗi về những gì đã làm sai hoặc không đúng ý Chúa, hay chưa thể vừa lòng anh chị em mình. Chúng con chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Tu Sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia cộng tác với chúng con trong gần 20 năm qua, và nay rất nhiều Vị đã an nghỉ trong Chúa. Xin hãy nhớ nhau luôn mãi.

    Để Mừng Kính Mẹ và đồng hành cùng Hội Thánh, nhất là tại quê nhà Việt Nam rất nhiều nơi còn thiếu thốn mọi sự, chúng con có đặt in một số lượng lớn sách Quà Tặng Tin Mừng, nhưng lần in này chúng con chỉ có thể tài trợ một phần kinh phí với hy vọng những nơi nào cần có Sách để làm Quà Tặng cho nhau, mọi người có thể chia sẻ một phần chi phí với chúng con là 25.000VNĐ/ 1 cuốn QTTM và chúng con sẽ gởi Sách qua bưu điện (trong nước) về tận nơi. Sau khi nhận được Sách, quý vị có thể gởi tiền qua tài khoản cho chúng con sau. Xin lưu ý là dù ít dù nhiều, chỉ cần 1 cuốn chúng con cũng sẽ rất vui mừng để phục vụ tận tình như là phục vụ chính Chúa vậy. Sách dày 544 trang, khổ 11,3 x 17,6 cm.

     

     

     

     

    Về vật chất thì cuốn sách nhỏ bé này chẳng đáng là gì, nhưng lại chứa đựng những giá trị vĩnh cửu cho mọi thời và mọi người, chúng con tin rằng nó rất phù hợp để làm quà tặng cho người thân trong các dịp như Thêm Sức, Rước Lễ Lần Đầu, Khấn Dòng, Chịu Chức, Mừng Hôn Phối, Thượng Thọ, Phần thưởng Giáo Lý… (chúng con cũng xin lưu ý là theo đúng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta sẽ TẶNG nhau món quà ý nghĩa này để làm “bạn đồng hành” cho người được nhận, chứ không phải chỉ là để lại trong nhà thờ hay trong lớp giáo lý và chỉ cho nhau mượn để đọc)

    Ngoài ra đối với những nơi quá khó khăn, cần có Sách để tặng cho bà con, xin quý vị cũng cứ liên lạc với chúng con để biết rõ hoàn cảnh của nhau, chúng con sẽ tìm kiếm các ân nhân giúp đỡ sau.

    Với quý ân nhân xa gần lâu nay đã từng giúp đỡ chúng con mỗi người một tay để chúng con đã có thể phát hành được 80 ngàn Sách QTTM, nay nếu có thể được xin hãy tiếp tục hỗ trợ chúng con, để Lời Chúa đến được với hết mọi người. Kính mong Giáo Xứ giàu giúp Giáo Xứ nghèo, Giáo Phận giàu giúp Giáo Phận nghèo.

    Riêng đối với hải ngoại, chúng con không thể gởi sách qua bưu điện trong nước, vì cước phí rất đắt, vì thế nếu Quý Vị nào có dịp về thăm Việt Nam, chúng con rất vui được tặng sách để Quý Vị mang về chia sẻ cho bà con nào cần.

     

    Chúng con xin chân thành cảm ơn.

    BBT CGVN

     

     

    GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần

     

    Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.

     

    Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 75 bài)

     

    Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.

     

    Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

     

    Chúng con đặc biệt trân trọng và tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.

     

     

     

    Chúng con xin chân thành cảm ơn.

    BBT CGVN

     

     

     

     ******

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta

    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

    Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

    Xin chân thành cám ơn

    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

    www.conggiaovietnam.net 

    ////////////

     

     

    --
     
    •  

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BẠN TRẺ HÔM NAY

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    Bài 60: NGHE LÀ LÀM THEO

    Hỏi: Làm thế nào để có thể lắng nghe thực sự được lời Chúa muốn nói và muốn mình thực hiện?

     

    Bạn thân mến,

    Bạn đã đặt ra một câu hỏi quan trọng không chỉ đối với bạn mà còn với bất cứ người tín hữu nào khác, bởi vì tin vào Chúa tức là ao ước được lắng nghe và thi hành ý muốn của Ngài. Giả như Chúa hiện ra với bạn và bảo bạn làm điều này điều kia, tôi tin chắc là bạn sẽ không ngần ngại làm theo. Thế nhưng một trường hợp giả định như thế lại chưa bao giờ và rất có thể là sẽ không bao giờ xảy ra trong cuộc đời của bạn.

     

    Có thể bạn đã từng nghe chuyện Chúa hay Đức Mẹ hiện ra với một số vị thánh và trao cho họ những sứ mạng đặc biệt. Thế nhưng đó chỉ là vài trường hợp rất họa hiếm. Vậy số đông các tín hữu lắng nghe lời Chúa bằng cách nào? Và bạn cũng đang tự đặt ra câu hỏi đó cho bản thân mình khi phân vân không biết những gì mình đang làm và ơn gọi mình đang sống có đúng là ý Chúa muốn hay không. Khi bạn nêu ra câu hỏi như vậy tức là bạn đã tin chắc rằng Chúa đang muốn bạn thực hiện một điều gì đó, vấn đề là bạn không biết phải làm thế nào để có thể nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Dường như có người nói mà chưa có người nghe, hoặc là người nghe vẫn chưa nghe được.

     

    Vì bạn tin rằng Thiên Chúa muốn ngỏ lời với bạn nên tôi sẽ bắt đầu chia sẻ từ điểm này: Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa thích trò chuyện. Ngài không phải là Đấng câm lặng. Tôi đề cập điều này là bởi vì không phải ai cũng nghĩ như vậy. Không ít người cho rằng không có Thiên Chúa, hoặc nếu có thì Thiên Chúa đó xa cách ngàn dặm và bỏ mặc con người. Trong những tình huống khó khăn của cuộc sống như thiên tai, chiến tranh, tội ác, nghèo khổ, bệnh tật, đau đớn, chết chóc… con người đã kêu lên Thiên Chúa nhưng không nghe thấy Ngài hồi âm.

     

    Trong những trường hợp như thế, thay vì mong muốn lắng nghe tiếng Chúa “như thế nào” thì nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng và đặt vấn đề “có Chúa hay không.” Họ đã đánh đồng việc họ không nghe thấy tiếng Chúa với việc không có tiếng Chúa, hoặc thậm chí là không có Chúa. Đối với những người này thì tiếng Chúa, nếu có, cần phải rõ mười mươi, có thể được kiểm chứng dễ dàng, kiểu như xin cái gì là phải cho đúng cái đó mới “linh”!

     

    Như vậy, thay vì mở rộng tâm hồn để lắng nghe tiếng Chúa trong mọi tình huống của cuộc sống thì nhiều người đã khép lòng mình lại, ép Chúa phải nói theo cách họ muốn nghe, phải làm theo cách họ nghĩ. Một thái độ như thế chính là trở ngại lớn nhất trong việc lắng nghe và đón nhận tiếng Chúa. Do đó, nếu bạn muốn nghe được tiếng Chúa thì trước hết bạn phải tin rằng có Thiên Chúa đang nói chuyện với mình và xin ơn được mở lòng ra để hiểu và đón nhận lời ấy.

     

    Như bạn có thể đã biết, trong bất cứ cuộc trò chuyện nào thì người nghe luôn luôn ở thế thụ động, tức là họ chỉ “nghe” thấy những gì được nói ra và được truyền đạt tới, không có gì khác hơn. Yếu tố chủ động nơi người nghe chính là việc “lắng” đọng tâm hồn để đón nhận thông điệp. Người nghe không thể tự ý cắt xén hay bóp méo nội dung thông điệp được truyền tải. Như vậy, việc lắng nghe bao gồm thái độ bị động của phần “nghe” lẫn chủ động của phần “lắng.” Lắng nghe lời Chúa cũng vậy, tâm hồn bạn cần có độ lắng nhất định, chứ không phải cứ muốn nghe là nghe được ngay, cho dù Chúa vẫn hằng luôn trò chuyện với bạn.

     

    Thật dễ hiểu vì sao có rất nhiều người chọn tham gia các cuộc tĩnh tâm hàng năm hoặc là trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời họ. Những đợt tĩnh tâm được tổ chức nhằm tạo điều kiện giúp người ta lắng đọng tâm hồn trong bầu khí thinh lặng, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, phản tỉnh về dữ kiện xảy ra trong cuộc sống, chú ý hơn đến những chuyển động cảm xúc trong tâm hồn dưới sự hướng dẫn đồng hành của người có nhiều kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng.

     

    Nếu bạn không có điều kiện tham gia những cuộc tĩnh tâm chính thức như vậy thì bạn vẫn có thể dành riêng cho Chúa không gian tĩnh lặng cả bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn của mình để nghe được tiếng Ngài. Do đó, nếu bạn cảm thấy rằng mình không nghe được tiếng Chúa, câu hỏi cần đặt ra là bạn đã lắng đọng tâm hồn đủ để những lời thì thầm của Chúa được vang lên trong lòng mình hay chưa.

     

    Một điểm khác mà có lẽ bạn cũng đã có kinh nghiệm trải qua, đó là tính chọn lọc và cá vị (hay riêng tư) của việc lắng nghe. Tính chọn lọc ở đây không hẳn là thái độ phản kháng hay cố chấp, khước từ mọi thông điệp được truyền tải. Điều tôi muốn nói ở đây là ngay cả khi bạn thật lòng khao khát lắng nghe thì việc lắng nghe vẫn mang tính chọn lọc ở một mức độ nhất định. Nghĩa là bạn sẽ chỉ nghe rõ những điều gần gũi hay đụng chạm đến mình nhiều nhất, còn những điều khác dễ bị “bỏ ngoài tai” dù bạn không cố ý. Ví dụ, sau khi được nghe cùng một bài giảng ở nhà thờ, có người nhớ chi tiết này nhưng người khác lại nhớ chi tiết khác, tùy vào mối bận tâm riêng của họ. Nói cách khác, chúng ta chỉ đón nhận được những âm thanh có tần số phù hợp với ăng–ten của mình thôi.

     

    Trò chuyện với Chúa cũng vậy, nhiều lúc chúng ta không nhận ra và hiểu được tiếng Chúa chỉ vì chúng ta không đặt trọn tâm trí vào việc tìm kiếm và lắng nghe thánh ý của Ngài. Lời Chúa không thể lọt tai chúng ta được nếu tâm hồn chúng ta chỉ hướng đến những giá trị khác trái ngược với đức tin. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Như thế, muốn được, muốn thấy hay muốn mở cho thì trước hết chúng ta phải giữ thái độ tha thiết cầu xin, khao khát kiếm tìm, kiên trì gõ cửa nhà Chúa. Trong đời sống đức tin, những người càng thờ ơ nguội lạnh, không cố gắng xây dựng tương quan với Thiên Chúa, ít khi thao thức về đời sống thiêng liêng, sống kiểu được chăng hay chớ thì càng khó nghe được tiếng Chúa.

     

    Ngoài ra, lời Chúa không phải chỉ để nghe cho vui tai mà là để thực thi. Lời Chúa là lời của sự sống, chắc chắn sẽ làm trổ sinh hoa trái nơi đời sống người nghe. Do vậy rất nhiều khi chúng ta nghe được tiếng Chúa nhưng lại phớt lờ đi chỉ vì từ trong thâm tâm chúng ta không sẵn sàng hoặc là không muốn làm theo lời đó. Ví dụ khi bạn đang thù ghét một người nào đó thì bạn sẽ thấy lời Chúa dạy phải yêu thương mọi người ngay cả kẻ thù có lẽ chỉ dành cho ai khác chứ không phải cho mình, hoặc có thể là cho mình nhưng không phải lúc này! Như thế, nếu bạn không nghe được tiếng Chúa thì phải tự hỏi mình đã sẵn sàng và khao khát để được lời Chúa biến đổi con người mình ngay lúc này hay chưa.

     

    Bản chất siêu việt của Thiên Chúa không bị giới hạn trong thế giới vật chất, nhưng không phải vì thế mà Thiên Chúa không có cách ngỏ lời với con người. Lời của Thiên Chúa là lời nhập thể, tức là lời đó được diễn tả theo cách phù hợp với khả năng đón nhận của con người. Lời Chúa không phải là thứ ngôn ngữ huyền bí chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nghe và hiểu được.

     

    Những gì xa lạ với kinh nghiệm con người thì không thể được coi là lời Chúa, bởi vì Thiên Chúa nói lời của Ngài là để con người nghe được và sống theo chứ không phải để chơi trò úp úp mở mở đánh đố con người. Quan trọng hơn cả, lời của Thiên Chúa không phải là âm thanh hay chữ viết nhưng chính là Ngôi Lời, tức là Lời mang lấy thân xác con người, ở giữa con người và nói cho con người về Thiên Chúa. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” (Dt 1,1–2)

     

    Suốt cuộc đời mình ở trần gian, đặc biệt là trong thời gian sứ vụ công khai, Đức Giêsu chính là hiện thân của lời Thiên Chúa nói với dân Ngài. Đức Giêsu đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, có quyền năng chữa lành mọi bệnh tật, làm cho kẻ chết sống lại, ban sự sống mới cho con người khi hòa giải tội nhân với Chúa, giải phóng con người khỏi xiềng xích tội lỗi, kêu gọi con người hoán cải đón nhận giá trị Nước Trời. Như thế, lắng nghe lời Chúa chính là để Chúa Giêsu “lọt” vào đời mình. Kinh Thánh được viết ra cũng nhằm mục đích duy nhất là để giúp con người thêm hiểu biết, yêu mến và bước theo Đức Giêsu mỗi ngày một hơn.

     

    Tóm lại, hiểu theo nghĩa chung nhất thì những gì Chúa muốn con người thực hiện chính là kết hiệp nên một với Đức Giêsu Kitô trong ân sủng của Chúa Thánh Thần. Do đó, sẽ không còn khoảng cách thời gian và không gian giữa việc lắng nghe và làm theo lời Chúa. Không phải là “nghe để làm theo” hoặc “nghe và làm theo”, nhưng “nghe là làm theo.” Lắng nghe lời Chúa là để Đức Giêsu chiếm trọn con người mình, là trở thành một Đức Giêsu khác, là chứng nhân đức tin giữa lòng thế giới hôm nay.

     

    Để kết thúc, tôi xin đưa ra một ví dụ để giúp hiểu hơn về việc “nghe là làm theo.” Khi nhận xét một đứa trẻ biết “nghe lời” bố mẹ, chúng ta không có ý nhấn mạnh đến khả năng thính giác hay những lời “dạ vâng” mau mắn của nó. Trái lại, chúng ta muốn khẳng định rằng đứa trẻ này luôn sẵn sàng làm mọi điều đẹp lòng bố mẹ. Có những điều bố mẹ nó không cần phải nói ra nhưng nó vẫn hiểu và ngoan ngoãn thực hiện. Đối với lời Chúa cũng vậy, chúng ta được coi là biết “nghe lời” khi và chỉ khi toàn bộ đời sống chúng ta đều nhắm đến việc tìm kiếm và thi hành những điều đẹp lòng Chúa. Bởi vì khả năng giới hạn của con người, đôi khi rất khó để chúng ta có thể xác định rõ điều nào là đúng ý Chúa và điều nào là không phải. Tuy nhiên, chính thái độ khao khát được lắng nghe và thi hành ý Chúa đã là điều đẹp lòng Chúa rồi.

     

    Nếu chúng ta cần một mẫu gương để noi theo thì không ai khác chính là Đức Giêsu Kitô. Trọn cuộc đời Ngài chỉ để nhằm một mục đích duy nhất là tìm kiếm và thi hành ý muốn của Chúa Cha, kể cả việc sẵn sàng đón nhận hậu quả nặng nề nhất là cái chết treo trên thập giá. Ước gì bạn, tôi và tất cả chúng ta ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn ở điểm này, từ đó suốt cuộc đời của chúng ta không chỉ nhằm mục đích tìm kiếm và thi hành lời Chúa mà còn trở thành chính lời Chúa cho người khác được lắng nghe.

     

    (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

    WHĐ (10.10.2022)

    Giuse Lê Đắc Thắng, SJ