9. Đào Tạo Môn Đệ

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT - THÁNH FAUSTINA

  •  
    Emmanuel
    DAILY BIBLE VERSE

     "The condition regarding every good prayer: Humility, perseverance, matters in conformity with God's will, then you can expect the fulfillment of Christ's promises." (St Maria Faustina).

    “Lord, teach us to pray just as John taught his disciples.” He said to them, “When you pray, say:
    Father, hallowed be your name, your Kingdom come. Give us each day our daily bread and forgive us our sins for we ourselves forgive everyone in debt to us, and do not subject us to the final test.”  (Luke 11: 1... 4).

    Wednesday 5th October 2022 of the 27th Week of Ordinary Time is the feast of the Apostle of Mercy, St Maria Faustina Kowalski (1905 - 1938). Polish. Nun of the Blessed Sacrament.

    Jesus Christ our Merciful Savior communicated with St Maria Faustina His desire to have the Divine Mercy Devotion established. Maria was not well educated but she worked very hard to accomplish this divine purpose. Before she died in 1938, she left the world a book which has since become a classic: "Diary of St Maria Faustina Kowalski." This book recounts the conversations of the mystic, Maria Faustina had with Jesus. This book is instrumental in the establishment of the Divine Mercy Devotions.

    In Our Gospel of today, Jesus teaches His disciples and ourselves how to pray. The OUR FATHER or the LORD'S PRAYER is the Prayer known and recited by all Christians. It is the model of what a pleasing Prayer to God should be. It lays down the sequence and order of both our praises and prayer intentions  according to St Augustine.

    Let us reflect on the Our Father Prayer:

    #1. Can you truly call God
    FATHER, if you do not demonstrate this relationship in daily living?

    #2.   Can you say HALLOWED BE YOUR NAME, if you , who are called by His name, do not endeavor to live a holy life?

    #3.  Can you say YOUR KINGDOM COME, if you are unwilling to embrace God's sovereignty and accept Kingdom principles in your life.

    #4.  Can you ask God with confidence GIVE US EACH DAY OUR DAILY BREAD if you refuse to work or if you refuse to share your bread with the needy?

    #5. Can you honestly pray FORGIVE US OUR SINS FOR  WE OURSELVES FORGIVE EVERYONE IN DEBT TO US?

    #6. Do you understand what you pray when you say AND DO NOT SUBJECT US TO THE FINAL TEST?
    Are you prepared to put on the full armor of Christian warfare at all times and fight for Christian victory?

    Jesus entrusted the Divine Mercy Devotion to Sister Maria Faustina. Maria did not have a theological education. No PhD. No Masters degree. Barely literate. This is the person Jesus chose to be His Secretary in the Divine Mercy project. Maria needed only one thing: Complete trust in Jesus. This is grace that No one can take from her.

    The Divine Mercy Devotion may be summarized through the ABC of Mercy:

    A = Ask for mercy.
    B = Be Merciful.
    C = Completely trust Jesus for mercy.

    To learn how to recite the Divine Mercy Rosary, click on the link below:

    http://seekfirst.blogspot.com/2020/10/how-to-recite-divine-mercy-rosary.html?m=1

    "My Father’s goodness and love remain hidden from so many souls. They have not understood that I came into the world to reveal My Father who is all love, and to draw souls to Him in filial confidence and in the joy of abandonment to His goodness. Love our Father. Trust our Father. Depend upon our Father in every weakness. This revelation of God as a Father who cherishes His children, and so loves them that He sent Me, His only-begotten Son, into the world to suffer and to die, lies at the very heart of My Gospel. Love My Father and open your heart to the immensity of His love for you. Thus will you become for Him, in Me, a beloved son in whom He takes delight." (IN SINU JESU, Monday, March 21, 2011).

    Daily Bible Verse @ Seekfirstcommunity.com

    ++++++++++++++++++++++++++++
    "Seek first the kingdom of God and
    his righteousness, all these things
    will be given you  besides."
    (Matthew 6:33)
    ++++++++++++++++++++++++++++
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH FAUSTINA - TGP SAIGON

  •  TGP SAIGON
     

    Ngày 5 tháng 10
    THÁNH NỮ FAUSTINA KOWALSKA
    (1905 - 1938)

    Lm. Giuse Đinh Tất Quý

    I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

    Thánh Faustina Kowalska là ai? – Thưa là một vị thánh mới của thời đại. Faustina Kowalska sinh tại Glogowiec, một xã nhỏ miền Trung Ba lan năm 1905 và qua đời tại Cracovia, năm 1938, lúc mới có 33 tuổi. Faustina là thứ ba trong 10 người con của một gia đình nông dân, rất sùng đạo. Dĩ nhiên đức tin của cha mẹ đã góp phần lớn vào việc giáo dục Faustina. Lúc 16 tuổi, Faustina làm việc trong những gia đình khá giả. Năm 20 tuổi, Faustina xin vào tu tại Dòng các Nữ tu Ðức Trinh Nữ rất thánh, Mẹ của lòng Thương xót.

    Từ nhỏ Faustina đã nổi bật về đức tin, lòng sùng đạo và sự vâng phục. Faustina thường lặp đi lặp lại lời này: “Nơi Chúa Giêsu có tất cả sức mạnh của tôi”. Trong 13 năm sống trong Dòng, Faustina được nhiều ơn mạc khải và thị kiến (visions), và được nhận dấu thánh Chúa (như trường hợp Thánh Phanxicô và Cha Piô), và cả ơn tiên tri nữa. Faustina viết một cuốn nhật ký về cuộc đời mình. Bất cứ ai đọc nhật ký này cũng thấy rõ sự sâu xa và kho tàng đức tin của Vị Nữ tu được Chúa chọn cách riêng, để làm những việc kỳ diệu. Cuốn nhật ký hiện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, cả tiếng Nga và Ả rập. Chính Chúa Kitô đã hiện ra với Chị Faustina chiều ngày 22 tháng 2 năm 1931 trong phòng của Chị tại Tu viện ở Plock và dạy Chị vẽ bức ảnh theo Chúa chỉ dạy. Ảnh này sẽ chiếm một địa vị nòng cốt trong việc sùng kính Lòng Thương xót Chúa. Ảnh thánh diễn lại Chúa Kitô sống lại và ban phép lành. Chúa Giêsu nói với Chị Faustina: “Con hãy vẽ một ảnh theo kiểu mẫu mà con đã thấy, rồi con ghi dưới ảnh này: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa. Cha muốn rằng ảnh này được tôn kính trước hết trong nhà nguyện của các con và sau đó trên cả thế giới”.

    II. SỨ MỆNH LOAN BÁO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA.

    Sứ mạng của thánh nữ Maria Faustina phép Thánh Thể là loan báo thánh ý của Thiên Chúa, là công bố cho toàn thế giới biết về Lòng Thương Xót của Người. Sứ mạng này thánh nữ trực tiếp nhận từ Chúa Giêsu.

    Một lần kia, Chúa Giêsu đã phán với thánh nữ:

    “Hỡi thư ký của Lòng Thương Xót vô cùng thẳm sâu của Cha, con hãy biết rằng con có một nghĩa tình cá biệt với Cha. Công việc của con là ghi chép tất cả những điều Cha đã tỏ ra về Lòng Thương Xót của Cha, ngõ hầu những ai đọc những điều này thì được an ủi trong linh hồn và có can đảm đến cùng Cha. Vì vậy Cha muốn con hãy dành tất cả thời giờ cho việc ghi chép” (1693).

    Thư ký của Cha, con hãy viết rằng: Cha rộng lượng với các tội nhân hơn với người công chính. Vì họ, Cha đã từ trời xuống thế; vì họ Cha đã đổ máu ra. Chớ gì họ đừng sợ hãi khi đến gần Cha; họ rất cần đến Lòng Thương Xót của Cha (1275).

    Khi phân tích quyển Nhật Ký được thánh nhân ghi chép trên phương diện thần học, chúng ta có thể tóm lược sứ mạng của thánh nữ Maria – Faustina – phép -Thánh - Thể vào 3 điểm chính này:

    a. Nhắc nhở cho thế giới nhớ lại chân lý đức tin về tình yêu thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi người, như đã được mặc khải trong Thánh Kinh.

    b. Khẩn nài Lòng Thương Xót của Chúa cho toàn thế giới, cách riêng cho các tội nhân, bằng việc thực hiện một số hình thức sùng kính Lòng Thương Xót Chúa như đã được chính Chúa Giêsu đã tỏ ra. Những hình thức này gồm việc tôn kính bức hình Chúa Thương Xót với hàng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”, cử hành đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, vào Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh; đọc chuỗi kinh Thương Xót; và cầu nguyện vào giờ thương xót vô biên ( 3 giờ chiều. Chúa Giêsu đã ban những lời hứa trọng đại cho các hình thức sùng kính ấy – miễn là chúng ta phải phó thác đời sống cho Thiên Chúa và tích cực thi hành bác ái cho tha nhân.

    c. Khởi xướng phong trào Lòng Thương Xót Chúa, với nhiệm vụ loan truyền và khẩn nài Lòng Thương Xót Chúa cho thế giới, đồng thời gắng đạt đến sự toàn thiện, theo những điều thánh nữ Faustina đã đặt ra. Những điều này đòi các tín hữu phải có một thái độ đơn sơ hiếu thảo tín thác nơi Thiên Chúa, thể hiện qua việc chu toàn thánh ý Người và thái độ sống nhân ái với người chung quanh. Ngày nay, hàng triệu người khắp thế giới đang dấn thân vào phong trào Giáo Hội này: gồm các dòng tu, các tu hội đời, các tu sĩ, các đoàn hội, các tổ chức, các cộng đoàn tông đồ Lòng Thương Xót Chúa, cũng như các cá nhân đặc trách những công việc mà Chúa Giêsu đã phán dạy qua thánh nữ Faustina.

    Có một tội nhân kia suốt đời được thiên thần khuyến dụ dẫn dắt theo con đường hẹp, nhưng vô ích, ông ta vẫn cứ đắm chìm trong đường tội lỗi. Gần đến ngày ông phải về tính sổ trước mặt Chúa, thiên thần bản mệnh chỉ còn biết khóc thầm thương cho số phận của tội nhân. Không bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy tội nhân đi vào con đường dẫn xuống hỏa ngục, ma quỷ liền đến bên ông và gieo vào tâm hồn ông niềm thất vọng, chán nản. Ma quỷ nói với ông:

    - Thôi, ông cứ tiến thẳng tới án phạt của ông đi vì đời sống của ông chỉ toàn là những điều gian ác.

    Trong chốc lát, ông như tỉnh ngộ. Ông bước đi nhưng mắt vẫn ngước nhìn về ngai vàng nơi Thiên Chúa ngự trị và tấm lòng vẫn còn hy vọng được Thiên Chúa tha thứ vì lòng nhân từ khoan thứ vô biên của Ngài. Thấy vậy, ma quỷ nói với ông:

    - Hỡi người tội lỗi cứng lòng, hãy bước đi chứ đừng hy vọng gì nữa.

    Tội nhân cứ tiếp tục bước, nhưng trong lòng vẫn cầu nguyện với sự e thẹn:

    - Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng công chính. Con thật đáng với án phạt nhưng vì tình thương bao la của Chúa, xin tha tội cho con. Tuy dù con bất xứng trăm bề, nhưng Chúa biết rằng niềm hy vọng trong tâm hồn con chẳng bao giờ tắt, vì con luôn tin tưởng vào lòng khoan dung của Ngài. Lạy Chúa, nỡ nào Chúa lên án phạt con sao đành. Nỡ nào Chúa lại thốt lên những lời tuyên phạt con đời đời hay sao?

    Thiên Chúa cảm động trước lời cầu xin khiêm tốn của ông ta. Ngài truyền bảo các thiên thần:

    Hãy dẫn người đàn ông khiêm tốn kia đến trước mặt ta. Lửa yêu thương của Ta sẽ thiêu hủy hết tội lỗi của nó. Mặc dù nó phạm tội nhiều nhưng không bao giờ nó hết nghi ngờ lòng THƯƠNG XÓT vô biên của Ta, vì thế Ta muốn nó được sống trong nước vinh quang của Ta, sống bên cạnh Ta để nó sẽ ca ngợi lòng nhân từ của Ta mãi mãi.

     

    ------------------------------------------------------

    Ngày 18/05/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra sắc lệnh, quyết định đưa lễ nhớ thánh nữ Faustina Kowalska vào lịch phụng vụ chung của Giáo hội và lễ nhớ không buộc này được cử hành vào ngày 05/10 hàng năm.

    Lễ nhớ (không buộc) vào ngày 05/10

    Sắc lệnh được ký bởi Đức Hồng y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Kỷ luật và Bí tích, và Đức tổng giám mục Arthur Roche, Tổng Thư ký của Bộ, xác định: “Chấp nhận lời thỉnh cầu và mong ước của các vị mục tử, các tu sĩ nam nữ, cũng như các hiệp hội giáo dân và xét đến sự ảnh hưởng do việc thực hành tu đức của thánh Faustina tại nhiều nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã truyền ghi tên thánh Maria Faustina (Helena) Kowalska, trinh nữ, vào trong lịch phụng vụ chung của Giáo hội Roma và lễ nhớ tùy chọn kính ngài sẽ được cử hành vào ngày 05/10.”

    Văn bản phụng vụ kính nhớ thánh Faustina

    Bộ Phụng tự cũng xác định: “Lễ nhớ mới này sẽ được đưa vào tất cả các Lịch và sách phụng vụ để cử hành Thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ; các bản văn phụng vụ kèm theo sắc lệnh này phải được dịch và chấp thuận, và sau khi Bộ Phụng tự phê chuẩn, sẽ được các Hội đồng giám mục xuất bản.”

    Nguồn cảm hứng cho phong trào Lòng Chúa thương xót

    Thánh Faustina sinh năm 1905 tại làng Głogowiec, gần Łódź, nước Ba Lan, và qua đời năm 1938, tại Cracovia. Trong cuộc đời ngắn ngủi trong dòng các Nữ tu Đức Mẹ Từ bi, thánh nữ đã quảng đại sống theo ơn gọi nhận được từ Chúa và phát triển một đời sống thiêng liêng sâu sắc. Trong Nhật ký tâm hồn của mình, chính thánh Faustina thuật lại những điều Chúa đã thực hiện nơi thánh nữ vì ơn ích của tất cả mọi người: lắng nghe Chúa, Đấng là Tình yêu và Thương xót, thánh Faustina hiểu rằng sự khốn khổ của con người không thể sánh với lòng thương xót không ngừng tuôn tràn từ trái tim của Chúa Kitô. Do đó, thánh nữ đã trở thành nguồn cảm hứng cho một phong trào loan báo và cầu khẩn Lòng Chúa thương xót trên toàn thế giới.

    Được Đức Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 2000, tên của thánh Faustina nhanh chóng được biết đến trên khắp thế giới, và qua đó cổ võ việc cầu khẩn Lòng Chúa thương xót trong mọi thành phần Dân Chúa, và chứng tá đáng tin cậy của nó trong việc hướng dẫn đời sống các tín hữu. Đây chính là lý do Đức Thánh Cha quyết định đưa lễ kính nhớ thánh Faustina vào lịch phụng vụ chung của Giáo hội. (CSR_3702_2020)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH PHANXICO ASSISI

  •  TGP SAIGON
     
     

    hvc mNgày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi

    1. Đôi dòng tiểu sử

    Thánh Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi, ở phía bắc thủ đô Rôma và qua đời cũng tại đây ngày 3.10.1226.  Cha ngài là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ rất giàu có; mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức, hiếm có.

    Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên cậu mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gôthiê đi Briênnơ đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.

    Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe thấy tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát!” Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại ba ngôi nguyện đường cạnh Assisi. Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.

    Ngày 24.2.1208, đang buổi lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm: Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng... Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...” (Mt 10,10). Phanxicô đã nhận ra tiếng gọi của Chúa, từ nay quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Tự (Mt 19,21; Lc 9,1-6 ; Mt 16,24). Phanxicô vừa đi rao giảng Tin Mừng vừa khất thực.

    Phanxicô muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong sự khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ. Chính vì thế mà Ngài hết lòng yêu thương những người nghèo khó, nhất là những bệnh nhân mà ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Năm 1220, vì những khó khăn nội bộ của Hội Dòng do một số anh em cấp tiến gây ra, Phanxicô phải bỏ dở cuộc truyền giáo cho người Hồi giáo để trở lại nước Ý. Những anh em này muốn sửa đổi lý tưởng nghèo khó thuở ban đầu. Đây chẳng khác gì một cuộc tử đạo đặc biệt đối với Ngài. Vì quá đau khổ cho nên năm 1224, Phanxicô xin rút lui về ẩn mình tại núi Laverna. Nơi đây, ngài được Chúa in năm dấu thánh của Chúa trên chân tay và cạnh sườn của Ngài. Phanxicô đã sống một cuộc tử đạo này trong hai năm trời. Các vết thương luôn rỉ máu rất đau đớn nhưng còn đau đớn hơn nữa khi phải chứng kiến cảnh một số anh em càng ngày càng sống xa lý tưởng ban đầu đang diễn ra. Trong nỗi cô đơn và đau khổ do bệnh hoạn, ngài chỉ muốn hoàn tất ý định của Thiên Chúa cho đến khi “Bạn Chết” của ngài đến kết thúc cuộc đời vào ngày 3.10.1226.

    Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16.7.1228.

    2. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT.

    Vâng! Hôm nay chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội kính nhớ vị thánh đặc biệt này. Thật khó có thể kể ra hết những sự tốt lành Chúa đã thực hiện qua cuộc đời của ngài, nhưng một trong những hình ảnh đẹp nhất người ta không thể không nhắc tới nhất là đối với hoàn cảnh cuộc sống hôm nay đó là hình ảnh về một con người của HOÀ BÌNH. Chính nhờ hình ảnh này mà ngài trở thành một con người được nhắc nhớ, yêu mến và tôn kính nhiều nhất không những trong Giáo Hội mà còn cả ngoài Giáo Hội nữa. Người ta tôn kính ngài như vị sứ giả của hoà bình.

    Cuộc sống của ngài vô cùng đơn sơ, nhưng cái nhìn đơn sơ ấy đã trở thành lý tưởng cho con người của mọi thời đại. Chúng ta hãy lắng nghe những nét đơn sơ ấy được mô tả trong giai thoại kể về cuộc gặp gỡ giữa thánh nhân và con chó sói hung bạo tại Agodio:

    Khi thánh Phanxicô cư ngụ tại Agodio thì có một con chó sói hung dữ đã xuất hiện, quấy nhiễu và gieo rắc tai họa cho mọi người. Mỗi lần đi ra ngoài, ai ai cũng phải trang bị khí giới sẵn sàng giao chiến với con thú dữ, có người sợ đến nỗi không dám ra khỏi nhà. Thấy vậy, ngày nọ thánh nhân quyết định đến chạm chán với con thú dữ, Ngài làm dấu thánh giá, đặt tất cả tin tưởng vào Chúa, rồi tiến thẳng đến trước mặt con vật. Vừa thấy thánh nhân, con vật nhe răng và chuẩn bị tấn công, nhưng thánh nhân không lùi bước. Ngài tiến lại gần, làm dấu thánh giá và gọi nó lại. Ngài nói với nó như trò chuyện với một con người:

    - Này anh sói, anh lại đây, nhân danh Chúa Kitô tôi truyền cho anh đừng hãm hại ai nữa.

    Như một phép lạ, con chó sói hung dữ ngoan ngoãn khép miệng lại và quấn quýt bên thánh nhân, thánh nhân lại tiếp tục bài giảng như sau:

    - Này anh sói, anh đã gây ra không biết bao thiệt hại cho vùng này. Anh giết hại những tạo vật của Chúa mà không có phép Ngài. Anh không những sát hại những súc vật mà còn giết hại cả loài người là hình ảnh của Thiên Chúa nữa. Anh đáng bị trừng phạt vì tội giết người. Ai cũng ca thán kêu ca vì anh. Nhưng tôi, tôi muốn giải hoà giữa anh và họ để anh không còn hãm hại ai nữa.

    Thánh nhân vừa nói xong những lời đó thì con sói vặn mình ra chiều sám hối và chấp nhận đề nghị của Ngài.

    Thánh nhân nói tiếp: “Này anh sói, hẳn anh thích được làm hoà với mọi người chứ? Tôi hứa rằng: bao lâu anh còn sống anh sẽ không bị đói khát nữa, anh có hứa với tôi là anh sẽ không hãm hại bất cứ người và vật nào nữa không?

    Con vật cúi đầu như đoan hứa. Thánh nhân đặt tay trên nó và đại diện cho thị dân Agodio long trọng cam kết những lời ngài vừa hứa với con chó sói. Giai thoại kể tiếp rằng: con chó sói đã được sống 2 năm tại Agodio, ngày ngày ra vào bất cứ nhà nào như chính nhà của nó, nó không làm hại ai mà cũng chẳng ai hãm hại nó, sau 2 năm, con vật qua đời giữa tiếng thương khóc của dân Agodio.

    Anh chị em thân mến.

    Trong tác phẩm có tựa đề là: “Tôi, Phanxicô” linh mục Carlô Carestô thuộc dòng tiểu đệ Chúa Giêsu đã đặt trên miệng thánh Phanxicô những lời sau đây: “Đọc lại những lời trong vô số những lời người ta viết về tôi, tôi phải thú nhận rằng; điều làm cho tôi thích nhất là những giai thoại có tựa đề: “những bông hoa nhỏ của Phanxicô”. Tôi cũng không nhớ những gì mà người ta kể lại nữa, đôi khi có những điều hơi quá đáng. Nhưng hệ gì, tôi lấy làm thích, tôi chấp nhận tất cả những điều đó. Bởi vì đó là một bức chân dung mà lòng tốt của anh em đã tô vẽ cho đẹp thêm. Đó là chân dung của sự bất bạo động, chân dung mà tôi yêu thích nhất và tôi xin cám ơn anh em đã hiểu được như thế.

    Quả thực, Thánh Phanxicô Assisi là hiện thân của hoà bình, là sứ giả của bất bạo động. Giai thoại về con chó sói Agodio và bài ca vạn vật của ngài nói lên khát vọng của thánh nhân, Ngài giao hòa ngay cả với vạn vật, ngay cả những vật vô tri. Theo thánh nhân con người cần phải tỏ ra bất bạo động đối với thiên nhiên, với chim trời, với núi rừng, với không khí, với nước non. Chỉ với một tâm hồn thanh thản và hài hoà với thiên nhiên như thế con người mới có thể xây dựng hoà bình với con người.

    Quả thật, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên là thể hiện ý chí hoà bình cao độ nhất. Hoà bình ở đây chính là trách nhiệm đối với con người, không những con người của hiện tại mà con người của thế hệ mai sau nữa.

    Lạy Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh Phanxicô.

    Xin cho chúng con biết yêu chuộng hoà bình, hòa bình với mọi người và nhất là với những người đối nghịch với chúng con. Xin cho lời kinh Hoà Bình mà thánh Phanxicô để lại được thấm vào tim, vào phổi, vào khối óc của chúng con biến chúng con thành người sứ giả hoà bình của Chúa. Amen.
    Kính chuyển:
    Hồng